Chương 30: Xem cải lương. Tình báo

Gò Công

Ban đêm vùng đất này thường chìm trong bóng tối. Tuy nhiên, hôm nay, cả vùng Gò Công được thắp sáng bởi ánh đuốc khi mọi người kéo nhau đi xem cải lương, vốn được tổ chức để tiễn nghĩa quân lên đường. Tuy rằng Trực đã bài ra khá nhiều trò cho người dân nhưng họ không vì vậy mà quên đi những loại hình nghệ thuật truyền thống.

“Nhanh lên bà coi. Đi coi hát tiễn binh lên đường chiến đấu” Mọi người bảo nhau.

Về căn bản, phần lớn binh lính của Trương Định chủ yếu là tư binh, không phải quân đội chính quy của triều đình. Dĩ nhiên, nếu nhà Nguyễn đích thân ra lệnh thì Trương Định buộc phải thi hành dù có muốn hay không. Tuy nhiên, hiện tại thì căn bản việc Trương Công dẫn quân đi đánh Tây chủ yếu là tự nguyện mà thôi.

Về phần người dân, khi họ tới nơi, mọi người thấy một sân khấu được xây dựng đơn sơ với những người cầm các nhạc cụ truyền thống để đàn ca.

Trong đám người này còn có cả Nguyễn Trung Trực. Hắn được Trương Định mới tới làm chuyện quan trọng.

Phải nói là lúc còn ở kiếp trước, Trực cũng thỉnh thoảng nghe cải lương. Tuy nhiên, vào thời hiện đại thì cải lương bị cạnh tranh dữ dội bởi các phương tiện giải trí hiện đại nên không có được khán giả đông đảo như hiện tại. Quan trọng, nó không có không khí, cái hồn mà chỉ lúc này mới có.

Trong lúc này, theo những tiếng nhạc, người nghệ sĩ bắt đầu hát.

“Nay gặp lúc nước nhà nguy khốn. Đấng mày râu tất phải xả thân. Phận làm trai lo làm sao gánh vác đôi vai, cho rạng rỡ thân tay đất Việt”

“Hình như người đó không phải nghệ sĩ cả lương chuyên nghiệp” Trực lên tiếng.

“Tuy em không biết từ “chuyên nghiệp” nghĩa là gì nhưng anh nói đúng rồi. Người đang trên sân khâu tên Được, thủ hạ của Trương Công cũng là con nhà bá hộ có tiếng” Đứng kế bên Văn Lịch, Kim Định lên tiếng.

Phải nói là lịch sử về thời kỳ này hắn cũng không biết nhiều. Đó còn chưa kể tới một số biến thiên mà hắn gần đây mới nhận ra.

Ví dụ rõ ràng nhất là theo lịch sử thì vào năm 1860, chồng của Trần Thị Sanh mới chết. Sau đó, bà cùng Trương Định mới nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên, ở dòng thời gian này, chồng của Trần Thị Sanh lại chết từ tận hai năm trước. Chuyện Cô Sáu và Trương Công Định quen nhau cũng sớm hơn. Cũng từ đó, Trực biết được dòng chảy lịch sử có khả năng thay đổi rất lớn hoặc ngay từ đầu hắn đã xuyên qua một vũ trụ song song. Cũng vì lẽ đó, mọi nước đi của hắn đều phải cẩn trọng. Cho nên, một lực lượng tình báo là cần thiết.

Nói tới tình báo thì đội quân đặc vụ của hắn hơi khác tưởng tượng của mọi người khi nó chả phải là đội quân ăn mặt đen thui như ninja, hắn chưa huấn luyện nổi, càng không phải là đạo quân mặt đồ đen vách cả đống súng, đó là chuyện của đặc công. Phải nói là phim ảnh hiện đại miêu tả gián điệp quá là sai trái đi. Gián điệp cần bí mật mà ai trong phim cũng như đang bắt loa phóng thanh nói mình là gián điệp.

Phải nói là trong quá trình xây dựng lực lượng tình báo thì hắn cũng không ngờ “cô vợ” Lê Kim Định lại có năng kiếu tới mức kì lạ. Trong một thời gian ngắn mà nàng đã giúp hắn thu thập được mạng lưới thông tin khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Đó còn chưa kể đến mạng lưới hải ngoại đặc trụ sở ở Pelew.

Cũng nhờ tin tình báo mà hắn đã nghe về việc một số quan viên như Lâm Duy Tiệp, Phạm Phú Tứ… đã xin đi xứ tới Nam Kỳ, để tìm hắn. Cái này thì đúng là tên Trực sốc thật rồi. Theo lịch sử thì chính đám người này đã xin cánh tân Đại Nam nhưng chuyện đi tới Nam Kỳ vốn chỉ tìm một người thì liệu có quá bất hợp lý hay không?

Có lẽ bản thân Trực cũng không biết. Tuy nói đám người này cũng tham không kém gì mấy lão già bảo thủ nhưng đây không có nghĩa là họ không yêu nước. Từ việc Trực có cách giải quyết vấn đề đạo Thiên Chúa, cách hắn gia tăng năng xuất nông nghiệp, cách hắn giải quyết công ăn việc làm, cách hắn tạo ra nhiều trò chơi giản trí cho dân chúng lúc nhàn rỗi, đám người Phạm Phú Tứ cảm nhận được có khả năng là Trực sẽ giải quyết được vấn đề của họ hay mở ra một tương lai khác cho Đại Nam. Dù chỉ là linh cảm nhưng họ cũng muốn thử một chút. Bản thân Tự Đức cũng bắt đầu cảm thấy gã Nguyễn Trung Trực này có chút thú vị. Do đó, nếu được thì lão cũng muốn gặp hắn thử xem sao? Đó còn chưa kể tới binh pháp Độc Trùng Chiến được Võ Duy Ninh lưu trữ lại.

Mà nói chung thì đám người kia vẫn đang ngồi xe ngựa đi về phía Nam. Chiến hạm của quân Pháp đang thống trị đại dương nên không ai dám đi đường thủy. Cũng vì lẽ đó, chuyện Trực gặp bọn họ vẫn còn phải chờ trong tương lại.

Quay lại tình hình hiện tại, tất cả mọi người ở Gò Công đều gần như bật cười khi “mỹ nữ” xuất hiện. Đó là một gã đàn ông với bộ đồ màu xanh lá cây pha màu trắng, lại còn đeo khắn che mặt cho thêm phần bí ẩn.

“Ai nói thời xưa nhàm chán chứ. Không phải còn có cả tiết mục diễn hài đây sao?” Trực nghĩ thầm.

Trong khi đó, sân khấu vẫn tiếp tục.

“Nghĩa thân chưa đoạn. Càng sầu, chang chứa trong tâm cô đơn” Người “con gái” lên tiếng hát.

Phải nói là Trương Định cũng phải bật cười trước chuyện này. Dĩ nhiên, hắn cũng không phải chỉ muốn ngồi coi hát.

“Văn Lịch cũng tới rồi phải không?”

“Dạ thưa Trương Công. Ở phía kia” Một thân binh nói cho Trương Định biết.

“Được rồi. Mà Tấn đâu mất tiêu rồi?”

“Khởi tấu Trương Công, Tấn sắp lên sân khấu rồi” Tên thân binh lại nói.

Qua như vậy, Huỳnh Công Tấn lên hát với vai lính Pháp.

*“Ôi đất nước Nam vừa giàu có vừa xinh đẹp biết bao nhiêu” *Tên Tấn hát.

Lúc này, Trực thật sự không nhìn ra được tên Việt gian trong tương lại lại có khiếu nghệ sĩ như vậy. Thực ra, do một số sự kiện lịch sử đã thay đổi nên Trực cũng hi vọng rằng tên Tấn có thể chọn một con đường khác chứ không phải là Việt gian.

Trong khi đó, tên “Tây” đã bị nhân vật chính đánh cho lên bờ xuống ruộng. Dĩ nhiên là đóng kịch thôi. Khi vỡ diễn kết thúc, Trương Định lên sân khâu để động viên mọi người.

“Thưa bà con, giặc Phú Lang Sa đang xâm lược nước ta. Chúng ngang nhiên chiếm đoạt đất đai của tổ tiên ta đã tốn công khai phá bao nhiêu đời nay. Với lòng tham vô độ, bọn chúng sẽ không dừng lại ở vài mảnh đất nhỏ nhoi. Chúng quyết tâm cướp đoạt đất nước ta, bắt dân ta làm nô lệ cho chúng. Liệu chúng ta có thể ngồi yên ở nhà, chịu nhục nhã, nhìn kẻ thù giày xéo quê hương đất nước hay không?”

“Không” Mọi người đồng thanh trả lời.

“Do đó, hôm nay, tôi, Trương Công Định, mời bà con về đây chung vui, tiễn cơ binh lên đường giết giặc. Chúng ta thề chiến đấu tới giọt máu cuối cùng để bảo vệ non sông, bảo vệ giang sơn Đại Nam”

“Xin thề.” Mọi người đồng thanh lên tiếng.

Bản thân Trực cũng bị cuống vào không khi này mà hô lên lúc nào không hay. Tuy nhiên, hắn lại để ý một kẻ gần như lạc lõng giữa khung cảnh này. Tuy ánh mắt của kẻ đó chỉ kéo dài có vài dây nhưng cũng cho thấy một âm mưu không nhỏ. Dĩ nhiên, đó không ai khác chính là Huỳnh Công Tấn.

Sau đó, không khí sôi sục cũng dần lắng xuống. Mọi người ai cũng về nhà nấy. Ngày mai còn rất nhiều việc phải làm.

Chuyện gì tới cũng phải tới. Nguyễn Trung Trực và Trương Định lại gặp nhau một lần nữa.

“Văn Lịch, cậu thấy chuyện ta dẫn binh đi giúp triều đình ra sao. Cứ nhận xét, đừng ngại” Trương Định mở lời.

“Thân là dân Nam, chuyện đánh giặc là nên làm. Ngài có thể cho tôi biết kẻ hoạch đánh giặc ra sao không?” Trực hỏi.

“Hỏa khí của giặc tuy lợi hại nhưng chúng cũng là người. Địa hình Nam Kỳ Lục Tỉnh lại phức tạp. Ta sẽ tiến hành phục kích quân giặc rồi từ đó cướp vũ khí của chúng. Vào thời Thánh Tổ hoàng đế, quân ta từng trang bị súng Tây với số lượng lớn. Ta cũng tìm được một vài tài liệu cũ về cách hướng dẫn sử dụng để việc lấy súng của giặc trang bị cho phía ta không khó” Trương Định lên tiếng.

Phải nói là kế hoạch tuyệt mật như vậy đáng lý ra Trương Công không nên nói ra. Lý do duy nhất chỉ có thể là sự tin tưởng tuyệt đối dành cho Nguyễn Trung Trực.

“Kế sách của Trương Công quả nhiên sáng suốt nhưng có một thứ ngài quên mất đó là tình báo”

“Tình báo? Cậu muốn ta thành lập một cơ quan tương tự Ám Long Vệ của triều đình?” Trương Định nhíu mài.

Ám Long Vệ cũng chính là cơ quan tình báo quan trọng của Tự Đức. Tên Trực thì không có ý định thành lập ở mức độ này. Cái hắn cần đó chính là tránh việc nội gián trà trộn.

“Trương Công, trong lịch sử đâu thiếu những kẻ như Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Dân Việt vốn yêu nước nhưng không thiếu những kẻ sẵn sàn bán nước. Chúng ta cần huấn luyện một lực lượng đặc biệt, đảm nhiệm công tác phản gián. Tôi không ngại nói cho ngài biết, nước Pháp có năng lực tình báo cực mạnh. Bằng chứng là họ biết rõ về ta nhưng chả ai biết gì về họ. Ngài đừng nghĩ là chuyện này là chuyện nhỏ. Đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thành bại cuộc chiến” Trực nói về vẻ mặt vô cùng nghiêm túc.

Người đời sau nói nguyên nhân Việt Nam thua cuộc là vị chênh lệch hỏa lực, phong trào manh mún, nhà Nguyễn chủ hòa…. Tuy nhiên, cái yếu tố quan trọng nhất là tình báo thì lại ít khi được phân tích. Trong khi quân Pháp biết rất rõ tình hình Đại Nam thì Đại Nam chả biết chuyện gì đang diễn ra ở châu Âu. Sau này, khi Napoleon III bại trận, hàng loạt chiến dịch của Pháp trên thế giới thất bại, nhà Nguyễn vì không biết tình hình thế giới nên cũng không tìm cách quét sạch quân thù.

“Được rồi, ta sẽ nghe theo cậu làm cái gì mà “công tác tình báo”. Mà cậu không định chiến đấu cùng triều đình à?” Trương Định lại hỏi.

Phải nói là tư binh là thuộc quyền sở hữu của hắn. Trừ khi triều đình trực tiếp ra lệnh còn không thì đánh hay không là do hắn tự quyết. Tuy nhiên, thân là người Việt, ai thấy tổ quốc mình bị xâm lăng mà không đau lòng.

“Thời cơ chưa đến, Trương Công. Khi nó đến thì đích thân Nguyễn Trung Trực này sẽ buộc bọn Pháp phải trả giá đắt vì dám xâm lược nước ta” Trực lên tiếng.

Đây là hắn nói thật. Để gươm giáo đấu súng thì không được còn lấy súng đấu súng thì phải giải thích với triều đình về nguồn gốc súng ống. Cái này thì hắn giải thích được. Trang bị cho triều đình là không có chuyện gì. Tuy nhiên, cái quan trọng là hắn có nguy cơ trở thành mục tuy cho quân Pháp bởi vì đội quân trang bị súng ống chính là mối đe dọa của chúng.