Chương 200: Cán Ca Không Phải Dạng Vừa Đâu.

Người đăng: KennyNguyen

Quảng Đông làm mẹ gì có giáp ranh cùng Thái Nguyên ( ở đây là chỉ 7 tỉnh miền bắc do họ Trần quản lý mà không phải tỉnh Thái Nguyên). Vậy nên quân của Lý Chấn bắt buộc phải đổ bộ vào Quảng Tây sau đó theo đường bộ tiếp tục men đến ba huyện Bắc Sách, Sùng Tả và Cảng Khẩu để tấn công vào Lạng Sơn và Móng Cái ( thuộc Quảng Yên).

Lý do vì sao Lý Chấn xuất động tận 2 vạn quân tấn công Thái Nguyên thì có trời mới biết được, thằng này cậy mình là dân xuyên nên cũng bá lắm. Hắn giờ này là cánh tay không thể thiếu được của Đồng Trị hoàng đế đại thanh. Nói một cách chính xác thì ngoài Lý Chấn đề đốc tỉnh Quảng Đông thì chẳng có ai đánh đấm gì được với quân Thái Bình Thiên Quốc cả. Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường, Trương Chi Động dường như tắt ngòi trước quân Thái Bình Thiên quốc.

Thật ra có hiện tượng này vì thằng khốn Lý Chấn tự bơm vũ khí cho quân Thái Bình Thiên quốc với giá cao, sau đó là quân Thái Bình Thiên quốc mới đè Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên ra mà đánh. Lúc này tên mặt người dạ thú Lý Chấn lại nhảy ra thu thập tàn quộc. Đây là điển hình của ủng binh tự tự trọng. Đại Thanh đã đến độ không thể không có Lý Chấn. Mà khốn nạn nhất đó là tên Lý Chấn này nắm cả tỉnh Quảng Đông trong tay, giàu có vô cùng, hắn lúc này binh lực đã hiện đại hóa một phần dường như là có thể đè đánh cả Trung Hoa, chính vì vậy trong triều Bắc Kinh kể cả Đồng Trị cũng không dám này nọ với Lý Chấn, nhỡ may kích động tên này thì một Thái Bình Thiên Quốc thứ hai ra đời không chừng.

Chính vì cái lý do khốn nạn này mà khi Lý Chấn biết phong phanh chuyện Trần Quang Cán làm Vương gia bắc Việt, lại nghe được tin heroin có nguồn gốc từ Thái Nguyên thì tên người xuyên không tự lượng sức này ngay lập tức đề xuất lên triều đình Đại Thanh là đánh Miền Bắc Đại Nam. Tất nhiên là Bắc Kinh chẳng có được ý kiến gì, mà họ có ý kiến cũng không xong. Lúc này Thái Bình Thiên Quốc vẫn đang được chú Chấn bơm đều súng đểu Italy nên vẫn cứng lắm, không như trong lịch sử là sắp tàn đến nơi rồi.

Tại sao Lý Chấn lại vội vã tấn công Thái Nguyên như vậy thì thật ra cũng có thể hiểu được. Bất kể từ trước đến nay hay kể cả thời hiện đại thì người Trung Hoa vẫn coi thường người Việt. Họ coi người Việt chỉ là man nhân ( cái này là tác nói thật, vì tác có quen mấy thằng Tàu bọn nó gọi chúng ta là “mán rấn”, tí đánh nhau ngay tại chỗ). Chính vì cái tư tưởng coi thường này mà Lý Chấn nghe phong thanh và đoán ra kẻ xuyên đang ở Đại Nam phương bắc. Lúc này Trần Quang Cán lại ngang trời lên làm Vương gia nên Lý Chấn chắc mẩm đến 8 phần thì Cán Ca là dân xuyên. Thế là không cần nghĩ ngợi thì Lý Chấn liền con mẹ nó điều hai vạn quân súng trường tính lấy thịt đè người tiêu diệt Cán ca.

Nói một câu cho đúng là cái lũ khựa này không vắt tay lên trán mà nghĩ đến chuyện ông cha chúng đã bao lần phải ngậm đắng ở đất Việt mà vẫn vênh váo như vậy. Đến cả Lý Chấn dù biết Đại Nam có dân xuyên vẫn hỉ mũi coi thường. Chẳng cần điều tra nhiều đã xua quân đánh úp, thật không hiểu nổi tự tin của hắn từ đâu ra. Có lẽ người khựa là đánh chết cái tình không chừa coi thường người Việt, cho dù trong bao năm qua sau các cuộc chinh chiến thì kết quả sau cùng vẫn là ông cha chúng như chó cúp đuôi chạy về nước.

Cán ca có phải dạng vừa không? Xin lỗi con mẹ nó cái, một người đã có đam mê chuyện nào đó nếu được làm đúng sở nguyện thì có ngu như heo cũng có thể vì sự cố gắng mà thành công. Lại nói đến Cán Ca méo phải thằng ngu, điển hình là trong 5 năm qua hắn đánh nam dẹp bắc số lượng có khi còn nhiều hơn Diêu thiếu bận bù đầu vào Kinh tế. Chỉ cần nói đến việc lúc này tiếng Đức bồi, tiếng Anh cơ sở của Cán Ca là làu làu như cháo chảy. Một người có thể vì học hỏi quân sự của nước bạn mà cố gắng trau dồi cả ngoại ngữ đến như vậy mà là người kém sao. Không bao giờ nhá, nếu giờ cho Diêu thiếu một đạo quân cùng chất lượng cùng số lượng oánh nhau với Cán ca thì cũng chẳng biết mèo nào ăn mỉu nào. Ấy là nói về bộ chiến, Diêu thiếu mà dám lấy chiến hạm bày trận oánh nhau với Cán Ca thì đảm bảo răng rơi đầy đất. Nói lên điều này để chứng minh một chuyện, xuyên cũng là người mà thôi. Họ chỉ biết trước các dữ kiện tương lai mà nắm được đón đầu công nghệ, nắm được chỗ sai chiến thuật quân sự mà thôi. Nhưng nếu đưa họ vào một tình huống ngẫu nhiên không có trong lịch sử thì cùng lắm dân xuyên cũng chỉ khá hơn người thường chút đỉnh thôi. Nếu không luyện tập, không cố gắng thì dân xuyên cũng là phế vật mà thôi.

Lý Chấn sau khi được Diêu thiếu biết là người xuyên thì được trọng điểm chiếu cố của mật vụ Thái Nguyên, nhất là nhóm mật vụ đang hoạt động ở hải ngoại là HongKong và Quảng Châu. Lý Chấn động, Cán ca biết ngay lập tức. Phải công nhận một chuyện đó là thằng Chấn nó đông quân thật. Mới huy động một nửa mà tổng số quân Nam hạ của Lý Chấn gần bằng luôn tổng số quân chính quy của Thái Nguyên.

Nhưng Cán ca sợ? không hề, Lão Vương gia lâu lắm rồi không được đánh trận ra hồn. Trận chiến với Pháp thì hạm đội Vạn Ninh bị đè ra đánh, bị dọa cho không dám xuất cảng Vạn Ninh. Cán ca đã nghẹn một mảng tưởng chết đến nơi rồi. Tự nhiên Bắc Bình Vương Trần Quang Cán đang than vắn thở dài thì có thằng lao vào chịu đánh. Thế là xong rồi.

Thái Nguyên mạnh nhất là gì vào thời điểm này? Quân đội, kinh tế, nhân khẩu, công nghiệp? à không… những cái đó có mạnh nhưng nói là đứng đầu thì chưa được. Nhưng Thái Nguyên có một thứ đứng đầu đó là mạng lưới giao thông đường sắt cộng thêm hệ thống điện báo đã gần như hoàn chỉnh trừ một số vùng tự trị của người dân tộc thiểu số như Hưng Hóa, Tuyên Quang.

Tin Lý Chấn động binh Nam hạ được mật vụ HongKong truyền về Móng Cái, đến buổi chiều thì điện báo đã tới thủ phủ Thái Nguyên. Buổi tối thì hội đồng các bộ trưởng họp gấp, cùng với bộ tham mưu quân sự Thái Nguyên. Nói chung là hiệu suất làm việc của Thái Nguyên có thể nói là bá nhất lúc này. Đơn giản vì Thái Nguyên 7 tỉnh nhỏ vô cùng, lại được chăm chút đầu tư hệ thống điện báo cùng đường sắt. Chính vì thế nhỏ có cái lợi của nhỏ đó là hiệu suất tập trung cực cao.

Hội đồng chính phủ thông qua đường lối chiến tranh với người Hoa rất là nhanh. Chỉ trong một buổi tối họ đã cho ra được phương án chiến tranh tổng quát, còn về chi tiết tưng hạng mục, từng khu vực thì lại do Bộ tổng tham mưu quân sự tiến hành chi tiết xây dựng nhanh chóng nhất.

Từng Sư đoàn, Lữ đoàn theo số chỉ định mà lên tàu hỏa hơi nước tiến về chiến trường sắp tới. Nói chung là binh sĩ Thái Nguyên toàn là lão binh, lũ này được đào tạo chính quy, ăn ngon, bồi dưỡng tốt, sức khỏe dồi dào, tinh lực tràn trề. Vẫn biết có chiến tranh là phải hi sinh, nhưng ở Thái Nguyên binh sĩ hi sinh vì tổ quốc là vinh dự cao nhất. Cả làng cả xã còn được thơm lây chứ đừng nói là gia đình. Các thương binh không thể chiến đấu phải về nhà còn dễ kiếm vợ hơn cả thương nhân. Có thể nói binh nghiệp mới là ngành nghề được hướng tới nhất ở Thái Nguyên. Chẳng qua Thái Nguyên nuôi quân quá bá, giá trị đắt đỏ, lại thêm tiền tuất, tiền thương tật cực cao nên số lượng vẫn lẹt đẹt ở 2,5 vạn mà mở rộng không nổi. Đấy cũng chỉ là một lý do mà thôi. Lý do cao nhất đó là nếu thả cửa chưng binh thì lấy ai ra mà lao động sản xuất nuôi quân. Nói cho cùng thì heroin buôn bán cũng có thời. Đến lúc bị phá giải cách điều chế thì sản lượng sẽ bị giảm xuông nghiêm trọng. Chính vì vậy để tránh cú sốc kinh tế thì dần dần ngành kinh tế Thái Nguyên phải tự mình trang trải cho các hoạt động chính trị, quân sự cũng như nhân sinh của vùng đất này.

Chiến tranh đến là nói đến tiền và người. Sách lược đầu tiên của Chính phủ Thái Nguyên đó là chưng binh 1 vạn. Một vạn tân binh này là lấy ra từ dân quân đã trải qua huấn luyện cơ bản. Nói đến chế độ dân quân của Thái Nguyên thì rất hợp lý, lúc này cho dù có được hòa ước Nhâm Tuất nhưng mà toàn Thái Nguyên vẫn giữ nguyên trạn thái thời chiến. Tức là tất cả các nam tử trên 18 tuổi đều phải tiến hành luyện tập quân sự một ngày 2 tiếng đồng hồ không kể lao động. Mỗi người phải làm quen bắn 10 viên đạn thật của súng trường Dreyse M41. Lúc này đay M41 vẫn là súng chính thức của quân Thái Nguyên được trang bị cho 2,5 vạn lục quân và có đến 1,5 vạn thanh đang nằm kho coi như vật tư chiến lược. Tức là lúc này giới hạn tăng binh lớn nhất của Thái Nguyên là 15 ngàn bộ binh chứ không chỉ có 10 ngàn không thôi.

Tất nhiên 10 ngàn tân binh dân quân này sẽ không ra chiến trường mà ở lại hậu phương tiến hành rèn luyện thêm, cộng với bảo vệ các thành phố. Trong trường hợp chiến trường cần tăng viện thì rõ ràng họ sẽ bị điều ra trận rồi.

Nói đến tại sao Thái Nguyên có nhiều súng Dreyse M41 như vậy vì đây là súng thải của Phổ, họ muốn đổi mới quân đội nên thay bằng Dreyse M48 hết. Số lượng M41 thải ra nhiều đến 3 vạn thanh, thêm vào đó gần như tất cả các dây truyền M41 của Phổ đều bị hốt về Thái Nguyên nên bãi rác Thái Nguyên có năng lực sản xuất M41 cực kì kinh khủng. Tất nhiên các dàn máy này đang được thay thế các bộ phận để có thể chế tạo M48 thế hệ mới. Trình độ công nghiệp của Thái Nguyên lúc này đủ để làm như vậy rồi. Tất nhiên nếu có hẳn các dây truyền sản xuất Dreyse M48 một cách đồng bộ thì vẫn hơn. Nhưng điều kiện không cho phép, mới lại bỏ các dây truyền cũ thì hơi lãng phí nên tiến hành cải tạo là chuyện dĩ nhiên.

Lại nói các tân binh dữ dìn hậu phương vững chắc thì các lão binh lũ lượt lên tàu bắc tiến. Tiến về Lạng Sơn là Lữ đoàn 235 thuộc Sư đoàn Thái Nguyên, bọn họ có tới 5000 người và là những người tinh nhuệ gần như đứng đầu của Thái Nguyên. ( những quân tinh nhuệ nhất vẫn đóng ở Hưng Yên, Gia Lâm, Thái Bình nhìn chằm chằm quân Pháp). Lữ đoàn 275 cũng thược Sư đoàn Thái Nguyên lên tàu tiến nhanh về biên giới móng cái Sông Kalong để viện trợ cho 2 ngàn biên quân nơi đây. Nói đến cuối cùng thì Cán Ca vẫn khá coi trọng Lý Chấn vì có sự nhắc nhở dặn dò của Diêu thiếu. Vậy nên về bộ binh thì Cán ca động đến 8 ngàn quân chủ lực lao về Lạng Sơn và Móng Cái. Tại đây mỗi nơi lại có hai ngàn biên quân. Tính ra thì có đến 1 vạn 2 ngàn lục quân đổ vào biên giới phía bắc nhằm ngăn chặn quân Quảng Đông tiến vào đất Việt.

Nhưng sự việc không dừng ở đó. Bị người ta đè ra đánh mà mình chỉ phòng ngự thì không phải kiểu của Cán Ca. Nói thật một câu Cán Ca lúc này không còn là Trần Quang Cán thương nhân buôn lậu muối ở Hà tĩnh, mà cũng không phải là Trấn Hải Úy nho nhỏ thủy tướng quân Vạn Ninh. Hắn chính là Vương gia của 7 tỉnh miền Bắc, con người đôi khi rất lạ, cái mông đôi khi lại quyết định suy nghĩ của bộ não. Tức là vị trí đặt của cái mông ảnh hưởng đến tầm suy nghĩ của Cán Ca rất nhiều. Có lẽ mọi người không quá coi trọng Cán Ca nhưng sau thời gian gần nửa năm ngồi cái ghế Vương Gia này thì suy nghĩ của Cán Ca thay đổi nhiều lắm. Có lẽ Diêu thiếu cũng không thể nào tưởng tượng ra được cái dã tâm mầm mống đang sinh sôi trong tâm thức của vị phụ thân tiện nghi này.

Cán ca quyết định điều một nửa hạm đội Vạn Ninh đi đánh úp Quảng Châu. Không chiếm được thì cũng phải phá tan cảng biển ở Quảng Châu khiến cho cả Quảng Đông chết đói. Nhất là lần này Cán ca quyết cấm vận thương nhân Italy cùng Mỹ đi vào Quảng Đông. Đây là thực lực là hải quân hùng mạnh của Vạn Ninh có thể làm được. Nếu không tính các quốc gia Châu Âu có mặt tại vùng biển Châu Á thì lực lượng hải quân của Vạn Ninh là đứng nhất Châu Á lúc này. Còn nếu tính cả lực lượng các quốc gia Châu Âu thì Vạn Ninh đứng thứ 3 sau Pháp, Anh, và xếp ngang hàng Hà Lan. Còn về mấy nước lèo tèo như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ, Italy thì không có cơ hội gọi nhịp cùng Vạn Ninh.

Nhưng Cán Ca không có nông cạn như vậy, hắn ra lệnh gửi hai bức thư cho hai thế lực, một là Pháp đang ở Ba tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ, hai là Huế. Cán ca yêu cầu Pháp thực hiện đúng theo hòa ước đã ký đó là vấn đề ai đánh Pháp thì Đại Nam ra quân, ai đánh Đại Nam thì Pháp bảo hộ. Tính cho cùng thì Thái Nguyên vẫn thuộc Đại Nam nên Cán ca yêu cầu Pháp điều quân đánh Quảng Châu cũng hợp lý.

Còn về phần Huế thì Cán Ca thông báo với mục đích truyền thông tin như sau: Giời tôi là tiểu đệ của anh, tôi bị đánh nếu anh không can thiệp thì cũng coi như không coi như có thằng tiểu đệ này. Mà nếu đã cạn tàu ráo máng thì…. Cán Ca không như Diêu thiếu, từ lúc ngồi lên ghế Vương Gia là hắn đã nảy sinh tư tưởng ngồi lên vị trí cao hơn đó.