Chương 11: Dòi đen

Zin góp 60000 kim tệ. Kinh khủng như vậy. Truyện lên top 2 sever

▄︻̷̿┻̿═━一

Vài phút sau, mảng thông tin vô tuyến điện sóng ngắn đã được thiết lập. Từ vị trí chỉ huy của Tiểu Đoàn, đã thông liên lạc bằng mảng liên lạc vô tuyến điện được ngay với tất cả các hướng. Tổ đài vô tuyến của chúng tôi, phải đặt ở ngay ngoài cửa hang.

Loại máy vô tuyến, sóng cực ngắn 884 do Trung Quốc sản xuất này, không đưa sâu vào trong hang được vì sẽ vướng địa hình, mất liên lạc ngay. Ở ngoài cửa hang, tôi cũng thấy hơi sợ mỗi khi luồng đạn pháo của địch bay ngang qua trước mặt.

Những quả đạn pháo của địch, lao vào vách của dãy núi trước mặt tóe lửa, nổ long cả óc.

bọn địch đang bắn dkz sang, những luồng đạn đi rất thẳng rất căng.

(*) DKZ: Theo wikipedia

Pháo không giật B-10 (Tiếng Nga: Bezotkatnoye orudie-10) là loại pháo không giật nòng trơn cỡ 82 mm do Liên Xô thiết kế và sản xuất, được đưa vào sử dụng từ năm 1954 đến nay.

Đến đầu những năm 1960, B-10 được bổ sung và thay thế bằng súng chống tăng không giật SPG-9 cỡ nòng 73 mm.

Loại pháo này có thể mang trên xe bọc thép BTR-50 và thích hợp trang bị cho các đơn vị dù. Giống như các loại súng không giật khác, ở Việt Nam, B-10 được gọi chung là súng DKZ hoặc SKZ, tên định danh của nó trong Quân đội Nhân dân Việt Nam là DKZ82-B10 (súng DKZ cỡ nòng 82 mm tên B-10).

Quả đạn khi đâm vào vách núi đá trước mặt, tiếng nổ đanh chói tai long cả óc. Cửa hang Ma Gà vuông góc với các đường đạn bắn thẳng của địch.

Từ phía bên kia biên giới, lạI khuất sau một ngọn núi đá vôi, nên khá an toàn. Ở ngoài cửa hang Ma Gà, nên tôi quan sát được tình hình phía dưới cánh đồng trước mặt.

Phía các bản Cốc Vườn, bản Cốc Nghịu và hướng các điểm chốt Cây Đa của đại đội 11 ở sát đường biên. Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm và Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh, đã có mặt ở hang Ma Gà trước khi chúng tôi đến.

Thượng úy tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm, đang qua điện thoại chỉ huy các đơn vị. Tiểu đoàn trưởng lệnh cho đại đội 11, cho bộ đội vào hầm ẩn nấp tránh pháo và tránh hỏa lực bắn thẳng của quân Trung Quốc.

Tăng cường quan sát, sẵn sàng nổ súng đánh chặn bộ binh và xe tăng địch. Tiểu đoàn trưởng Thiêm rất nóng tính, anh vừa ra lệnh vừa quát mắng văng tục ầm ỹ mỗi khi cấp dưới không thực hiện theo đúng ý định của mình.

Anh quát tháo bộ phận thông tin chúng tôi, chậm trễ không khắc phục nhanh các tuyến đường dây điện thoại lên các trận địa bị đạn pháo địch băm nát. Tôi không quan tâm nhiều đến những quát mắng của tiểu đoàn trưởng, tôi chỉ lo lắng và tập trung giữ vững bằng được mạng liên lạc vô tuyến với các đơn vị.

Nhất là với đại đội 11, đang ở các điểm chốt tiền tiêu phía trước cửa khẩu Bình Mãng. Tôi biết, pháo định bắn sang dày đặc như thế này thì các tuyến đường dây điện thoại sẽ bị băm nát. Liên lạc và truyền đạt cũng sẽ rất khó khăn và chậm chạp.

Chỉ có liên lạc bằng vô tuyến điện là bảo đảm được. Các đơn vị liên lạc báo cáo tình hình về chỉ huy tiểu đoàn. Đại đội 11 báo cáo :

"hỏa lực địch bắn rất mạnh vào trận địa, nhiều hầm hào công sự bị phá hủy. Quân số bị thương vong, trang bị hỏng hóc."

Chưa nắm được đầy đủ, tôi vội vào hang báo cáo nội dung trên với Tiểu Đoàn trưởng Thiêm. Khi vừa quay ra, thì tôi tiếp tục nhận được báo cáo của đại đội 11 :

" bộ binh Trung Quốc bắt đầu vượt qua đường biên giới, tiến vào bản Nà Sát."

Ở khu vực thị trấn Bình Mãng, có nhiều tiếng xe cơ giới, xe xích gầm rú. Một lúc sau, đại đội 11 báo cáo tiếp:

"bọn định bắt đầu triển khai tấn công điểm chốt Cây Đa thứ nhất "

Tiểu Đoàn trưởng Trần Tất Thiêm:

" lệnh cho đại đội 11 nổ súng chặn địch"

Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh, bảo tôi :

"điện ngay cho chỉ huy đại đội 11, quân địch sẽ đông gấp bội. Các đồng chí phải hết sức chú ý"

" hai hướng sườn núi đá sau bản Nà Sát và bờ suối dưới chân chốt Cây Đa thứ nhất. Kiên quyết tiêu diệt địch ! Giữ vững trận địa, pháo binh Trung đoàn và hỏa lực của tiểu đoàn sẽ chi viện cho đại đội"

Lúc đó khoảng 5 giờ sáng, xe tăng và bộ binh Trung Quốc tràn qua biên giới. Bọn địch chia làm 3 mũi, tấn công sang chốt Cây Đa thứ nhất

Mũi chính diện gồm : xe tăng vào bộ binh dọc theo bờ suối

Mũi thứ hai : từ triền núi đá tràn xuống

Mũi thứ ba : từ bản Nà Sát đánh lên

Những chiếc xe tăng mang nhãn hiệu 【bát nhất】, bò lồm ngồm như lũ cua trên cánh đồng. Hàng ngàn tên giặc bành trướng, đen đặc lúc nhúc như 1 đám giòi bọ.

Bu dưới chân các điểm chốt của đại đội 11, bọn chúng hò hét tràn lên trận địa của ta. Tiếng kèn, còi xung trận của bọn chúng râm ran khắp nơi. Đạn pháo từ bên kia biên giới, thì vẫn vắng rất dữ dội đất đá khói bụi bay mù mịt.

Nguy hiểm nhất, là bọn địch ở trên mỏm núi cao phía bên trên trận địa của đại đội 11. Bọn chúng dùng súng 12 ly 7, cối 60 nã đạn trực tiếp xuống đầu bộ đội ta. Mỏm núi đá này ăn sâu vào đất ta, có hệ thống các lô cốt rất kiên cố.

Theo Hiệp định phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh trước đây. Thì đoạn biên giới chỗ cửa khẩu Bình mãng, có một núi đá cao thuộc Trung Quốc ăn rất sâu vào đất ta. Lẽ ra mỏm núi này phải là lãnh thổ của Việt Nam mới đúng.

Từ trên mỏm núi ấy, bọn địch đặt đài quan sát và các ổ hỏa lực. Có thể khống chế toàn các điểm chốt Cây Đa thứ nhất, chốt Cây Đa thứ hai.

Cho đến tận các bản Cốc Vườn, bản Kéo Nghìn cũng bao quát trong đó. Các chiến sĩ đại đội 11, vận động dưới chiến hào sâu lút đầu người, vẫn có thể trúng đạn bắn tỉa của bọn địch từ trên cao xuống.

Tiểu đoàn trưởng Thiêm lệnh:

" cho đại đội 11 nổ súng kiên quyết chặn đánh quân xâm lược. Bảo vệ trận địa !"