Tính tình của ông vốn nhu nhược, từ trước đến nay thích nhẫn nhịn cho qua.
Trương thị lại không nuốt được cơn giận này. Bà đã là người hơn ba mươi tuổi.
Dư Tùng và Dư Dung đều sắp đến tuổi thành thân, nhưng dựa theo tình hình hiện tại ở nhà họ Dư, chuẩn bị hôn sự thế nào được?
Chẳng lẽ muốn con gái của bà đợi đến quá lứa lỡ thì giống Dư Hương Hương, chỉ vì bị gia đình liên luỵ mà không gả đi được hay sao.
“Ông còn biết nói à. Lần này sau khi lo liệu xong hôn sự cho Đào Nhi, ông lập tức gặp cha nương bàn chuyện phân nhà, bằng không chúng ta sẽ cãi nhau mỗi ngày.”
Tuy người xưa có câu cha mẹ còn sống không phân nhà, nhưng nhà họ Dư không chỉ đông con nhiều cháu, hơn nữa còn tứ đại đồng đường.
Trương thị mượn việc mẹ chồng nàng dâu không hòa thuận để yêu cầu phân nhà cũng hoàn toàn hợp lý.
Trương thị tạm thời bình tĩnh, trái lại Điền thị bắt đầu bất an, nhưng lúc này bà đã có thai. Dư Bội được gửi vào phòng của bà cụ Dư.
Bà cụ Dư cho rằng hiển nhiên sau này Trương thị sẽ bị mẹ chồng là bà ta khống chế.
Dư Dung giúp Dư Đào thêu hoàn thiện khăn cưới. Dư Đào yêu thích không nỡ buông tay.
Dư Quyên ở bên cạnh cũng hâm mộ mà nói: “Tay nghề của Dung tỷ thật khéo.”
Nàng ta thật sự cảm thấy tay nghề của Dư Dung thật khéo léo, nhưng Dư Dung cũng không để trong lòng. Dư Hương Hương ở cạnh thấy thế lại cực kỳ ghen tỵ.
Dư Đào thật may mắn, thứ gì cũng là tốt nhất, còn tương lai của nàng ta thì biết thế nào?
Nơi thôn quê không có thứ gì tốt, vả lại nhà họ Dư ngoại trừ có căn nhà rộng hơn đôi chút ra thì những mặt khác còn chẳng bằng người khác.
Nàng ta nghe nói Dư Đào cũng chỉ có hai rương của hồi môn, chỉ chứa vài món đồ cũ.
Dư Liễu đột nhiên đi vào, khóc nói: “Hương Hương tỷ, Quyên Nhi, nhanh trở về đi, sau khi cữu mẫu vừa qua đời, nương đã ngất rồi.”
Lòng Dư Quyên kinh hãi. Tình cảm của nàng ta với người mẹ ruột này vô cùng phức tạp, nhưng khi nàng ta vừa tỉnh lại, chính Triệu thị đã luôn dịu dàng an ủi nàng ta. '
Nàng ta sốt ruột kéo tay Dư Liễu. Dư Dung thấy Dư Hương Hương thất thần, vội đẩy nàng ta một cái: “Hương Hương tỷ, nhị bá mẫu ngất rồi, tỷ đến gặp bà lấy tiền tìm đại phu Chân Trần đi?”
Bây giờ Dư Hương Hương mới lảo đảo như bị sét đánh. Nàng ta biết rất rõ hôm nay nương muốn nói riêng với cữu mẫu chuyện gì.
"Nương muốn cho nàng ta đến nhà cữu mẫu, cữu mẫu chắc chắn không đồng ý. Dư Đào kéo Dư Dung ngồi xuống, nói nhỏ: “Các muội ấy đều đi rồi, muội đừng sang đấy, có lẽ vì chuyện của Hương Hương.”
Thường ngày Dư Đào không nói một câu nào, thậm chí còn có chút giả dối. Thế nên mọi người cũng không thật lòng gần gũi với nàng ấy, ngay cả Dư Dung cũng chỉ tốt với nàng ấy một chút ở mặt ngoài mà không bày tỏ tình cảm.
Hôm nay Dư Đào sẵn lòng nhắc nhở một câu, chắc chắn cũng vì nể tình nàng giúp Dư Đào thêu khăn cưới, xem như báo đáp xong phần ân tình này.
...
Trong lúc chi thứ hai đang sống thê thảm, hôn sự của Dư Đào lại được tổ chức vô cùng náo nhiệt. Tục ngữ có câu “thân thì khóc tiếc mấy người, còn bao kẻ đã hát cười như không”*. T
ất nhiên Dư Dung và những cô nương khác cũng phải phụ giúp chuyện trong gia đình, ví như rửa rau xắt rau gì đấy. Tiệc rượu trắng lần này do Trương thị và Điền thị nấu.
Bà cụ Dư không nỡ mời thầy nấu tiệc lưu thuỷ** nên chỉ đành để người trong nhà nấu.
*Trích từ bài thơ Nghĩ vãn ca từ kỳ 3, bản dịch thơ của Trần Trọng Dương.
**Tiệc lưu thuỷ: Loại tiệc mà mọi người tự do đến dự và vào bàn, cái tên “lưu thuỷ” xuất phát từ hình thức ban đầu của loại tiệc này là cho thức ăn trôi xuôi theo dòng nước đến chỗ của quan khách.
Những thân thích tương đối gần gũi giống như Dư đại cô và Dư nhị cô đã đến từ sớm. Luận về tướng mạo lẫn tài năng, Dư đại cô đều thua kém Dư nhị cô, nhưng cuộc sống của Dư nhị cô cực kỳ gian nan, Dư đại cô lại sống rất hạnh phúc.
Nhà chồng của bà ta mở một tiệm gạo ở trấn trên, còn chồng của Dư nhị cô lại vào Tân thành làm việc chân tay đơn giản, một năm chẳng về được mấy lần.
Dư nhị cô vừa vào nhà đã không chịu ngồi yên. Dư Dung nhường ghế cho Dư nhị cô: “Nhị cô ngồi đi.”
Dư nhị cô có hai đứa con trai song sinh, đều nhỏ hơn Dư Dung một tuổi. Bà thấy Dư Dung mặc một chiếc áo bông màu lam nửa mới nửa cũ, bím tóc trên đầu được buộc bằng một sợi dây đỏ, nước da trắng ngần.
Chỉ có điều khi Dư nhị cô nhìn thoáng qua Trương thị, bà lại không dám nói chuyện. Dù sao Dư Dung tinh thông nghề thêu, yêu cầu của Trương thị lại cao, Dư nhị cô không dám nhắc lại.
“Dung Dung, khăn cưới của Đào Nhi là con thêu à? Thế mà lại rất đẹp?” Dư đại cô vừa vào cửa đã hỏi.