Chương 194: Giáp mặt Vương Mông

Đường Kính Chi hiểu nàng, tuy nói nghiêm khắc như thế, nhưng chẳng qua chỉ để Đường Thiên vận động nhiều hơn mà thôi, trẻ con mà, vừa chơi vừa rèn luyện thân thể càng tốt, vì thế y đưa tay vẫy gọi mấy tiểu nha hoàn đi theo Chu Quế Phương lại:

- Mấy đứa các ngươi lại đây, sau này buổi sáng các ngươi đưa Thiên thiếu gia tới đây sau đó không cần về, chỉ cần chơi với Thiên thiếu gia là được, ừm, chơi nhiều vào.

Chỉ việc chơi với chủ tử tất nhiên là công việc dễ dàng, nhưng mà chơi trò gì đây? Mấy tiểu nha hoàn đều nhăn mày suy nghĩ mà không ra.

Đường Kính Chi tất nhiên là có, thế là dạy bọn chúng chơi chim ưng bắt gà con, chẳng bao lâu sau trong tiểu viện tràn ngập tiếng cười.

Lâu lắm không chơi rồi, Đường Kính Chi cũng tham gia cho thỏa, y làm gà mẹ, bảo vệ gà con đám tiểu nha hoàn ở sau lưng, Đường Thiên phải vận động nhiều, tất nhiên làm chim ưng.

Y vốn rủ cả Chu Quế Phương và Ngọc Nhi tham gia, nhưng Chu Quế Phương lắc đầu, tính nàng vốn hay ngại, hơn nữa thân là chủ tử, làm sao nàng có thể thoải mái chạy nhạy cười đùa như đám tiểu nha đầu được?

Ngọc Nhi thì lạnh lùng nhìn y không nói không rằng, từ nhỏ tới lớn nàng chưa bao giờ chơi mấy trò của trẻ con.

Đang lúc Đường Kính Chi đang giang tay bảo vệ đám gà con bị đám tiểu nha hoàn bị Đường Thiên đuổi vừa chạy vừa cười náo loạn cả sân thì bên ngoài có tiếng bước chân gấp gáp, tiếp đó Thị Mặc chạy vào như một cơn gió, chẳng kịp thỉnh an mấy vị chủ tử, nói vội:

- Nhị gia, thành thủ Vương đại nhân gửi thiếp, mời Nhị gia mau tới Thiên Lý Hương bàn việc.

Tới rồi.

Đường Kính Chi ngừng chơi nhận lấy thiếp, lật ra xem, nội dung chẳng có gì, bỏ hết lời lẽ hoa mỹ rườm rà chỉ còn phương bắc thiên tai quy mô lớn, triều đình lại không có đủ tiền lương chẩn tai, nên định tập trung toàn bộ phú hào trong thành lại, gom chút ngân lượng cứu tế.

Mỗi lúc gặp loạn thế, là lúc anh hùng xuất hiện, cũng là lúc tham quan tranh thủ vơ vét, kiếm chính tích, nếu Vương Mông có thể dàn xếp ổn thỏa cho mấy vạn nạn dân, sau này báo lên là một công lớn.

Đương nhiên nếu xảy ra loạn lạc gì, như thế nhẹ thì cũng bị đá khỏi cái ghế thủ thành cho người khác ngồi, nặng thì cái đầu cũng chuyển chỗ luôn.

Sớm đoán được Vương Mông có hành động này, cho nên Đường Kính Chi trầm giọng bảo:

- Thị Mặc, đợi lúc nữa ta rời phủ một chuyến, ngươi đừng đi theo, ở lại phủ bảo nhà bếp nấu cháo loãng, nhiều vào, bên trong cho ít đậu đỏ và muối ăn, ngoài ra chuẩn bị đầy đủ các vật dụng để dựng lều tế cháo, đợi ta trở về Đường gia ta sẽ tới thành bắc chẩn tai đầu tiên.

- Vâng!

Thị Mặc định đi, nhưng nhớ ra một chuyện, đi tới thì thầm vào tai Đường Kính Chi.

Đường Kính Chi gật đầu rồi phẩy tay bảo Thị Mặc mau đi chuẩn bị.

Thị Mặc báo đêm qua ám vệ Đường gia thấy trên đường rất nhiều nạn dân, nhân lúc hỗn loạn ra tay giết hết người nhà của Nguyệt di nương và Đường Nhạc trong khu rừng vắng, giả thành vụ cướp, chôn xác dưới đất.

Nghe Đường Kính Chi nói muốn rời phủ, Ngọc Nhi liền về phòng thay đồ sạch, nha hoàn trong tiểu viện của nàng tíu tít lấy nước lấy y phục, giúp y rửa sạch mồ hôi bụi bẩn.

Bố trí Chu Quế Phương muốn nàng trông Đường Thiên chơi, không để nó mệt cũng không thể nghỉ lâu, Đường Kính Chi và Ngọc Nhi đi về phía cửa phủ.

Tới cửa, hộ vệ sớm đã chuẩn bị ngựa, con ngựa đen sau khi bị Ngọc Nhi thuẩn phục đã biến thành ngựa riêng của nàng, Đường Kính Chi đành cưỡi con ngựa trắng.

Rời phủ không lâu, Đường Kính Chi gặp từng nhóm nạn dân, bọn họ kết thành những đội chừng hai ba chục người hẳn là tới cùng một nơi, hơn nữa đủ cả già trẻ lớn bé, có thể đoán là cả gia đình, còn có những người chạy nạn kiếm ăn hiện giờ đều mặt vàng người gầy trơ xương, thoi thóp dựa vào tường thở lấy hơi không đi nổi nữa.

Nhìn những ánh mắt đờ đẫn, y phục rách rưới bơ phờ, Đường Kính Chi động lòng trắc ẩn, y chưa bao giờ định làm đại anh hùng, đại thiện nhân gì hết, nhưng nếu coi như không thấy là không thể.

Vì y còn có lương tâm.

Vì sớm về còn dựng lều tế cháo, y kẹp bụng ngựa, tăng tốc đi tới Thiên Lý Hương.

Do người trên đường quá đông, đoàn người bọn họ qua nửa tuần hương mới tới nơi, nhảy xuống ngựa, y không dừng bước đi thẳng vào, đã có không ít người đến sớm tập trung ở đại sảnh, trong đó bắt mắt nhất là Vương Mông mặc quan bào, thành thủ đại nhân của Lạc Thành.

Y vừa bước vào người trong đại sảnh đều nhìn qua, gật đầu chào, sau đó quay đi nói chuyện với người bên cạnh, có điều cũng có ngoại lệ, ví như ánh mắt Vương đại nhân theo sát bước chân của y không dời, mang theo ý vị không rõ.

Đường Kính Chi cũng vừa đi vừa quan sát Vương Mông, đây là lần đầu tiên y gặp Vương Môn từ khi tới thế giới này, Vương Mông trên bốn mươi, mặt dài như mặt ngựa ngựa, để râu dê ba chỏm, trông như con sơn dương mặt đen.

Có điều hôm nay kẻ này mặc quan bào, mặt lạnh tanh, nghiêm nghị khá có quan uy, chân đi giày quan hai màu đen đỏ, mũi chân hướng ra ngoài, hai gót hướng vào trong, đứng hình chữ bát.

Nếu chẳng phải biết đây là tên tham quan lòng lang dạ sói, người không biết hắn còn bị chính khí trên mặt hắn lừa gạt.

Xem ra ở bất kỳ thời đại nào, chỉ cần là kẻ làm quan đều đeo mặt nạ đều giỏi giả bộ!

- Vãn bối Đường Kính Chi bái kiến Vương đại nhân.

Tới gần Đường Kính Chi mỉm cười chắp tay thi lễ, vì y còn mang danh cử nhân cho nên có thể tự sưng vãn bối, mà không phải là thảo dân.

Kỳ thực nếu muốn kéo gần quan hệ hai người, Đường Kính Chi có thể tự xưng là học sinh, có điều hai bên quan hệ như thế, y chẳng thèm giả dối tới mức đó.

Vương Mông bày ra nụ cười thân thiện, khách khí đỡ hờ:

- Hiền chất đứng dậy đi, không cần đã lễ như thế, hôm nay ngươi tới đây, khảng khái móc túi, chẩn tế nạn dan, là phúc phận của nạn dân phương bắc, bản quan thay họ cám ơn.

Nói rồi giả dối khom lưng thi lễ với Đường Kính Chi, lễ này hắn vài rất sâu, người trước gập đúng chín mươi độ, hết sức tiêu chuẩn, tỏ ra cực kỳ chân thành, hành động này lập tức thu hút ánh mắt của đám phú hào trong tửu lâu, có người chỉ chỏ gật gù, tán thưởng Vương Mông.

Cái trò bày vẽ bề ngoài này có ai không làm được? Đâu có tốn xu nào.

Đường Kính Chi cũng khom lưng chín mươi độ trả lễ, tiếp đó nói lớn cho mọi người trong tửu lâu đều nghe thấy:

- Vương đại nhân khách khí quá, quốc gia có nạn, thất phu hữu trách mà, nay Vương triều Minh Hà ta bốn phương có nạn, chính là lúc dùng người, chúng ta có tiền bỏ tiền, có sức bỏ sức, chia xẻ lo lắng thay hoàng thượng mới phải.

- Hay, hay, nói rất hay, hay cho câu quốc gia có nạn thất phu hữu trách, tài hoa của hiền chất không giảm so với năm xưa chút nào.

Vương Mông ngửa cổ cười lớn đầy hào khí, rồi nói:

- Chỉ là năm xưa hiền chất lại thế không vào triều làm quan, đúng là đáng tiếc.

Sự tích của Đường Kính Chi người ở đây không ai là không biết.

Đột nhiên có một người trung niên bước ra lên tiếng:

- Vương đại nhân, cũng chưa chắc như thế đâu, Đường hiền chất trước kia cũng đã nói không ngâm thơ làm đối nữa là, nhưng cách đây không lâu, chẳng phải Đường hiền chất làm một bài thơ đủ lưu truyền thiên cổ hay sao?

- Đúng thế, vãn bối cũng nghe nói, Đường công tử, bài thơ thất ngôn đó có phải do công tử làm không?

Một người trẻ tuổi hỏi:

- Đúng thế, là do tại hạ làm.

Lúc này Đường Kính Chi đành phải thản nhiên thừa nhận.

- Vậy hiền chất đá phá lời thề không ngâm thơ làm đối, sau này tất nhiên cũng có thể vào triều làm quan rồi.

Trung niên kia lại nói: