Chương 19 - Hủy
- Hủy 兕
Tướng mạo của Hủy rất giống một con trâu, thân thể màu xám đen, trên đầu mọc một cái sừng. Hủy còn được gọi là Độc Giác Thú, tượng trưng cho văn đức, cổ nhân thường hay khắc hình ảnh của Hủy lên đồ đồng thau hoặc là vẽ thành chân dung để làm đồ trang trí. Quách Phác chú thích: "Tê như trâu nước, Hủy cũng như trâu nước, màu đen, một sừng, nặng ngàn cân." Chuyện thú vị có liên quan đến Hủy được ghi chép trong 《Tam Tài Đồ Hội》: "Hủy như hổ mà nhỏ, không cắn người. Ban đêm đứng một mình ở đỉnh vách núi cao nhất, nghe tiếng suối, rất yên tĩnh, cho đến khi chim muông hót, trời gần sáng mới quay về tổ."
Trong 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》 có ghi chép về Hủy: "Hướng đông 500 dặm là hòn núi Đảo Quá 祷过, trên đó nhiều vàng ngọc, ở dưới nhiều loài tê hủy (tê giác) 犀兕, lắm voi."
Chú thích
Tam tài đồ hội[1] (tiếng Trung Quốc: 三才圖會 / Sāncái tú huì) là tên gọi một cuốn bách khoa thư do Vương Kỳ cùng nam tử của ông là Vương Tư Nghĩa biên soạn vào năm 1607 và công bố vào năm 1609. Tác phẩm này được xem là tư liệu cho mọi hiểu biết của hậu thế về bối cảnh Trung Hoa dưới triều Minh và các nước lân cận đương thời.
9
0
1 tháng trước
1 tuần trước
BÌNH LUẬN TRUYỆN (0)
