Chương 53: Oudong binh biến và các bảng hiệp ước.

Nếu nói về mức độ ảnh hưởng của vua chúa thì vua chúa Châu Âu là thấp nhất khi phải chia sẽ quyền lực với nghị viện và chính phủ. Dù vậy, đa số các dòng tộc châu Âu thường ít gặp cảnh máu chảy đầu rơi rồi diệt tộc như ở châu Á. Vua Louis của Pháp chỉ là một ngoại lệ khi gã đã bán đứng cả đất nước. Trong khi đó, mức độ cao hơn chính là vua chúa của nhà Thanh, Triều Tiên, Đại Nam, thiên tử nhưng một khi mất quyền thì đồng nghĩa diệt tộc. Mức độ cao nhất có thể kể đến Nhật Bản. Vua được xem là thần thánh, không được lật đổ. Kể cả quân đội Mỹ sau thế chiến thứ hai là kẻ thắng trận cũng không dám làm gì Nhật hoàng.

Nói về chuyện này thì hoàng gia Cao Miên lại nằm giữa loại hai và loại ba. Tuy không phải thần thánh như hoàng đế Nhật nhưng danh vọng cao hơn bất kỳ hoàng đế nào ở nhà Thanh hay Đại Nam.

Do đó, Trực giải pháp đưa một vị vua thân Việt lên cầm quyền là tốt nhất hiện giờ. Đừng nói là tình hình hiện tại không có phép đóng quân lâu dài, kể cả có thì đây vẫn là giải pháp tốt nhất. Người Khmer tuy không đấu tranh ngoan cường như người Việt nhưng nếu cứ phá hoại liên tục thì cuối cùng qua vài trăm năm người Việt cũng phải rút đi như cách mà các thuộc địa sụp đổ trong lịch sử.

Tiện thể nói về Si Votha, kẻ được chọn lên ngôi vua thì dù bị Trực thuyết phục nhưng tới cuối cùng hắn vẫn không có ý định giết anh em của mình mà chỉ định dùng quân đội ép buộc gã từ bỏ một số chính sách có hại cho Cao Miên. Khổ nỗi, việc gã đàm phán với Trung Trực bị Ang Vody biết được, do ai đó sắp xếp. Kết quả, quốc vương Cao Miên vừa mới lên ngôi đã cho người xử chết người anh em của mình nhưng tên này võ công cao cường không bị gì.

Cuối cùng là cả hoàng cung ở Oudong loạn thành một đống. Bách tính kinh thành dù sợ hãi nhưng họ không hề ngạc nhiên. Suốt mấy trăm năm này, chuyện hoàng thất giành ngai vàng đã thành chuyện thường ngày. Để củng cố quyền lực, đa phần, nếu không muốn nói toàn bộ đều được người Thái hoặc người Việt chống lưng. Kể ra thì đúng là bi ai cho một dân tộc từng làm chủ cả một đế chế hàng đầu Đông Nam Á.

- Ang Vody bán nước cho người Thái. Hắn không xứng làm vua. Tất cả xông lên cho ta!

Tiếng trống tiến công vang lên

-Thùng, Thùng, Thùng,

Kéo theo đó là cả một đạo quân đang chậm rãi tiến về phía hoàng cung. Phần lớn mọi người đều ở trong nhà nên quá trình di chuyển cũng dễ dàng hơn.

Hiện tại hai ngàn quân của Si Votha che trời phủ đất ập đến. Chẳng mấy chốc, chúng đã từng đàn từng đội dùng tấm gỗ lớn chắn tên ào ào lao đến phía trước. Theo sau đám ôm thuẫn và cung thủ có nhiệm vụ bắn yểm trợ để bộ binh tiến lên. Cánh quân này của Si Votha toàn thân đều trang bị giáp trụ sáng ngời người thì tay cầm trường mâu, người thì rút kiếm chấp thuẫn, có cả súng hỏa mai.

Vị hoàng tử Cao Miên lúc này lại hô lớn:

- Hỡi anh em, tên quốc vương kia mưu đồ cấu kết với người Thái, người Pháp để áp bức dân Khmer chúng ta, để hắn có thể ăn sung mặc sướng. Hôm nay, ta và anh em thay mặc bách tính vào dạy hắn một bày học.

- Dạy hắn một bài học!

Toàn quân hô lớn.

Theo đúng dòng chảy lịch sử thì những đám quân này trở thành tử sĩ khi lao lên giao chiến cùng giặc Pháp nhưng vì có tên Trực mà họ trở thành người đưa Si Votha lên ngay vàng.

Lúc này, hai ngàn người điên cuồng hò hét trèo lên, nhằm phía trận địa hành cung thẳng tiến. Cổng đại môn chen chật như nêm. Lớp này bị loạn tiễn, mưa đạn bắn ngã xuống. Lớp khác lại dẵm đạp lên xác đồng bọn mà vào. Trên tường hành cung, Ngự lâm quân xạ tiễn như mưa. Lính cầm súng hỏa mai cũng khai hỏa. Tuy nhiên, trước số lượng quân địch quá đông. Số lượng tên và đạn dược cùng thuốc súng có lẽ cũng không cầm cự được lâu hơn nữa.

Dù vậy, quân canh giữ hoàng cung cũng không phải là hạng vừa. Họ là tinh nhuệ cũng tinh nhuệ để bảo vệ nhà vua. Cũng có thể xem họ là lực lượng trang bị mạnh và thiện chiến nhất của Cao Miên. Nếu không có ưu thế hỏa lực tuyệt đối thì đừng mong đánh bại đám này.

Do đó, hai quân dưới sự chỉ huy của chủ tướng, lao vào sống mãi với nhau từng tràng. Từng tràng tiếng thét thất thanh thảm thiết vang lên. Chỉ một lát, ở cổng đại môn đã có hơn năm trăm tên địch nằm xuống, máu thịt bé bét. Mặt đất đã nhuốm một màu máu đỏ tươi. Mặc dù bị mưa tên cản lại nhưng nghĩa quân vẫn liều chết lao lên, thúc mạnh khúc gỗ vào cổng hành cung. Mỗi một lần cây gỗ đam vào cổng, đám lĩnh chốt chặn ở ở cửa lại có kẻ phun ra một ngụm máu.

Một ngàn năm trăm Ngự Lâm quân này tuy chiến đấu cực kỳ anh dũng nhưng giết địch một ngàn thì ta cũng phải tổn hại tám trăm. Đây chính là đạo lý khi hai quân trang bị tương đương về vũ khí và trình độ tác chiến. Huống chi quân phản loạn, lại không chỉ có một ngàn. Đám Ngự lâm quân vừa giết được vài trăm tên địch thì lại có thêm vài trăm tên quân phản nghịch nữa nhảy ra.

Trận chiến này sắp nghiêng về một phía.

Nhìn người Khmer giết nhau, Sivotha thật sự có chút đau lòng. Lúc còn nhỏ hắn đã nghe nhiều về chuyện các trưởng bối trong hoàng tộc người thì mượn sức người Việt, kẻ thì cầu viện người Thái, đánh nhau giết nhau. Cuối cùng, chính hắn lại tham gia một trận chiến như vậy.

- Nguyễn Trung Trực, tốt nhất là người đừng nghĩ tới chuyện lừa ta – Vị hoàng tử nghĩ thầm.

Sau đó, gã nhìn sang một thân binh rồi ra lệnh:

- -Truyền lệnh. Toàn quân tiến lên. Không tiếc đại giá đánh chiếm nơi này. Kẻ nào bắt được Ang Duong thưởng một vạn lượng bạc trắng.

Phải nói là với hình thức chiến tranh vũ khí lạnh thì việc thưởng kiểu này có sức khích lệ cực lớn. Nói cho đúng thì người ra lệnh này chả bao giờ lỗ bởi nó làm cho toàn quân trở nên vô cùng liều mạng. Dĩ nhiên, đây là với vũ khí lạnh. Trong tình huống đấu súng thì ra lệnh kiểu này toàn đội hình sẽ loạn ngay làm tức.

Quay trở lại tình hình hiện tại, ngự lâm quân trong hoàng cung đã bắt đầu có dấu hiệu thất thủ. Đúng là họ tinh nhuệ thật nhưng quân của Si Votha không hề kém cạnh.

Lúc này, tên này lại tung ra thêm một chiêu nữa:

- Thông báo cho toàn bộ người trong cung. Ta đến đấy không phải đồ sát. Chỉ cần đầu hàng và trung thành với ta thì bảo đảm không giết. Ai làm chức gì thì cứ giữ chức nấy. Không lạm sát người vô tội.

Tới lúc này thì tinh thần của toàn bộ hoàng cung đã sụp đổ. Một bộ phận đã bỏ vũ khí đầu hàng.

Bản thân Si Votha không sợ có hiện tượng cần vương. Nếu là phụ vương hắn, lên ngôi đã lâu thì có thể nhưng người anh em này lên ngôi chưa được một tháng, căn cơ không có thì ai mà giúp. Phần lớn quân đội trung thành đã với gã đã bị quân đội súng ống của Đại Nam đánh tan.

Cuối cùng, mọi thứ đã đi đến kết thúc. Đương kiêm quốc vương đầu hàng. Hắn không đủ dũng khí để tự sát nên đành cầu sinh người anh em của mình tha cho hắn.

…………………………………….

Mấy ngay sau, người ta loang tin đương kiêm quốc vương nằm liệt giường, không cai trị nổi đất nước nên đành để cho anh em mình lên thay, lấy niên hiệu Ang Chan III. Triều đình Đại Nam gửi thông cáo chúc mừng. Triều đình Xiêm La dù đang điên tiếc nhưng khi nghe tân vương đảm bảo triều cống và chiến hạm Anh Mỹ xuất hiện thì đành bỏ qua.

Vào tháng 2 năm 1860, tại Oudong, chưa đầy một tháng khi Ang Chan III lên ngôi, một loạt các bản hiệp ước được các bên như Đại Nam, Cao Biên, Hoa Kỳ, Anh quốc ký kết.

…………………………………

*Hiệp ước hữu nghị Đại Nam – Hoa Kỳ.

Đại diện của hoàng đế Đại Nam và đại diện của tổng thống Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Về phía Đại Nam

1.Các càng biển ở Đại Nam cho phép thương nhân Hoa Kỳ và Anh Quốc buôn bán. Thương nhân hai nước phải kê khai hàng hóa và đóng thuế đầy đủ. Hoàng đế cho phép thương lượng chuyện thuế má.

2.Trong tình huống xảy ra tranh chấp, thương nhân Hoa Kỳ và Anh Quốc được giảm nhẹ một số tội, trừ phản loạn, miễn một vài quy định ở công đường Đại Nam như quỳ….

3.Quốc kỳ của nước Mỹ được tôn trọng

4.Công ty Sword and Shield được ưu đãi tuyệt đối với điều kiện không có các hành vi chống lại chính phủ Đại Nam và cung cấp đầy đủ vũ khí theo hợp đồng

Về phía Hoa Kỳ

1.Chính phủ Hoa Kỳ bài tỏ trung lập trong xung đột quân sự giữa Đại Nam với nước Pháp và Tây Ban Nha, chấp nhận làm trung gian hoa giải đôi bên.

2.Chính phủ Hoa Kỳ cam kết không liên minh với các thể lực chống lại chính phủ Đại Nam.

Hiệp ước Đại Nam – Cao Miên.

Về phía Cao Miên:

1.Quốc vương Cao Miên bảo đảm ngừng các hoạt động chống đối Đại Nam từ thời vua trước.

2.Ưu tiên thương nhân Đại Nam buôn bán.

3.Duy trì chế độ thuần phục với cả Đại Nam và Xiêm La.

4.Chấp nhận việc quân Đại Nam để cho người Mỹ thuê cảng của Cao Miên

Về phía Đại Nam:

1.Quân lính, người dân, cùng quan viên Đại Nam tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa Khmer nếu nó không xâm phạm nghiêm trọng pháp luật Đại Nam.

2.Hoàng đế Đại Nam đồng ý giám một nữa sản lượng triều cống so với trước kia.

3.Oudong trở thành vùng trung lập giữa Đại Nam và Xiêm La. Phần lớn quân đội Đại Nam cũng sẽ rút dần chỉ để lại ở vị trí hiểm yếu.

Hiệp ước cho thuê cảng ở Cao Miên

1.Tất cả hàng hóa mà Hoa Kỳ, Anh Quốc hay bất cứ quốc gia châu Âu nào muốn bán ở Cao Miên đều phải thông qua Đại Nam hoặc tìm một thương nhân Đại Nam làm trung gian.

2.Trong tình huống quân đội Mỹ ở Cao Miên bị tấn công hoặc muốn tấn công một nước nào đó không phải Đại Nam hay đồng minh, chư hầu của Đại Nam, ví dụ như Xiêm La (Ví dụ thôi!), triều đình Đại Nam sẽ hỗ trợ hết mình về hậu cần và cho phép quý quốc rút chạy qua các vùng Đại Nam kiểm soát trong tình huống thua trận.*

.....................................................

Về căn bản, chiến dịch Cao Miên đã hoàn toàn thắng với với vô số bản hiệp ước có lợi mà triều đình Huế có mơ cũng không nghĩ tới. Tự Đức đạt được thành tựu vượt xa những gì mà Minh Mạng hay Thiệu Trị từng làm được.