Tình huống tương tự như làng Cổ Pháp đều diễn ra tại tất cả các làng thôn khác trên đất nước Việt Minh. Phật Môn, Đạo Môn, Nho Môn đều xuất lực tuyên truyền để kích động lòng yêu nước của dân chúng. Đây chính là nội dung chiến dịch dư luận mà Đinh Liễn giao cho các cơ quan nhà nước thực thi.
Chiến thắng trong dư luận đi trước, chiến thắng trong chiến tranh đi sau. Khi dư luận hướng về thì làm gì cũng dễ dàng đơn giản. Cần quân có quân, cần lương có lương, cần người có người, cần vật có vật. Cho nên một vĩ nhân đời sau đã tổng kết: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng qua.
Kê hoạch Chiêu quân của Bộ Quốc Phòng đưa ra là quân ở các nơi đều được ra lệnh xé nhỏ thành từng top để tới các trôn trấn và làng mạc tuyển mộ người đi lính. Tiếp theo nữa sẽ lên đường hành quân về trung tâm các tỉnh thành hợp lại và sắp xếp biên chế rồi mới kéo về kinh đô Tràng An, sau đó mới xuôi Nam để ra chiến trường.
Theo tiêu chuẩn đặt ra thì chỉ những thanh niên trai tráng tuổi từ 18 đến 45, phải có chiều cao từ 1m50 trở lên, nhà không phải con trai một, thân thể không què cụt tàn tật hay đau bệnh mới được tham gia tuyển chọn. Những người khác dù có năn nỉ cỡ nào cũng không được nhận. Quân cần tinh nhuệ chứ không cần đông.
Chiến dịch chống quân xâm lược Champa lần này như một lần thử nghiệm sự phối hợp của các cơ quan và bộ máy chiến tranh. Đây cũng là cơ hội để Đinh Liễn hiện thực các ý tưởng, các chiến lược chiến tranh thời hiện đại vào hoàn cảnh cổ đại xem nó như thế nào. Bởi hắn cho rằng sắp tới, cùng với sự chuyển mình phát triển của đất nước, Việt Minh nhất định sẽ phải so găng với nhiều đối thủ sừng sỏ hơn nữa.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hoàng Đế và nhà nước Việt Minh, ngày tuyển quân đông như chảy hội. Dân chúng kéo đến gốc đa đầu làng, nơi được chọn làm địa điểm sát hạch ứng viên phù hợp để xem rất nhiều buộc các già làng phải cử người đi ra giữ trật tự.
Các chàng trai mặc quần cộc cởi trần, lưng thắt dây đang vặn tay vặn chân khởi động. Rất nhiều cô thôn nữ xinh đẹp trong bộ váy tứ thân vây quay khiến lũ con trai nhiệt huyết như đánh máu gà. Anh nào anh nấy đều cố gắng khoe cơ khoe bắp và các động tác khó để thu hút sự chú ý. Tiếng ồ lên và tiếng xuýt xoa hoan hô không ngừng.
Những người đàn ông đã có gia đình vợ con thì đứng bên khoanh tay trước ngực bĩu môi tỏ ý khinh bỉ không quan tâm. Nhưng thực tế nội tâm cũng không như vẻ bề ngoài lạnh lùng, cũng bởi có những con cọp cái đứng bên cạnh lườm lườm.
“Thế nào, ông xã không chạy ra sân bãi khoe cơ, khoe bắp à? Có các em xinh tươi mọng nước đang xuýt xoa cổ vũ kia kìa, ông xã lại chê ư?”
“Đâu có, đâu có. Bà xã đừng có hiểu lầm tôi. Tôi có tuổi rồi nên phải đứng đắn chứ lị, đâu như lũ thanh niên trẻ ranh nhìn thấy gái là mắt sáng rỡ. Với lại hàng đó là hàng non xanh, sao có thể ngon bằng trái chín ngọt ngào ở nhà được chứ. Tôi cũng chỉ có bã xã mà thôi.”
“Có thật không thế hay tâm phật mà khẩu xà? Tôi cảnh cáo ông nha, nếu ông được gọi đi lính mà không lo đánh giặc lại đi trêu hoa ghẹo nguyệt, coi chừng tôi cắt cái pực…” Chị vợ hung dữ đe dọa
Anh chồng nuốt nước bọt, bản năng khép hai đùi lại, tóc gáy dựng ngược tâm lạnh sưu sưu: “Không có, nhất định là không có. Lấy bà xã đã phải xây nhà đến còng cả lưng, nếu thêm bà nữa chắc cái eo tôi gãy quá. Bà xã an tâm nhé.”
Chị vợ lại dịu giọng: “Tôi nói đùa thôi, chứ nếu ông xã có bản lĩnh kiếm tiền thăng quan tiến chức thì thêm hai ba vợ cũng không phải là không thể. Dù sao thời đại này đàn ông năm thê bảy thiếp cũng chẳng có gì là lạ. Giờ chỉ mong ông đi đánh giặc còn mạng để về, chứ mẹ góa con côi không người nương tựa thì tội nghiệp cho mấy đứa nhỏ”.
“Bà xã an tâm. Chuyến này tôi đi trước đền nợ nước, sau bảo vệ nhà. Chỉ có đi ra chiến trường hộ đạo thánh nhân thì con cái mình mới có cơ hội được học hành đàng hoàng, sau này mới thay đổi vận mệnh nghèo khó khốn cùng. Sư thầy nói đúng: cơ duyên đến nhưng cũng phải biết nắm bắt mới có. Vì mấy đứa nhỏ tôi nhất định phải đi.”
“Uh. Ông cứ an tâm mà thi qua khảo hạch. Nếu được gọi đi, cứ an tâm lên đường. Tôi ở nhà lo được cho các con.”
Ở một chỗ khác có mấy ông lão đang chém gió với nhau:
“Đợt này thằng Tý nhà tôi nhất định sẽ vượt qua kiểm tra mà thành công đi lính. Tương lai nhất định nó sẽ lập được nhiều công huân.”
“Xì, chưa chắc. Thằng Tý nó gầy quá, tôi nghĩ chưa chắc đa được chọn. Thằng Tèo nhà tôi to béo thế kia mới có khả năng cao được chọn.”
“Xì , thằng Tèo tuy to con nhưng tính nó nhát gan, lên chiến trường chưa gặp quân địch đã đi tè ra quần rồi, lấy giừ mà đánh với đấm”
“Ông hàng xén, ông nói ai là đứa nhát gan sợ? Con tôi tính cách có chút hiền lành nhưng nhất định không phải là đứa sợ chết. Nó nhất định sẽ chiến thắng khải hoàn mà về. Ông hãy chống mắt mà nhìn.”
“Ừ, để xem. Nếu nó có thể vinh hiển về quê thì tôi sẵn sàng gả cái Thị Mầu cho nó mà không cần thách cưới.”
“Xì. Ai mà thèm lấy con gái ông chứ. Nó gầy như que củi sao xứng với thằng Tèo nhà tôi. Một khi nó vinh hiển về quê, con gái 10 làng 8 thôn còn không kéo đến sập nhà xin cưới ấy chứ”
“Hừ. Lão già. Hãy đợi đấy”
-----
“Quan quân đã tới. Mọi người mau chóng tránh ra để nhường lối…” Đúng lúc này có một tiếng hét lớn
Mọi người quay ra phía con đường nhỏ lối vào làng. Phía xa đã nhìn thấy một nhóm 4 con ngựa đang phi nước đại chạy tới đây. Có 3 người thanh niên ngồi trên ngựa đều mặc áo lính, một người mặc áo nhà Nho màu trắng, người cầm đầu mang theo một lá cờ thêu hình cửu sắc hoa sen. Dân chúng nhận ra ngay đây đúng là quân của triều đình – à lúc này phải gọi là nhà nước - phái tới và lá cờ kia nghe nói là Quốc Kỳ mới của nước ta.
“Hí…bịch bịch…” Nhóm người ngựa giảm tốc rồi đi chậm dần cho đến khi dừng lại hẳn trước dân làng. Mọi người đã tránh ra một lối đi. Bốn người nhảy xuống ngựa long hành hổ bộ đi tới các cụ bô lão. Không để các bô lão chào trước, người lính dẫn đầu đưa ngay lá cờ cho người phía sau cầm lấy rồi chắp hai tay lên tiếng: “Kính chào các bô lão và dân chúng làng Cổ Pháp. Chúng cháu là Vệ quốc quân được phái tới đây để tuyển mộ tráng sĩ lên đường đánh giặc. Xin các cụ và dân làng tạo điều kiện thuận lợi cho chúng cháu hoàn thành nhiệm vụ ạ”.
Các cụ già thấy binh lính rất lễ phép khách khí thì vừa sợ vừa mừng. Sợ là sợ quan uy, từ xưa đến nay dân không đấu với quan, mừng là vì những quan quân này quá lễ phép và khách khí.
“Vâng, cả làng Cổ Pháp chúng tôi đã được nghe thông báo nên đã tập trung tại đây chờ quan binh tới. Xin mời quan binh về đình làng uống chén nước mát rồi hãy làm việc công ạ”
Chàng thiếu úy Nguyễn Siêu lễ phép từ chối: “Chúng cháu cảm ơn cụ và dân làng. Việc quân gấp gáp, quân giặc chẳng biết lúc nào kéo đến xâm phạm nên chúng cháu không dám trễ nải việc quân cơ của Việt Hoàng Bệ Hạ. Thế nên, chúng cháu xin được phép chuẩn bị dụng cụ để tuyển chọn ngay lập tức. Những người được chọn thì canh 3 đêm nay sẽ xuất phát luôn ạ.
Chúng cháu xin tự giới thiệu với mọi người cháu tên là Nguyễn Siêu, quân hàm thiếu úy, chức vụ Tiểu đội trưởng số 2 thuộc biên chế trung đội 6, đại đội 5, tiểu đoàn 3, trung đoàn 9, lữ đoàn Bắc Ninh, quân đoàn Ninh Giang ạ. Quân đội Thập Đạo của đất nước trước kia nay được Bộ Quốc Phòng đặt tên là Vệ Quốc Quân và Việt Hoàng phê chuẩn. Mọi người sau này cứ gọi chúng cháu là Vệ Quốc Quân cho ngắn gọn. Đây là văn thư giới thiệu ạ.” Nói xong liền móc trong ngực áo ra một tờ giấy ra, phía trên ghi rất nhiều chữ lạ.
Mọi người nghe thấy chàng quan quân này nói một tràng những từ ngữ dài dòng và lạ lẫm thì không hiểu nhưng có vẻ rất kêu, rất oanh phong. Họ chỉ chốt được câu cuối cùng là quân đội nước Việt nay có tên là Vệ Quốc Quân tức đội quân bảo vệ đất nước, thế là đủ. Hơn nữa, lại có tờ giấy văn thư giới thiệu nên chắc không phải là lừa gạt. Có điều chữ ghi trên giấy lạ quá, không phải là chữ Hán thường thấy. Phải chăng đây là chữ viết mà Việt Hoàng sáng tạo để cho bọn họ học sắp tới?
“Vâng, vậy thì các cháu cứ tự nhiên. Tất cả thanh đàn ông trong làng đều đã tụ tập tai nơi đây rồi.” Cụ trưởng lão lên tiếng nhưng mắt thì cứ nhìn chằm chằm vào tờ giấy.
Nguyễn Siêu hiểu ý liền ưỡn ngực lên tự hào nói: “Tờ văn thư này ghi đúng là chữ mà Việt Hoàng sáng tạo và đặt tên là chữ Quốc Ngữ. Chữ này sắp tới sẽ được mang về làng ta để dạy tất cả mọi người. Việt Hoàng ra pháp chỉ rằng tất cả mọi người đều được học và đều phải học bất kể già trẻ trai gái thân phận. Đương nhiên trừ người bẩm sinh bị thiểu năng hay mù lòa.
Ai không học sẽ bị phạt khổ sai, gia đình ấy, ngôi làng ấy cũng phải chịu liên lụy. Ngược lại, làng nào xóa mù chữ nhanh nhất sẽ được Việt Hoàng và Nhà nước tặng cho một biển công nhận “làng học vấn” để treo ở cổng vào làng. Cho nên các cụ nhớ bảo ban con cháu và dân làng chịu khó học hành đấy nhé”.
Nghe đến đây toàn thể dân chúng hô lên hưng phấn như sói tru. Như vậy tất cả tin đồn đều là sự thực. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Con chữ, cái chữ khai trí cho dân tộc hiện nay đã xuất hiện trước mắt mọi người. Cả làng không ai bảo ai đều hướng về kinh đô quỳ xuống bái lạy:
“Việt Hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế”
-------