Chương 1 - Lý Thường Kiệt Bình Chiêm - Phần 1
Chuẩn bị
Lý Thường Kiệt ra lệnh cho các thuyền trưởng,ông bước xuống thuyền.Hiện tại họ đã đến phía nam núi Hồng Lĩnh .Quân Lý lục tục đổ bộ mang theo lều bạt để hạ trại ,dựng lên những căn bếp đã chiến .Lý Thường Kiệt chọn một bãi cát khô ráo trải bản đồ ra đất xem xét .Nước Chiêm hình thế hiểm dị,một dải đất hẹp và dài kẹt giữa bể đại dương và núi cao ngất .
Lý Thường Hiến (1) gật đầu:
-Từ đây đi đường thủy tầm 5 ngày sẽ đến nam giới ,điểm cuối cùng của Đại Việt .Không biết hoàng thượng có mệt không ? Cuộc hải trình quá xa xôi .
Lý Thường Kiệt (2) liền nói:
- Theo anh thấy là hoàng thượng phấn khích thì có .
Thời nhà Lý rất chuộng võ công ,các vua đầu triều thường thích lên đường ra trận hơn là ngồi ở cung với hoàng hậu và Thánh Tông (Lý Nhật Tôn) (3) là một ông vua như vậy .Ông là người có tham vọng lớn,muốn trở thành một kẻ chinh phạt .Trước đó Lê Đại Hành (4) hay Lý Thái Tông (5) có đánh Chiêm thành để bắt người ,đoạt của rồi trở về chứ không hề nghĩ tới việc bành trướng lãnh thổ .
-Làm con bất hiếu !
-Làm tôi bất trung !
-Thần minh giết giặc !
Bá quan văn võ kêu vang một khoảng sân Long Trì rộng lớn.Lý Thánh Tông nói:
-Hội thề đã xong ba ngày nữa trẫm sẽ rời kinh đô mọi việc sẽ để lại cho Nguyên Phi và Thái Sư lo liệu .
Cái ngày Thái Tông (Lý Phật Mã) bị các anh em trai đánh để giành ngôi. Ông vô cùng tức giận và sau khi dẹp xong loạn tam vương nhà vua quyết định tổ chức hội thề thường niên .Cứ đầu năm hoặc bất cứ khi nào có việc quan trọng các quan lại sẽ tập hợp ở đền Đồng Cổ (6) hoặc sân Long Trì để thề thốt trước khi giải tán ,ai về làm việc nấy. Từ đó về sau nó thành truyền thống,đánh Chiêm thành (7) là một việc như vậy .Nhà vua sẽ rời kinh thành khá lâu nên nếu không thề độc mất công có kẻ phản rất là mệt mỏi .Lý Thánh Tông nói:
-Từ năm ngoái mậu thìn,trẫm đã sai sửa chữa và đóng thêm chiến hạm chỉ để dành cho ngày hôm nay thôi .
Anh em Lý Thường Kiệt và Lý Thường Hiến dẫn quân tiên phong đi trước .Thánh Tông sau khi bèn giao mọi việc cho Ỷ Lan Nguyên Phi (8) và Lý Đạo Thành (9) thì cũng ráo riết lên đường .Thuyền xuôi sông Lô qua hoàng cung Lý Nhân rồi thì rẽ xuống phương nam .
.....
Điềm Lành
Thuyền đến Nghệ An sau bảy ngày ,bỗng nhiên bên mạn thuyền Kim Phượng nước nổi bọt sóng .Lý Thánh Tông đang đi dạo ngắm cảnh vu vơ thấy cảnh tượng kì lạ bèn gọi các quan .Lý Thánh Tông nói:
-Các ông lại đây xem nè
Từ dưới mặt bể một con quái thú bay vọt lên trời .Các thuyền đều ngưng chèo ,mọi người sững sờ nhìn sinh vật khổng lồ thon gọn như rắn lấp lánh màu hoàng kim lượn một vòng lớn trước khi tan biến trong mây mù. Khi đến nam giới rồng lại tiếp tục cọ vào thuyền vua rồi lặng mất .Thánh Tông cười:
-Hahaha ! Xưa kẻ nào bảo ông nội của trẫm đặt tên kinh đô Thăng Long là nói khoác đâu ? Giờ sáng mắt hết chưa ,rồng vàng nguyên con thấy chưa ?
Từ đó đến hết hành trình rồng cứ lượn lờ quanh quẩn bên quân nhà Lý .Điều đó chứng tỏ xứ ta là lãnh địa của loài rồng.
.....
Cửa Ải Đầu Tiên
Ngày 23 tháng 3 năm 1069 , thuyền tới Nhật Lệ .Quan binh Chiêm Thành xông đến nói:
-Đề nghị các ngài miền bắc tấp
thuyền vào bờ để xuất trình giấy ttờ !
Lý Thánh Tông liền đáp: hừm ! Đi du ngoạn mà cũng không yên thân nữa , bắc nam cái gì ở đây ? Phân biệt vùng miền hả ? Trẫm rất ghét bọn phân biệt vùng miền !
Lý Thường Kiệt ra lệnh:
-Đánh !
Lý Thường Hiến hét lớn:
-Tấn công !
Lý Thánh Tông bám ở mũi thuyền gân cổ hét lên ,tướng Hoàng Kiện cưỡi thuyền xông vào .Quân Chiêm và quân Lý đụng độ nhau dữ
dội ,Hoàng Kiện gầm to:
-Tất cả xạ tiễn !
Đồng loạt các thuyền nhà Lý xoay ngang cung thủ dàn thứ nhất nã từng đợt như mưa rào .Sau đó các chiến hạm thứ nhất xông tới húc,Nhật Lệ tan vỡ .Để vào Chiêm Thành có ba cửa bể theo thứ tự là cửa Di Luân ,cửa Bố Chánh rồi đến cửa Nhật Lệ .Hai trăm thuyền nhà Lý không không cập vào Nhật Lệ nghỉ ngơi, vì mục đích của Thánh Tông là hủy diệt kinh thành Phật Thệ và bắt sống vua Chiêm Thành đem về thế nên quân Lý lại tiếp tục xuôi về phương Nam .
.....
Tiếp tục
Lý Thánh Tông nói:
-Nước Chiêm kì lạ thật ,ồ đại trần sa kìa !
Lý Thánh Tông trầm trồ ,chiếc Long Du chở vua lướt qua một bãi cát rộng lớn. Sáng mai thuyền đến cửa Tư Dung, nơi ngày sau chúa Nguyễn Ánh trở về để đoạt kinh đô cũ .Ba hôm tiếp theo rồng vàng lại bay sát thuyền Cảnh Thắng ,lại một điềm tốt .Lý Thường Kiệt nghe tiếng hải âu huyên náo dọc bờ vịnh ,mùi muối biển hòa với mùi tanh của cá xộc vào mũi .Gần đây có làng chài vậy không xa nữa, lúc ngự thuyền vua đi tới hai con chim cùng bay theo như dẫn đường. Thời Lý rất mê tín dị đoan nên bất cứ thứ gì cũng suy diễn
được ,những điềm từ lúc khởi hành đến giờ toàn là điềm tốt nên vua rất yên tâm .
.....
Bàn Kế
Lý Thường Kiệt bàn với em trai
Lý Thường Kiệt:
-Hiến à !
Lý Thường Hiến :
-Dạ !
Lý Thường Kiệt:
-Theo như trên bản đồ này thì thành Phật Thệ có ba phía Tây, Nam, Bắc đều có núi cao bảo vệ .Duy nhất phía Đông là trực tiếp với vùng nước mặn ,sông Thu Cương chảy vào nước mặn nhưng rất cạn .Thuyền ta e khó vào .
Lý Thường Hiến :
-Em nghĩ để đảm bảo an toàn chúng ta nên tìm đường khác .
Lý Thường Kiệt gõ ngón tay lên một điểm rồi nói :
-Qua khỏi sông Tu Mao ,vượt qua thêm hai sông nữa là tới thành Phật Thệ .
Lý Thường Hiến :
-Vậy thì bao giờ chúng ta sẽ tấn công.
Thường Hiến thắc mắc, Thường Kiệt nhìn ra ngoài khoang thuyền .Ông trầm ngâm hồi lâu rồi rút gươm ra khỏi vỏ rồi nói :
-Sẵn sàng tiến vào cửa Thị Nại ,tổng lực tấn công Chiêm Thành .
.....
Quyết Chiến
Hiệu lệnh được truyền đi ba quân ,binh lính nhà Lý í ớ nhau vũ khí sáng loáng chuẩn bị đổ bộ Chiêm Thành. Lý Thường Kiệt cho quân sĩ tiến lên đóng ở bờ sông Tu Mao. Tướng Chiêm Thành tên Bố Bì Đà La đã bày trận sẵn.
Bố Bì Đà La quát lớn :
-Có dám đánh không ! Muốn phá nhà của ta không dễ đâu nha !
Lính Chiêm Thành ồ ạt xông lên tay đôi với quân Đại Việt .Thường Kiệt cũng múa một đường đao rồi thúc quân tràn tới ,tên bay veo véo, tiếng binh khí va chạm vào nhau rền rỉ cả một vùng .Bố Bì Đà La quát thét và giáng những cú mạnh mẽ :
-Bão kiếm ! Quét kiếm !
Lý Thường Kiệt chặn được rồi dồn sức đáp trả .Bố Bì Đà La cũng tỏ ra là một chiến binh lì lợm ,liên tiếp băm, bổ, chặt những những đường gươm mạnh mẽ. Gầm lớn để trấn áp tinh thần của Lý tướng quân .Quân Lý và quân Chiêm cuồng nộ lao vào nhau giằng co ăn miếng trả miếng.Bỗng có tiếng hò reo long trời lở đất từ bên cánh phải .Lý Thường Kiệt dẫn đầu một đoàn tinh binh tràn đến như cơn lốc .Bố Bì Đà La bất ngờ giật mình, Lý Thường Kiệt tung một cước trúng ngay bụng .Lý Thường Kiệt thét to :
-Từ chối tử thần !
Rồi một đường đao ngọt như chặt dưa hấu cắt đôi Bố Bì Đà La suốt từ đỉnh đầu cho tới thân .Máu phun tung tóe, hai phần thân ngã rạp ra bờ cát .Quân Chiêm bị đánh tạt sườn lại thấy chủ tướng chết thì tan vỡ, tử trận nhiều không kể xiết.Thường Hiến mồ hôi nhễ nhại đập tay lên vai anh trai nói :
-Hai Anh em mình phối hợp ăn ý quá tiếp tục đi anh, em đang máu quá
Vậy là họ đã chiếm được sông Tu Mao,thật ra việc đổ bộ ban đầu cũng không hề dễ dàng vì sông này có rất nhiều cá sấu .
......
(1)Anh em trai của Lý Thường Kiệt
(2)Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự, nhà chính trị cũng như hoạn quan rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.
(3)Lý Thánh Tông là vị hoàng đế thứ ba của hoàng triều Lý nước Đại Việt, trị vì từ tháng 11 năm 1054 đến khi qua đời năm 1072. Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khoan giảm hình phạt, đồng thời bảo trợ Phật giáo và Nho giáo.
(4)Lê Đại Hành là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Khi còn thiếu thời ông làm quan cho nhà Đinh dưới thời Đinh Tiên Hoàng, đến chức Thập đạo tướng quân
(5)Lý Thái Tông là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị trong 26 năm. Ông được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, thời đại của ông, con ông là Lý Thánh Tông, cháu ông là Lý Nhân Tông được xem là thời thịnh vượng của Nhà Lý với tên gọi là Trăm Năm Thịnh Thế.
(6)đền Đồng Cổ thuộc núi Đồng Cổ (còn gọi là núi Khả Phong), tỉnh Thanh Hóa
(7)Chiêm Thành là tên gọi của vương quốc Chăm Pa trong sử sách Việt Nam từ 877 đến 1693.
(8)Ỷ Lan hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu, là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của Hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam
(9)Thái sư Lý Đạo Thành là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông.
33
0
1 tháng trước
4 ngày trước
BÌNH LUẬN TRUYỆN (0)
