Người đăng: KennyNguyen
Nói quanh đi quẩn lại hai nhà xưởng hóa chất vẫn là khó khăn nhất. Công tác trong nhà máy hóa chất không phải chuyện đùa, vậy nên Diêu thiếu cực kì cẩn trọng, lúc này đã tháng 8 tức là đã hai tháng từ khi các xưởng đã lắp đặt xong nhưng Xưởng sản xuất thuốc nổ vẫn đắp chiếu chưa đi vào hoạt động. Quang Diêu muốn các công nhân phải hết sức thành thục khi công tác tại xưởng hóa chất acid hữu cơ thì mới được phép chuyển qua Xưởng thuốc nổ. Tât nhiên những người được chuyển qua là những người ưu tú nhất trong số các công nhân.
Sau một tháng vận hành, và đào tạo công nhân, tức là trung tuần tháng bảy thì nhà máy hóa chất acid hữu cơ đã lần lượt cho ra các sản phẩm acid hữu cơ khách nhau cùng các dẫn suất anhydride. Thật ra Diêu thiếu chỉ cần loại anhydride đơn giản nhất đó là Acetic anhydride để sản suất Heroin nhưng hắn cần công nhân luyện tập tay nghề nên theo quy trình mà chế tạo đủ loại. Đây cũng là giáo cụ trực quan để các học viên trí thức trẻ Đại Nam học tập. Do đó Diêu thiếu cũng không quá keo kiệt để các vị này có thể tự tay thực hiện các thí nghiệm hóa học.
Nơi nấu Heroin được đặt tại quân doanh bắc với sự bảo mật tuyệt đối không có ai được vào cả. Chỉ có những công nhân dòng chính được chuyển Từ dồn điền Trần gia ở Hà Tĩnh mới được công tác nơi đây với mức lương và đãi ngộ cao chóng mặt. Tất nhiên kèm với đó là sự hạn chế tự do của đám công nhân này. Các chuyên gia ngoại quốc là nhân vật đặc biệt nơi đây vì bất kì nơi nào họ cũng có thể tham gia. Cả Robert và Diêu thiếu đều có một nhận định chung đó là 137 chuyên gia các ngành nghề tới từ châu Âu đừng bao giờ mong được trở về tổ quốc. Họ đã hám tiền mà lên thuyền giặc thì đừng mong trở về.
Cây thuốc phiện mới được gieo trồng hai tháng nên Vạn Ninh chưa có được nguồng nguyên liệu của bản thân. Không cách nào khác Thương thuyền K&R; đành phải đi Ấn độ một chuyến để mua Á Phiện. Lúc này đây sau ba tuần nấu, điều chế, lọc tinh vi với các chuyên gia hóa học thực sự thì mười tấn Á Phiện đã biến thành 500kg Heroin bạch phiến. Nhìn những hạt Heroin trắng hơn quá nhiều so với hàng mẫu khi Diêu Thiếu đưa cho tại HongKong mà hai hàng nước mắt Robert rưng rưng. Nếu không phải Diêu thiếu cố sống cố chết khuyên can thì tên quỷ hám tiền này có lẽ đã xông lên mà hít thử rồi.
Tuy phải nhập Á Phiện với giá không rẻ vì chưa có nguyên liệu đầu vào thế nhưng Heroin là mặt hàng độc quyền. Giá cả ra sao thì do công ty đinh đoạt, đâm ra kể cả là phải mua nguyên liệu thì vói 500kg Heroin này không lãi 20 vạn lạng là không có thiên lý ( 500 kg heroin vào khoản 15 triệu USD thời hiện đại, bằng khoảng 4 triệu USD lúc này tương đương tầm 45 vạn lạng ). Nên nhớ Á Phiện có mùi ngái ngái đặc chưng rất khó chịu, hút cũng rườm ra phức tạp và tốn thời gian không thôi. Còn nói về hiệu quả thì một liều heroin có thể kéo dài hơn bốn tiếng. Bên cạnh đó cảm giác mãnh liệt do hít heroin thì á phiện không thể nào so sánh được. Chỉ cần con nghiện hít được heroin một lần thì cảm giác của họ với Á Phiện sẽ thành nhạt như nước ốc.
- Kenny các hạ, chúng ta không còn vốn quay vòng rồi, bắt buộc phải đem 500 kg heroin đi chào hàng tại HongKong, Quảng Châu để kiếm lại. Từ đó chúng ta mới có thể mở rộng sản suất.
Trong văn phòng làm việc mới xây đầy phong cách hiện đại thì Diêu Thiếu và Robert đang tiến hành bàn bạc.
- Cái này thì tôi chấp nhận. Nhưng nếu chỉ đem mớ bột này đi chào hàng thì không thể nào gây được tiếng vang và hiệu quả tốt. Chúng ta phải tiến hành một chương trình quảng cáo rầm rộ. Tiếp theo đó là nhãn mác, bao bì phải có và đặc biệt. Thêm vào nữa là bán kèm dụng cụ hút Heroin. Robert các hạ ngài không tính cầm một nắm bột như bột gạo trong tay đi chào hàng chứ?
- Kenny các hạ đi theo ngành binh nghiệp thật phí tài.
- Tôi vẫn làm thương nghiệp thôi.
- Ha ha cũng đúng, chúng ta cạn ly.
- Robert các hạ, chúng ta đang uống café.
- Khụ khụ.
………………….
Ngày 12 tháng 9, Robert lên thương thuyền mang theo 500 cân Heroin đầu tiên trên thế giới tiến về Hongkong. Tất cả heroin đều được chia ra và đóng gói cẩn thận thành các đơn vị nhỏ nhất là bốn lượng tư (340g). Nhóm heroin này được bọc hai lớp giấy, phía trong là dấy dầu, phía ngoài là dấy cứng được in bao bì nhãn mác công ty K&R.; Lần này Diêu thiếu thất sách khi không nhập khẩu dây truyền sản suât giấy và dây truyền in ấn. Hắn quyết định làm vài phi vụ ma túy có lãi sẽ đầu tư thêm một loạt các dây truyền sản xuất khác nhau. Kèm theo lô mà túy kể trên thì Diêu thiếu cho thợ thủ công đúc một loạt các dụng cụng dùng để hơ ma túy. Có bằng thép, đồng, và tất nhiên có cả bằng bạc cho các đại gia nếu họ muốn mua. Tất nhiên các sản phẩm này chỉ là phụ chả kiếm được bao tiền cả, nhưng đây là phương thức quảng bá cách dùng sản phẩm mới nên hắn không thể không chú ý. Tất cả sản phẩm đều có logo công ty K&R; chói mắt.
Lần này tiền vốn của công ty bán lô súng cho triều đình đã kệt quệ. Bản thân tiền riêng của Trần gia cũng không còn chút nào, tất cả đều chỉ có thể dựa vào lô ma túy này để kiếm tiền về mà thôi. Xưởng dệt thật ra cũng kiếm khá trong hai tháng qua với lượng vải bán trong nước đã đạt doanh số 5 vạn quan. Xưởng thép thì chưa có nơi nào đặt hàng mua nhưng Diêu thiếu nhìn về hướng kinh thành Huế mà không hề lo lắng. Xưởng vũ khí nơi đó đã lắp đặt xong, họ không cong đuôi đi mua thép của Diêu thiếu mới lạ. Tiền của nhà họ Trần trống rỗng đa phần bởi mua lương thực ứng trước cho nạn dân đã đến Vạn Ninh. Nhưng chỉ cần duy trì được đến mùa thu hoạch thuốc phiện thì tình hình trên sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Thành thử ra lúc này tại Vạn Ninh chỉ có nhà máy dệt thuộc dạng ăn nên làm ra nhất khiến ai cũng đỏ mắt không thôi. Nhu cầu vải vóc sử dụng trong dân chúng là cực kì lớn, đặc biệt vải thô của Vạn Ninh chất lượng cực tốt, giá thành lại rẻ do sản suất công nghiệp nên được chào đón mãnh liệt. Chỉ là vải vẫn nhuộm thủ công nên màu sắc không đa dạng mà thôi.
Về tình hình quân sự của Vạn Ninh cũng dẫm chân tại chỗ, vì không có tiền, không có tàu ( thuyền K&R; bận bựu chạy loăng quăng quanh Đông Á) nên Diêu thiếu không thể bổ sung vũ khí trong quân. Chính vì lý do này hắn không thể mạo hiểm đem hạm đội tấn công trực tiếp lên Cát Bà cho được. Vậy nhưng cho dù Diêu thiếu bận rộn với xây dựng nhà xưởng tại Vạn ninh nhưng hắn không bỏ bê chuyện luyện quân. Mấy tháng nay 3 ngàn năm trăm quân Vạn Ninh thay nhau xuất kích tiễu phỉ ngoài khơi. Có chuyên gia thủy chiến ngườ Mỹ nên Vạn Ninh thủy quân cũng tự tin chiến đấu, Vì thuyền mới trang bị nhiều pháo cộng thêm các pháo thủ rất lành nghề nên Vạn Ninh dễ dàng đàn áp các nhóm nhỏ hải tặc. Cát Bà đảo hiện nay dăng tai mắt khắp xung quanh Vạn Ninh thủy doanh. Chỉ cần Vạn Ninh xuất quân là họ ba chân bốn cẳng chạy về hang ổ ngay lập tức.
Những trận thắng nhỏ vẫn đều đặn được báo về triều đình. Cán tướng quân càng thủy chiên càng lành nghề, giờ đây chuyên gia người Mỹ chỉ đảm nhiệm khả năng tham mưu mà thôi. Phần lớn là Cán ca chỉ đạo thủy chiến. Giấc mơ cưỡi ngựa xung trận của Cán ca lại biến thành cưỡi chiến hạm mất rồi.
Do danh tiếng quân Vạn Ninh quá lớn, cũng do thương nhân giúp đỡ nạn dân chuyển nghề trồng bông và cứu tai kịp thời nên trong mấy tháng qua tình hình Bắc Kỳ yên ổn một cách bất ngờ. Nhưng trái với Bắc Kỳ đang tạm thời thái bình thì Nam Kỳ đang chiến hỏa hừng hực.
Trung tuần tháng bảy năm 1861, Hoàng Diệu dẫn một vạn năm ngàn Tân kinh quân vào nam tiếp viện cho lính của Nguyễn Tri Phương và Trương Định. Ba vị danh nhân lịch sử Đại Nam cuối cùng cũng được cùng nhau bắt tay tác chiến.
Tháng 4 năm 1861, quân Pháp chiếm Đại đồn Chí Hòa, Mỹ Tho. Trong lịch sử thì khi Đại Đồng Kỳ hòa mất triều đình lập tức cho Nguyễn Bá Nghi làm Khâm sai Đại thần thay Nguyễn Tri Phương. Nhưng sự giao sự suất hiện của Quang Diêu làm lịch sử vặn vẹo hết cả. Lúc này Tự Đức vẫn kiên trì để các lão Nguyễn Tri Phương làm Khâm sai Đại thần. Lại cũng trong thời gian này Thiếu tướng Louis- Adolphe Bonard thay thế Charner, nếu trong lịch sử thì tên thiếu tướng này dễ cho quân Pháp chiếm thêm Biên Hòa và Bà Rịa tháng 12 năm 1861. Nhưng lúc này đây mọi chuyện không còn dễ dàng với quân Pháp nữa rồi. Đội quân tinh nhuệ vào bậc nhất, hiện đại vào bậc nhất của Đại Nam đã có mặt. Hoàng Diệu thề rằng có chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cũng không thể để cho Quân Pháp tiến thêm một bước. Một cuộc chiến hiện đại cực kỳ khốc liệt chuẩn bị diễn ra.
Thật ra Hoàng Diệu đã thấm nhuần cách đánh du kích của Diêu thiếu đã bày cho khi tham gia huần luyện cho tân Kinh quân . Chính vì lý do này ông rất phản cảm với triết lý đánh trận của Nguyễn Tri Phương. Cách đánh trận của Phương các lão đã lỗi thời vì nó chỉ có thể hiệu quả trong thời chiến tranh thời trung cổ với vũ khí thô sơ mà thôi.
Nguyễn Tri Phương sử dụng sức mấy vạn dân, quân trong gần một năm để xây dựng nên Đồn Chí Hòa. Đại đồn dài 3.000m, rộng 1.000m, được chia làm năm khu bằng nhau, ngăn cách bằng một bờ rào gỗ có cửa. Tường đồn được xây bằng đất sét và đá ong, cao 3,5m, dày 2m, có rất nhiều lỗ châu mai. Trên mặt tường đồn, bố trí 150 đại bác các cỡ bắn bằng đạn gang. Bên ngoài đồn có nhiều lớp rào tre, nhiều mô đất, nhiều ao nước và vô số hố chông. Quả thật đây có lẽ được coi là một đại đồn kiên cố nếu vẫn là chiến tranh của trăm năm trước đây.
Ý đồ của Nguyễn Tri Phương rất rõ ràng đó xem Đại đồn giống như cái thân hình đồ sộ của một lực sĩ giang hai cánh tay (hai chiến lũy tả hữu) ôm lấy Sài Gòn - Chợ Lớn, Chặn địch không thể từ sông tiến lên bờ . Nguyễn Tri Phương tưởng đâu quân Pháp không thể bước qua Đại đồn nổi, cam chịu co rút trong Sài Gòn cho đến ngày phải rút đi như chúng nó đã rút đi khỏi Đà Nẵng . Nhưng sự thật chứng minh đây là một quyết sách quá sai lầm.
Đại đồn là một cái đồn rộng quá, chiều dài 3.000 mét, chiều ngang 1.000 mét. Nó thiếu cao thừa rộng, mặt thì yếu (hai bên hông), mặt thì mạnh (mặt tiền ngó ra sông Sài Gòn), nên quân của đối phương dễ leo vào, đánh xuyên hông, đánh bọc hậu.
Về vũ khí, trên mặt tường đồn, có 150 đại bác đủ loại, nhưng phần nhiều là đại bác bắn đạn gang, sức sát thương hết sức có hạn. Nếu là chiến tranh thời trung cổ với vũ khí thô sơ, thì đại đồn có thể xem như khá kiên cố...nhưng ở đây nó phải đối chọi với những vũ khí hiện đại, hùng hậu, có sức công phá mãnh liệt thì Chí Hòa Đại đồn lại yếu đuối vô cùng.
Tuy có chủ trương "vừa công vừa thủ", Thống tướng Nguyễn Tri Phương vẫn án binh bất động, ông tập trung sức lực quân dân (khoảng 50.000 người) không phải vào việc đánh mà vào việc xây dựng Đại đồn Chí Hòa nhằm bao vây địch chặt chẽ hơn, tính không cho địch bung ra rộng hơn nữa...(Để rồi) Đại đồn xây dựng gần một năm với công sức của mấy vạn quân và dân, chỉ bảo vệ được hơn một ngày thì mất!. Đại đồn Chí Hòa, biểu hiện chiến lược phòng thủ tai hại của tướng Nguyễn Tri Phương.