Hoàng Tộc

Hoàng Tộc

Bạn đang đọc truyện Hoàng Tộc của tác giả Cao Nguyệt trên trang đọc truyện online.Hắn - một kẻ lười biếng.Hắn - con của vợ lẻ, thân phận hèn mọn.Che giấu lai lịch, tung hoành thương trường 10 năm bất khả chiến bại. Đến cuối cùng hắn chỉ là một kẻ lười biếng cô độc, không nơi nương tựa, mang theo truyền kỳ của mình chết đi.Kiếp này, hắn là danh môn hoàng tộc, kiều thê viên mãn. Thiên hạ phong vân, triều đình tranh đấu, khắp nơi tranh đoạt. Trong thời khắc dầu sôi lửa bỏng, một kẻ lười biếng, đạm mạc danh lợi như hắn phải làm sao, nên đi bước nào?Đến cuối cùng, ai mới là rồng trong loài người? Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Hoàng Tộc!
644 chương
Bộ Bộ Sinh Liên

Bộ Bộ Sinh Liên

Đing đing, Dương Đắc Thành bò lên tận lầu bảy, thở hồng hộc gõ cửa.Bên trong truyền ra ‘rầm’ một tiếng, không biết cái gì rơi xuống đất nữa, sau đó lại im bặt không một tiếng động. Dương Đắc Bạn đang đọc truyện Bộ Bộ Sinh Liên của tác giả Nguyệt Quan trên trang đọc truyện online.Cẩn thận lắng nghe, tiếp tục gõ cửa.Qua hồi lâu, bên trong truyền ra thanh âm sợ sệt của một cô gái:- Trong nhà không có ai..Dương Đắc Thành nhìn tờ danh sách trong tay mình, thẩm tra đối chiếu lại một chút biển số cùng dãy nhà, cao giọng nói:- Đồng chí Kim Đậu Đậu, mở cửa đi, ta không phải là người xấu, ta là do xã khu phái tới, tới làm một chút thủ tục cần thiết để cho gia đình đồng chí nhận được ‘ đê bảo.’ Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Bộ Bộ Sinh Liên!
639 chương
Lưu Công Kỳ Án

Lưu Công Kỳ Án

Truyện Lưu Công Kỳ Án là một truyện hấp dẫn được giới thiệu với bạn đọc trên trang đọc truyện online, tác giả Chân Tàng Bản đã xây dựng nên một truyện đầy những tình tiết thú vị. Đọc truyện bạn sẽ được trải nghiệm những vụ án ly kì hấp dẫn, được thử tài, thử trí tìm kiếm những gì gọi là suy luận, thử trí thông minh của mình, cùng khám phá những điều bí ẩn bằng đôi mắt và khối óc. Dù là một truyện lịch sử , quân sự nhưng Lưu Công Kỳ Án thực sự đã để lại cho bạn đọc những dấu ấn riêng. Giang sơn Đại Thanh thống nhất, quân dân an lạc thái bình, muôn nước vào triều nộp cống, triều có tôi hiền Lưu Dung, xuất khẩu thành chương hợp thánh minh, tài năng sách tày Khổng Mạnh, Sơn Đông là chốn quê nhà, trời sinh giúp rập khuông phò Đại Thanh. Đây là mấy câu tân ca mở đầu cho cuốn sách này. Chuyện kể rằng vào thời Hoàng đế Càn Long xuất hiện một vị năng thần, tổ tiên vốn người huyện Chư Thành phủ Thanh Châu tỉnh Sơn Đông. Ông vốn là con trai của Lưu lão đại nhân Lưu Thống Huân, họ Lưu, tên Dung, có ngoại hiệu là Lưu gù. Ông vốn xuất thân từ tầng lớp ấm sinh, nay chịu Hoàng ân của Hoàng đế Càn Long đích thân cất bút phê cho làm tri phủ Giang Ninh tại Kim Lăng. Đó là Lưu Công nổi danh ư ? Là người sẽ phá tan những nghi án, là người sẽ mở đường vén màn bí mật lên. Lưu đại nhân của chúng ta khác hẳn với những quan phủ khác. Hiện thời, ông ta thực sự không có bộ đồ nào ra hồn hoặc nếu có cũng không nỡ mặc, cũng chưa từng thấy ông treo bức tranh nào. Nhưng nếu nói tới những thứ như đạo bào, tăng y hay trang phục của người nông dân như áo chèn, giày vải thì quả thực ông ta có. Tại sao lại như vậy? Cũng bởi ông ta thích vi hành nên chuẩn bị sẵn những thứ này từ trước đó. Để tìm hiểu thêm mời bạn đón đọc truyện đặc sắc này. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Lưu Công Kỳ Án!
144 chương
Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng

Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng

Truyện Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng là một câu chuyện khá mới lạ và độc đáo được gửi đến bạn đọc trên trang đọc truyện online, một câu chuyện khá đặc sắc và sống động. Dù là một truyện lịch sử , quân sự nhưng lại không hề khô khan, chất chứa niềm tự hào dân tộc, ghi lại những gì chân thực, những gì là dấu son của lịch sử. Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng muốn nói lên nhãn quan chiến lược, sự sáng suốt và nhạy bén, tinh thần quyết đoán của Bộ thống soái tối cao, đặc biệt trong những thời cơ lớn, cũng như tinh thần làm việc toàn tâm, toàn ý, mưu trí, sáng tạo của các cơ quan Tổng hành dinh. Mong rằng những trang hồi ức này sẽ làm rõ thêm vai trò chiến lược tối cao ý nghĩa quyết định thắng lợi thêm vai trò chiến lược có ý nghĩa quyết định thắng lợi của Bộ thống soái tối cao trong mùa Xuân lịch sử. Đây là truyện được ghi lại dưới lời kể của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp - vị tướng tài ba của dân tộc, người học trò xuất sắc của chủ tịch, người là nhân vật là minh chứng cho cả một ký ức hào hùng của dân tộc. Những năm tháng rồi sẽ đi qua nhưng còn lại gì cho thế hệ trẻ, đó chính là bài học về lòng yêu nước, về lịch sử về sự tự hào... Đọc và hiểu cùng cảm nhận những điều này, bạn cũng có thể tìm đọc những truyện khác cùng thể loại như: Hoàng Tộc Đại Chu , Thiện Xạ Nhà Thanh ,... Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng!
10 chương
Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Bạn đang đọc truyện Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt của tác giả Tịch Mịch Kiếm Khách trên trang đọc truyện online.Nhân vật chính có tên là Mã Dược, trên đường đi du lịch Tây tạng thì bị trở về thời Tam Quốc. Tại đây hắn muốn gia nhập quan quân nhưng lại trở thành một tên giặc Hoàng cân bị sĩ phu thiên hạ phỉ nhổ. Để tồn tại hắn tự kiến tạo cho mình một chi kỵ binh hổ lang chi sư để chinh chiên thiên hạ, chiếm đất công thành. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt!
360 chương
Đế Nghiệp Như Họa

Đế Nghiệp Như Họa

Tác giả Mộ Dung Yên Nhi là một truyện mới trên trang đọc truyện online, truyện với khá nhiều tình tiết thú vị, tưởng như là một truyện ngôn tình đằm thắm nhưng truyện lịch sử , quân sự này lại thực nhẹ nhàng và thu hút. Đọc truyện bạn dễ dàng nhận ra những dấu ấn lịch sử trong quá khứ, sâu sắc và nhiều biến cố khó quên, những gì đi qua đều để lại một bài học to lớn về đấu tranh và về cuộc sống, mời bạn đọc truyện Đế Nghiệp Như Họa Năm Nguyên Hoa thứ mười sáu. Lạc Thành đêm nay rực rỡ khác thường, dọc các con phố Đông Tây Nam Bắc đều treo những chiếc đèn lồng lớn màu đỏ thẫm, chiếu sáng khắp nơi. Bầu trời đầy sao ngập tràn màu sắc rực rỡ của pháo hoa, còn có tiếng bọn trẻ con chơi đùa, hò hét. Lạc Thành náo nhiệt như vậy do đêm nay là đêm thành hôn của em ruột Đế quân – Tân vương với Tô Phù Liễu – cháu gái lớn của Đế hậu Tô Tường Vi, không khí hào nhoáng không hề thua kém đại hôn của thái tử điện hạ. Tư thái hào hùng, máu tươi chảy chốn sa trường, hắn vượt qua mọi đàm tiếu nhân gian, đạt thành bức họa đế nghiệp. Chốn cung đình hiểm ác, được bước nào hay được đó, nàng lại trở thành người được Đế Vương sủng ái nhất hậu cung. Thịnh cực tất suy, sủng ái vô hạn cuối cùng sẽ trở thành diệt vong. Vinh sủng một đời như đóa phù dung sớm nở tối tàn. Hắn ban cho một ly rượu độc, nàng không oán không hối, mỉm cười uống cạn.Đế nghiệp như họa, giang sơn không đổi. Thiên hạ vẫn là thiên hạ, thứ thay đổi chỉ có lòng người. Nàng cười nói: “Cuối cùng, ta đã thành toàn cho bức tranh đế nghiệp của chàng, chỉ có chàng vẫn chưa hoàn thành bức tranh đế nghiệp của ta……” Trần quy trần, thổ quy thổ. Tận cùng phồn hoa chỉ còn lại một nắm cát mịn. Là anh hùng không qua nổi ải mỹ nhân hay là vì sao,là gian truân định mênh hay tại chính con người. Đọc truyện để tìm ra lời hồi đáp. Bạn cũng có thể tìm đọc những truyện khác cùng thể loại như: Phong Vũ Thanh Triều 1 , Chích Thủ Già Thiên ,... Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Đế Nghiệp Như Họa!
30 chương
Cô Độc Chiến Thần 2

Cô Độc Chiến Thần 2

Bạn đang đọc truyện Cô Độc Chiến Thần 2 của tác giả Huyễn Vũ trên trang đọc truyện online.Trên đời phàm là động vật có suy nghĩ thường thường rất hiếu chiến.Đặc biệt là loài người chúng ta, hầu như tất cả sử sách của loài người đều có thể nói là ghi chép về chiến tranh.Thế giới động vật phát động chiến tranh vì giành giật thức ăn, tranh đoạt đực cái, tranh địa vị, giành địa bàn, nhìn không vừa mắt, v.v... những lý do này rất trực tiếp.Còn loài người tự xưng là sinh vật có trí khôn, mặc dù lý do chiến tranh cũng giống như động vật, nhưng cách nói lại rất hoa lệ, rất dễ nghe, che dấu mục đích phát động chiến tranh cũng giống như động vật của mình...Bất kể loài người dùng lý do gì, chiến tranh vẫn cứ kéo dài như vậy, mặc dù có lúc từng có hòa bình, nhưng tương lai rồi vẫn có chiến tranh.Chiến tranh cứ như vậy mà lúc ngưng lúc tiếp diễn kéo dài từ xa xưa tới nay, đã tạo nên rất nhiều nhà quân sự, các anh hùng hào kiệt từ trong chiến tranh, từ trong quần chúng.Mà trong chiến tranh, những nhà quân sự, những anh hùng kia cũng thường được ca tụng với các loại danh hiệu mê người như Thường Thắng Tướng Quân, Bất Bại Tướng Quân, Thiên Tài Quân Sư, v.v.. và v.v..Nhưng có một danh hiệu mà không một danh từ nào có thể thay thế được, đó chính là: Chiến Thần.Nhân loại đúng là hiếu chiến, bất kể ở thời đại nào, không gian nào, chỉ cần chỗ nào có nhân loại là nơi đó có chiến tranh... Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Cô Độc Chiến Thần 2!
151 chương
Giang Sơn Mĩ Sắc

Giang Sơn Mĩ Sắc

Bạn đang đọc truyện Giang Sơn Mĩ Sắc của tác giả Mặc Vũ trên trang đọc truyện online.Thịnh thế Đường triều có thể nói là điểm sáng chói nhất trong lịch sử trung hoa, bởi xét về khía cạnh lãnh thổ lẫn văn hóa, đế chế này có phần nổi bật hơn cả nhà Hán khi ảnh hưởng và móng vuốt của nó lan tràn khắp cả thế giới. Không những vậy, Đường Thái Tông Lý Thế Dân còn được công nhận là một trong những đại đế thế giới đầy quyền lực nhất.Chính vì ánh sáng quang huy của triều đại này quá rực rỡ, mơ hồ che đựng hết thảy diễn biến lịch sử thời đại xung quanh nó khiến người khác lãng quên đi nhà Tùy, một triều đại đoản mệnh nhưng nếu so sánh về ý nghĩa lịch sử với nhà Đường chỉ có hơn không kém.Từ sau Tam Quốc tranh hùng, họ Tư Mã thống nhất trung hoa lập nên Tây Tấn. Trải qua trăm năm suy thịnh, loạn Bát Vương nổi lên, người Hung Nô trỗi dậy khiến Tây Tấn như băng rã, tan thành nhiều quốc gia nhỏ, đánh nhau không ngớt suốt mấy trăm năm.Dương Kiên tài cao xuất thế, tuy cướp ngôi của chính cháu mình, lại có công thống nhất trung hoa, lập ra triều Tùy, kết thúc 400 năm chiến loạn. Đại Tùy thịnh thế nhất thời, giang sơn trải rộng khắp thiên hạ, binh nhung mã giáp cường tráng, người tài khắp chốn.Tùy Dạng Đế nối ngôi, hoang dâm bạo ngược, tiêu xài xa xỉ, xây kênh Đại Vận Hà lại 3 lần chinh phạt Triều Tiên khiến triều đình lụng bại, đất nước kiệt quệ, dân chúng oán ghét. Chư hầu khắp nơi nổi dậy đánh Tùy.Năm 616, bất chấp lời khuyên ngăn của triều thần ở Đông Đô, bất chấp khắp nơi chiến loạn, Dạng Đế lần thứ 3 tuần hành Giang Nam. Đường đi chưa xong, đường về đã bị các chư hầu chặn đứt, vua trở thành kẻ lưu vong rồi bị chính Thống Lĩnh Cấm Vệ Quân Vũ Văn Hóa Cập giết chết.Phía trên là chính sử ghi lại, Dạng Đế đẹp trai giỏi võ, rành rẽ binh pháp mới 20 tuổi một mình chỉ huy quân đội đánh dẹp giang sơn cho vua cha. Có phần tương tự Tần Vương Lý Thế Dân, chỉ tiếc về sau trở thành một bạo chúa bị người thiên hạ phỉ nhổ, sử sách lên án.Sử sách đôi lúc còn hoang đường hơn sắc đẹp. Tùy mỗi người một cách diễn giải.Hắn xuyên qua thời gian, không gian trở về thời Tùy Mạt.Ở đây hắn không muốn làm cái gì thiên hạ anh hùng, cũng không muốn làm chư hầu tranh thiên hạ.Vốn xuất sanh đã trở thành thiếu trại chủ của một trại cướp, hắn vốn nghĩ làm cướp cũng tốt, cất dấu tài bảo đủ rồi thì tìm một nơi sanh sống khoái lạc. Không nghĩ đến lão cha một mực muốn hoàn lương, hắn lại nghĩ có thể làm thương nhân buôn ngựa cũng được, đến lúc thiên hạ đại loạn, ta ngồi 1 chỗ chờ thiên hạ anh hùng, Lý Uyên, Lý Thế Dân, Đậu Kiến Đức, Vương Thế Sung tới xin xỏ cũng là một việc rất có mặt mũi.Vậy rồi, một thân áo vải hắn dấn thân vào giang hồ, du nhập vào bánh xe lịch sử. Xông Đại Mạc, đến Đông Đô, qua Giang Nam, càng đi nhiều hắn càng nhận ra lịch sử vốn không đáng tin tưởng.Cái kia Lý Huyền Phách, anh em song sinh đoản mệnh với Lý Thế Dân thì ra là một kỳ nam tử, thiên hạ đệ nhất cao thủ ở Đông Đô, tài trí tuyệt luân nhưng lại là một bệnh phu chỉ còn sống được một ít thời gian.Cái kia Bùi Minh Thúy, một lòng trung thành với Tùy Dạng Đế, dùng kế mưu an định thiên hạ, cho dù là ai, một khi Bùi Minh Thúy muốn hắn chết, ắt không thoát được.Cái kia Tùy Dạng Đế, lại là một hoàng đế có lý tưởng, có hùng tài lại có tầm nhìn rộng lớn. Hắn vì thiên hạ vì dân chúng bỏ đi tình yêu chân chính, lại dám vì bóng ma tình yêu bỏ đi tánh mạng.Cái kia đứng đầu Phong Trần Tam Hiệp, Cầu Nhiêm Khách Trương Trọng Cảnh thiên hạ đệ nhất hiệp khách, thần long lúc ẩn lúc hiện lại xem hắn như huynh đệ sinh tử chi giao.Cái kia Lý Tịnh ôn nhu khiêm tốn, tài cao chí đại nhưng không gặp thời, hắn như một thanh kiếm trong vỏ, như phượng hoàng chập phục, chỉ đợi cơ hội tuốt ra đoạt mạng, ngẩng lên vỗ cánh trời cao, oanh động khắp thiên hạ.Cái kia Vũ Văn Hóa Cập lại chẳng phải là cao thủ gì gì trong truyền thuyết, số mệnh vốn chỉ là bi kịch của một âm mưu kinh thiên.Cái kia Trương Giác, thủ lĩnh Hoàng Cân Đạo thời Tam Quốc thì ra cũng giống như hắn, từ hiện đại xuyên qua trở về..Thiên hạ rối loạn,Thiên thư xuất thế,Bố Y tung hoàng.Hắn lại là cái kia Tiêu Bố Y, là cái kia đáng sợ thiên thư trong truyền thuyết. Hắn được vạn người kính ngưỡng, chư hầu trong thiên hạ run sợ. Đường Vương Lý Uyên xưng huynh gọi đệ, Thái Tổ Lý Thế Dân xem như mục tiêu cần phải vượt qua. Chỉ có điều, người muốn giết hắn càng ngày lại càng nhiều.Thái Bình Đạo Giáo, Côn Luân thiên hạ đệ nhất cao thủ, đệ nhất danh tướng Trương Tu Đà, Thiên Nhai Phù Bình Cư, đứng đầu Đông Đô Hoàng Phủ Vô Dật, Mưu môn Lưu Văn Tĩnh.Tiêu Bố Y lúc này đã không còn là lúc trước thiếu niên vô tri, một thân áo vải chỉ mong bình an sống qua ngày. Hắn lúc này nhân nghĩa động thiên hạ, một tay nắm nửa giang sơn, trí mưu có thể đẩy thiên hạ kiêu hùng vào cảnh vạn kiếp bất phục, võ công có thể đi lại như giỡn chơi, lấy đầu tướng địch giữa trăm vạn loạn quân.Đến cuối cùng, hắn vốn chính là người đã chết. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Giang Sơn Mĩ Sắc!
608 chương
Tào Tháo Thiên Bá

Tào Tháo Thiên Bá

LỜI GIỚI THIỆU Trên dưới sáu thế kỷ từ thời Minh đến nay. Ở Trung Quốc "đến đứa trẻ cũng căm ghét Tào Tháo" (Quách Mạt Nhược), còn ở Việt Nam thì không biết tự bao giờ, cái tên Tào Tháo đã là biểu trưng cho những gì là gian hùng, quỷ quyệt, tráo trở, hiểm ác trong suy nghĩ của bất kỳ một ai khi cần so sánh với kẻ nào đó có những tính cách như thế. Có thể nói, trong lịch sử loài người chưa có một nhân vật lịch sử nào bị một cái tiếng xấu nặng nề và dai dẳng đến như vậy, mà rất lạ, là ở Việt Nam lại quá sâu sắc và phổ biến đối với một nhân vật lịch sử của nước ngoài sống cách đây ngót hai nghìn năm? Đó phải chăng là công hay tội của La Quán Trung - tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử trường thiên Tam quốc diễn nghĩa? Bởi vì từ thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều đến hai triều Tùy ường không thấy có sách vở nào viết xấu và chửi bới Tào Tháo. Chỉ từ sau khi bộ Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu đời Minh cuối đời Nguyên, thì Tào Tháo mới thực sự bị đem lên thớt của lịch sử và bia miệng chửi rủa của người đời về mọi sự phản trắc gian hùng quỷ quyệt. Không những thế, trong hàng chục hàng trăm vở ca kịch của Trung Quốc, hàng ngàn cái mặt nạ miêu tả kẻ gian thần nào đó đều hoá trang với bộ mặt trắng phếch như quỷ sứ của Tào Tháo. Tại sao vậy? Điều này có nguyên nhân lịch sử sâu xa của nó. Xã hội Trung Quốc từ sau thời Ngũ Đại Thập Quốc nát bét như tương, chỉ trong một thời gian rất ngắn mà xuất hiện hàng chục triều đại và mấy chục ông vua hủ bại tàn bạo đến kinh người. Nhà Tống lập quốc cần phải củng cố một nền thống trị Trung ương tập quyền hùng mạnh, nền lý học Tống nho mới ra sức đề cao tư tưởng chính thống, tấn công kịch liệt vào những tư tưởng phản chính thống và những nhân vật phản nghịch trong lịch sử mà Tào Tháo là rất tiêu biểu. Hơn nữa, khi La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa lại vào lúc quân Nguyên Mông chiếm Trung Nguyên, mâu thuẫn dân tộc và ngoại xâm vô cùng gay gắt, lòng người hướng về triều nhà Hán, một triều đại phong kiến tiêu biểu đầu tiên kéo dài đến bốn trăm năm và đã làm nên những công trạng lớn lao, có một nền Hán nho rực rỡ. Chu Nguyên Chương đánh tan quân Mông, lập nên triều đại nhà Minh, lòng người hướng về một đất nước yên bình tập trung vào chính quyền Trung ương, tác giả Tam quốc chí diễn nghĩa hiểu rõ tâm trạng của nhân dân trong giai đoạn đó, cho nên khuynh hướng ủng Lưu phản Tào sẽ trở thành khuynh hướng chỉ đạo trong sáng tác của ông. La Quán Trung cũng muốn có một ông vua ra vua, một bề tôi ra bề tôi, vì vậy viết đẹp về Lưu Bị, viết xấu về Tào Tháo cũng không có gì là lạ. Mặt khác, đã là nhà văn, với bút pháp hiện thực, phải xây dựng nên những hình tượng điển hình sinh động. Tào Tháo trong lịch sử đã trở thành một hình tượng văn học phản diực kỳ sinh động về tính cách gian hung, quỷ quyệt tàn nhẫn... và La Quán Trung đã làm được điều đó. Hoá ra Tào Tháo chịu cái oan trời giáng là vì vậy. Tuy nhiên, nếu độc giả tỉnh táo thì, mặc dầu, tác giả đã viết dưới quan điểm chính thống ủng Lưu phản Tào, nhấn khá mạnh về cái xấu của Tào Tháo, nhưng với bút lực hiện thực chủ nghĩa tài năng, La Quán Trung vẫn xây dựng được một Tào Tháo đa dạng, mà phần tốt đẹp của Tào Tháo vẫn ngời ngời, vượt hẳn những nhân vật đương thời. Vậy Tào Tháo của lịch sử là con người như thế nào? Tào Tháo sinh năm 155 sau Công nguyên, thuở nhỏ có tên là A Man tự là Mạnh Đức, người Tiêu Quận nước Bái (nay là huyện Hào tỉnh An Huy), cha là Tào Tung, Thái uý nhà Hán, nhưng luôn luôn bị đối xử khinh miệt, vì vậy, trong một thời gian Tào Tháo rất khổ tâm. Tại sao vậy? Theo truyền thuyết thì tổ tiên Tào Tháo thuộc một hệ với vị Hoàng đê thời viễn cổ, tức hậu duệ của Hoàng Đế, nhưng đến thời Cao Dương mới chính thức đổi thành họ Tào, phát triển đến thời Hán Cao Tổ Lưu Bang. Tào Tham của họ Tào này trở thành một nhân vật danh tiếng nhờ chiến công hiển hách, được phong Bình Dương hầu và đời đời được thế tập tước đó. Cho đến đời Tào Tiết, nhân ái khoan hậu, trung quân báo quốc, danh trùm thiên hạ. Tào Tiết sinh ra Tào Đằng. Tào Đằng đẹp trai, cực kỳ thông minh, được nhà vua coi trọng đưa vào trong cung dạy học cho Thái tử. Đến khi Hán Thuận đế Lưu Bảo lên ngôi, Tào Đằng từ một viên tiểu hoàng môn thăng lên Trung thường thị, chính thức phục vụ ở trong cung. Ít lâu sau lại được thăng Đại trượng phu, rồi tiến phong Phí Đình hầu. Tào Đằng tiến thân vùn vụt. Cả gia tộc họ Tào được nhờ cậy, nhưng trong hoàng cung không dung nạp một người đàn ông khác giới khoẻ mạnh. Tào Đằng không có con, nuôi một người con nuôi là Tung họ Hạ Hầu, vì thế mà đổi thành Tào Tung. Tào Tung sinh được một người con trai. Đó chính là Tào Tháo. Như vậy Tào Tháo không phải là người thuộc dòng họ của Tào Đằng, mà chỉ là một loại ang. Thân thế Tào Tháo mập mờ vậy nên thường bị bọn hào môn cự tộc khinh rẻ. Từ nhỏ, Tào Tháo đã mang một tâm lý tranh cường háo thắng, luôn luôn canh cánh trong lòng như một món nợ phải trả. Lớn lên vào những năm Hán mạt, quần hùng tranh bá, giặc Khăn vàng nổi lên, chính là lúc Tào Tháo vẫy vùng. Từ một gã Hiếu liêm quèn, Tào Tháo trở thành một quân phiệt lớn, chiếm cả vùng bắc Trung Quốc, quả là một con người có bản lĩnh đặc biệt, một "nhất thế chi hùng", một gian thần thời loạn và một năng thần thời bình. Tào Tháo là bậc kiệt hiệt nhất trong đám quân phiệt lúc bấy giờ, là đại biểu trong tầng lớp địa chủ phong kiến nhỏ có tham gia đàn áp khởi nghĩa Khăn vàng và Tào Tháo đã thấy ngay cái gốc của sự rối ren đương thời: Nhà Hán đã hoàn toàn hết vai trò lịch sử, và tự mình đứng ra xây dựng một thời đại mới. Sứ mệnh đó quả thật là nặng nề và vĩ đại. Chính Tào Tháo chống lại Đổng Trác, đánh bại các nhóm quân phiệt cũ như Viên Thiệu, Viên Thuật. Rồi với ý đồ tiến tới tiêu diệt hai tập đoàn quân phiệt mạnh nhất là Tôn Quyền ở Giang Đông, Lưu Bị ở Tây Thục, thống nhất Trung Quốc, nhưng tiếc thay, nhà Tào Ngụy lại mất về tay Tư Mã Viên và Trung Quốc chìm trong một triều đại đen tối vào bậc nhất của lịch sử. So với những tập đoàn quân phiệt trên, Tào Tháo tiên bộ hơn rất nhiều và cũng hùng mạnh hơn rất nhiều. Bản thân Tào Tháo là một con người cực kỳ sắc sảo, trí trá, tài ba, có hùng tâm tráng chí và cực kỳ năng động, rất biết người biết ta, có tầm nhìn xa trông rộng nhưng cũng cực kỳ xảo quyệt. Từ khi chạy trốn, cho đến khi cầm được quyền bính trong tay, bao giờ Tào Tháo cũng có những kiến giải hơn người và đã thắng lớn về mặt chính trị vào những năm Kiến An. Tào Tháo đã ra lệnh cấm cường hào thôn tính đất đai, cải cách chế độ tô thuế, mở đồn điền giải quyết quân lương, nông dân lưu lạc có ruộng cày, nông thôn xác được gây dựng lại, thủ công, công thương nghiệp được mở mang. Tào Tháo còn là một nhà quân sự "dụng binh nh thần", "một vị tướng hiếm có xưa nay", "quân lính bình tĩnh, kẻ thù khiếp sợ". Chính bản thân Tào Tháo đã hiệu đính chú giải Tôn Tử binh pháp và nhấn mạnh: Cách dùng binh của thánh hiền là giữ lại để chờ thời, bất đắc dĩ mới dùng thôi. Điều chứng tỏ Tào Tháo hơn hẳn bọn quân phiệt đương thời là biết nhìn ra người tài, có người tài thì sử dụng triệt để, cho dù người tài đó đã một thời trung với chủ cũ chống lại mình như Trần Lâm, Hứa Chử, Trương Liêu, Quan Vũ và ngược lại, Tào Tháo tiêu diệt ngay như hạng Lã Bố... Đối xử với binh sĩ tướng lĩnh cũng vậy, Tào Tháo cùng họ chiến đấu, cùng họ múa kiếm, cùng họ nằm gai nếm mật suốt bao nhiêu năm, thật hiếm có một con người không có kẻ phản bội lại, mà chỉ có người dám chết cho mình. Dưới tay Tào Tháo có hàng mấy chục mưu sĩ tài ba: Quách Gia, Trình Dục, Tuân Úc, Tuân Du nhưng bao giờ Tào Tháo cũng tập hợp được trí tuệ của họ, vượt lên họ, dẫn dắt họ. Dưới tay Tào Tháo có hàng trăm dũng tướng: Trương Liêu, Hứa Chử, Điển Vi, Bàng Đức, ai cũng trung thành, dám tự nguyện chết cho Tào Tháo (trừ Vu Cấm). Qua đó đủ biết Tào Tháo phải là con người như thế nào. Chính Tào Hồng nhường ngựa cho Tào Tháo xin chết thay và nói: "Thiên hạ khả vô Hồng bắt khả vô Công" (Thiên hạ có thể không có Hồng nhưng không thể thiếu ông). Tào Tháo có uy nhưng không độc đoán chuyên quyền, rất nhiều chính sách, mưu kế của tướng tá, Tào Tháo đều biết nghe, lựa chọn và thâu tóm để sử dụng, về mặt này, Tào Tháo vượt rất xa các đối thủ đương thời và giúp cho Tháo giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Khi còn sống, Tào Tháo tuy không cướp ngôi xưng đế nhưng trên thực tế về mọi mặt, ông là một hoàng đế không danh hiệu. Đó cũng là cái khôn của Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quyền biến không vì cái danh hão mà có hại, không vì cái ngọc tỉ mà mất sức, không giết Nễ Hành vì biết bọn hủ nho chết vì miệng lưỡi của họ. Sử sách còn ghi lại cho biết Tào Tháo còn là một học giả uyên bác, trước tác khá đồ sộ: Ngụy Vũ đế tập (30 quyển), Vũ Hoàng đế dật tập (10 quyển), Ngụy Vũ đế tập tân tuyển (10 quyển), Ngụy Vũ đế lộ bổ văn (9 quyển), Ngụy Vũ đế binh pháp, Chú Tôn tử binh pháp, Tục Tôn tử binh pháp, Giải Thái côn âm mưu. Điều đáng nói nữa Tào Tháo là một nhà thơ tài ba. Cha con Tào Tháo làm thơ trên yên ngựa, vung giáo thành thơ (Nguyên Chẩn đời Đường). Lên cao thì làm phú, ngâm thơ phối hợp với nhạc cụ (Ngụy Thư). Trong Tào Tháo thi tập có những bài thơ như. Cảo lý hành, Đoản ca hành, Độ quan sơn... đến nay còn nguyên giá trị là kiệt tác thời Kiến An. Nói đến văn hoá Trung Quốc mà không biết Phong cốt Kiến An và Khí tượng Thịnh Đường thì coi như chưa am hiểu nền văn hoá đó. Hạt nhân của Phong cốt Kiến An chính là Tam Tào (Tào Tháo - Tào Phi - Tào Thực) và Thất Tử (Khổng Dung - Vương Xán - Trần Lâm - Từ Cán Vu - Ứng Đãng - Lưu Trinh - Nguyễn Vũ). Vì vậy nhìn toàn diện trong các đế vương Trung Quốc, Tào Tháo là bậc kiệt hiệt. Mao Trạch Đông đã tôn sùng: "Tào Tháo là vua trong những ông vua. Nhân vật anh hùng thời Tam Quốc, Tào Tháo là số một, đế vương phong lưu của muôn đời Tào Tháo đứng đầu...". Trong trướng quyết sách, sa trường chỉ huy, trong trại giấu mỹ nhân, dọc đường cướp người đẹp. Đại trí đại dũng, lại thêm đại gian đại hùng. Vừa là chính trị gia kiệt xuất, quân sự gia thiên tài, lại còn là một đại thi nhân phong lưu, lãng tử đa tình. Một đời tung hoành trên lưng ngựa, máu vương muôn dặm, đánh bại hết thảy mọi đối thủ của mình. Nhưng trên đường chinh chiến, Tào Tháo đã tàn sát không ghê tay các đối thủ của mình, trên đường chính trị đã giết Đổng Thừa, Phục Hoàn, tàn nhẫn giết Khổng Dung, Dương Tu, đa nghi giết Hoa Đà - một hành động không thể tha thứ được - và không từ một thủ đoạn gian dối nào để đạt được mục đích. Chính Tào Tháo đã nói một câu "Thà ta phụ người không để người phụ ta" rất tai hại cho ông và bộc lộ đầy đủ triết lý cho mọi hành động của mình. Tào Tháo háo sắc, đa tình, vì nết đó mà suýt chết trong vụ vợ của Trương Tế, phải trả một cái giá quá đắt, con trai là Tào Ngang mất mạng, Đinh phu nhân vì vậy mà bỏ về quê. Tào Tháo đau khổ cầu xin, dùng hết mọi thủ đoạn để mong Đinh phu nhân tha thứ. Lịch sử có ghi lại những trang cảm động về sự hối cải lỗi lầm của Tào Tháo. Viết về Tào Tháo khá nhiều, nhắc nhở trên đầu lưỡi về Tào Tháo càng nhiều hơn, nhưng đánh giá về Tào Tháo lại là một vấn đề. Ngót hai nghìn năm qua, đã đến lúc phải nhắc lại. Dưới mắt bạn đọc đã có một bộ Tào Tháo thiên bá, Tào Tháo nhân bá do Tào Trọng Hoài - nhà văn đương đại Trung Quốc viết với một quan điểm mới, khách quan tỉnh táo hơn. Tuy vậy, không phải yêu nên tốt, ghét nên xấu, hoặc với một quan điểm mới quá khích mà viết thiên lệch, cần khách quan đánh giá đúng như con người Tào Tháo với những tính cách phức tạp của nhân vật lịch sử này. Đây là cuốn sách hay, cống hiến cho độc giả một cái nhìn mới về Tào Tháo và bản dịch cố gắng bám sát nguyên văn không bớt hoặc thêm ý kién chủ quan của người dịch. Xin giới thiệu với bạn đọc Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Tào Tháo Thiên Bá!
15 chương
Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Truyện Tiêu Sơn Tráng Sĩ viết 1940 (có tài liệu nói 1936), là tác phẩm dài nhất của Khái Hưng, trên bốn trăm trang và cũng là tác phẩm công phu nhất của ông, nó đã làm sống lại một giai đoạn lịch sử cách đây hai trăm năm. Một truyện lịch sử , quân sự và cũng là câu chuyện mang hơi hướng tiểu thuyết kiếm hiệp trong bối cảnh thời Lê mạt Nguyễn sơ, dưới triều Cảnh Thịnh năm thứ năm (1797), tức Nguyễn quang Toản lên ngôi 1792. Truyện bắt đầu và kết thúc trong không khí có chút mang theo sự hào hùng, ghi đậm những dấu ấn lịch sử trong quá khứ. Đọc truyện bạn sẽ được cùng hòa mình hay theo dõi những điều trước giờ tưởng chừng chỉ xuất hiện trong các tiểu thuyết cổ xưa, nay lại sống động dưới ngòi bút của tác giả. Bọn lái buôn vừa trai vừa gái, vừa nhà quê vừa thành thị độ hơn mười người, gồng nánh, đội vác đi trên bờ đê nhỏ hẹp, bên con sông Dọi, nước về mùa đông, hầu cạn hẳn. Họ xúm xít đi sát vào nhau, hình như để đỡ lo sợ. Lòng lo sợ gầy nên quang cảnh quanh vùng, tiêu điều, xơ xác, với những cây trơ trụi, khẳng khiu, trên những mồ đất rải rác trong một cánh đồng rộng đầu nước, bát ngát, mênh mông trắng xóa tới tận rặng tre xanh xa tắp. Đi nửa giờ tới huyện lỵ Đông Ngàn. Viên phân tri đã nhận được giấy sức tróc nã phạm nhân ngay từ buổi sớm tinh sương, nên sự canh phòng ở đây rất cẩn mật. Viên phân xuất thân ra cổng huyện xem xét dỹ lưỡng tín bài. Song chỉ một mình anh hoạn lợn là phải giữ lại, vì tín bài của anh thiếu điểm chỉ. Trước khi đến chợ Chờ, ai nấy còn phải dùng bước ở một cái quán con lợp cói, mà người ta gọi là cầu Chờ, để làm việc thiện: Nghĩa là lần lượt mỗi người kính cẩn đến trước cái nong, để trên mặt đất, trong có cắm mấy nén hương, và bỏ vào đó từ mười tới ba mươi đồng tiền trinh, tuỳ theo tài sản từng người mang theo. Ai dáng cúng hai mươi đồng mà chỉ cúng mười đồng thì sẽ gặp sự nguy biến ngay. Vì đâu có sự cúng tiền như thế? Là câu chuyện kể lại nhưng mang ý nghĩa khiến ta phải suy ngẫm, khiến ta phải băn khoăn. Liệu truyện còn gì hấp dẫn, hãy đón đọc để biết được, bạn cũng có thể tìm đọc những truyện khác cùng thể loại như: Kiếm Đạo Độc Tôn , Tuyệt Thế Đường Môn ,.... Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Tiêu Sơn Tráng Sĩ!
49 chương
Tống Thì Hành

Tống Thì Hành

Các bạn đang theo dõi truyện Tống Thì Hành của tác giả Canh Tân. Tống Thì Hành là truyện thuộc thể loại lịch sử , quân sự. Truyện nói về nhân vật chính Ngọc Doãn xuyên qua tới thời Bắc Tống năm Tuyên Hòa thứ sáu vào thân thể một kẻ đầu gấu lưu manh tại phủ Khai Phong, đúng thời điểm cách sự kiện mối nhục Tĩnh Khang còn hai năm nữa. (Sự kiện Tĩnh Khang, hay còn được gọi là Sự biến Tĩnh Khang là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Đại Tống, Trung Quốc, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống. Dưới thời vua Khâm Tông, triều đình thối nát trầm trọng. Nước Kim đang ráo riết chuẩn bị tấn công Đại Tống. Không nghe lời can gián của một số trung thần, Khâm Tông chấp nhận nghị hoà một cách nhục nhã với Kim, chịu những điều ước bất bình đẳng. Tuy vậy người Kim vẫn tiếp tục đánh phá kinh đô Đại Tống, phủ Khai Phong. Năm 1127, Kim phế Thái thượng hoàng Huy Tông Triệu Cát và Khâm Tông Triệu Hoàn xuống làm thứ dân, bắt giải hai vị vua này, cùng rất nhiều quan lại, phi tần về Kim. Kim lại lập Trương Bang Xương lên làm hoàng đế, đặt quốc hiệu là Sở.) Ngay khi tái sinh, Ngọc Doãn đã phải đối mặt với món nợ 300 quan tiền cùng với sự chèn ép, âm mưu quỷ kế của tên lưu manh Quách Kinh và người vợ đã định ước từ trước là Chu Yến Nô, con gái của đại tông sư Chu Đồng – sư phụ của Nhạc Phi, còn Yến Nô là sư muội của Nhạc Phi. Bản thân Ngọc Doãn là một người trời sinh thần lực, cha là Nội Đằng Tử Ngọc Giao Long Ngọc Phi, cũng được coi như là một đại tông sư, có công lao trong trận chiến với người Kim nhưng rồi sau đó bị sát hại. Vấn đề trước mắt của Ngọc Doãn là làm sao sống sót trong loạn thế, cộng thêm món nợ 300 quan tiền cùng với những âm mưu quỷ kế của tên lưu manh Quách Kinh, sẽ là khảo nghiệm đầu tiên sau khi Ngọc Doãn xuyên việt gặp phải, vấn đề này có giải quyết thuận lợi hay không sẽ quyết định trực tiếp đến hướng đi cho tương lai của nhân vật chính chúng ta. Trong nội tâm Ngọc Doãn luôn tràn ngập mâu thuẫn, một mặt lòng đau đớn luôn muốn tránh né sự kiện Tĩnh Khang, nhưng mặt khác lại không đành lòng bỏ đi bởi còn người vợ, còn tình nghĩa bằng hữu, láng giềng. Mắt thấy người dân sống vô ưu vô lo, phủ Khai Phong phồn hoa thái bình, quan viên không nhìn thấy mối nguy sắp tới…mà lòng đau như cắt, mà cứu lại vương triều Đại Tống tránh sỉ nhục Tĩnh Khang là điều khó có thể thực hiện. “Chỉ còn cách sự kiện Tĩnh Khang hai năm, Ngọc Doãn đứng ở bên sông, mờ mịt không biết nên làm gì. Đông Kinh mộng hoa là thực, hay là ảo? Ngọc Doãn ở tại một thời đại sắp sụp đổ, tập tễnh mà đi, bỗng nhiên quay đầu lại, bất giác phát hiện, lịch sử đã thay đổi. Một thời đại hoàn toàn mới, lặng lẽ mở màn!” Những lời bình luận dành cho tác phẩm: 1. Tống Thì Hành lấy bối cảnh cuối thời Bắc Tống, nơi hội tụ các nhân vật trong Thủy Hử truyện. Nhân vật chính Ngọc Doãn, tên đồ tể giết heo - cốt cách văn nhã - sở trường đàn nhạc - cao thủ thiên hạ. Có thể không? Có những bạn đọc TQ cho rằng thật ngốc nghếch khi xây dựng hình tượng một người tài hoa đàn nhạc, cao thủ thiên hạ - người sẽ đối mặt với sự kiện Tĩnh Khang từ một gã giết mổ heo? Nhưng cũng có người lại nói sao lại không thể? Ở Việt Nam cả nông dân cũng chế tạo được máy bay cơ mà. Thật khó để bình phẩm một tác phẩm, và tôi cũng không đủ tư cách để đưa ra một quyết định chính xác cho các bạn. Một tác phẩm hay hay không phần lớn được phán xử bằng cảm tính. Chúng ta cùng đọc và cùng bình luận nhé!@@@ 2. Trong truyện này tác giả viết về quá trình hòa nhập của nhân vật chính Ngọc Doãn xuyên đến thời đại Bắc Tống chậm, chắc, hợp tình hợp lý, tất cả đều được bắt đầu lại từ đầu: như làm đồ tể giết mổ heo để kiếm tiền trả nợ 300 xâu tiền, dựa vào tài đánh Kê Cầm để nổi danh, dựa vào quái lực trời sinh bắt đầu luyện võ ở những bước cơ bản gồm: La Hán Thung, Đa La Diệp Thủ….trong quá trình đó còn có cơ duyên được học các môn võ công khác, rồi dần dần cuốn vào vòng xoáy chiến tranh của một thời đại sắp sụp đổ. Vài nét về tác giả: Canh Tân, tác giả đã thành danh trong thể loại Lịch sử - quân sự qua các tác phẩm như Soán Đường, Ác Hán, Hình Đồ, Tào Tặc và Tống Thì Hành mà điển hình là tác phẩm Tào Tặc đã được metruyen.com dịch trọn bộ, bởi vậy chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng. Văn phong của Canh Tân thoáng đạt, sâu sắc, đầy nội tâm, lôi cuốn và cũng đầy kịch tính. Những trận chiến được Canh Tân viết luôn mang màu sắc bi tráng, sống động, thẩm thấu vào lòng người. Ngọc Doãn là người xuyên việt, biết trước Sự kiện Tĩnh Khang và sự sụp đổ của nhà Tống. Muốn biết Ngọc Doãn tiếp tục trải qua bao chông gai, đối mặt Sự biến Tĩnh Khang thế nào, từng bước vượt lên nổi danh thiên hạ, đưa lịch sử Đại Tống thay đổi ra sao, mời các bạn đón đọc: Tống Thì Hành – Canh Tân tại trang đọc truyện online Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Tống Thì Hành!
532 chương
Tùy Đường Diễn Nghĩa

Tùy Đường Diễn Nghĩa

"Tùy Đường Diễn Nghĩa" là một trong những bộ sách ưu tú của loại tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa nổi tiếng của văn học cổ điển Trung Quốc mà Chử Nhân Hoạch dựa vào "Tùy Đường Chí Chuyện" của La Quán Trung, tác giả ‘Tam Quốc diễn nghĩa" , và bộ "Tùy Dượng Đế Diễn Sử", không rõ tác giả mà viết nên. Ngoài ra, Nhân Hoạch cũng tiếp thu những tinh hoa của các sách sử, các truyện truyền kỳ thời Đường, Tống, những thành công của văn học giảng xướng, và nhất là những truyền thuyết dân gian về các anh hùng, hào kiệt cuối thời Tùy, đầu đời Đường. " Tùy Đường Diễn Nghĩa ", phản ánh xã hội Trung Quốc thời Tùy và Đường, có đề cập ít nhiều đến triều Trần trước đó, và nhà Đường thì cũng chỉ miêu tả đến loạn An Lộc Sơn mà thôi, khoảng cuối thế kỷ thứ sáu đến giữa thế kỷ thứ tám, sau công nguyên. Tác phẩm gồm ba bộ phận lớn: việc tụ nghĩa và tan rã của các anh hùng trên đồi Ngũ Cương, cuộc tình giữa Tùy Dượng Đế và Chu Quý Nhi; duyên nợ giữa Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi. Qua ba tuyến lớn đó, tác giả phơi bày sự thối nát của giai cấp phong kiến thống trị, ca ngợi tinh thần dũng cảm, lòng nghĩa khí của các anh hùng và đời sống của họ còn gắn chặt với quần chúng lành mạnh. Tính cách của các anh hùng trong truyện được miêu tả rất sắc nét, điển hình: Tần Thúc Bảo cầm giản, bán ngựa, Đơn Hùng Tín ngang nhiên ra pháp trường chịu chém, Hoa Mộc Lan đóng giả trai tòng quân thay cha... là những trích đoạn nổi tiếng thường được sân khấu và cả điện ảnh hiện đại phương đông khai thác. Sự sa đọa, bẩn thỉu, vô luân... của giai cấp thống trị, cũng được tác phẩm miêu tả khá đặc sắc, không thua kém gì các tiểu thuyết chuyên khai thác chủ đề này như "Hồng Lâu Mộng" , "Chuyện Làng Nho" . Triều Trần, triều Tùy đang thời đổ nát đã đành, mà ngay cả triều Đường của thời kỳ xây dựng cũng chẳng hơn gì về mặt hoang dâm, xa xỉ không thể tưởng tượng nổi. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Tùy Đường Diễn Nghĩa!
100 chương
Sở Hán Tranh Bá

Sở Hán Tranh Bá

Bạn đang đọc truyện Sở Hán Tranh Bá của tác giả Tịch Mịch Kiếm Khách trên trang đọc truyện online.Một lão binh quân giải phóng tên hiệu “ Đồ Tể” trong một trận tấn công ở biên giới đã hi sinh, linh hồn phiêu bạt tới thời đại Sở Hán tương tranh, trở thành em họ của Hạng Vũ – Hạng Trang.Lúc này, cuộc chiến tranh Sở - Hán đang vào giai đoạn kết thúc, Hạng Vũ đang trong thế bước đường cùng không lối thoát.Trận Cai Hạ, một trăm ngàn quân Sở đã tan thành tro bụi, Hạng Vũ tự vẫn trên sông Ô Giang, Hạng Trang đang trong tình thế nguy hiểm tới tính mạng, nhưng trong tay chỉ có hơn ba nghìn tàn quân với tinh thần chiến đấu rời rạc, sĩ khí giảm sút, sớm muộn Giang Đông cũng sẽ thất thủ, bảy trăm nghìn đại quân của Lưu Bang và Hàn Tín vẫn đang ở xung quanh dòm ngó.Tuy Hạng Trang có linh hồn từ hậu thế phiêu dạt tới, nhưng liệu hắn thực sự có khả năng xoay chuyển tình thế, thực sự có thể đưa ba nghìn tàn quân kia thoát khỏi kiếp nạn này không, dựa vào ba nghìn tàn quân này liệu hắn có thể phục hưng nước Sở không?Điều gì sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên tiếp đây! Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Sở Hán Tranh Bá!
572 chương
Không Được Đụng Tới Việt Nam

Không Được Đụng Tới Việt Nam

Truyện " Không Được Đụng Tới Việt Nam " là tập 24 truyện ngắn kể về chiến tranh chống Trung Quốc ở chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Một truyện ghi lại dấu ấn vàng son của lịch sử dân tộc, những kí ức đã làm nên những trnag vàng, là kí ức đổi bằng máu xương, đau thương nhưng thật hào hùng. Đọc truyện ta không thể có chút thao thức, trăn trờ về những gì đã đi qua, một truyện lịch sử , quân sự sống động. "Trận địa pháo 85 ly chúng tôi chốt giữ trên đồi 33 bên ngã tư Đồng Đăng, một điểm cao án ngữ toàn bộ vùng thị trấn này. Trung đội tôi thực hành bắn theo yêu cầu hiệp đồng của đoàn 12 bộ binh. Ngày từ sớm tinh mơ ngày 17-2 ấy, hàng trăm khẩu pháo từ bên kia biên giới đồng loạt trút đạn vào vùng trận địa, phá hỏng hết các mạng thông tin, cắt đứt hoàn toàn liên lạc giữa chúng tôi với đoàn 12, với cả cơ quan chỉ huy trực tiếp của mình phía sau nữa. Không có sự chỉ đạo của cấp trên, không hiệp đồng chiến đấu được với đơn vị bạn, pháo địch thì nổ dày đặc xung quanh, bộ binh của chúng lại có nhiều mũi chọc thẳng vào chân chốt mình và bao khó khăn khác, pháo thủ thiếu, súng bộ binh thiếu làm tôi vô cùng lo lắng. "Dẫu sao cứ phải bám chắc trận địa đã". Tôi nghĩ vậy rồi nhắc anh em ra cả vị trí chiến đấu, bình tĩnh theo dõi địch, sẵn sàng chờ lệnh. Mặt khác tôi cử Bùi Xuân Phục, chiến sĩ thông tin duy nhất của trung đội vượt qua làn đạn và vòng vây địch đi nối lại các đường dây. Gần 1 giờ qua. Rồi 90 phút qua, máy điện thoại vẫn bị ngắt. Không ai rõ Phục đang ở đâu, gặp nguy hiểm gì ? Sau này chúng tôi mới biết Phục bị địch bủa vây, suốt 3 ngày đêm liền chúng dịnh bắt sống anh, song anh đã anh dũng và mưu trí đánh trả, mở đường về với đơn vị. Khoảng 7 giờ sáng, anh Điển, người cán bộ đại đội dày dặn kinh nghiệm chiến đấu và Hoàng Tĩnh, thông tin 2W đã được cấp trên cử đến trận địa của trung đội chúng tôi. Chúng tôi ôm nhau, nước mắt trào ra vì xúc động. Dòng thời gian như sống lại qua từng chương truyện , có những lúc cao trào chỉ chực chờ ta đổ lệ, tình quân dân, đoàn kết, lòng yêu nước, những gì hào hùng được khắc tạc lại sống động rõ nét hơn bao giờ hết. Mời bạn đọc và theo dõi truyện khác cùng thể loại Cùng với những truyện nổi tiếng cùng thể loại như: Tay Súng Bắn Tỉa Lạc Về Thời Tam Quốc , Quốc Sắc Sinh Kiêu ,.. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Không Được Đụng Tới Việt Nam!
18 chương
Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Truyện mới – Nhạc Phi Diễn Nghĩa thuộc loại lịch sử , quân sự , được chép và lưu hành vào đời nhà Thanh, nhưng nội dung truyện lại xảy ra ở đời nhà Tống, cách đấy hơn nửa thế kỷ. Đó là thời kỳ suy vong của dân tộc Hán. Bộ truyện Nhạc Phi nhằm đề cao lòng yêu nước của người dân Trung Hoa, đồng thời cũng bóc trần bộ mặt thật của các triều đại phong kiến thối nát, ươn hèn. Cũng như nhiều bộ sử trung ~ ung Quốc lúc ấy, Nhạc Phi cũng có nhiều yếu tố thần thoại, mê tính được lưu truyền, người đời sau sưu tập, tu chỉnh thành bộ truyện mạch lạc. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi giá trị nhân văn của tác phẩm, mà càng làm cho ta thấy rõ chế độ khắc nghiệt của triều đại phong kiến Tr ung Quốc, cố tình bưng bí sư thật, trấn áp tiếng nói chân chính của nhân dân. Để lên án những ông vua tham tàn, bất công thời đó, tất nhiên tác giả phải dùng các yếu tố thần thoại để che mắt vua quan, và cũng để dễ dàng châm biếm, đả kích bọn chúng. Nhạc Phi truyền được chép và lưu hành vào cuối đời Mãn Thanh đã gián tiếp lên án triều đình đương thời. Tuy cách xa nhau hơn nửa thế kỷ, nhưng hai triều đại 'Tống - Mãn này có những nét tương đồng. Lấy chuyện xưa để nói chuyện nay, truyện Nhạc Phi đã gửi một thông điệp yêu nước tới nhân dân Trung Quốc lúc đó. Nhạc Phi đã phần nào làm thỏa mãn lòng yêu nước chân chính của nhân dân, nên nó vẫn là một bộ truyện có giá trị. Bên cạnh đó, Bút Vẽ Giang Sơn Mực Tô Xã Tắc và Đế Yến là hai tựa truyện có nội dung chuyên về quân sự và lịch sử mà bạn đọc có thể điểm qua. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Nhạc Phi Diễn Nghĩa!
78 chương
Thanh Cung Mười Ba Triều

Thanh Cung Mười Ba Triều

Truyện Thanh Cung Mười Ba Triều là một truyện mới được giới thiệu với bạn đọc trên trang đọc truyện online, một câu chuyện dẫn dắt bạn đọc vào thế giới cùng câm hoàng triều đầy những bất ngờ, những bí ẩn và cả những tình tiết mà chưa đi đến cuối cùng có lẽ bạn khó hiểu được. Một truyện lịch sử , quân sự mà có lịch sử, có những minh chứng của quá khứ, có cả những thứ nằm trong trí tưởng tượng của con người, nhắc nhớ mọi người đến cái nhìn đa chiều. Truyện lấy bối cảnh triều Thanh những năm dưới chế độ phong kiến, đi qua những gì lịch sử lưu truyền và chuyên chú. Vào tháng giêng năm thứ ba, niên hiệu Thiên Mệnh, một hôm Nỗ Nhĩ Cáp Tề vừa thức dậy, sửa soạn ra thị triều, khi đẩy cánh cửa sổ nhìn ra ngoài thì chỉ thấy nơi vầng trăng mờ nhạt còn treo lủng lẳng góc trời tây một làn khói vàng vắt ngang, dài tới hơn bốn trượng, rộng có tới hai thước. Ông liền quan sát kỹ lưỡng rồi bất giác cười phá lên, nói: - Khí số nhà Minh hết rồi! Đây là điềm báo nước Kim của ta đang vượng lên. Bà Kế đại phi đứng ở đằng sau, cũng đang xem hiện tượng lạ lùng đó, chợt nghe lời Anh Minh hoàng đế, bèn hỏi: - Bệ hạ lấy gì làm bằng cớ mà nói vậy? Anh Minh hoàng đế nói: - Khanh không thấy đó sao? Cái mặt trăng kia há không phải triều Minh sao? Mặt trăng sáng nhưng ánh sáng nhạt mờ há không phải là điềm báo của sự suy vong? Bây giờ, khanh xem tới làn khói vàng kia đi, nó ứng vào nước Kim ta đấy. Chữ Kim có nghĩa là vàng, tức là sắc vàng. Làn khói vàng kia, rất sáng, há lại không phải điềm báo nước Kim ta sẽ thịnh vượng ư? Hơn nữa, làn khói vàng lại còn vắt úp lên trên vầng trăng thì nước Kim diệt nước Minh há là đương nhiên rồi. Bà Kế đại phi nghe giải thích mới hiểu ra, vội quỳ lạy, luôn mồm tung hô vạn tuế. Anh Minh hoàng đế vội nâng dậy, hối hả đòi ra thị triều. Câu chuyện này sẽ đi đến đâu, mời bạn đi tìm cái kết cho truyện. Bạn cũng có thể tìm đọc những truyện hấp dẫn khác như: Phong Vũ Thanh Triều 1 , Thiên Hạ ,... Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Thanh Cung Mười Ba Triều!
172 chương
Bí Mật Mộ Khồng Minh

Bí Mật Mộ Khồng Minh

Truyện Bí Mật Mộ Khồng Minh là một truyện gợi mở cho bạn đọc một cái nhìn mới mẻ về lịch sử, dù là một truyện nói về những đề tài khô khan, khai thác về những dấu tích cũ xưa như những bài học lịch sử nhưng truyện lại không hà nhàm chán, ngược lại dưới ngòi bút của Hồng Lĩnh Sơn câu chuyện trở nên thật thú vị và gần gũi với bạn đọc. Gia Cát Lượng (181- 234) tự Khổng Minh, là một nhân vật chính trị kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Cuối đời Đông Hán, vua hèn yếu, bị quyền thần lấn át, triều đình không kỷ cương phép tắc gì nữa. Bọn quan địa phương tha hồ vơ vét bóc lột của dân, khiến nhân dân vô cùng cực khổ lầm than. Lợi dụng tình hình ấy hào kiệt khắp nơi nổi lên cát cứ, thôn tính lẫn nhau, khiến đất nước loạn lạc tứ tung. Gia Cát Lượng là một người tài cao, học rộng nhưng còn đợi thời ở ẩn tại Nam Dương để có thời gian trao dồi thêm tài năng kiến thức, nuôi dưỡng chí lớn giúp đời. Ngay khi còn nằm trong túp liều tranh nhờ nghiên cứu phân tích tình hình thời thế dựa trên các yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa” một cách chính xác và sắc sảo, ông đã nhìn ra cái thế “chia ba chân vạc” của các nước Ngụy, Thục, Ngô. Được Lưu Bị ba lần thân hành đến mời, Gia Cát Lượng đã giúp đỡ Lưu Bị xây dựng nước Thục thành một trong ba nước hùng mạnh thời Tam quốc. Ông là một nhà quân sư thiên tài, đã vạch ra chiến lược chiến thuật khiến quân Thục đánh thắng quân Ngụy nhiều trận như trận thiêu đồn Bác Vọng, trận thủy chiến ơ Bạch Hà, trận hỏa công ở Xích Bích... Ông còn giỏi về cách dùng gián điệp, khổ nhục kế li gián hàng ngũ kẽ địch, dùng miệng lưỡi thuyết phục vận động kẻ địch, đánh vào tinh thần của chúng, hoàn thành sách lược liên minh với Ngô để chống Ngụy. Ông còn là một nhà khoa học như nghiên cứu thiên văn, bày “Bát trận đồ”, dùng trâu gỗ lắp máy để vận chuyển quân lương qua những rặng núi hiểm trở đất Thục. Khi Lưu Bị sắp qua đời, ân cần phó thác con côi là Lưu Thiện làm vua Thục Hán. Với chức vụ thừa tướng, lo sắp xếp công việc nội trị để giữ nước yên dân. Ông dâng bài “Xuất sư biểu”, xin đem quân đi đánh Ngụy, lời lẽ hùng tráng kích thiết, được coi là một tác phẩm văn học ưu tú của Trung Quốc. Trong sáu lần ra Kỳ Sơn, ông đã dùng nhiều mưu kế thần diệu như lên thành – đàn để đánh lừa Tư Mã Ý, mai phục ở cửa Kiếm môn để đánh quân Tôn Quyền... Không may ông mắc bệnh qua đời, nên sự nghiệp đành để lở dở, nhưng lịch sử còn ghi mãi tên ông như một nhà quân sự lỗi lạc. Cuốn Bí mật mộ Khổng Minh là một truyện lịch sử , quân sự viết dựa theo những tài liệu truyền lại từ xưa, chắc sẽ gây cho người đọc sự hấp dẫn và hứng thú ngoài những chi tiết về võ thuật. Qua đó, còn chứng minh đầu óc sáng tạo của con người quả là vô tận, từ những mưu trí dùng trong quân sự chuyển sang mưu trí dùng trong khoa học kỹ thuật, từ việc đánh vào thể xác đến việc đánh vào tinh thần đối phương, khuất phục họ bằng những sự kỳ diệu của khoa học, khi con người biết thu phục tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho lợi ích của xã hội. Biết đâu nó chẳng thúc đẩy đầu óc đang tìm hiểu, khám phá, phát minh, sáng chế của lớp trẻ hôm nay tương tự như những chuyện khoa học viễn tưởng trong thời đại hiện nay. Bời vì đi vào chiều sâu của những bí mật tìm ẩn trong quá khứ cũng là lấy đà phóng mình vào tương lai để khám phá những bí mật của vũ trụ đầy rẫy những cái chưa biết, những câu hỏi chưa lời giải đáp, những lỗ trống trong không gian cũng như trong kiến thức con người. Mời bạn đọc truyện và tìm hiểu thêm về lịch sử nhé. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Bí Mật Mộ Khồng Minh!
7 chương
Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu

Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu

Bạn đang đọc truyện Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu của tác giả Nam Hải Thập Tứ Lang trên trang đọc truyện online.Nhân vật chính là một đại gia chế súng lậu, bị tử hình quay về quá khứ đến một thế giới khác trở thành tướng hải quân và lãnh chúa....! Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu!
657 chương
Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa

Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa

Bạn đang đọc truyện Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa của tác giả Hùng Đại Mộc trên trang đọc truyện online.Vào đời triều đại Tống ở Trung Quốc có một gia tộc họ Dương đã cống hiến cho Tổ quốc hầu hết các thành viên của gia đình mình cho công cuộc bảo vệ đất nước (Trung Quốc lúc ấy đang bị đe dọa bởi sức mạnh ngoại xâm của các dân tộc Mông, Kim...) mà ở Việt Nam còn khá ít người biết đến. Những tấm gương trung dũng anh hùng của gia tộc họ Dương được kể lại khá hấp dẫn trong tiểu thuyết lịch sử truyền kỳ "Dương gia tướng diễn nghĩa" rất nổi tiếng trong lịch sử văn học cổ điển Trung Quốc sẽ được chúng tôi biên dịch trình bày dưới đây với mong mỏi được cung cấp cho bạn đọc một món ăn tinh thần mới mẻ, trước hết vì đây là bản dịch chữ Việt đầu tiên của tác phẩm này; thứ hai, vì tấm gương anh hùng sáng rực của họ Dương, có lẽ, vẫn còn nguyên giá trị về lòng yêu nước nồng nàn của họ. Bản biên dịch này chắc không tránh khỏi đôi chỗ vụng về, rất mong được đón nhận ý kiến chỉ chính của bạn đọc. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa!
51 chương
Khuynh Tẫn Thiên Hạ Loạn Thế Phồn Hoa

Khuynh Tẫn Thiên Hạ Loạn Thế Phồn Hoa

Truyện Khuynh Tẫn Thiên Hạ Loạn Thế Phồn Hoa là một truyện mới được giới thiệu đến với bạn đọc trên trang đọc truyện online, truyện khá thú vị và đặc sắc với những tình huống khiến bạn không thể không cảm thấy như lạc vào một thế giới mới. Truyện là truyện ngôn tình nhưng có thêm yếu tố lịch sử , quân sự khá mới lạ nhưng không hề nhàm chán, cứng ngắc. Y kinh tài tuyệt diễm, không thể đi lại, thế nhân xưng tụng Công tử Vô Song. Hắn thiếu niên phong hầu, nam chinh bắc chiến, cuối cùng bước lên Cửu trùng bảo tháp, quân lâm thiên hạ. Y cả đời thanh quý vô hà, gọi là phong lưu thiên hạ cũng không sai. Hắn thâu tóm giang sơn như họa, lại cam nguyện vì y rũ bỏ quan san, tụ thủ thiên hạ. Cành đào ước hẹn, hồng cân định tình, dây đỏ kết tóc… Một phen kỳ ngộ dưới tán đào hoa, viết nên một thiên truyền kỳ nghìn năm phủ bụi… Tình này, thượng cùng Bích Lạc, hạ Hoàng Tuyền… “Khuynh Tẫn Thiên Hạ Loạn Thế Phồn Hoa” là một bộ t ruyện mang dáng dấp ngôn tình Trung Quốc, sử dụng chất liệu và nội dung Việt Nam, chỉ có giá trị tham khảo, không mang tính chính xác. Tác giả Thương Hải Di Mặc không có vốn tri thức thâm sâu về sử học nên tác phẩm chỉ mang chất giải trí và phần nào đem lịch sử đến gần hơn với bạn đọc. Bạn cũng có thể theo dõi những truyện khác cùng thể loại như: Thiện Xạ Nhà Thanh , Danh Môn ,... Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Khuynh Tẫn Thiên Hạ Loạn Thế Phồn Hoa!
227 chương