Chương 8: Phần 2: Bác Cổ Thanh Trừng Ký - Chương 2

Sau vụ đụng độ với đứa bé và cái bóng trắng lớn đó, bác cất bước đi về nhà. Lúc này, tiệc đã tàn, ai nấy đều đã về. Chỉ còn lại trưởng làng và những người lớn tuổi đang ngồi trò chuyện, vì hơi mệt bác về phòng và ngủ thiếp đi. Tờ mờ sang, tiếng gà trống làm bác thức giấc. Tạm gác chuyện đón vợ về nhà, bác quyết định tìm hiểu về những chuyện ma quái ở quê mình. Ăn vội chiếc cháo trắng, bác nói với bà nội:

- Mẹ ơi, hôm nay con có việc ra nhà trưởng làng. Ba mẹ với mấy đứa nhỏ không cần chờ cơm đâu. Con đi chắc tới chiều mới về.

Bà nội chỉ nói vọng ra:

- Khoan đã, mày ra nhà bác trưởng làng thì cho mẹ gửi ít thang thuốc cho vợ bác. Khổ, bà ấy ốm đau miết gần 2 tháng rồi.

Bác cầm lấy thang thuốc, cất bước về phía nhà trưởng làng. Đi trên đường, ai nấy gặp bác cũng chào hỏi:

- A, Cổ đi đâu mà sớm thế cháu.

- Dạ, cháu đi ra nhà trưởng thôn có việc.

- Anh hai Cổ đi đâu thế, chiều rảnh qua nhà em làm con cá lóc với ít rượu.

- Anh tìm bác trưởng làng thôi, chiều anh ghé nhà chú.

Đi bộ tầm 15p,, bác dừng chân trước một căn nhà đã cũ, phía trước nhà có trồng dàn bầu và mướp. Bác đi vào cổng thì có con chó đen chạy ra sủa. Bác cúi đầu nhìn nó, mắt nghiêm lại. Con chó bắt gặp cái nhìn của bác, cụp đuôi, tỏ vẻ lo lắng như muốn nói và van xin bác, nó tựa hai chân sau rồi chồm lên, hai chân trước chắp lại vái như cầu xin bác. Bác nhìn nó, rồi nhìn xung quanh nhà. Bác nhận thấy có một ít âm khí nhè nhẹ bay ra, nhưng rất ít. Thì bỗng có tiếng cùng tiếng chân vọng ra.

- Ai đấy, cẩn thận con Mực nó cắn đó.

Từ trong nhà chạy ra một người đàn ông cỡ 60 tuổi, thân hình chắc khỏe, giọng nói ồm ồm vang lên:

- Cổ hả cháu ? Làm bác tưởng ai. Thế có bị con mực nó cắn không ?

Bác cười nói:

- Dạ, không có đâu bác. Mẹ cháu có gửi bác ít thang thuốc bổ, sẵn tiện cháu cũng muốn hỏi bác ít chuyện ở quê mình những năm qua.

- Mẹ cháu lại bày vẽ nữa rồi, có chuyện gì thì vào nhà uống chén trà đã rồi hẵng nói.

Vào trong nhà, trong lúc trưởng làng đi phà trà. Bác nhìn quanh trong nhà, đồ đạc bày biện rất gọn gàng, trên tường và tủ có mấy món đồ kỉ niệm thời lính của bác trưởng làng. Trưởng làng tên thật là Tường, ông đã từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ, trải qua nhiều cuộc chiến dữ dội, từng một mình và các đồng đội chống trả vòng vây của địch tại thành cổ Quảng Trị chìm trong mưa bom bão đạn.Trong lúc ngắm các món đồ kỉ niệm, ông Tường đã pha xong bình trà, đem ra:

- Đây, cháu thử uống loại trà này đi. Trà Thái Nguyên đó.

Bác đưa tay đón lấy, quả thật trà rất thơm. Bác uống một ngụm nhỏ, chờ cái vị thanh của trà tan vào cuống họng rồi nói:

- Dạ, thưa bác. Cháu muốn hỏi bác những chuyện đã xảy ra trong hơn 4 năm qua tại quê mình. Không giấu gì bác, trong 4 năm qua cháu có đi học phép vặt. Tối hôm qua tại bờ sông cháu đã gặp bọn ma da, sắp bắt được nó thì bị một cái bóng lớn từ dưới sông vọt lêm ngăn lại. Thân cháu biết chút pháp, cũng muốn trừ cho dân quê mình

Ông Tường, nghe vậy cũng thở dài. Tay cầm chén trà đưa lên miệng, hơi trá bốc lên mặt. Ông đượm buồn nói:

- Ừ, cháu không nói bác cũng nhận ra cháu biết pháp. Kinh nghiệm thời đi lính thôi cháu, không cần ngạc nhiên đâu. Còn chuyện ở khúc sông quê mình thì cũng làm bác đau đầu nhức óc.

Bác Cổ tiếp lời:

- Bác có biết nguồn gốc hay nó là cái gì không bác ? Như vậy cháu mới có cách mà diệt nó

Ông Tường lắc đầu:

- Nguồn gốc của nó thì chắc là từ đơt lũ năm trước. Năm đó có bão về, mưa to và dài tạo nên lũ. Lũ từ thượng nguồn lớn nhanh, bất chợt ập vào trong đêm. Người dân trên đó, chạy không kịp, bị lũ cuốn trôi và chết nhiều lắm. Dòng lũ mang theo đủ thứ chảy về mình. Cháu cũng biết, quê mình gần biển không sợ lũ, nên năm đó cũng chả có ai mất mạng.

Uống tiếp ngụm trà, ông Tường tiếp:

- Năm đó, dòng lũ chảy về đem theo bao nhiêu là xác chết, nổi trắng cả khúc sông, nào xác người, xác trâu bò, không biết bao nhiêu. Nhưng có lẽ, cái thứ đó cũng theo dòng lũ mà trôi về đây. Còn nó là cái thứ gì thì bác cũng chịu, chưa có ai thấy nó. Có thấy cũng bị nó ăn mất.

Bác vội đặt chén trà xuống:

- Bác Tường vừa nói, nó đã ăn người. Như vậy thì chắc năm đó, nhờ cơn lũ mà nó ăn thịt người thành nghiện rồi. Mà chính quyền cũng không làm gì sao bác ?

Ông Tường buồn rầu kể:

- Lũ vừa rút đi, mọi người cứ tưởng sẽ không có chuyện gì. Nhưng mới được vài hôm, thì con bà Trầu đi thả lưới trên sông bị nó úp thuyền ăn mất, rồi con thằng Cò vơi mấy đứa trong xóm câu gần đó cũng bị nó hại.Sau đó, thằng Văn tắm gần đó bị nó ngoạm dứt một miếng thịt ở tay, may mắn thoát được, chạy về báo với dân làng. Bác ngay lập tức báo chính quyền. 2 hôm sau, một đoàn từ trên tỉnh về. Họ đem theo nhiều thiết bị dây thép, thuốc mê, lưới khổ lớn để bắt nó, có cả súng Ak47, và 4 chiếc ca nô hẳn hoi.

Bác vội hỏi:

- Ấy thế vẫn không bắt được nó hả bác ?

Ông Tường lắc đầu:

- Không cháu ạ. Nó đã thành tinh, khôn ngoan lắm. Đoàn trên tỉnh đặt bãy, nó chờ lúc tối mới cắn bãy. Nó bị mắc vào lưới, nhưng chỉ giẫy dụa nhẹ. Ai cũng tưởng nó ngấm thuốc mê. Đến khi, 4 chiếc cano chở người ra định dùng súng chết bắn nó. Thì nó quẫy rách cả lưới,dây thép cũng bị nó dằn đứt. Lúc đó, mọi người mới hoảng hốt. Nhưng đã muộn, người trên 4 chiếc cano bị lật đều bị nó ăn mất.

Kể xong, ông Tường thở dài, tiếp:

- Sau chuyện đó, ai cũng chìm trong lo sợ. Thành thử khúc sông này chả ai dám tới. Bác thân làm trưởng làng, cũng vì đó mà mất ăn mất ngủ. Thấy người dân sông trong sợ hãi cũng muốn giải quyết nhưng lực bất tòng tâm

Bác cau mày suy nghĩ. " Quái lạ, theo như lời bác Tường kể thì con mình gặp sẽ rất lớn, sẽ không đơn giản như vậy. ". Con Mực vẫn luôn nằm dưới bàn thì nó ngóc dậy, như lo lắng nó sủa dồn. Định nói thì có tiếng ho trong buồng vọng ra, ông Tường lo lắng nói:

- Bà nó không sao chớ, để tôi sắc nồi thuốc bổ. Khổ, vợ bác đau 2 tháng rồi, mới đầu tưởng bệnh vặt, sau đó thì bụng phình ra. Có đưa đi khám, bệnh viện cũng không biết bệnh gì, nằm viện được 1 tháng, họ bảo cho về nhà chăm sóc. Khi nào ổn định sẽ khám lại lần nữa. Hai thằng con bác nghe tin, cũng lo sốt vó, vài ba hôm chúng nó về sẽ đưa lên bệnh viện.

Bác Cổ thấy vậy cũng hỏi thăm:

- Vợ bác đau ốm có sao không ? Nghe mẹ cháu bảo bác gái đau ốm triền miên uống thuốc cũng không hết. Hay để cháu xem sao, 4 năm nay cháu cũng có học chút ít nghề thuốc

Ông Tường nhìn bác cảm kích:

- Vậy phiền cháu rồi. Cảm ơn cháu nhiều

Nói rồi, ông Tường dẫn bác vào trong. Trên giường là một người phụ nữ trạc tuổi ông Tường, nét mặt xanh sao, gầy gò.

- Ai đấy ông ?

- À, thằng hai Cổ con bà Liên hồi nhỏ bà vẫn hay bế nó đó. Nay nó sang khám bệnh cho bà

- Cổ hả cháu ? Dạo này, bác già rồi đầu óc kém minh mẫn hẳn.

- Dạ không sao đâu bác, để cháu khám cho bác.

Bác nhìn rồi bắt mạch, trầm ngâm hồi lâu rồi nhìn mặt bác gái. Bác nói bác gái vén vạt áo lên, một cái bụng khá to lộ ra. Mắt bác ngạc nhiên nhìn cái bụng phình ra đó. Bác dùng tay ấn nhẹ lên hỏi có đau không thì bác gái vẫn lắc đầu bảo không. Sau đó, cau mày lại. Ông Tường thấy vậy cũng hỏi:

- Vợ bác bị bệnh gì vậy Cổ ? Có nặng không nói cho bác biết

Bác chỉ nói:

- Vợ bác mang thai vong nhi rồi.