Nếu hỏi Trực huấn luyện đội nông binh như thế nào thì xin thưa rằng hắn dùng chuẩn quân đội hiện đại để huấn luyện. Dĩ nhiên, mức độ tập luyện tăng dần đều để “lính” của hắn thích nghi chứ không phải ào một cái là đem chuẩn huấn luyện cao nhất ra hành xác con nhà người ta. Hơn hết, cường độ huấn luyện chỉ thực sự tăng từ sau buổi nói chuyện về lịch sử bởi lúc đó ngọn lửa yêu nước đã được cháy lên ở bên trong con người ở vùng đất này. Do đó, họ sẵn sàn chịu đựng gian khổ nếu có thể bảo vệ đất nước khỏi quân giặc ngoại xâm.
Hôm nay, vô tình chương trình huấn luyện của hắn lại chứng minh được hiệu quả. Bằng chứng là bọn hải tặc hoàn toàn không biết có kẻ theo dõi.
Còn về lý do tại sao hắn lại từ đang ở Gia Định lại chuyển sang đánh hải tặc thì phải kể đến việc nữa ngày trước, ngay khi về thôn Bình Nhựt, chưa kịp ngồi ấm mông thì đã có kẻ từ thôn Phú Lạc ở ven biển chạy tới báo có cướp biển.
Giờ đây, Trung Trực rất có uy tín, không chỉ đối với dân làng mà cả các ấp lân cận. Mọi người đều gọi hắn là Hương Sư Đại nhân để tỏ lòng tôn kính. Ngay sau đó, Trực nhìn thanh niên kia sắc mặt trắng bệt, xem chừng bị kinh sợ không ít, nhẹ giọng hỏi :
“Bọn chúng có đông không ?”
Thanh niên kia lắc đầu nói :
“Đại nhân. Chúng con cũng không biết nữa. Khi thấy bọn chúng xuất hiện, chúng con sợ quá kéo nhau bỏ chạy. Chỉ biết sau đó bọn chúng nổ súng đùng đùng, rồi kéo vào ấp cướp phá.”
Nghe nói đến việc nổ súng, tên Trực thoáng cau mày. Súng thì hắn cũng vừa mới mua mấy khẩu nhưng thời gian luyện tập chưa lâu. Nên nhớ là dân châu Âu lúc này, và cả về sau, dùng súng ống còn hơn người Đại Nam cầm đũa. Một khi đấu súng thì chưa chắc là phía Trực chiếm ưu thế. Lỡ như bọn chúng thừa thắng kéo lên thôn Bình Nhựt cướp phá thì quá nguy hiểm.
Suy nghĩ hồi lâu, cậu mới quay sang hỏi thầy Sáu:
“Trước giờ xứ này có hay gặp cướp biển không ?”
Thầy Sáu lắc đầu đáp :
“Không nghe nói. Ở xứ này mọi người đâu có tiền bạc hay thứ gì đáng giá để bọn chúng cướp bóc.”
Cũng phải. Xứ này người dân toàn sống trong nhà tranh vách lá, tiền bạc chẳng có bao nhiêu, bọn cướp biển đến đây để làm gì chứ ? Chẳng lẽ bọn chúng thiếu đói, muốn cướp lương thực ? Thật khó tin. Mà nói vậy cũng không đúng. Từng có quan chức Thái Bình Quân đi ngược dòng sông Vàm Cỏ Đông cướp lương thực đấy thôi. Chắc phải có vấn đề gì đây. Trung Trực suy nghĩ một lúc, rồi quyết định dẫn người đến đó xem thử thế nào. Khi thầy Sáu lo ngại nguy hiểm thì cậu bảo :
“Chúng ta chỉ ở xa xa xem thử thôi, không trực tiếp xông vào đánh nhau với bọn chúng đâu.”
Sau đó, Trung Trực dẫn 10 bảo vệ của mình, cùng với 20 thanh niên khác trong làng, lặng lẽ tiến đến ấp Phú Lạc. Bản thân Kim Định cũng kiên quyết đòi theo. Sự tức giận lúc còn ở Gia Định đã biến mất lúc nào không hay bởi nàng biết Trực đang mạo hiểm tính mạng.
Bản thân gã thanh niên kia khi biết Trực vừa từ Gia Định về, không quản mệt mỏi mà tới giúp hắn thì cảm động vô cùng. Thực ra, Trực cũng muốn để đạo nông binh của mình luyện tập tác chiến. Tuy nhiên, hắn không định cho đấu súng.
“Mọi người có nhớ bài tập như lăn, lê, bò, trường chứ? Cứ áp dụng nó để tản ra xung quanh thám thính. Nhớ kỹ, đây là thám thính, tuyệt đối không được kinh động bọn hải tặc” Trực lên tiếng.
“Dạ” Mọi người đồng thanh trả lời.
Nếu có người hiện đại nào ở đây, họ sẽ nhận ra có chục “bụi cây”, thứ từng một thời ám ảnh quân đội Mỹ đã xuất hiện tại đây. Tên Trực tự hỏi liệu kỳ tích của dân tộc Việt Nam có xuất hiện sớm hơn trăm năm không.
Tới chiều, mọi người tụ hợp lại báo cáo. Ở ngoài khơi có một chiếc thuyền lớn, dĩ nhiên là so với tàu thuyền của Đại Nam chứ thực ra nó chỉ cỡ tiểu hạm của châu Âu mà thôi. Buồm rách tơi tả còn hơn áo của ăn mày. Từ tình hình có thể thấy bọn chúng gặp nạn rồi trôi dạt vào đây. Dân Phú Lạc không may gặp phải bọn cướp này.
“Tính sau đây Hương Sư. Ngài quen với phó lãnh binh hay nhờ ngài ấy đem quân tới giúp” Một người nói.
Cái hắn nói thì đúng là cũng có lý. Súng ống của Trực không nhiều, kinh nghiệm thực chiến của dân làng không có. Đó cũng là lý do mà hắn không cho đấu súng. Nếu nhờ Trương Định điều quân phối hợp với đạo súng ống thì ổn hơn. Tuy nhiên, một là thời này không có phương tiên cơ giới, cho người báo lên Trương Định, đợi lão ra quyết định rồi đều quân tới thì đám hải tặc đã chạy từ lâu. Hơn nữa, làm như vậy thì phải giải trình chuyện hắn mua súng Tây để làm gì. Không khéo cả làng bị bỏ tù vì mưu đồ tạo phản.
Trong khi đó, Trung Trực có kế hoạch tốt hơn. Đánh úp.
Trong lúc phân chia kế hoạch, trời đã tối, vô hình chung lại giúp cho mọi chuyện rất nhiều. Tuy dân Nam thường ngủ sớm nhưng cũng không ít người tranh thủ trời tối mà mò cua bắt ốc. Cũng vì lẽ đó, việc mai phục vào ban đêm đối với dân binh thôn Bình Nhựt vô cùng đơn giản.
Về phần kẻ địch, bọn chúng đều đi ngủ hết. Chỉ còn vài tên canh gác. Phải nói là đám này không hề sợ hãi. Cũng đơn giản vì bọn chúng biết rõ nếu đến cả quân chính quy Đại Nam mà còn sử dụng gươm giáo thì dân thường đào đâu ra súng ống. Mà đám này đâu có định đánh nhau với quân chính huy. Đó là chuyện của quân Pháp. Chúng chỉ định cướp giết hiếp rồi rút thôi.
Còn về nhóm người Văn Lịch, ai nấy đều sẵn sàn hành động theo kế hoạch đã định.
Sau một lúc, hai tên hải tặc phụ trách canh gác chợt nghe có tiếng sột soạt ở ngoài xa. Hai gã vội nhìn ra phía đó, thấy thấp thoáng có bóng người. Hai gã còn đang ngạc nhiên, nhưng chưa kịp có phản ứng gì thì đã cảm thấy cổ họng đau buốt. Một lưỡi mác từ phía sau đưa tới, cắt ngang cổ họng hai gã, khiến cả hai chết ngay lập tức. Tuy dân làng Bình Nhựt chưa từng giết người nhưng đối đầu với hổ, báo, cá sấu tàn bạo hơn ngươi thì họ có thừa kinh nghiệm. Do đó, ai nấy đều ra tay nhanh gọn.
Cũng cùng lúc đó, mấy tên trong nhà cũng đã bị giải quyết êm thắm, dù có vài tên kịp rú lên mấy tiếng, nhưng cũng chẳng liên quan đến đại cục. Có lẽ bọn chúng đều rất mệt mỏi sau một thời gian trôi dạt trên biển, nên lúc này đều ngủ say như chết, giúp bọn Trực càng dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng nhất, tất cả đều được ngụy trang cẩn thận, lại áp dụng các tư thể di chuyển kiểu quân đội hiện đại nên không ai phát hiện được.
Giải quyết xong bọn đó, khi thu thập chiến lợi phẩm có 12 khẩu súng trường. Cùng mẫu súng Kammerlader của hắn. Xem ra không phải chỉ Trung Trực mới nhận ra sự tiện dụng của dòng súng này. Ai nói người xưa kém thông minh chứ.
Vậy là đội quân của Văn Lịch đã có 17 khẩu súng. Tốt hơn so với dự tính.
Đi một vòng trong thôn, một người kinh hoàn nhận ra thảm cảnh của dân chúng. Người chết, kẻ bị thương. Tội ác không gì không làm. Mùi máu tươi bao phủ toàn bộ thôn làng. Xác người chất cao như núi. Có cả người già, phụ nữ và trẻ em. Ai nấy đều chết không nhắm mắt.
Bản thân Trực kiếp trước cũng từng giết người nhưng hắn làm có mục đích. Trong khi đó, bọn Tây Dương này rõ ràng xem đây là thú vui.
Bản thân hắn hiểu rõ trên toàn thế giới hiện tại và cả trăm năm sau, các đạo quân phương Tây, dưới danh nghĩa khai hóa văn minh đang gây ra vô số cuộc thảm sát lớn nhỏ, tất cả để đem lại sự giàu có cho tầng lớp tư sản ở chính quốc. Bọn chúng nói mình khai hóa văn minh nhưng khi bọn chúng tới, dân bản địa ngoại trừ chịu thuế cũ còn chịu cả đống thuế mới, phải làm việc đến chết để cạo mũ cao su, xây đường sắt, khai mỏ. Quan trọng nhất, sau cả mấy thế kỷ bóc lột rồi bị dân bản địa đánh đuổi, cả đám đó lại quay sang thảo luận vấn đề nhân quyền. Nói nước này nước nọ thiếu nhân quyền rồi phá tan đất nước người ta.
Dù cảm thán cỡ nào thì thực lực của Trực hiện tại quá hạn chế. Hắn cũng không phải thánh nhân để cứu tất cả. Cái hắn có thể làm là bảo vệ những gì có thể bảo vệ mà thôi.
Sau đó, hắn cùng mọi người cùng kéo nhau ra bờ biển. Lúc này, trên chiếc thuyền của bọn hải tặc liên tục vang lên những tiếng kêu gào thảm thiết. Tại sao lại có chuyện này? Nguyên nhân là vì Trực đã cho ném ong, nhện, rắn, rết vào thuyền. Nên nhớ là con thuyền có có mấy khẩu đại ở hai bên. Nếu trực tiếp tấn công, đám trên thuyền cho nổ súng đại pháo với bắn súng từ trên thuyền xuống thì mọi người chết chắc. Trong khi đó, chúng lại có thể dễ dàng tẩu thoát. Cũng vì lẽ đó, mà Trực quyết định sử dụng “vũ khí sinh học”. Đến cả quân đội Mỹ trăm năm sau còn chịu thua với thứ này thì đừng nói tới một đám hải tặc.
Trong khi đó, Kim Đinh vẫn còn nhìn về phía thôn làng. Cảnh đã nhìn thấy vẫn ám ảnh nàng.
“Nếu bọn Phú Lang Sa đánh vào. Sẽ có hàng trăm chuyên như vậy phải không?” Nàng hỏi.
“Đúng vậy. Bọn chúng tuy vỗ ngực là văn minh nhưng chất chỉ muốn xây dựng thuộc địa để nuôi nhưng kẻ thống trị ở mẫu quốc. Một khi bọn chúng đánh vào khi thảm cảnh như vậy sẽ diễn ra vô số” Trực nói rồi đứng kế bên Định.
Lễ giáo thời này không cho phép hắn ôm nàng bởi hắn còn phải giữ hình tượng lãnh đạo trong mắt mọi người. Tuy nhiên, nó không cản hắn quan tâm tới người con gái mình thương.
“Nhưng nàng không cần lo lắng. Chỉ cần có ta ở đây, bất cứ thế lực nào muốn gây đao thương trên lãnh thổ nước Nam đều phải trả giá đắt” Trực nói, hai bàn tay nắm chặt.
Mọi người xung quanh nghe lời nói của hắn cũng nắm chặt tay lại, thề quyết trung thành với người thủ lĩnh này.
Đến gần sáng, nghe trên thuyền chỉ còn những tiếng rên rỉ, không thấy có tiếng gào thét nữa, Trung Trực liền bảo mọi người bơi ra đó bắt bọn chúng, và dặn thêm :
“Bọn chúng chỉ ở trên thuyền, cũng chưa gây nên tội lỗi gì với dân ở đây. Nếu bắt sống được thì hãy cố bắt sống. Ta cần hỏi cung bọn chúng.”
Làm đặc vụ, cái quan trọng nhất chính là tin tình báo. Mọi thứ mà hắn biết đã thay đổi quá nhiều. Điển hình là tên Lý Chấn. Nếu chỉ dựa vào kiến thức lịch sử thì không ổn, cũng càng không thể dựa vào Thái Bình Thiên Quốc. Nên nhớ dù là nhà Thanh hay Thái Bình quân thì họ cũng chỉ xem Đại Nam là man di mọi rợ. Do đó, không thể tin vào. Cũng vì thế, hắn muốn từ đám hải tặc moi thêm một chút tin tức. Nên nhớ hải tặc đi lại trên biển rất nhiều nên dễ dàng moi tin tức. Nếu được thì hắn cũng muốn xây dựng một đạo quân hải tặc cho riêng mình.
Lát sau, bọn hải tặc trên thuyền được khiêng vào bờ, mặt mũi cả bọn đều bị ong chích sưng vù, trên người còn có nhiều vết rắn cắn, bộ dạng cực kỳ thê thảm. Nhìn bọn hải tặc, thấy ai nấy đều đã kiệt sức, Tuấn Văn khẽ lắc đầu, biết có hỏi cung lúc này cũng sẽ chẳng hỏi được gì, nên bảo khiêng bọn chúng về làng tìm cách chữa trị.