Chương 67: Đại Nhảy Vọt 2

Phương hướng phát triển của Hồng Đĩnh dựa theo phương châm của thời hiện đại. “ Muốn giàu thì trước làm đường” làm đường để có thể vận dụng tài nguyên trong lãnh địa một cách tốt nhất, bất kể là hành quân đánh trận hay là thu thuế, giao thông tốt chính là tượng trưng cho sự phát triển, kết nối các vùng miền với nhau tạo nên sự thống nhất.

Cho nên dân phu lao dịch đầu tiên là được lệnh đi làm đường, tất cả các con đường đã có đều được tu sửa thêm, ngoài ra Hồng Đĩnh còn quyết định xây dựng thêm một con đường quốc lộ trục chính cực lớn với 6 làn đường.

Con đường này lấy thành Nhai Châu làm trung tâm, xây kéo dài đến vùng núi phía bắc, nơi có khoáng sản kim loại cùng với tài nguyên rừng phong phú, tiếp đến sẽ là đến khu công nghiệp ở phía Tây Nam lãnh địa, đi men theo hướng đông duyên hải đến thành Nhai Châu, và cuối cùng kết thúc ở bến cảng Nhai Châu.

Đây là một công trình khổng lồ, dài đến cả hơn 100km mặc dù có đến mười vạn dân phu lao dịch thế nhưng đây vẫn là một con số khổng lồ với năng lực sản xuất xây dựng thời đại này, cho nên Hồng Đĩnh không chỉ đơn thuần dựa vào sức người để hoàn thành nó, mà còn cải tiến các công cụ nhằm tăng cường năng suất lao động.

Trong số dân phu lao dịch sẽ phân loại ra những người biết làm nghề mộc, lên rừng khai thác gỗ, đường sắt thì Hồng Đĩnh không có khả năng chế tạo rồi, bởi vì nó yêu cầu quá lớn về kĩ thuật cũng như tài nguyên. Thế nhưng mà nếu như lợi dụng nguồn tài nguyên gỗ vô tận đi xây dựng đường ray bằng gỗ có nẹp kim loại cho các xe goòng chạy thì sao, có xe goòng thì việc chở nguyên vật liệu sẽ bớt đi sức lực rất nhiều,

Ngay lập tức, cụm khai thác gỗ, khai thác đá được lập lên, dùng thuốc nổ phá đá khiến cho công việc này đơn giản đỡ tốn sức hơn nhiều,

Mấy vạn người đầm nền cho một con đường chỉ rộng có hơn một mét, sau đó rải đá lên quả thật không quá mất nhiều thời gian, cùng lúc đó, vô số thanh đường ray làm bằng các loại gỗ tốt mà ở thời hiện đại chỉ là vật dụng trang trí được đem đi làm đường, gỗ lim, gỗ gụ, gỗ trò, các loại cây gỗ có tuổi đời hàng trăm năm to bằng 2 người ôm lần lượt bị cưa đổ sau đó xẻ thành các thanh đường ray đem đi lắp ráp trên con đường ấy.

Xe goòng được chế tạo, lắp thêm vòng bi chạy băng băng trên đường ray, chỉ cần 2 con ngựa hoặc là 5 người kéo một chiếc xe goòng chở đầy đất đá, đi mở rộng con đường quốc lộ vốn chỉ rộng có hơn 1m ấy,

Thành quả là hơn 100 km đường quốc lộ rải đá, chỉ dùng thời gian nửa tháng chuẩn bị, sau đó là một tháng thời gian hoàn thành, đây được coi là kì tích của con người thời đại này.

Sau khi đường quốc lộ được hoàn thành, Hồng Đĩnh chỉ để lại 2 vạn người tiếp tục làm đường, tu sửa tất cả các con đường còn lại trong lãnh địa, tuy không phải tất cả đều rải đá sỏi, thế nhưng ít nhất cũng được nâng cấp và đầm nền chắc chắn, đảm bảo kết nối nông thôn thành thị với nhau, đồng thời thuận tiện cho hành quân, mỗi khi có chiến sự.

Tám vạn dân phu còn lại, được điều đi các vùng khai thác đá, gỗ, đại đa số được điều đi xây dựng nhà xưởng ở khu công nghiệp cùng bến tàu.

Lại chỉ trong vòng một tháng trời, một cụm khu công nghiệp, gồm rất nhiều nhà xưởng được dựng lên, nơi đây sẽ có các nhà xưởng luyện kim, dệt may, công nghiệp nhẹ sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho con người. Cùng với đó là các kí túc xá công nhân được xây dựng rầm rộ, gần đó là khu công nghiệp quân sự với tường bao chắc chắn

Bến cảng được mở rộng gấp đôi hiện có, với kè đá chắc chắn, phần cầu cảng được dùng đá san lấp biển tạo ra hành lang dài 200m chạy thẳng ra biển lớn, làm chỗ neo đậu cho tàu bè

Cùng với đó là xưởng đóng tàu và sửa chữa tàu biển được xây dựng và mở rộng lớn chưa từng có.

Khu công nghiệp được lấp đầy bởi vô số các nhà xưởng, thợ thủ công dân gian khắp nơi được triệu tập,

Có thể nói, xét về mặt bằng trình độ công nghiệp luyện kim của Nhai Châu hiện tại mặc dù có yếu kém hơn so với nhà Nguyễn về quy mô rất nhiều, thế nhưng công tác quản lí thì lại vững chắc và kiên cố vượt trội hơn hẳn, bởi vì tất cả đều là tài sản thuộc sở hữu cá nhân của Hồng Đĩnh cho nên về cơ cấu nó giống như một công ty hơn, không có các bộ ban ngành chồng chèo nhiều tệ nạn tham ô như của triều đình nhà Nguyễn, cho nên năng suất và hiệu quả làm việc là cao hơn là điều tất yếu, trước khi Hồng Đĩnh tiếp quản nơi đây đã có những manh nha của một chủ thể công nghiệp tương đối hoàn chỉnh,

Việc đưa ra mức lương và thưởng và địa vị của thợ thủ công cao đến kinh người đã kích thích tinh thần làm việc của họ cao đạt đến đỉnh điểm, dĩ vãng thợ thủ công ở Châu Á có thân phận không cao hơn nô lệ là mấy, đời đời truyền kiếp cha truyền con nối, cùng với sự quản lí yếu kém và tệ tham nhũng khiến cho công nghiệp nặng quả thật là đã ở tình trạng bê bết, nát như tương, sản phẩn công nghiệp luyện kim như súng ống, vũ khí, sản phẩm luyện kim làm ra chỉ tương đương với đồ phế thải.

Thế nhưng dưới sự chỉ huy của Hồng Đĩnh, công tác thống kê, thống nhất đơn vị đo lường, đem trách nhiệm gắn với mỗi cá nhân thực hiện và chế độ lương thưởng đã góp phần cải thiện chất lượng nghành công nghiệp. Giờ đây, các nhà xưởng sản xuất vũ khí thành Nhai Châu đã có thể chế tạo được súng hỏa mai, thậm chí là mô phỏng được súng trường bắn đá mồi lửa của Phương Tây, các loại vũ khí quen thuộc của Vệ Quốc Quân cũng đã bắt đầu được sản xuất với số lượng lớn, nhằm mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu cho quân đội, cùng với đó là viện trợ miền Nam, thậm chí xa hơn là xuất khẩu ra bên ngoài.

3000 thợ thủ công hiện tại đã lột xác hoàn toàn, trở thành công nhân và nhân viên kĩ thuật và nhân viên quản lí, cùng với đó là khoảng 2 vạn người nhà, tất cả đều được thu xếp vào các kí túc xá xung quanh khu công nghiệp nặng, nhờ đó tăng cường trong công tác quản lí.

Nhà xưởng, vật tư, trang thiết bị kĩ thuật, nhanh chóng được củng cố, và đưa vào sản xuất. Những trang thiết bị hiện có thì đưa vào sản xuất luôn, cái gì có thể chế tạo được thì chế tạo, chưa chế tạo được thì đặt mua bên ngoài.

Khu công nghiệp có thể nhanh chóng được xây dựng và đưa vào sản xuất, một phần công lao không nhỏ đến từ thế lực của họ Trần, do một người thần bí mang bí danh “ Diêu thiếu” giúp đỡ, kẻ này làm trung gian môi giới các bên ở giữa kiếm lời hàng vạn lượng bạc, thế nhưng những nhà tư bản phương Tây bán được máy móc và kĩ thuật, vô cùng vui vẻ, Hồng Đĩnh nhập khẩu được máy móc, và kĩ thuật, đào tạo được công nhân, có thể nói là hợp tác các bên cùng có lợi.

Bên cạnh đó Hồng Đĩnh cho phép tư nhân được tham gia vào các ngành công nghiệp, gần giống như chính sách kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đương nhiên có sửa đổi rất nhiều điều, bởi Hồng Đĩnh chỉ là một thế lực chứ chưa phải một quốc gia.

Thuế quan được thống nhất lại, hạ giá thấp thuế quan để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực. Giá thuế quan nhập cảng chỉ là 1%. Đây được coi là một trong những mức thuế quan khu vực thấp nhất thế giới thời đại này.

Việc tổng nhân khẩu của khu vực Hồng Đĩnh quản lí chỉ là khoảng 50 vạn, lại có các chính sách quản lí hữu hiệu, khiến cho khu vực thành Nhai Châu nhanh chóng trở thành một công trường náo nhiệt hừng hực.

Rất nhiều năm sau, người ta đã từng tìm thấy trong một cuốn sổ nhật kí của một thương nhân phương Tây nhận xét về Hồng Đĩnh và chế độ đặc khu Nhai Châu như sau.

“ Đất ấy hiện tại đã điên hết rồi, bọn họ điên cuồng làm việc, vô cùng chăm chỉ, cả vùng đất ấy cảm tưởng như là một tổ ong hăng hái, tất cả mọi người ở đó giống như những con ong vậy, có ong thợ, ong chiến, cấu tạo nên một tổ ong khổng lồ, và đều dưới sự chỉ huy của một tên ong chúa là một vị chúa đất xứ ấy, người này có uy quyền tuyệt đối, dẫn dắt xứ ấy phát triển, sản lượng công nghiệp của họ thậm chí vượt trội hẳn so với một số quốc gia Láng giềng. Họ đầy đủ , vui sướng và tinh thần mỗi người đều sáng láng”

Việc điên cuồng đầu tư hàng chục, hàng trăm vạn lạng bạc cho công tác xây dựng và kiến thiết đã giúp Hồng Đĩnh nhanh chóng phản triển đến mức độ nhanh chưa từng có, cũng phải thôi, việc gì có thể dùng tiền đập thì Hồng Đĩnh đều không tiếc hết thảy dùng tiền đập, chung quy lại thì hắn giàu mà.

Động viên 10 vạn lao động trai trẻ vào các ngành công nghiệp và xây dựng đã biến tỉ lệ thất nghiệp, người nhàn dỗi trong vùng kiểm soát gần như thành con số không. Hiện tại không có chuyện những kẻ lưu manh, hay lang thang đầu đường xó chợ nữa, bởi tất cả đều bị đem đi đào quáng hay làm đường. Đạo luật lao động được ban hành cho phép Hồng Đĩnh huy động nguồn lực lớn nhất vào sản xuất.

Đồng thời để tăng cường thêm công tác quản lí và tính khích lệ cho dân chúng dưới quyền quản hạt của mình, Hồng Đĩnh tiếp tục tiến hành phân chia đẳng cấp đối với dân chúng. Đem mọi người chia làm ba bộ phận quan dân nô.

- Nô lệ là đẳng cấp thấp nhất, thông thường đều là tù binh hoặc người phạm tội bị biếm làm nô, sau đó là tiện dân cao hơn nô lệ một cấp, chính là chỉ gia quyến thân thuộc các quan viên quân chính trong lãnh địa chủ cũ.

- Tiếp đó là thứ dân, dân chúng trong tất cả các lãnh địa đều là cấp bậc này.

- Mặt trên thứ dân là hạ dân, chuyên chỉ người ở trong lãnh địa ba năm trở lên. Mà chỉ cần giao lương nộp thuế đủ bốn năm, hoặc là tiến vào quân đội cùng nhân viên biên chế nha môn, tự động thu được đẳng cấp bình dân. Đương nhiên, số năm quy định ở đây là chỉ dân chúng bình thường không thu được công trạng, nếu chính mình có được công trạng thì ấn theo đẳng cấp công trạng tính toán.

- Mà lúc bình dân thu được ba điểm công trạng, tăng làm thượng dân, một khi thành thượng dân lập tức thu được hai mươi mẫu ruộng cày vĩnh viễn, bổ nhiệm chức vụ quân đội cùng nha môn cũng sẽ ưu tiên cân nhắc cho thượng dân, đồng thời, người từ bình dân trở xuống thấy được thượng dân, phải hành lễ nhường đường.

Hai mươi mẫu đất truyền đời?! Đúng mọi người không nghe nhầm đâu, chính là đất đai truyền đời, như vậy thì có khác gì quý tộc đâu cơ chứ, sau khi đạo luật này được ban hành, dân chúng trong toàn lãnh địa đều cuồng hỉ. Đây chính là cơ hội để đổi đời, lắc mình từ tầng lớp dân đen ti tiện biến thành quý tộc, đối với dân đen thì đây chính là một bước lên trời.

Ngoại trừ quân công ra, còn có công trạng về thành tựu văn trị cũng có thể để bọn họ thăng cấp, giao lương nộp thuế đến trình độ nhất định cũng là công trạng vậy, công trạng đủ rồi thì có thể thăng cấp.

Làm việc vì nghĩa, thợ thủ công sáng tạo kỹ thuật mới cũng coi như nhập vào dạng công trạng.

Mà để trở thành thượng dân thì chỉ có làm việc chăm chỉ hoặc là có công trạng trong chiến tranh bảo vệ lãnh địa, cho nên mọi người ai ai cũng điên cuồng hăng say làm việc và luyện tập.

Sau khi các đạo luật được ban xuống, Nhai Châu gần như sôi trào.

Hồng Đĩnh duy trì chế độ nô lệ, mở các trại tập trung, bổ xung bằng nguồn tù binh và người phạm tội để bóc lột,

Hồng Đĩnh đã chi 50 vạn lạng bạc cho ngân sách chi tiêu quân sự, chiếm tỉ lệ trên 50% tổng đầu tư của mình, và bằng 1/3 tổng tài sản của Hồng Đĩnh.

Đây được coi là một con số khổng lồ và là việc làm được nhiều người coi là ngu ngốc không tưởng, nếu như có nhiều tiền giàu ngang một nước như vậy thì tha hồ mà hưởng thụ chứ vất vả nữa làm gì.

Kế hoạch Đại Nhảy Vọt được bắt đầu.

Hồng Đĩnh viết lên cuốn sách đại nhảy vọt, và sự trỗi dậy của một đế chế, qua đó đưa ra các luận điểm, mà sau đó đây được coi là chí bảo, kim chỉ nam của nền kinh tế.

Theo đó:

Hồng Đĩnh tin rằng, chiến tranh là động cơ chính của sự tiến bộ của loài người, không tin sao, vậy thì cứ nhìn vào sự bùng nổ của kinh tế, chính trị, quân sự sau các cuộc chiến là thấy rõ, trong chiến tranh người ta sẽ luôn nghĩ mọi biện pháp để giành thắng lợi trước kẻ thù, bất kể là trên lĩnh vực gì.

Và dựa vào đó, Hồng Đĩnh đưa ra lập luận rằng mục đích của nền kinh tế Nhai Châu sẽ là điểm tựa cho Đại Việt sau này, nơi đây sẽ cuồn cuộn không ngừng cung cấp tài nguyên, vũ khí, nhân lực nhằm mục đích trở thành sân sau cho sự phát triển của đế chế Đại Việt. Và ngược lại, Hồng Gia Bảo sẽ chỉ là một chiến khu, căn cứ trong nước, nơi đó quá nghèo và điều kiện phát triển kinh tế quá khó khăn.

Hồng Đĩnh coi chiến tranh là động lực và mục tiêu cuối cùng, cho nên mục đích của nền kinh tế nơi đây là để phục vụ chiến tranh. Cho nên sau khi Hồng Đĩnh đã hoàn toàn kiểm soát hoàn toàn vùng đất Nhai Châu, thì một chương trình vũ trang mới được tăng cường lớn chưa từng có.

Con số binh sĩ người Việt được Hồng Đĩnh trưng tập và mang sang Nhai Châu vũ trang và huấn luyện đã lên đến con số hơn 9000 người, cùng với đó là 6000 quân bản địa , hiện nay tổng số binh lực mà Hồng Đĩnh sở hữu đã là gần 2 vạn người , nếu tính cả các thành phần đóng giữ ở Hà Tĩnh.

Quân đội khổng lồ như vậy, đòi hỏi phải có một hệ thống kinh tế hậu cần cũng khổng lồ không kém, thế là khu công nghiệp phục vụ quân đội mọc lên, cung cấp cho quân đội tất cả các vật dụng quân đội cá nhân, đặc biệt là quân phục, ngành may mặc ra đời, quân phục làm bằng vải đay, vải bố, cho nên nghê trồng bông, đay ở nơi đây được đầu tư phát triển, vì hiện tại chưa có cho nên Hồng Đĩnh liền nhập khẩu ở Đại Nam, và nhà Thanh, dưới sự đầu tư hàng vạn lạng bạc, số tiền đầu tư lớn khiến cho thương nhân khắp nơi ngửi thấy mùi cơ hội kinh doanh liền đổ xô về thành Nhai Châu làm ăn buôn bán, quan đó gián tiếp thúc đẩy kinh tế thương mại nơi đây.

Bắt đầu từ nền kinh tế phục vụ quân đội, dần dần kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Ngành công nghiệp vũ khí phát triển nhanh chưa từng có, việc nhập khẩu rất nhiều kĩ thuật và nhân viên nước ngoài về tuy rằng rất tốn kém, thế nhưng Hồng Đĩnh lại có thể tự túc về vấn đề sản xuất, không phải chịu sự bó buộc, can thiệp của bất kì thế lực nào.

Từ đó nghành luyện kim và khai thác than cũng được đẩy mạnh, chỉ trong nửa năm, sản lượng luyện kim của Nhai Châu đã tương đương với một nửa của Đại Nam, và sản lượng khai thác than đã ngang bằng Đại Nam, mặc dù Đại Nam luyện kim và khai thác than thời kì này cũng chẳng ra được mấy cân, thế nhưng chỉ dùng lực lượng một tòa thành Nhai Châu, ngang với một tỉnh như Hải Dương của Đại Nam mà làm được như vậy trong thời gian ngắn là quá khủng bố rồi.

Dưới uy lực của chính sách phong thưởng tước vị, một bộ máy quan liêu tỉ mỉ được tạo ra và nó hoạt động vô cùng hiệu quả, kiểm soát mọi mặt của con người nơi đây.

Tổng kết lại, đại nhảy vọt đã vô cùng thành công đến mức được coi là thần kì, thần kì đến mức Hồng Đĩnh cũng không thể tưởng tượng nổi, chi trong thời gian không đến nửa năm, bộ mặt của thành Nhai Châu gần như đã được thay mới hoàn toàn.

Được mọi người ví nó như hòn ngọc của Viễn Đông.