Chương 1: Xuyên không

Nam Kỳ Lục Tỉnh, Tự Đức năm thứ 9, 1856.

Buổi sáng, mặt trời đỏ như lòng đỏ trứng gà dần xuất hiện. Cả bầu trời chuyển từ màu đen của màn đêm tới màu cam của bình minh rồi tới màu xanh của buổi sáng. Ở phía dưới, dòng nước vẫm êm đềm chuyển động bị khuất động bởi vô số ghe xuồng. Khi trời sáng, người dân liên dùng xuồng để di chuyển. Có người đi chợ mua đồ, có người đi bán sản vật bắt được từ đêm khuya, cũng có người đi làm công việc hay tìm lấy lưới đánh cá.

Nói tới đánh cá thì cũng có một thiếu niên 18 tuổi cũng đang đánh cá. Đôi mắt thâm thúy không phù hợp độ tuổi mà nhìn xa xăm, trong đó vu vơ ánh lên nỗi hoang mang không thể tả xiết.

Ở độ tuổi “chín” nhất vào thời này, hắn có vẻ nam tín tới mức ma mị. Dù chỉ là người chày lưới, hắn có khuôn mặt góc cạnh, đôi mắt sáng ngời. Cơ bắp tuy không tới mức sáu múi nhưng thực sự làm nhiều thanh niên của xứ Nam Kỳ phải ganh tỵ.

Quan trọng nhất, cái tên của hắn sẽ là thứ làm cho những sĩ quan được đào tạo bài bản ở châu Âu phải sợ hãi. Hắn là Nguyễn Trung Trực. Mà cũng không đúng bởi linh hồn của Nguyễn Trung Trực hay nói một cách chi li hơn linh hồn của thân thể này đã không còn khống chế được thân thể hắn mà trở thành một dạng khác tồn tại. Những sự việc liên quan đến linh hồn bao giờ cũng thần bí và khó có thể giải thích rõ ràng.

Trong lúc đánh cá, Trung Trực thi thoảng lại nhìn xa xăm. Từ hỗn loạn là cách đơn giản nhất có thể nói về tình huống của Trung Trực lúc này. Mấy ngày trước, không hiểu sao khi đang chèo xuồng lại té sông. Vốn dân Nam Kỳ bơi lội từ bé nên té sông cũng chả là gì. Khổ nổi lúc đó hắn lại bị chuột rút. Cứ như thế, hắn chìm dần xuống lòng sông.

Lại nói về một người khác với tên Trực Trung, vốn là đặc vụ nổi tiếng trong thế giới ngầm. Quan trọng nhất là cái chết của hắn không phải là anh dũng hi sinh vì nước mà là cái chết hết sức ngớ ngẩn, không thua việc dân bơi lội từ nhỏ lại bị chết chìm. Khi máy bay chở hắn làm nhiệm vụ về nước thì gặp phải một cơn bão kỳ quái.

Sau đó, Nguyễn Trực Trung chết thật. Máy bay gặp tay nạn mà lao xuống dưới biển. Trong khi đó, Nguyễn Trung Trực sống dậy, với hai linh hồn. Cả hai thần hồn này không hề tranh đấu hay thôn tính nhau mà chúng đang dần hòa quện vào nhau, có thể nói đây là quá trình dung nhập và hòa tan.

Thực lòng, quá trình này làm hắn khá là khổ sở. Dù vậy, hắn cũng không phải con ông cháu cha không làm mà có ăn. Dù cơ thể vừa mới thích nghi với việc hai linh hồn hòa làm một hắn cũng phải đi chày lưới kiếm sống. Tiện thể, hắn chày lưới cũng không tệ. Công việc vốn đã làm tới mức thành phản xạ có điều kiện. Dù mãi mê suy nghĩ thì số cá tôm hắn bắt được cũng nhiều hơn người ta.

“Anh Trực bắt được nhiều cá ghê” Một thanh niên ở kế bên lên tiếng.

Phải thừa nhận là Nguyễn Trung Trực là một người đánh cá giỏi. Nếu không phải cái đám ở tút bên châu Âu đòi khai phá văn minh xứ này thì Trực có lẽ vẫn là một người chày lưới.

Dù vậy, hắn không có thời gian để ý chuyện này. Hiện giờ hắn mười tám tuổi. Bây giờ là năm Tự Đức năm thứ 9, 1856, tức chỉ còn hai năm trước khi chiến tranh Pháp-Đại Nam bùng nổ và ba năm trước khi chiến sự bùng nổ ở Nam Bộ. Liệu hắn có thể làm được gì.

Cách an toàn nhất là đi theo dòng lịch sử, chiến đấu anh dũng để rồi bị Pháp chém đầu, để lại câu nói vang mãi muôn đời nhưng liệu hắn có cam chịu số phận đó khi đã biết trước lịch sử. Hắn cảm nhận được dòng thời gian đã chia làm hai khi linh hồn này xuyên không. Hắn có thể tác động tới thực tại này mà không sợ chịu hậu quả.

Dù vậy, hắn cũng không biết mình làm được tới đâu. Nên nhớ hắn còn phải chày lưới kiếm sống nuôi gia đình đó nha. Người ta xuyên không nêu không làm hoàng tộc thì cũng là con già đại phú hoặc cũng có gia tài vạn lượng. Còn hắn thì đúng là trắng tay. Xứ Nam Bộ sản vật nhiều, siêng năng thì không chết đói nhưng muốn có nguồn vốn khổng lồ để chế tạo đủ thứ như trong truyện thì không đủ. Thêm vào đó, dân đen nói tùy tiện mộ binh hay nói năng lung tung có nước bị chém cả nhà chứ ở đó mà dựng cơ nghiệp.

“Chị Mận với chị Định kìa” Một âm thanh vang lên.

Lần này thì đúng là hắn phải thoát khỏi suy nghĩ rồi. Trên dòng sông Vàm Cỏ, hai người con gái đang chèo thuyền đi tới chỗ hắn. Một người áo xanh đang chèo. Một người áo trắng thì đang ngồi. Phải nói là khuôn mặt hai nàng đều khá xinh đẹp. Khuôn mặt thanh tú. Vị trí của mắt mũi miệng đầu cân đối như được thiết kế bởi bàn tay tài năng nhất. Nó mang nét mộc mạc của sông nước miền Tây làm người ta mê mẩn.

“Chị, phu quân của chị kìa” Cô gái tên Mận lên tiếng vừa đủ để lọt vào tại Định và cả tên Trực.

So với Mận thì Định có nét đẹp riêng. Cái mũi tuy không cao nhưng lại hòa hợp với khuôn mặt. Cùng với đó là bím tóc buộc ở phía sau làm cho nàng đẹp hơn.

Ở thời đại này, danh tiếng của phụ nữ rất quan trọng. Nếu là người khác, chắc chắn sẽ giận lên là một mực phủ định bởi nếu lời đồn này vang ra xa thì rất khó lấy chồng. Tuy nhiên, Đinh, hay tên đầy đủ là Lê Kim Định lại không quan tâm bởi nàng đã nhận định cả đời chỉ lấy Nguyễn Trung Trực làm chồng.

“Ý em là anh Lịch đó hả?” Định lên tiếng.

Tên thật của Nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Lịch. Đó cũng là tên mà nàng Định gọi cho hắn.

Suy nghĩ nãy giờ thì hai chiếc ghe cuối cùng cũng gặp nhau. Hai người cứ thế mà hai mắt nhìn nhau trong thoáng chốt. Thực tế, hắn cũng không biết có nên tiếp tục quan hệ với nàng. Nên nhớ là theo lịch sử kết cục của Lê Kim Định rất thảm, chết khi sinh con xong mà không có chồng ở bên. Con hắn cũng chết ở nơi hoang du mà không ai biết.

Dù vậy, khí thấy ánh mắt tràn đầy tình yêu của nàng thì hắn không nở. Thời phong kiến nặng lễ nghĩa, người ta chỉ dám nhìn tự xa vậy thôi, chứ không như thời đại nào đó. Tình yêu rất khó nảy sinh trong bối cảnh kiểu này. Tuy nhiên, nếu nảy sinh thì thường là tình yêu thật lòng.

Tóm lại là hắn đã quyết định sẽ làm hết sức mình để thay đổi vận mệnh dân tộc, để bảo vệ những người mình thương. Còn nếu cuối cùng vẫn thất bại thì nói một câu thật ngầu rồi chết cũng không tệ.