Lúc này ở xa phía Nam, nơi thành Gia Định quân Pháp đang chiếm đóng Đề đốc Léonard Charner thống lĩnh tất cả lực lượng viễn chinh Pháp tại Đại Nam đang đứng trước sa bàn, nhìn lại lần cuối kế hoạch hành binh của quân Pháp.
Sau một thời gian dài thám sát địa hình cùng tình báo, tướng Léonard Charner đề ra một kế hoạch hành binh lớn, Và mục tiêu đầu tiên của Léonard Charner là phải tấn công Đại đồn Chí Hòa, vì đây là một vật cản lớn cần phải phá bỏ để có thể tiến chiếm các nơi khác...
kế hoạch hành binh của quân Pháp như sau:
•Dàn đại bác theo phòng tuyến các chùa, chiến thuyền đậu từ sông Rạch Cát qua sông Bến Nghé và sông Thị Nghè, tất cả đều nhắm vào Đại đồn.
•Đại quân bộ sẽ từ chùa Cây Mai đánh bọc phía tây nam, là phía yếu nhất của Đại đồn, cắt đứt Đại đồn với kho lương ở Thuận Kiều, và dồn quân Việt chạy về phía sông Gò Vấp để chặn đánh.
•Bố trí chiến thuyền ngăn viện binh từ Biên Hòa xuống, và ngăn quân Việt rút chạy lên đó.
•Thủy quân ở cánh đông bắc cùng bộ binh ở cánh tây nam sẽ bao vây và tiêu diệt đại quân Việt trong khoảng giữa ba sông, là Thị Nghè, Gò Vấp và Bến Nghé.[5]
Léopold Pallu trung úy, sĩ quan tùy viên tổng hành dinh đến trước mặt Charner.
-Thưa đề đốc các cánh quân đã vào vị trí chờ mệnh lệnh tiến công.
Charner nhìn vào Pallu thuộc hạ thân tín của mình hỏi một câu rất nghiền ngẫm.
-Pallu cậu có niềm tin chiến thắng dân tộc này không?
Pallu không do dự kiên định đáp:
-Trình đô đốc, chiến thắng thuộc về nước Pháp, nước Pháp vạn tuế.
Charner muốn nói lại thôi, bởi theo tin tình báo rằng ở phía đại đồn có một đội quân đặc biệt, khác xa những đội quân mà người Pháp biết, sự khác biệt ở đâu, tình báo không nói rõ, hoặc họ cũng không nhận định nổi rằng khác ở đâu.
Thế nhưng chính tin tình báo này khiến cho Charner với đầy đủ niềm tin thắng chắc trong cuộc chiến này xuất hiện sự do dự. Nhưng tên đã lên dây, Charner không thể làm gì hơn là quyết định nổ sung mà không chờ tình báo điều tra thêm, có lẽ đây là biến cố sai khác trong lịch sử mà Hồng Đĩnh xuyên tới đây mang lại, và từ đó, lịch sử bắt đầu đi ra theo một hướng đi khác, một nước Việt hùng cường kiên quyết bắt đầu ra đời.
Đêm nay Charner đã thức trắng đêm, thấy giờ xuất chiến đã điểm, liền ra lệnh” Tiến công”
-Mệnh lệnh tiêu diệt hết tất thảy mọi sức đề kháng của bọn An Nam.
4 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861 đại pháo của Pháp từ “ Phòng tuyến các ngôi chùa” cùng đại bác trên các chiến hạm của Pháp bắt đầu đồng loạt bắn phá về hướng đại đồn Chí Hòa
Đại Chiến Đại Đồn Chí Hòa chính thức bắt đầu rồi.
Đề đốc Charner, Thiếu tướng De Vassoigne và Đại tá Palanca (Tây Ban Nha) dẫn theo khoảng 3000 quân tiến lên cùng với pháo nhẹ
Charner cùng quân Pháp tiến lên tới các đồn tiền tiêu của quân Việt thì bất ngờ đại bác trong các đại đồn bắn rộ lên ầm ầm, chiến thuật của quân Pháp lúc này vẫn là lập đội hình dàn hàng tiến lên, chiến thuật này thậm trí đến tận Thế chiến 1, khi có sự xuất hiện của súng máy mới dần dần bị loại bỏ, bởi vì lí do đơn giản là hỏa khí hiện tại độ chính xác khá kém, chiến đấu cần phải tập trung quân đội để tạo thành mật độ hỏa lực lớn, súng Pháp bắn nhanh hơn, xa hơn, chuẩn hơn quân Nguyễn, thế nhưng không thể phủ nhận được hiện thực đó vẫn là loại súng nạp đạn ở đầu nòng.
Thêm nữa để đề phòng quân Việt đổ quân phục kích cho nên phải nghiêm ngặt giữ vững đội hình chiến đấu.
Đại bác trên đại đồn bắn ác liệt thế nhưng hầu hết là các loại thần công, bắn đạn gang, sắt thuộc thể loại bắn trúng ai người nấy đen đủi cho nên sức sát thương không lớn, bên phía đại đồn đại bác gầm thét liên hồi, thế nhưng thương vong của quân Pháp liền không có mấy mặc dù đội hình hành tiến dày đặc như vậy.
Thiếu tướng De Vassoigne chỉ huy trung đoàn bộ binh viễn chinh số 1 tiến lên làm tiên phong, thấy pháo phía Đại Việt bắn dữ dội thế nhưng không mấy hiệu quả cho lắm, liền cười khẩy nói với binh lính:
-Nhìn lũ mọi rợ đó xem, cứ bắn như vậy thì chúng ta có thể đi duyệt binh ở kinh đô của chúng hâhaa
Đám lính điên cuồng cười nhạo theo, thầm khinh bỉ quân Việt.
Thế nhưng De Vassoigne không biết, họa từ miệng hắn mà ra đến rất nhanh, bất ngờ một viên đạn đại bác của quân Việt do không điều chỉnh tốt bắn ra rất gần đại đồn, thế nhưng trời sui đất khiến nó rơi trúng một nền đất cứng được dùng làm bệ pháo tiền tiêu, viên đạn bay chậm nhưng động năng lại lớn, sau khi rơi xuống liền lập tức nẩy lên, gào thét bay về phía De Vassoigne.
Họa vô đơn chí, ngay khi De Vassoigne đang hô hào động viên binh sĩ thì viên đạn gào thét đánh tới, xượt qua và lấy đi một cánh tay của hắn, cơn đau xót khiến hắn quay về với thực tại chiến trường và rồi hú lên trong thê thảm.
Viên đạn lấy đi cánh tay của De Vassoigne sức mạnh không giảm, liền tiếp tục văng đi đập vào đầu một tên lính
Tên lính hàng đầu đứng ngay sau De Vassoigne không kịp đề phòng chỉ thấy một chấm đen bay đến sau đó, đồng đội của hắn thấy một cảnh tượng kinh khủng, đầu của hắn vỡ tung như quả dưa hấu, máu cùng não trắng bắn tung tóe. Viên đạn sau khi bay hết 3 hàng lính mới dừng lại. Binh lính bắt đầu kinh hoảng, súng thần công, tuy rằng lạc hậu hơn so với phương tây rất nhiều, không có nhiều uy lực như đại bác bắn đạn trái phá, thế nhưng nó vẫn là thứ vũ khí gây nên kinh hoàng trên chiến trường.
Thử tưởng tượng mà xem khẩu đại bác bắn những viên đạn to bằng cái bát, bay chậm rì trong không khí, thậm chí có thể nhìn thấy được quỹ đạo đường bay của nó, thế nhưng lại không cách nào né tránh, mỗi khi rơi vào đội hình quân đich liền vạch ra một đường kẻ bằng máu với vô số chân cụt tay cụt. Sở dĩ đại bác quân Việt không phát huy được hết ưu thế của nó trong dã chiến cũng có nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên đại bác được bố trí trên cao có lợi thế về tầm nhìn, thế nhưng độ rơi cao khiến cho nó rất ít có khả năng nảy nên, kết hợp với nền đất xốp của vùng đồng ruộng kiến uy lực của nó giảm đi rất nhiều, hiếm khi tạo được một cú highlitne vào đội hình địch như những vị tiền bối của nó đã làm.
Hỏa lực bắn dữ dội thế nhưng ngoại trừ gây cho De Vassoigne, cùng với Đại tá Palanca (Tây Ban Nha) bị thương thêm nữa là vài người chết thì cũng chẳng có gì đáng nói.
Nếu như Hồng Đĩnh ở đây, hắn sẽ chẳng ngại ngùng gì mà không vác hết số đại bác cổ lỗ sĩ đó dàn quân trước trận, chỉ cần đào một cái hầm hơi nông một chút là đảm bảo giảm thiệt hại do đạn trái phá mang lại, bắn trực diện nằm ngang hắn tin tưởng sẽ tạo ra được nhiều đường kẻ máu vào đội hình dày đặc của quân Pháp kia, dù có mất hết toàn bộ số đại bác thì cũng chẳng sao, dù gì kết quả vẫn hơn đặt trên đồn rồi chẳng gây được mấy thiệt hại cho đối phương đã bị tiêu diệt.
Thêm nữa đại bác đặt trên đồn có nhiều ưu thế, nhưng lại khuyết thiếu cơ động, bị phản pháo hay là mất trận địa rất khó để có thể cơ động rút lui, cơ bản là sẽ mất trong trận đánh nếu đồn thất thủ.
Thấy trung đoàn tiên phong bị đại bác địch làm cho chững lại, Charner liền ra lệnh cho đại bác xe kéo bắn dồn dập 500 viên đạn trái phá vào đồn rồi ra lệnh gấp rút tiến lên áp sát giảm thiếu thương vong.
Trong đồn lúc này tướng Phương đang nhìn bao quát cuộc chiến, thấy quân Pháp có chút bị chững lại do hỏa lực đại bác của ta mang lại liền cảm thấy thời cơ đã đến, quyết định tung vào trận đội quân cận vệ của mình.
Thật ra đây là ý tưởng của Hồng Đĩnh gửi cho tướng Nguyễn Duy, rằng tập trung lực lượng tinh nhuệ, gan dạ dũng cảm, làm lực lượng đột kích mạnh mẽ trên chiến trường khi thấy thời cơ đến.
Tướng Nguyễn Duy lập tức hiến kế cho Nguyễn Tri Phương và lập tức được tiếp nhận.
Thế nhưng ý tưởng thì tốt nhưng khi tổ chức thì lực lượng này lại được tổ chức chả ra làm sao cả. Đội quân ngàn người này được trang bị rất nhiều súng hỏa mai, nhưng không được biên chế thành các đơn vị đặc thù huấn luyện mà theo biên chế cũ phối thuộc tức là vẫn cứ đánh loạn thất bát nháo như trước kia. Có khác chỉ là cơ cấu trang bị quân đội có sự thay đổi từ đội 50 người được trang bị 5 cây hỏa mai thì giờ đây là 10 người có 4 cây, vẫn biết rằng số súng được trang bị đó thậm chí còn hơn cả Hồng Đĩnh trang bị cho Vệ Quốc Đoàn nhưng chiến thuật của họ lại chả ra sao cả, vẫn theo cách cũ, tất cả ào lên bắn một loạt sau đó cầm đao kiếm cận chiến, súng hỏa mai cơ bản không có cơ hội nạp đạn lần 2 và biết thành que cời lò, đem phang nhau.
Đội quân vương bài của Tướng Nguyễn Tri Phương thậm chí còn được phối thuộc thêm một đội 20 con voi chiến, thế nhưng cái kinh nghiệm lẫy lừng của vua Quang Trung mang đại bác gắn lên voi không được sử dụng mà vẫn dùng cách xưa cũ là cung tên với súng kíp đặt trên lung voi, chiến đấu vẫn là xung trận dùng ngà và vòi voi chiến đấu với kẻ địch.
Hiện tại súng ống cùng với pháo đã có bước phát triển rất lớn, không còn là thời trung cổ, nơi những con voi được ví như những cỗ xe tăng đao thương bất nhập, hoành hành chiến trường, các loại súng đại bác xe kéo của Pháp có thể bắn xuyên thủng lớp da dày và gây tổn thương cho voi chiến.
Tuy có nhiều khiếm khuyết thế nhưng, lực lượng đột kích quân Việt vẫn có thể được coi là lực lượng đáng gờm nếu như được chỉ huy tài giỏi,
Nhưng không, tướng Phương với tư duy chiến thuật cổ điển đã sử dụng không đúng cách lực lượng này, và đây là nguyên do khiến trận chiến này không còn cơ hội chiến thắng.
Với tư duy chiến thuật của tướng Phương, địch đã đem quân tiên phong tinh nhuệ ra tấn công thì quân ta cũng nên mang quân tinh nhuệ ra ứng chiến, nếu chiến thắng có thể giành được uy phong khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân,
Nhưng lại quên mất tên của lực lượng này là lực lượng đột kích, họ không có khả năng dàn trận chính diện đánh với quân Pháp thiện chiến, kỉ luật, và vũ khí ưu thế hơn hẳn.
Được lệnh tấn công đội quân này liền xuất chiến, binh sĩ cùng voi ngựa nhao nhao xung phong. Tuy có nhiều chê trách nhưng không thể phủ nhận đây là lực lượng tinh nhuệ của tướng Phương, được trả lương bổng ăn uống đầy đủ, tinh thần chiến đấu cao, đánh về phía đội quân có quân số áp đảo về mọi mặt thế nhưng họ vẫn can đảm tiến lên.
Quân Pháp đang tiến lên bất ngờ thấy quân địch ào ào từ trong đồn tràn ra đánh, thậm chí còn có mấy chục thớt voi cùng tiến lên, tiếng bước chân của voi cùng với ngàn người tiến lên ầm ầm kiến quân Pháp khiếp đảm, hàng ngũ nhao nhao rối loạn, Charner từ tuyến sau thấy thế vội vàng dẫn theo mấy trăm vệ binh của mình tiến lên đốc thúc tuyến đầu bình ổn đội quân đang hoảng loạn này.
Cứ việc đã hiểu biết về quân Việt tương đối sâu, thế nhưng Charner vẫn không thể hiểu nổi quân Việt lấy đâu ra can đảm xuất chiến như vậy cơ chứ, không phải đa số là co đầu rút cổ hay sao, nhìn khi thế cùng đội hình tấn công của địch khiến cho Charner chợt căng thẳng, đây không lẽ là đội quân tinh nhuệ của địch.
Tiếng hô xung phong dời non lấp biển cùng với đội hình nghiêm chỉnh khiến người Pháp lo ngại, Charner vội ra lệnh chỉnh quân dàn đội hình chiến đấu, trung đoàn tiên phong lập tức dàn ra 2 cánh xếp thành hàng dày đặc tiến lên, đó là đội hình chiến đấu tiêu chuẩn của quân Pháp.
Khi đôi bên còn cách nhau tầm 150m một điều khiến quân Pháp bất ngờ đã nổ ra.
Quân Việt ở phía đối diện ầm ầm nổ súng.
Cái móe gì thế, đây không phải là quân tiên tinh nhuệ An Nam sao, khoảng cách 150m mà đã nổ súng, không lẽ vũ khí bọn rợ An Nam đã phát triển đến mức đó rồi ư, vượt qua cả quân Pháp,
Bình thường thì 150 m là bước vào tầm bắn hiệu quả của súng Minié rifle 1847 của Pháp thực tế tầm bắn của súng Pháp là 300m thế nhưng đó là tầm bắn, còn thực tế chiến trường chả có ai bắn súng bằng tầm bắn cả. Giống như súng AK47 vậy có tầm bắn 1000m nhưng mà bố con sâu nào đánh địch bắn ở tầm đó phải không, thậm chí cự li 250m với thước ngắm tiên tiến bắn trúng cũng cần phải luyện tập rất nhiều, huống chi là súng nạp đạn đầu nòng như hiện nay, cho nên ở cự ly 150m bắn chỉ có quân Pháp tập trung hỏa lực mới tạo ra được thương vong đáng kể còn quân Việt thì đúng là mới lạ,
Khi nghe tiếng súng ở khoảng cách xa, Charner liền giật mình, không lẽ quân Việt mua được lô súng hiện đại ở đâu, lính Pháp cũng thấp thỏm lo âu, nhất là những binh lính hàng đầu.
Thế nhưng một cảnh tượng đáng cười diễn ra, những binh lính hàng đầu bàng hoàng phát hiện mình không sao cả, có sao cũng chỉ là chút vết thương ngoài da, hoặc chút thương nhẹ, súng quân Việt vẫn là loại hỏa mai mồi lửa dây thừng, lòng trơn, khoảng cách xa như vậy, đừng nói chính xác hay uy lực, nhiều viên còn bay không tới nơi đấy chứ nói gì đến sát thương.
Đúng ra thì đây là bệnh chung của quân Việt binh linh nhao nhao xông lên, thế nhưng khi chưa tới tầm bắn thì so hoảng sợ mà cướp cò súng, lập tức những người còn lại tưởng đó là hiệu lệnh liền bất chấp tất cả cùng bắn, khi vẫn còn ngoài tầm bắn thì các loại hỏa khí liền ầm ầm nổ vang như rang lạc, sương khói mù mịt cả chiến trường, thế nhưng hiệu quả thì lại chả có mấy, chưa kể chỉ có hàng đầu bắn thẳng, còn lại thì đều là chỉ súng lên trời bắn để tránh ngộ thương đồng đội phía trước, để rồi khi đánh đến nơi thì vì nạp đạn chậm mà số súng đó đều trở thành que cời lò.