Chương 11: Súng ống, mua bán và gặp lại người quen.

Thời gian cứ thế mà trôi qua thêm vài tháng. Nếu theo đúng lịch sử, thì thời điểm mà chiến tranh Pháp-Đại Nam diễn ra đã ngày càng gần. Do đó, Trực thấy rằng cần phải có một lực lượng vũ trang để tự bảo vệ mình giữa cảnh chiến loạn. Trong cảnh loạn lạc, mạng người như cỏ rác, nhất là mạng người Việt trước mũi súng hung ác của các đế quốc phương tây, nếu lỡ chết đi thì thật uổng công “Tạo Hóa” đã đưa hắn đến thế giới này.

Tuy nhiên, thầy Sáu cho Trực biết, Hội Đồng Làng không được phép tổ chức lực lượng vũ trang của làng, nếu không triều đình biết được sẽ bắt tội phản nghịch. Để giữ gìn trị an, mỗi làng chỉ có một số ít Tuần Đinh, với vũ khí chủ yếu là gậy gộc, tùy theo quy mô làng lớn nhỏ mà số Tuần Đinh khoảng 10 người trở lại. Dĩ nhiên, Trực, với tư cách là đội trưởng nông binh do Trương Đinh phong, là người quản lý trực tiếp của đám này.

Dù vậy, trong cái xui lại có cái hên. Một hôm, phó lãnh binh Trương Định cho người thông báo việc triều đình rất hài lòng với kế sách của hắn. Dù không giải quyết hay ngăn cản cuộc chiến sắp nổ ra thì nó đã xóa bỏ vấn đề tồn tại từ thời Minh Mạng. Hơn nữa, chính nhờ việc này mà dân chúng, nhất là người công giáo đã nhận ra âm mưu xâm chiếm Đại Nam của linh mục công giáo. Bên cạnh đó, việc tổ chức một số trò giải trí của Trực đã làm giảm các hoạt động trộm cướp xuống đáng kế.

Tuy nhiên, thứ quan trọng nhất đó là kỹ thuật canh tác ba vụ một năm. Đó là một trong số các kiến thức mà hắn dạy cho bà con nông dân từ khi được làm đội trưởng đội nông binh. Tuy không thể so với thời hiện đại do giống lúa không được cải tiếng, cũng chả có máy cày hay thuốc trừ sâu nhưng đã làm năng xuất lúa của riêng Bình Nhựt tăng gấp mấy dần. Lúc đầu thì không ai để ý nhưng tới khi phương pháp này thu được hiệu quả thì rất nhiều quan chức ở xứ Nam Kỳ, trong đó có phó lãnh binh Trương Đinh, lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng chú ý đến. Nên nhớ Đại Nam là nước nông nghiệp đó nha.

Ở thời điểm mà tin xấu báo lên dồn dập thì tin tốt như vậy rất được triều thần tung lên tận mây. Tự Đức quyết định sẽ ban cho người thanh niên này một chức vụ nào đó. Dĩ nhiên, đó còn phải đợi một khoảng thời gian. Khi chiếu chỉ ban xong thì quan viên cấp dưới còn phải sắp xếp nên mọi thứ đều phải đợi.

“Theo những gì mà cha ta thu thập được thì có khả năng ngươi sẽ được phong một chức quan nào đó. Hình như là Quản Cơ thì phải” Ngồi trong nhà của Hội đồng làng Trương Quyền, con trai Trương Định lên tiếng.

“Tại hạ xin cám ơn Trương Công đã quan tâm đề bạc” Trực chấp tay theo kiểu phong kiến để cám ơn.

“Không có gì đâu. Cha ta rất hiếm khi đánh gia cao người nào. Ta là con trai mà còn chưa được như nhà ngươi nữa là” Trương Quyền nói. Trong giọng có chút oán trách.

Trong khi đó, Lịch âm thầm quan sát tên này. Theo lịch sử, sao khi Trương Định tự sát, Trương Quyền đã chiến đấu tiếp tục với quân Pháp cũng như bao lãnh tụ nghĩa quân khác. Hiện tại thì chiến tranh chưa bùng nổ, chàng trai tên Quyền vẫn có chút bồng bột của tuổi trẻ.

“À mà ta nghe nói ngươi dạy chữ Tây Dương cho dân làng thì phải” Trương Quyền nói.

Ngay làm tức, Trực mở miệng ra giải thích nhưng bị Trương Quyền chặn lại.

“Ta biết ngươi tính nói gì. Đây là “chữ bình dân”. Nguồn gốc là do người Bồ Đào Nha, không liên quan tới người Pháp. Bản thân chữ là của La Mã. Đừng hiểu lầm. Bọn ta không có ý làm khó gì ngươi. Phải thừa nhận là chữ này dễ sử dụng hơn nhiều nhưng tại hạ khuyên Trực huynh chỉ nên dạy cho người trong làng là đủ rồi. Những cải cách khác của ngươi có lợi cho dân làng nên cha ta và lãnh binh Thăng sẽ hết lòng ủng hộ. Còn có cả cô Sáu….”

Nói tới “Cô Sáu” thì Trương Quyền có vẻ mặc không vui. Thực ra, Cô Sáu không ai khác chính là Trần Thị Sanh, em của hoàng thái hậu Từ Vũ, cô ruột của đương kiêm hoàng thượng, Tự Đức, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Theo lịch sử thì bà được Tự Đức ban hôn cho Trương Định. Tuy nhiên, dựa theo thái độ của Trương Quyền thì có lẽ quan hệ giữa Trần Thị Sanh và Trương Định đã có từ lúc này.

Nói chung thì thời phong kiến, đàn ông nắm quyền. Do đó, dù vợ Trương Định là Lê Thị Thưởng có đau buồn thì cũng không thể làm gì. Đó là còn chưa nói tới chuyện Trần Thị Sanh là hoàng tộc.

Sau đó, Trương Quyền đi ra khỏi làng. Dân làng đều cuối chào. Nói gì thì nói hắn cũng là con trai của phó lãnh binh Trương Định. Tuy danh tiếng của Trương Công Định lúc này chưa bằng về sau nhưng cũng đủ để người ta vị nể.

Khi Trương Quyền đi khỏi, thì Trực thở phào. Người khác hắn không dám chắc nhưng nếu cô ruột của Tự Đức chống lưng cho hắn thì tạm thời tên Trực khỏi lo chuyện hắn sẽ phải đối đầu với triều đình. Theo lịch sử, bản thân Tự Đức tuy không có tài, hèn mà còn bảo thủ nhưng lại rất quan tâm người thân, có hiếu với mẹ. Đến cả Hồng Bảo năm lần bảy lượt tạo phản mà lão còn tha thì cô ruột của mình làm sao không xem trọng.

Lúc này, thầy Sáu bắt đầu xuất hiện để nói với hắn về chuyện mua súng. Thực ra, trừ trước khi Trương Quyền tới, hắn đã định thành lập một đội thân binh. Tuy nhà Nguyễn cấm làng tổ chức vũ trang nhưng đâu thể cấm người có tiền thành lập thân binh. Nên nhớ rất nhiều người có tiền có dây mơ rễ má với quan lại trong triều đó nha. Hiện tại, việc hắn làm Quản Cơ sớm mấy năm được xác nhận bảy tám phần. Do đó, việc tổ chức thân binh càng không thành vấn đề. Quan trọng nhất, quân đội hắn phải là súng ống chứ không phải gươm giáo.

“Ta hỏi rồi. Phải nói là chúng ta cũng khá may mắn. Năm khẩu súng chỉ một gần một lượng vàng. Còn có gần trăm viên đạn. Mà hình như tên là Kha-mơ-la-đờ thì phải. Nghe nói là ở nước tên Na Uy gì đó” Thầy Sáu nói. Ngoài ra, ông còn cố hết sức phát âm tên súng.

“Kammerlader 1842 của Na Uy?” Trực hỏi.

“Đúng rồi. Tên súng Tây Dương khó phát âm quá.Ta cũng đành chịu."

Thực sự Trung Trực rất vui mừng. Một, đây là súng bị đào thải thì rẻ cộng thêm có thể tìm được số lượng lớn. Tiếp theo đó là phạm vi tấn công 200 m không hề tồi, thêm vào đó nạp đạn nhanh hơn Rifle, súng tiêu chuẩn của quân Pháp lúc này, một chút. Nói chung là nếu được trang bị đầy đủ thì mộ đạo quân cầm toàn súng Kammerlader vẫn có sức chiến đấu nhất định trước các binh đoàn Châu Âu nếu được huấn luyện đầy đủ.

Dĩ nhiên đó khi trang bị đầy đủ chứ không phải là năm khẩu súng với vài trăm viên đạn.

“Còn chuyện kinh doanh thì sao” Trực hỏi.

Nên nhớ là chiến tranh là thứ đốt tiền nhiều nhất. Hắn dĩ nhiên không dám so về tài chính với triều đình Đại Nam chứ đừng nói là một cường quốc thực dân như Pháp. Cái hắn cần là đảm bảo nhất định về mặt tài chính.

Lúc này, Kim Định là Mận bước ra. Nói thật lòng, thầy Sáu vốn là Nho sĩ nên chuyện buôn bán thực sự rất dở. Trong khi đó, Định và Mận buôn bán ở chợ từ bé nên có kinh nghiệm kinh doanh. Mà cái Trực cần lại là kinh nghiệm. Ở thời hiện đại, không ít tiến sĩ quản trị kinh doanh lại đi làm thuê cho người chưa học hết cấp 3 mà lý do là vì những người đó có kinh nghiệm kinh doanh.

Do sống ven biển, lại gần vùng cửa sông thông vào thành Gia Định, là một tuyến giao thông quan trọng, nên ghe thuyền rất có thị trường. Thời này cây rừng rất nhiều, cũng chưa có luật bảo vệ rừng, muốn đóng thuyền chỉ cần lên rừng đốn cây xẻ gỗ, chỉ tốn công chứ ít tốn tiền bạc. Thông thường, một người thợ mộc muốn làm nên một chiếc thuyền phải tốn rất nhiều thời gian. Những chiếc thuyền đi biển có khi phải đóng mấy tháng mới xong.

Dĩ nhiên, sản xuất là một chuyện. Bán hàng lại là chuyện khác. Rất nhiều người trẻ thời hiện đại háo hức khởi nghiệp, chế ra sản phẩm độc là rồi chả có ai mua. Lý do là vì đơn giản là khách hàng không biết đến sự tồn tại của họ khi mà các sản phẩm cạnh tranh có quá nhiều.

“Cái “ma kết” gì đó anh hai học ở đâu vậy? Nhờ nó mà mình bán được quá trời luôn” Mận nói.

“Marketing” Trực nhắc.

Tuy thời này, nhất là ở Nam Bộ, cầu vẫn lớn hơn cung nhưng xưởng làm ghe thuyền không phải chỉ làng Bình Nhựt. Bản thân Trực lại không có tiền để mời thợ giỏi về làm việc. Do đó, phải tiến hành tiếp thị sản phẩm. Hiện tại, dù ở châu Âu, khái niệm tiếp thị vẫn chưa ra đời. Nhiều nhà kinh tế vẫn chú tâm vào sản xuất hơn và bao bì nhãn mác.

Do đó, công ty Trung Trực, tên do Trực đặc, trở thành xưởng cung cấp ghe xuồng nổi tiếng. Quan trọng nhất, chỉ mới làm chưa tới một tháng mà đã có tiền trong khi các xưởng khác cần tới cả năm. Cũng nhờ bận rộn vụ tiếp thị mà Mận không còn thời gian nói chuyện với Huỳnh Công Tấn.

Nói về công ty Trung Trực thì về sau nó đã trở thành công ty hàng đầu thế giới ở hầu hết các lĩnh vực, nắm giữ nhiều bằng sáng chế quan trọng, có hẳn một đạo quân riêng mà không nước nào dám khinh thường.

"À đúng rồi. Có một tên người Hoa tên là Lý Hữu Chí nói rằng chủ nhân của hắn muốn gặp cậu, Trực. Hắn nói cậu đã giúp cho vương gia của hắn rất nhiều" Thầy Sáu nói.

Lúc này, Trực mới nhớ lại cái tên Thái Bình Thiên Quốc đó.

"Hắn muốn gặp con?" Trực tự hỏi.

"Đúng vậy, tên đó đang đợi ngoài làng rồi" Thầy Sáu nói