Lúc trở về thôn thì mặt trời đã ngả về tây.
Đói bụng mà, tùy ý làm chút cơm ăn cũng phải nhóm lửa, thế là ở giữa thôn xóm lại bốc lên mấy sợi khói bếp lượn lờ.
Chung Mẫn Phân làm cơm xong rồi nhưng chưa ăn, chờ đợi Trần Thanh Mai, Trân Trân và hai đứa bé.
Thấy bốn người trở về nhà, nổi lửa lên hâm cơm trong nồi lại rồi mới cùng nhau ngồi xuống ăn cơm.
Thị Đan Linh và Thị Hưng Quốc miệng không chịu để yên, kể cho Chung Mẫn Phân nghe chuyện đi dạo chợ phiên.
Bọn họ một năm cũng không đi họp chợ được mấy lần, cho nên mỗi lần đều rất hưng phấn.
Hưng phấn nhất thật ra là trong nhà mua rất nhiều đồ ăn ngon.
Bầu không khí của ăn tết chính là một chút xíu ấm áp như vậy mà thôi.
Đối với người nghèo mà nói, ăn tết có thể ăn một chút đồ ăn ngon, mặc một bộ quần áo mới, chính là chuyện cực kỳ hạnh phúc trong một năm rồi.
Ý cười dào dạt trên mặt đều là xuất phát từ tận đáy lòng.
Trẻ con năng lượng tràn trề, chạy ở bên ngoài nửa ngày cũng không biết mệt mỏi.
Sau khi cơm nước xong xuôi, Thị Đan Linh và Thị Hưng Quốc ngựa không dừng vó, lại chạy ra ngoài đi chơi.
Trân Trân, Trần Thanh Mai và Chung Mẫn Phân không đi ra ngoài, ở nhà hấp màn thầu hấp bánh bao, chiên thịt viên củ cải.
Bột mì nhào xong bỏ vào trong chăn để giữ hơi ấm, lúc này đã nở xong rồi, dùng tay bóp vào là hằn lên vết lõm.
Trần Thanh Mai lấy thau bột mì ra, vốc nước nhào bột, cười nói: "Hôm nay bột này nở thật tốt."
Nở tốt, màn thầu bánh bao hấp ra sẽ xốp, ăn ngon.
Chung Mẫn Phân và Trân Trân ở bên cạnh nhặt rau, rửa củ cải, băm thịt làm nhân bánh.
Nhân bánh bao là cải trắng thêm vụn mỡ heo, thịt viên củ cải phải dùng củ cải xanh đỏ trộn lẫn với thịt băm.
Cải trắng và thịt heo đều được băm nhuyễn, còn củ cải xanh đỏ thì cắt thành sợi mỏng.
Việc xắt rau băm thịt đều là Trân Trân làm.
Tay cô khéo léo, nấu cơm ngon hơn người khác, kỹ thuật dùng dao cũng là số một.
Mẹ chồng nàng dâu ba người ở trong căn bếp nho nhỏ vừa làm việc vừa nói chuyện phiếm, chủ đề là vui mừng, nụ cười trên mặt cũng là vui mừng.
Nói chuyện xong, trước tiên hấp hai lồng màn thầu.
Bánh bao gói xong lại hấp thêm một lồng bánh bao.
Lúc hấp màn thầu, bánh bao, Trân Trân ở một bên khác chiên thịt viên củ cải trong nồi.
Màn thầu bánh bao hấp xong, thịt viên củ cải vừa vặn cũng được chiên vàng giòn.
Vừa đúng lúc này Thị Đan Linh và Thị Hưng Quốc chạy về đến nhà, cũng mặc kệ bánh bao vừa ra khỏi lồng nóng bỏng miệng, hai chị em cầm một cái bánh bao, ăn mấy miếng đã hết, lại mỗi người ăn một cái thịt viên củ cải thơm ngào ngạt.
Ăn xong không có chuyện gì khác, vẫn chạy ra cửa tìm người đi chơi.
Làm xong những món này, công việc nửa ngày cũng đã coi như xong hết rồi.
Trân Trân bỏ màn thầu và bánh bao vào trong giỏ xách, Trần Thanh Mai đem vỉ hấp và lồng vải đã dùng qua rửa sạch sẽ.
Thu dọn xong nhà bếp, hai chị em dâu vào trong sân phơi lồng vải.
Nhấc tay treo lồng vải bên trên dây thừng đã được giăng sẵn trong sân, Trần Thanh Mai cười nói: "Mặc dù Hoài Minh không thể trở về, nhưng tết năm năm nay nhà ta trôi qua vui vẻ ấm áp hơn năm ngoái nhiều. Trân Trân, em đừng vội, Hoài Minh sớm muộn cũng sẽ trở về."
Trân Trân cũng tươi cười nói, "Chị dâu, em không vội."
Hai người vừa nói chuyện vừa treo lồng vải.
Lúc đang muốn quay người về nhà bếp thì chợt nghe thấy trên cửa truyền đến tiếng đập cửa.
Hai người đồng thời quay đầu đi xem, chỉ thấy trước cửa lớn có một người đàn ông mà bọn họ chưa từng gặp qua.
Người đàn ông nhìn ước chừng khoảng năm sáu mươi tuổi, tóc đã hoa râm, trên người mặc áo bông cũ nát, gương mặt có chút hốc hát, nhìn có vẻ gầy gò.
Liếc mắt nhìn nhau, xác định hai người đều không ai nhận ra.
Trong mắt tràn đầy nghi hoặc, Trần Thanh Mai nhìn ông cụ, lên tiếng hỏi: "Chú tìm ai vậy ạ?"
Ông cụ cũng không hốt hoảng lúng túng, mà hắng giọng một cái, rất là bình tĩnh tự nhiên nói: "Đây có phải nhà họ Thị không?"
Trần Thanh Mai nhìn ông cụ, ánh mắt vẫn nghi hoặc, "Đúng vậy."
Ông cụ chắp tay sau lưng đi tới, "Ta là gia chủ nhà họ Thị."
Gia chủ?
Gia chủ ở đâu ra?
Trần Thanh Mai và Trân Trân đều ngây ngẩn cả người.