Chương 95: Thử Lòng Nhau Mà Thôi

Người đăng: KennyNguyen

Ngày 7 tháng 11 đúng như Diêu thiếu đã dự đoán thì chiếu chỉ của tân triều cuối cùng cũng đến, nói chung là trọng thưởng hậu hĩnh cho cha con họ Trần. Tất nhiên lúc này Đoàn Hữu Trưng vẫn đang còn e ngại thái độ nên không dám lên giọng kẻ cả mà ra lện cho Vạn Ninh đi tiêu diệt phản tặc Lê Duy Phụng. Nếu Trần gia có gì bất mãn thì họ sẽ không thèm đo đâu hết, đến lúc đó người ban thánh chỉ là Tân Trị xấu hổ, nhưng thực ra người xấu hổ và không xuồng nước được đó là Đoàn Hữu Trưng.

Chính quyền chưa ổn mà đã bị tướng lãnh ngoài bên thùy từ chối quân lệnh thì hậu quả rất khó lường. Rất nhiều thế lực đang nhìn vào thái độ của Trần gia, ai cũng biết Tự Đức có quan hệ không cạn với họ. Mà Trần gia ở Vạn Ninh có đủ thực lực để gây nên sóng gió lúc này đấy. Vậy nên Đoàn Hữu Trưng không đưa ra một mệnh lệnh chính thức mà chỉ nhắc lại chuyện phong quan ở Thái Nguyên cho Diêu thiếu. Tất nhiên Đoàn Hữu Trưng cũng không bạc đãi Diêu thiếu vì mảnh đất Phú Đồng trung tâm Thái Nguyên màu mỡ hơn rất nhiều so với Bắc Khạn nằm phía bắc Thái Nguyên.

Không thể nói là Đoàn Hữu Trưng không ra tay hết sức hào phóng để mua chuộc cha con nhà họ Trần, chắc đồng thời hắn cũng làm việc tương tự cùng Hoàng Diệu ở phía Nam. Bên cạnh chiếu chỉ của triều đình thì còn có một bức thư tay của Đoàn Hữu Trưng cho Trần Quang Cán với nội dung khách sáo này nọ, công thêm hỏi han tình hình Vạn Ninh, cuối cùng tỏ vẻ rất tán thưởng tư tưởng cách tân hiện đại của cha con nhà họ Trần.

Lúc này thì Dieu thiếu thay mặt cha hắn mà viết một bả tấu về triều trình bày rõ trận đánh hảo tặc cùng Pháp Quân tại Vạn Ninh. Đồng thời hắn cũng chỉ rõ thắng lợi vô cùng vẻ vang của Vạn Ninh quân. Sau đó là Diêu thiếu bắt đầu mở miệng công phu sư tử ngoạm mà đối với tân triều thử thái độ. Hắn vẫn đa tạ Triều Đình vì ban thưởng và thế thốt trung thành tận tâm cùng Đại Nam. Tất nhiên hắn chỉ nói là triều đình và Đại Nam nhưng không hề nói rõ ràng là trung thành với Tân Trị hoàng đế. Đây là cách chơi chữ, ai muốn hiểu sau thì hiểu, cùng lắm nói nhiều thì Diêu thiếu sẽ phủi mông. “ Bố mày là quan võ, chứ nghĩa bố học ít, chỉ viết được thế thôi”. Cuối cùng của tấu trương mới là nội dung chính thức, Diêu thiếu chỉ thẳng vào Đông Triều mà hạch tội quan lại nơi này chắc chắn thông đồng với phỉ khiến cho phỉ quân vào ra như chỗ không người. Tiếp theo là giúp quân Pháp vận chuyển vũ khí cho quân Lê Duy Phụng. Bằng chứng thì không có nhân chứng thì có nhiều, vì bức xúc không chịu nổi nên Quang Cán trong ngày viết xong tấu chương này đã xuất binh đánh Đông triều, quét nghịch đảng. Việc này cần làm cấp bách để “ bảo vệ quan viên tốt, quét sạch những tên đồng lõa theo phản nghịch”.

Bản tấu chương thứ hai là Diêu thiếu viết cho bản thân: Nội dung là sẽ nhanh chóng xuất quân đi thu hồi Thái Nguyên, đồng thời tiện đường sẽ thu hồi Bắc Ninh. Nhưng mà Thái Nguyên hiện nay là căn cứ địa của phản tặc Lê Duy Phụng. Diêu thiếu hắn hi vọng triều đình sẽ tăng viện cho Thái Nguyên hai chiến hạm hơi nước đang còn ở Huế. Bên cạnh đó hệ thống hành chính của Thái nguyên đã rỗng cả rồi vì quan viên nơi này không đầu hàng giặc thì cũng bị giết cả. Triều đình bàn bạc cử quan viên đến sẽ mất thời gian vô cùng. Trong lúc đó Diêu thiếu hắn kính mong triều đình có thể thông cảm để hắn có thể đề cử “tạm thời” vài tú tài vào các vị trí dân chính của Phú Đồng châu. Nếu sau này triều đình không có vừa ý thì có thể thuyên chuyển hay phục nguyên cũng không ngại. Nhưng nhân vậy này đều là “nhân tài” có xuất thân “danh môn” tại kinh đô, lại thêm những nhân tài này đều theo “ cải cách” suy nghĩ. Vậy nên Diêu thiếu cúi đầu mong triều đình ân chuẩn.

Lúc hai bản tấu trương này đến tay của hai vị Phụ chính đại thần thì Tôn Thất Cúc vỗ bàn tức giận đùng đùng:

- Hai cha con nhà này muốn tạo phản phỏng, chúng dám thách thức oai nghiêm triều đình?

Nhưng trái ngược với Tôn Thất Cúc thì Đoàn Hữu Trưng chỉ mỉm cười nhẹ nhàng mà vỗ vỗ vai đồng nghiệp:

- Không phải hai cha con nhà này đang thách thức triều đình mà là họ đang tỏ rõ thái độ với chúng ta. Thứ nhất việc đánh Đông Triều theo kiểu tiền trảm hậu tấu là họ muốn nói rõ thực lực bản thân của họ có thể đi ngang tại Đại Nam. Đồng thời hành động này cũng tỏ chút thái độ bất mãn với chúng ta về việc đảo chính, nên nhớ hai cha con nhà này có mối quan hệ không nông cùng Thái thượng hoàng, cả cha con họ hai người đều đã được triệu kiến riêng vào cung và cùng ăn tối nơi đó. Họ không phát binh cần vương mà đánh chúng ta khi biết tin đã là cho mặt mũi lắm rồi.

Nói đến đây Đoàn Hữu Trưng ngước nhìn ra bầu trời qua ô cửa nhỏ mà thở dài.

- Tôn huynh, người phải biết là nhìn chúng ta tựa như phong quang vô hạn lúc này nhưng là đang đi trên băng mỏng, bất kì lúc nào cũng có thể ngã nhào mà tan xương nát thịt. Ài…. Cái thế lực kia… mà thôi đi… tôi lại nói chuyện hai cha con nhà họ Trần. Quang Cán tướng quân có viết : “ bảo vệ quan viên tốt, quét sạch những tên đồng lõa theo phản nghịch” cái này ám chỉ Thái Thượng Hoàng trong cung phải vô sự, nếu có sự thì họ sẽ coi chúng ta là phản nghịch mà tiến đánh. Tình cảnh chúng ta lúc này không thể chuốc thêm địch thủ lớn như Vạn Ninh. Cần phải ổn định trước. Huynh thừa biết tại sao chúng ta có thể đảo chính dễ dàng như vậy… chúng muốn coi chúng ta là con cờ… nhưng nếu không muốn là con tốt thí thì chúng ta phải nhảy khỏi bàn cờ mà trở thành kỳ thủ. Lúc này chúng ta không thể đắc tội với Tân Kinh quân và Vạn Ninh quân cho được.

- Haizzzz…. Vì lý tưởng mà đi nước cờ này… tôi cũng quyết tâm dẫu thịt nát xương tan cũng đi đến cùng. Để xem ai mới là quân cờ, ai mới là kỳ thủ. Ôi… hi vọng thái thượng hoàng có thể hiểu cho chúng ta. Thật lúc gặp Thái thượng hoàng tôi cũng không nỡ. Nhưng chúng ta không làm thì chúng cũng dựng lên kẻ khác.. lúc đó tình hình còn tồi tệ đến ngàn lần.

Lần này đến lượt Tôn Thất Cúc ảo não. Hóa ra hai vị Phụ chính này không phải nhân vật trong ao, họ cũng biết được mình có bao nhiêu cân lạng. Nhưng biết là một chuyện, làm được hay không mới là chuyện khác. Để xem họ có thể đi được bao xa trong cái bàn cờ đao quang kiếm ảnh này.

- Nói đến đây thì lại nhắc nhở tôi, chúng ta nên tăng thêm canh phòng cho Thái thượng hoàng, tuyệt đối không để ông ta gặp chuyện cho được. Nói đến bức tấu chương của vị Quang Diêu tiểu tướng quân thì càng có ý tứ. Không ngờ anh ta có thể hiểu chuyện đến vậy. Chúng ta lập tân hoàng phải tỏ ra là tốt hơn thái thượng hoàng. Do đó việc anh ta thu hồi Bắc Ninh, Thái Nguyên là chuyện tốt. Đấy cũng là chúng ta lập uy với triều thần. Còn chuyện anh ta nhắc đến việc bổ nhiệm tại Phú Đồng châu có hai điểm lưu ý. Anh ta nhắc đi nhắc lại đây là con nhà quan ở kinh thành, lại nhắc đến họ là cải cách nhân. Điều này nói lên mặc dù anh ta bất mãn chúng ta nhưng vẫn coi chúng ta là một phe, điều này là đáng mừng. Việc bổ nhiệm anh ta cũng nhắc đi nhắc lại đó là “tạm thời” tất nhiên đây là cho chúng ta mặt mũi. Thôi lần này chúng ta dựa nước đẩy thuyền mà tạo nên mối quan hệ tốt một chút cũng không sao.

Đoàn Hữu Trưng tỏ ra trí tuệ hơn người mà sâu sắc nói. Tôn Thất Cúc có hơi cau mày lại, nhưng cuối cùng anh ta cũng gật đầu đồng ý với cách nói của Đoàn Hữu Trưng.

- Được rồi, tôi đồng ý, vậy anh định làm ra sao?

- Ban cho Quang Cán khâm sai lệnh tiến quân trấn áp Đông Triều và toàn quyên điều tra. Nếu lập công thì chức tổng binh của anh ta thêm cả vùng Đông Triều vào tạo thành một châu mới gọi là châu Vạn Triều. Còn về Quang Diêu anh ta muốn xin chiến hạm thì cho chiến hạm, cộng thêm cho 10 tiểu hạm Đại Nam để anh ta đóng quân tại Sông cầu, yêu cầu anh ta bất kì lúc nào cũng phải chuẩn bị xuất quân hỗ trợ Huế nếu có ngoại xâm. Còn lại mọi trường hợp không được xuất binh vào triều. Việc bổ nhiệm thì tùy anh ta chọn danh sách rồi báo lên triều đình, tốt nhất là nên xuất thân danh môn thực sự.

Tôn Thất Cúc lần này hơi giật mình vì sự hào phóng của Đoàn Hữu Trưng.

- Làm vậy có hơi quá chăng. Ba huyện Đông Triều, Vạn Ninh, Hoành Bồ đã chiếm đến 7 phần đất của Tỉnh Quảng Yên rồi. Vậy thì danh phạn Đại tổng binh của Trương Đăng Hải phải làm sao?

- Ha ha, cái này mới là diệu, lần này để cho lão già Trương Đăng Quế đau đầu một phen vì con trai đi.

Nói là tiền trảm hậu tấu nhưng mà Diêu thiếu chỉ là dò thử thái độ của hai vị Phụ Chính Thân Thần mà thôi. Hắn thực sự không có làm như vậy. Nhưng nếu hai vị kia tỏ thái độ này nọ thì đừng nói là Đông Triều mà cả Quảng Yên hắn cũng dám đánh đấy.

Vạn Ninh nhận được tin tức của triều đình thì đã là 17 tháng 11 rồi. Hai cha con nhà họ Trần lên chức tổng binh thì một loạt tướng tá sĩ quan dưới chướng đều phải tăng chức theo. Các Suất đội trước kia đều thành trấn thủ cả rồi. Tại cái châu Vạn Triều mới toe ra lò này thì quân của Vạn Ninh phải chia ra làm ba đạo thứ nhất là Quang Cán giữ thủy binh và trung quân đóng tại Vạn Ninh nên nơi này không cần trấn thủ võ quan. Nhưng mà Đông Triều và Hoành Bồ lại cần vậy nên Trần Văn Vân và Trương Chiến thành hai người may mắn một mình trấn thủ một phương. Trương Chiến chỉ được lãnh 500 quân với 500 khẩu hỏa mai thu được từ hải tặc quân mà tiến về Hoàng Bồ nhậm chức. Việc mở rộng quân bị, luyện tập binh sĩ phải do tự thân hắn vận động rồi. Trần Văn Vân thì địa bàn phải tự đi thu phục nên Cán lão gia vui vẻ mà cấp cho hắn một ngàn lão binh mang súng Brunswick rifle tiến lên đánh chiếm Đông Triều. Bản thân Quang Cán thì đóng tại Vạn Ninh với chủ lực ba ngàn binh có mới có cũ và đang tiến hành luyện tập nhiều hơn. Diêu thiếu thì dẫn theo Hoàng Bật Đạt, Phạm Phú Hạo cùng một loạt các vị con em cháu cha, cùng một số hàn môn đệ tử thích làm quan không thích khoa học tiến về Thái Nguyên.

Hai chiến hạm hơi nước cùng mười tiểu hạm Đại Nam kiểu dáng cũng đã được chuyển một cách không nấn ná từ Huế ra Vạn Ninh. Chúng trở thành lực lượng riêng của Thái Nguyên mà không liên quan gì đến Vạn Ninh trên danh nghĩa. Diêu thiếu để lại 500 quân ở lại để Quang Cán đại ca huấn luyện thủy binh cho Thái Nguyên. Còn bản thân hắn có kế hoạch dẫn 2500 tân binh tiến về Bắc Ninh rồi xuyên qua để đến Thái Nguyên.

20 tháng 11 toàn bộ Vạn Ninh sôi trào, người thăng chức thì phải thăng chức rồi, người xuất quân thì phải xuất quân rồi. Hai vị tân trấn thủ hùng hổ tiến quân về vùng đất của mình. Diêu thiếu cũng không lạc hậu mà tiến lên phía trước. Con đường của quân nhân được vẽ bằng máu và nước mắt.