Chương 159: Cải tạo xẻng

Mấy hộ vệ trừ những người mang ngựa về phủ thì còn lại hai người, vì thế bốn người bọn họ cùng chen vào dòng người ồn ào trên phố.

Lạc Thành nhân khẩu nhiều, đồ dùng bằng sắt tiêu hao lớn, cho nên có rất nhiều hiệu thợ rèn, xẻng là đồ dùng thường thấy, cách làm đơn giản, cho nên chỉ cần tùy tiện tìm một cửa hiệu nào cũng có thể tiếp nhận được công việc này, đương nhiên không phải chỉ một cửa hiệu là đáp ứng đủ nhu cầu.

Đường Kính Chi dựa tính dùng vài vạn cái xẻng, thời gian thì tối đa chỉ có nửa tháng, thậm chí còn ít hơn, cho nên dù tìm được cửa hiệu thật lớn, một ngày phải làm được chừng 500 cái xẻng, cũng không hoàn thành nổi nhiệm vụ.

Hiệu rèn Cảnh Ký là một hiệu rèn khá lớn của Lạc Thành, bên trong có năm sáu người thợ rèn cùng với mười mấy thợ học việc, tới cửa Cảnh Ký, Ngọc Nhi thấy Đường Kính Chi dừng lại, liếc nhìn trán đẫm mồ hôi của y và mái tóc chải chuốt cẩn thận bị gió thổi thành hơi bù xù, nhíu mày nói:

- Nhị gia, mua xẻng chỉ là chuyện nhỏ, người giao cho quản sự trong phủ làm là được mà.

Đường Kính Chi lúc bàn việc với Trương Gia không tránh nàng, cho nên Ngọc Nhi biết suy tính của y cũng chẳng có gì lạ, nhưng Đường Kính Chi lại chẳng biết là nàng thương mình vất vả, cười nói:

- Dù sao cũng rảnh mà, chúng ta đi vào xem một chút đi.

Nói rồi liền tiến vào trước.

Ngọc Nhi thấy tướng công thư sinh không chịu nghe lời khuyên cũng không nói gì thêm, chỉ theo sát bên y.

Vừa bước vào trong hiệu rèn, một luốn nhiệt nóng rực ập tới, Đường Kính Chi theo bản năng dừng bước rồi mới tiếp tục đi vào, lọt vào mắt là hai cái lò lửa đỏ rừng rực, vì phía dưới có ống bễ, nên đốm lửa trong lò bắn lên cao tới gần hai xích, hai chàng trai kéo bễ tuổi chừng 16,17 mình trần trùng trục, người bóng nhẫy, bắp thịt chắc nịch.

Mấy người thợ cũng để mình trần, vây quanh hai cái lò lửa, da thịt phản xạ ánh sáng nhuốm một màu đỏ, bọn họ đang cầm một cái búa sắt, miệng hô lớn, nhịp nhàng vung búa đập xuống, nhìn qua cũng đủ hiểu bọn họ là người làm việc với nhau lâu năm, phối hợp rất thuần thục.

Chủ hiệu rèn là một người trung niên chất phác, cũng ở trong đám thợ, chỉ huy mọi người làm việc, thấy ở cửa có khách tới, liền dừng búa, một chàng trai bên cạnh nhận lấy, tiếp tục công việc chủ hiệu.

Chủ hiệu cũng mìn trần, thấy trong số khách có phụ nhân, liền với chiếc áo bên cạnh mặc vào, vừa cái cúc áo vừa đi tới tươi cười hỏi:

- Mấy vị khách quan muốn mua đồ sắt phải không? Hiệu chúng tôi có xẻng, cuốc, lưỡi cầy loại tốt nhất đấy.

- Trước tiên chiếu theo hình dạng này làm cho ta mấy chục cái cương châm.

Đường Kính Chi đang quan sát xung quanh hiệu rèn, còn chưa lên tiếng thì Ngọc Nhi đã dành trước, nói rồi lấy ra một cái cương châm dài chừng ba tấc.

Người trung niên kia thấy Đường Kính Chi y phục bất phàm cho nên thái độ cực kỳ cung kính, khom người nhận lấy cương châm, rồi hỏi thêm:

- Xin hỏi phu nhân muốn số lượng cụ thể là bao nhiêu?

- Không có số lượng, khi ta đi, các ngươi làm được bao nhiêu cái thì lấy bấy nhiêu cái.

Ngọc Nhi trước kia cũng thường ra vào hiệu rèn để làm cương châm quen nhìn đại hái để mình trần, cho nên khi vào trong, nàng lén nhìn Đường Kính Chi, thấy y không hề tỏ ra khó chịu liền yên tâm.

Còn về cương châm tất nhiên càng nhiều càng tốt, dù sao loại ám khí này dùng một cái là ít đi một cái, còn tiền, đó là thứ hiện giờ nàng ít phải lo nghĩ nhất.

Chủ hiệu vâng lời vội cầm cương châm đi giao cho mấy người thợ làm, lúc này Đường Kính Chi thấy ở góc cửa hiệu có đặt mấy cái xẻng, liền đi tới cầm lên xem, mày hơi nhíu lại, mấy cái xẻng này xem ra làm thô quá.

Đường Kích Chi cầm lấy một cái, ước chừng trọng lượng vừa phải, cầm khá thoải mái,bề ngoài xẻng cũng rất bóng, chỉ có điều mũi xẻng thì không dám khen.

Cái xẻng này hình vuông, lưỡi xẻng không được mài, rất cùn, bên trên cũng không có chỗ đạp chân lấy lực, mặc dù mùa đông ở Lạc Thành do có Phượng Hoàng sơn chắn hết gió lạnh hướng đông bắc nên thời tiết không quá lạnh, cho nên mặt đất không vì thế mà đông cứng lại quá mức, nhưng nếu dùng cái loại xẻng này làm việc, hiệu suất công việc sẽ rất kém.

Cái xẻng này nhất định phải có lưỡi bén hơn mới được.

- Khách quan, có phải ngài muốn đặt làm xẻng khồng?

Ăn mặc như Đường Kính Chi nhất định không phải chỉ mua vài cái xẻng rồi đi, cho nên chủ hiệu đoán ngay ra được ý định của y.

Đường Kính Chi cầm ngang chiếc xẻng, lấy ngón tay khẽ búng một cái, cảm thấy độ dầy còn được, ít nhất không có chuyện bớt xén vật liệu, thực ra y đem tư tưởng méo mỏ của người hiện đại suy nghĩ ở xã hội giống Trung Quốc cổ đại này là không xong, có thể thợ ở đây kỹ thuật không tốt làm đồ vật không có chất lượng cao, mấy chuyện bớt xén cực kỳ hiếm thấy:

- Ừ, ta vốn định đặt ít xẻng ở chỗ ông, nhưng xem chất lượng xẻng hơi kém.

- Sao có thể thế được, xẻng chỗ tiểu nhân làm hạng một hạng hai ở Lạc Thành đấy.

Chủ hiệu vội phân bua:

Thấy chủ hiệu cuống lên, tựa hồ không phải nói dối, Đường Kính Chi suy nghĩ, xem ra xẻng ở cái thời đại này nó có hình dạng như thế, vậy thì chuyện cải tiến công nghệ làm xẻng này đành phải do y thực hiện thôi, dù sao đây không phải trái đất thời cổ, chẳng lo việc làm của mình có thể làm thay đổi tương lai, dẫn tới hậu quả không lường trước được.

- Ông chủ, có lẽ xẻng của ông ở Lạc Thành thuộc hàng không tệ, có điều ta được thấy một loại xẻng, công nghệ và chất lượng đều hơn xa cái này.

Chủ hiệu hỏi ngay:

- Khách quan, hơn ở chỗ nào?

- Thứ nhất, cái xẻng này phía dưới không đủ sắc, khi sử dụng rất tốt công, nếu như lưỡi xẻng làm theo hình cánh cung, sẽ tốt hơn ...

Đường Kính Chi chỉ vào mũi xẻng cho chủ hiệu xem:

- Thứ hai, ở bên trên cái xẻng này ông nên dùng búa đập bè xuống, như thế nếu như người làm việc thấy mệt rồi, hai tay hết sức, có thể dùng chân đạp xuống, ừm, chỗ này thì phải làm rộng hơn, để tranh bị cắt vào chân.

Chủ hiệu nghe Đường Kính Chi nói tới những chỗ chưa thích hợp của xẻng mình làm không phản bác ngay mà nhíu mày suy nghĩ.

- Còn một điều nữa, chính là cán xẻng này, độ dài tầm trung thôi, sau đó ở trên cùng đặt ngang một cái khúc gỗ dài chừng ba tấc, như thế người sử dụng tiện dùng lực hơn.

- Khách quan nói có lý.

Chủ hiệu chuyên môn làm nông cụ, cho nên nghe là hiểu đạo lý trong đó, vội vàng chạy về phía lò lửa, nơi đó có mấy người thợ đang rèn xẻng, ông ta đưa tay tiếp lấy, rồi rùng búa đập lên hồi.

Tức thì trong hiệu chỉ còn những tiếng búa chan chát cùng tiếng lửa cháy tí tách.

Chủ hiệu hiển nhiên xuất thân từ thợ rèn, lực tay rất mạnh, lại đều, chẳng bao lâu sau đã làm ra được một thứ bán thành phầm theo hình dạng mà Đường Kính Chi miêu tả.

Công việc này tốn sức, bên cạnh lại là lò lửa, chủ hiệu mồ hôi mồ kê nhễ nhãi, cầm cái xẻng sắt vẫn còn đỏ rừng rực hỏi Đường Kính Chi:

- Khách quan, xẻng ngài muốn làm có phải hình dạng thế này không?

Đường Kính Chi đi tới gần hơn một chút, nhìn trái nhìn phải, chỉ cho chủ hiệu sửa vài chi tiết mới gật đầu:

- Ừm, hình dạng gần như thế đấy, có điều lưỡi xẻng cần nhọn hơn chút nữa.

Nghe hết yêu cầu của Đường Kính Chi, chủ hiểu đã mườn tượng ra được, đặt cái xeng trong tay xuống, giao búa cho người bên cạnh, đi ra nói:

- Khách quan, làm cái loại xẻng này tuy hơi khó một chút, nhưng chẳng tốn nhiều thời gian, nếu như ngài lấy nhiều, tiểu nhân có thể không tăng giá.

- Còn nữa, cán xẻng cũng phải sửa một chút.

Đường Kính Chi lại nói:

Chủ hiệu thuận tay cầm lấy một cái cán xẻng, chỉ đầu trên:

- Khách quan có phải muốn tiểu nhân vót đầu nó ngọn đi một chút, sau đó đục lỗ trên khúc gỗ dài ba tấc, rồi đóng chúng vào với nhau?

- Đúng vậy, nhưng đừng vót nhọn quá, nếu không dùng sức một cái là gãy ngay.