Chương 248: Dục tốc bất đạt

Đám Trương Gia chỉ huy hạ nhân Đường gia tách nạn dân ra từng nhóm, đợi nạn dân phân tán thành hàng dài tới mấy dặm, nạn dân đào kênh lấy chủ lực là nam tử tráng niên, mỗi người một xẻng sắt do Đường gia đặt làm, loại xẻng này lưỡi béng sử dụng rất thuận tiện.

Phụ trách kéo xe thì ba người một nhóm, một người đi đầu kéo phụ trách khống chế phương hương, hai người phía sau đẩy, vì thùng xe không lớn, nên kéo xe không vất vả lắm, đất đào lên được chuyển tới những chỗ thấp để lấp đầy.

Người già, phụ nữ và trẻ nhỏ lúc này đã phấn tán ra bốn xung quanh dùng công cụ lấp hố hoặc san bằng đất, một số đứa bé nhỏ hơn thì ăn nó rồi tụm năm tụm ba lại vào một chỗ, nô đùa đuổi bắt, còn chạy tới cả xe chở đất, đắp thành quách với nhau, tiếng cười trẻ nhỏ vang vọng khắp nơi, quang cảnh vui tươi náo nhiệt.

Bách tính ở nơi đây rất thuần phác, làm việc cực kỳ chăn chỉ, chứ không phải chỉ là đối phó để lừa lấy miếng ăn, cứ có một cái xe kéo tới là từng xẻng đất một nhanh chóng lấp đầy thùng xe, nạn dân kéo xe lập tức kéo đi, tốc độ luân chuyển rất nhanh.

Lần này Đường gia tổng cộng cải tạo hơn ba nghìn cái xe kéo, với tình hình trước mắt mà nói, số lượng này cũng tạm đủ dùng rồi, nhưng đợi thêm một thời gian nữa nạn dân ở xung quanh đây nghe tới kéo nhau đến thì phải chuẩn bị thêm xe nữa mới được, đương nhiên, xẻng sắt cũng phải đặt thêm một chút.

Nhìn mấy vạn người dân làm việc hăng hái tích cực chẳng hề có chút bất mãn nào, tảng đá trong lòng Đường Kính Chí mới đặt bỏ sang bên, y cũng sắn tay áo lên đi về phía đám đông.

Hộ vệ đoán chừng được y muốn làm gì, tới cạnh Ngọc Nhi nói nhỏ:

- Ngọc di nương, Nhị gia làm thế e mất thân phận ...

Vấn đề này Ngọc Nhi không bận tâm, giới giang hồ có câu, tứ hải giai huynh đệ, là nơi ít phân chia đẳng cấp nhất, khoát tay nói:

- Không sao làm thế sẽ cổ vũ tinh thần các nạn dân, bọn họ càng nể phục Nhị gia thôi, không ai xem thường người đâu.

Ngoài ra nàng cũng muốn để Đường Kính Chi vận động nhiều để tăng cường sức khỏe, lý do này không cần nói.

Tới đám đông, Đường Kính Chi thuận tay lấy xẻng sắt trong tay một nam tử, nam tử này tuổi cũng hơi cao rồi, lúc này đã thở dốc, thấy có người nhận lấy xẻng sắt tất nhiên là vui vẻ, khom lưng chống tay lên đầu gối nghỉ chốc lát.

Nắm chặt xẻng sắt, Đường Kính Chi chọc xuống dưới, dùng chân đáp đầu xẻng, "xịch" một tiếng mũi xẻng cắm sâu vào đất ngọt như cắt bánh, rồi khom lừng hất từng xẻng đất vào thùng xe bên cạnh.

Động tác của y rất nhanh nhẹn, phân phối sức lực rất đều đặn, phối hợp lực cánh tay eo hông tốt, xem ra thời gian qua học xuống tất, phi châm cũng không phải là không có tác dụng gì, Ngọc Nhi khẽ gật đầu hài lòng.

Đường Kính Chi xúc được bảy tám xẻng đất thì thùng xe đã đầy chặt, ba nam tử ở bên cạnh lập tức vào vị trí kéo xe đi ngay lập tức.

Vận động một lúc người khoan khoái hẳn, Đường Kính Chi vui vẻ hỏi người xung quanh:

- Mọi người là người ở đâu thế? Năm sau khai xuân định tới khi nào thì về nhà.

- Tôi là người Yến Châu, chắc đầu tháng hai sẽ về thôi.

Một nam tử tráng niên chống xẻng sắt xuống đáp:

Có người dẫn đầu, những người còn lại trở nên mạnh dạn hơn, thay nhau lên tiếng:

- Tôi từ Thịnh Châu tới, khi đó để lại cho mẹ già trong nhà ít lương thảo, chẳng biết hiện lão nhân gia sống có ổn không, tôi phải về sớm hơn, đầu tháng một tôi phải về quê rồi.

- Tôi ở U Châu, trung tuần tháng hai tôi về, chỉ cần không để lỡ vụ xuân được rồi.

... ....

Mỗi người nói xong Đường Kính Chi đề gật đầu với người đó, nghe lý do trở về nhà của những người này, Đường Kính Chi ngầm suy tính, xem ra qua mùa đông là sẽ có nạn dân lục tục rời đi, thế này thì phải hoàn công càng sớm càng tốt nếu không có quá nhiều biến số, có điều số nạn dân hiện giờ hình như vẫn hơi ít.

Dự tính ban đầu của Đường Kính Chi là tháng ba năm sau hoàn thành là được, nhưng kế hoạch đó hiện không phù hợp với thực tế.

Lại giúp xúc đất đổ đầy một cái xe nữa Đường Kính Chi mới trả xẻng cho nam tử bên cạnh, vừa đi vừa tính xem cần phải kéo thêm bao nhiêu nạn dân nữa mới có thể hoàn thành công việc.

Nhất là kênh đào phải nhất định phải hoàn thành, nếu không mấy chục vạn lượng bạc chẳng khác nào ném xuống sông.

Ngọc Nhi thời gian qua theo sát bên cạnh y, cho nên thấy y nhíu mày đăm chiêu là đoán được ngay y lo lắng cái gì, an ủi:

- Nhị gia đừng sốt ruột, hôm nay mới là ngày đầu tiên khởi công thôi mà, ngay cả những nạn dân ở Lạc thành còn đang nghe ngóng tình hình chưa tới đây, vài ngày nữa họ thấy Đường gia giữ chữ tin là sẽ chủ động tới.

Đường Kính Chi vỗ đầu, mình đúng là hơi nóng vội, ngay cả cái bánh bao còn phải ăn từng miếng một nữa là công trình lớn thế này làm sao mà xong ngay được.

Tục ngữ có nói dục tốc bất đạt.

Mình tuyệt đối không thể vì sốt ruột mà phạm sai lầm.

- Ngọc Nhi nói đúng, ta nóng vội quá.

Đường Kính Chi quay người lại cười với nàng, Ngọc Nhi chỉ khẽ gật đầu, nàng hiểu trên vai tướng công thư sinh là gánh nặng lớn thế nào, cho nên tỏ ra cấp thiết một chút là bình thường.

Dưới sự phối chỉ huy chính xác đâu ra đấy của Trương Gia và người của Đường gia, công việc diễn ra thuận lợi, sau nửa ngày làm việc chung, người dân cũng dần quen với nhau, không còn lầm lì làm việc nữa, vẻ mặt trở nên phong phú, vừa làm việc vừa nói cười, cảnh lao động tưng bừng.

Đường Kính Chi và Ngọc Nhi đi xuyên qua các đám đông, thi thoảng dừng lại nói chuyện với người bên cạnh, chỉ là những câu hỏi rất bình thường, nhưng y thu được không ít tin tức hữu dụng.

Con người làm việc chăm chỉ sẽ thấy thời gian trôi qua rất nhanh, y đang trò chuyện với mấy người bên cạnh thì thấy phía bên kia khói lượn lờ bốc lên.

Mỉm cười vẫy tay cáo từ, Đường Kính Chi đi về phía có khỏi, hỏi:

- Ngọc Nhi nàng đã đói chưa?

Hôm nay cả hai bọn họ mới chỉ ăn một cái bánh bao, Ngọc Nhi là người luyện võ, sức ăn lớn hơn nhiều mấy nữ nhân bình thường, nên y mới hỏi thế.

- Thiếp hơi đói rồi.

Ngọc Nhi vừa đáp vừa cảnh giác nhìn quanh, không dám lơ là buông lỏng, hiện có kẻ đang mưu đồ chiếm đoạt gia sản của Đường gia, nói không chừng sẽ dùng thủ đoạn ám sát:

- Kỳ thực thiếp thấy thức ăn chúng ta phát cho nạn dân rất ngon.

Cháo của Đường gia chẳng những nấu bằng gạo trắng, còn cho thêm đậu đỏ, muối, tất nhiên là ngon, khối nạn dân phương bắc ở nhà cũng chẳng được ăn như thế.

- Ta cũng thấy, chúng ta qua đó lấy bánh báo ăn đi.

Đường Kính Chi thời gian trước còn tính mua ít rau cho nạn dân bổ xung dinh dưởng, có điều hỏi tới giá thì rau cỏ hiện đắt gấp 10 lần trước thiên tai, cho nên đành phải thôi.

Hai người tới được chỗ nấu cơm, vì số nạn dân quá đông cho nên nhờ một ít nữ tử giúp đỡ, đa phần là những phụ nhân luống tuổi, lúc bọn họ tới nơi thì thấy một cô nương xinh xắn không mặc váy mà mặc áo đuôi ngắn và quần, đôi mắt linh động hoạt bát, hai tay xách hai con gà, dẫn đầu một đám thiếu nữ người xách giỏ rau dại, người thì mang giỏ nấm, chắc mới hái từ trên núi về, hạ nhân Đường phủ bỏ cả công việc tíu tít chạy ra tranh nhau đón lấy.

Ngọc Nhi nhìn nữ tử kia rồi bảo Đường Kính Chi:

- Nhị gia, cô gái đó biết võ công đấy.

- Ồ, sao nàng biết?

Đường Kính Chi đang mắng lũ háo sắc, lúc này mới nhìn sang, thấy cô gái này tuổi khoảng 16, 17 ăn mặc hơi giống kiều Ngọc Nhi lúc tập võ thì không có gì lạ, không giống nữ tử hào môn, bên ngoài người dân cuộc sống khó khăn, cái ăn còn khó nữa là cái mặc nên không phải lúc nào nữ tử cũng mặc váy xòe vướng víu.

- Nhìn bước chân cô ấy, Nhị gia xem người thường đi lại thì đặt cả bàn chân xuống, cô nương ấy dẫm gót chân xuống trước sau đó đến lòng bàn chân, đi như thế vừa êm lại vững vàng, tiện phản xạ tức thì khi gặp chuyện, hành động bản năng này phải là người học võ lâu năm mới có.

Ngọc Nhi khẳng định chắc chắn:

- Nếu so với nàng thì thế nào?

- Nhị gia, thiếp chỉ nói cô nương ấy có học võ công, thế thôi!

Ngọc Nhi hếch mặt lên đáp:

Đường Kính Chi mỉm cười, cô nàng kiêu ngạo này ám chỉ người ta không đáng để so với mình đây mà. Không muốn ảnh hưởng tới việc của nhà bếp, Đường Kính Chi gọi một người tới, nhờ hắn gọi Thị Mặc.