Chương 3 - Đôi nét về tổ tiên người Việt
Tổ Tiên chúng ta(cùng nhiều dân tộc ở châu Á khác)họ sống theo truyền thống nông nghiệp và theo xã hội mẫu hệ. Hệ tư tưởng dần dần được nẩy sinh do suy ra từ nhận thức thời tiết và thiên nhiên, vạn vật và con người. Tổ chức xã hội theo truyền thống thị tộc, bộ tộc, liên bộ tộc về sau tiến thành xóm, làng huyện và nước.
Khởi đầu cổ sử Trung Hoa gọi họ là Miêu tộc, có khi gọi là Viêm tộc có nghĩa là người xứ nóng. Trong cuộc chiến tranh với nước Xích Thần(nhà nước do Đế Lai lập ra) tại Trác Lộc thì họ gọi thủ lĩnh quân đội của nước Xích Thần là Xi Vưu, lãnh đạo Liên Minh Xích Quỷ( Xích Quỷ là tên nước ta thời Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân.
Liên minh Xích Quỷ là sự liên minh của hàng trăm đội dân quân của các bộ tộc nước Xích Quỷ. Liên minh này được chia làm hai đạo. Một đạo do Lạc Long Quân chỉ huy, một đạo do Âu Cơ chỉ huy.). Sau chiến tranh Trác Lộc, thì họ gọi dân nước Xích Thần ở phía Nam Hoàng Hà là Cửu Lê.
Đầu thời Chu họ gộp tất cả các dân tộc sống trong vùng châu thổ sông Dương Tử và gọi chung là Bách Việt. Cho đến thời Tần Thủy Hoàng thống nhất toàn cõi lục địa và cuộc tranh hùng Hán Sở tiếp đó, danh xưng Bách Việt vẫn còn thấy nhắc đến nhiều lần.
33
0
1 tháng trước
18 giờ trước
BÌNH LUẬN TRUYỆN (0)
