Chương 15: Kỳ Lân

Có lần Đinh Bộ Lĩnh về cố hương tuyển quân thấy mọi người đồn rằng có Xạ Điêu Thần Tiễn bắn Cự Viên mới đến nhà Độn Ngân Tử xem thử thực hư ra sao.

Lúc ấy Đinh Bộ Lĩnh thấy trước nhà có người hai chân bằng gỗ đương bổ củi thì mới hỏi:

- Tráng sĩ cho hỏi Xạ Điêu Thần Tiễn là vị nào?

Độn Ngân Tử ngước lên trông thấy Đinh Bộ Lĩnh mình tỏa hào quang biết là không phải phàm nhân bèn chắp tay kính cẩn thưa:

- Người ấy chính là tôi, xong ngày trước bắn nhầm khiến cha bỏ mạng, tôi đã đập cung bẻ tên thề là từ nay không dùng cung nỏ nữa, cái tên Xạ Điêu Thần Tiễn không dám xưng.

Đinh Bộ Lĩnh thấy người này tàn tật không tin là thần tiễn nên bỏ đi.

Tối đó có người thân hình vạm vỡ, mình tỏa sắc vàng đứng trước nhà Độn Ngân Tử nói:

- Người khi nãy chính là Vua, ba hôm nữa vua gặp nạn ở bờ sông, ngươi hãy trèo thuyền ra cứu giá.

Độn Ngân Tử bèn chắp tay tuân lệnh, lúc ngước lên thì không thấy người kia đâu nữa.

Mấy hôm sau Ngô Xương Xí biết tin Đinh Bộ Lĩnh về Hoa Lư liền cất quân đi đánh, Đinh Bộ Lĩnh mang theo ít người chống trả không nổi bèn rút chạy lúc đến bờ sông quân Ngô Xương Xí đuổi tới bắn tên như mưa, Định Bộ Lĩnh xem trừng khó qua nạn ấy.

Nào ngờ từ đâu có người đội mũ rơm trèo truyền tới đón, người ấy rút tên bắn liền ba nhát, ba tướng tiên phong của Ngô Xương Xí trúng tên ngã ngựa chết ngay, quân Ngô Xương Xí như rắn mất đầu nháo nhác hết cả.

Đinh Bộ Lĩnh nhờ vậy mới lên thuyền qua sông được.

Lúc thoát nạn Đinh Bộ Lĩnh mới nhận ra người kia chính là Độn Ngân Tử. Chàng mới đem chuyện hôm trước ra kể lại rồi chắp tay quỳ xuống thi lễ quân thần.

Đinh Bộ Lĩnh nghe vậy biết là điềm lành nhưng dặn những người trên thuyền không được truyền ra ngoài.

Qua bên kia sông Đinh Bộ Lĩnh mời Độn Ngân Tử về làm thân vệ nhưng chàng từ chối:

- Thần khi trước không may giết cha, đã thề sau này không dùng cung tên nữa, nay vì cứu bệ hạ mới bất đắc dĩ dùng lại, nay nếu theo bệ hạ làm tướng ắt lại phải động đến cung kiếm, thần xin bất tuân.

Đinh Bộ Lĩnh tiếc lắm nhưng vì sợ Ngô Vương kéo quân sang nên phải từ biệt rồi vội vàng bỏ đi.

Độn Ngân Tử vì sợ trả thù nên cũng không dám quay lại quê nhà nữa mà phiêu bạt khắp nơi.

Có một bận qua vùng Đỗ Động Giang thấy có người cụt hai tay lại dùng chân bắn cung, mũi tên liền một lúc trúng hai con chim, Độn Ngân Tử mới ghé lại xem.

Người kia nhìn vào tròng mắt chàng thấy con ngươi bất động đã đến bậc thần nhãn thì nói rằng:

- Ta xem ngươi cũng là bậc thần tiễn, sao trên mình không có cung tiễn.

Độn Ngân Tử mới thưa lại chuyện xưa. Người kia cười chê rằng:

- Người ta biết sai biết sửa, nếu cứ như ngươi làm sai cái gì thì bỏ luôn cái ấy thì các bực danh tướng ngày xưa sẽ thế nào ?

Độn Ngân Tử hiểu ra mới tạ ơn người ấy rồi xin theo học xạ tiễn, người kia lại nói:

- Tài ngươi cần gì ta phải dạy nữa, ta chỉ còn cái này cho ngươi coi như duyên gặp gỡ.

Rồi Độn Ngân Tử theo người kia về nhà, trong nhà có một cây cung ánh rực đỏ sáng lóa mắt người thì đúng là cung quý, người kia tặng cây cung cho Độn Ngân Tử nói:

- Cung này không cần tên, chỉ cần kéo dây cung bắn gió, gió chính là mũi tên, sắc nhọn vô cùng, uy lực vô song.

Người kia kể thêm:

- Vùng này có con Hỏa Kỳ Lân hung ác hại người, xưa tay lấy cung bắn nó nhưng nó nhưng không chết bị máu nó văng trúng tay, phải chặt đi mới giữ được tính mệnh, nay ngươi hãy thay trời hành đạo giết nó cứu nạn cho dân.

Độn Ngân Tử mang cung vào núi thấy phía xa thấy một trời rừng rực màu đỏ, ấy là Hỏa Kỳ Lân đương kiếm mồi.

Hỏa Kỳ Lân to lớn vô cùng, đầu rồng, mình ngựa, đuôi bò, chân hươu, toàn thân lửa cháy rừng rực, chàng nhẹ nhàng tiến lại giương cung bắn một nhát trúng đùi Kỳ Lân, máu nó văng ra vào cây cỏ thì héo úa, vào đá sỏi thì chảy ra thành nước, quả là khủng khiếp.

Kỳ Lân bị bắn trúng tức giận gáo rống nong tởi nở đất trông thấy Độn Ngân Tử thì lao đến định giết.

Độn Ngân Tử đợi nó tời gần nhắm bắn giữa trán nó, Kỳ Lân bị phong tiễn găm vào đầu thì gục xuống chết, xác nó bốc cháy rừng rực, xung quanh hơn trượng bât kể vật gì cũng bị tan chảy.

Xác nó cháy đúng bảy ngày mới thôi, chỗ Kỳ Lân chết khoét thành một hố sâu hơn trượng, giữa đám tro ở hố ấy hóa thành một con chim lớn màu đỏ như máu toàn thân rừng rực ánh lửa bay về phía bắc, Độn Ngân Tử thấy chuyện lạ không dám bắn bừa.

Vậy là từ ấy dân chúng trong vùng lại được sống yên bình. Độn Ngân Tử được bảo vật bèn tạ ơn người kia rồi chu du thiên hạ.