Người đăng: KennyNguyen
Vấn đề thuốc nổ TNT thì đúng thật là Diêu thiếu muốn chia sẻ cùng người Đức, xét một cách toàn diện thì người Đức vẫn là dân tộc theo chủ nghĩa anh hùng, bọn họ há tuân thủ các thỏa thuận và cực trọng danh dự. Chính vì lẽ đó mà Diêu thiếu mới chọn người Đức làm đồng minh chiến lược một cách toàn diện. Người Mỹ quá thực dụng và trọng lợi ích, đối với bọn họ chỉ có thể gắn bó lợi ích mới có thể bền lâu. Người Anh, người Pháp đều khá lươn lẹo và không đáng tin trong các hiệp định. Theo nhận định sơ bộ như trên thì kết hợp cùng người Đức không hề tồi chút nào.
Một điểm nữa quan trọng để Diêu thiếu muốn thực hiện một lần bạo các phát kiến ảnh hưởng lịch sử thế giới mà hắn đang nắm trong tay vì lúc này hoàn cảnh nước Phổ đang rất cần trợ lực từ bên ngoài. Chính việc cần trợ lực này khiến cho việc giúp đỡ Phổ về mặt tài chính của Diêu thiếu được đánh giá cao hơn rất nhiều. Thật ra nếu đem 20 triệu £ đầu tư cho Nga, Anh, hay Italy đều có thể nhận được phản ứng tích cực của các quốc gia trên. Nhưng so với Phổ thì lòng biết ơn của họ sẽ không cao bằng, đơn giản đó chính là một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Lúc này đây các phát kiến về động cơ, vũ khí, thuốc nổ, cộng thêm số tiền 20 triệu £ và hàng loạt các hợp đồng làm ăn bạc triệu khác đúng là than hồng ngày tuyết rơi cho chủ nghĩa tiểu Đức của Wilhelm I cũng như là sự trợ lực khủng bố cho tư tưởng thống nhất liên bang Đức bằng vũ lực của Bismark.
Ngoài dự án về những thứ như thuốc nổ, động cơ turbine, thủy lôi thì các dự án khác không thiếu phần quan trọng được diêu thiếu đề ra. Ví như dự án Diêu thiếu sẽ cung cấp 500 ngàn £ để nghiên cứu kinh khí cầu vỏ cứng với khí nâng là hirdo. Tất nhiên để làm được điều này cần có nhà máy phát điện công suất cực lớn để có thể điện phân nước tách hidro. Cuối cùng vấn đề lại quay trở lại với động cơ turbine vì chỉ có turbine mới có thể có được công suất lớn như vậy một nhà máy điện. Tât nhiên theo ý tưởng của Diêu thiếu là méo chế tạo mấy cái kinh khí kiểu Zeppelin to lớn làm gì. Thứ nhất tốn tiền, thứ hai dễ hư hại. Hắn là muốn chế kinh khí cầu với cấu tạo cơ bản là Zeppelin nhưng thu nhỏ nhiều lần, đủ để neo đậu và cố định trên thiết giáp hạm. Cái này ý tưởng là hàng không mẫu hạm thế hệ đầu tiên.
Nói một cách chính xác thì Zeppelin mà Đức quốc xã chế tạo và đưa vào tham chiến ở WW2 phần lớn là tự hỏng là chính. Chúng qua to lớn để có thể neo đậu nên thường bị gió bão đánh hỏng khi đang nằm trên mặt đất. Diêu thiếu là muốn chế loại Zeppelin khung cứng với kích thước bé, dễ neo đậu. Tuy bé thì trọng lượng vận chuyển không được tốt. Nhưng chỉ cần mang đủ 500kg bom TNT ở cái thời này đã là con mẹ ó khủng bố tinh thần đến ghê răng rồi. Quan trọng nhất là ý tưởng lấy số lượng bù đắp kích thước của Diêu thiếu. Tất nhiên chiếc kinh khí cầu vớ kích thước lớn, tải trọng lớn thì chi phí sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với chế tạo vài chiếc kinh khí nhỏ hơn để đạt được trọng tải tương tự.
Nhưng Diêu thiếu lại có một triết lý vận dụng kinh khí khung cứng như Zeppelin một cách khác biệt. Thứ nhất đó là công nghệ chế tạo những chiếc kinh khí cầu khung cứng loại nhỏ dễ nghiên cứu hơn. Thứ hai đó là Diêu thiếu không muốn một chiếc khổng lồ kinh khí có thể hoạt động độc lập cả tuần với khoảng cách bay khủng bố. Cái hắn muốn là những chiếc “tiêm kích” hoạt động không độc lập, dùng để thực hiện các các nhiệm vụ đặc biệt. Thêm vào đó với số lượng nhiều thì có thể phân chia để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau lúc ấy thì lực trấn nhiếp sẽ rất cao. Mà theo như mong ước của Diêu thiếu đó chính là lại quay về với Turbine hơi. Nghe thì cả hai chẳng có liên kết gì nhưng thật ra với triết lý hoạt động không độc lập của kinh khí cầu thì hai thứ này lại là liên quan mật thiết với nhau.
Với turbine hơi thì Diêu thiếu hoàn toàn có thể chế tạo các tiết giáp hạm kích thước khủng bố, Không có cột buồm với mặt sàn thuyền trống trải. Đây chính là các hàng không mẫu hạm khởi nguyên, Diêu thiếu muốn các thiết giáp hạm lớn đặc biệt này có thể chở được một hoặc hai chiếc kinh khí cầu. Chính sự kết hợp này khiến cho các khí cầu nhỏ mặc dù không thể hoạt động động lập được nhưng lại có vùng hoạt động khinh khủng rộng.
Trong lịch sử các chuyến bay vượt biển của kinh khí cầu gặp quá nhiều rủi ro do gió lớn và các điều kiện thời tiết không mong muốn phá hủy. Nhưng lúc này nếu có sự ủng hộ của các “thiết giáp hàng không mẫu hạm” thì dường như các tiểu kinh khí cầu sẽ không có giới hạn về không gian hoạt động.
Cứ tưởng tượng hai hạm đội lao vào nhau chiến đấu, khoảng cách hai bên chỉ còn 7-10 km thì một loạt các kinh khí cầu xuất kích bay ầm ầm trên đầu thả một số bom nhất định thì sẽ ra sao. Cho dù không mang lại được hiệu quả hủy diệt cũng có thể con mẹ nó phá hủy đội hình địch nhân. Sau đó là tàu phóng lôi xông lên. Nếu như chiến thuật bàn giấy này của Diêu có thể thực hiện thì kể cả hạm đội đỉnh cao của Anh quốc cũng có thể bị hải quân tí hon Phổ quốc đập ta tành. Ngoài ra chiến thuật kết hợp kinh khí cầu khung cứng nhỏ cùng mẫu hạm nếu thành công thì các phòng thủ cảng, phòng thủ bãi biển lúc này coi như vô dụng hoàn toàn. Chỉ cần các thiết giáp mẫu hạm cứ đứng ngoài tầm bắn của các đại bác Naval sau đó thả kinh khí cầu vào đất liền oanh tạc là đủ. Một lần không được thì 5 lần, 6 lần. Có được mẫu hạm là nơi chở bom và tiếp liệu thì các kinh khí cầu có thể đi lại bao nhiêu lần đều là chuyện trong tầm tay.
Những suy nghĩ kiểu kết hợp này của Diêu thiếu lúc này làm sao người khác có thể nghĩ ra cho được, bởi lẽ lúc này toàn thế giới làm gì có không quân mà có thể phát triển các suy nghĩ kia. Đây là chiến thuật cực kì độc địa mang tính vượt thời đại thực sự. Chính Bismarck và Wilhelm I bị cái triết lý chiến tranh kinh khủng này thuyết phục.
Tất nhiên Diêu thiếu không chỉ đơn thuần phát triển Zeppelin theo như những gì hắn biết về loại khí cầu này. Với kiến thức tương lai về cấu tạo cánh máy bay cùng với cấu trúc hai đường cong không đều để tạo chênh lực áp lực trên dưới gây ra hiện tượng nâng khi gi chuyển. Cũng như cách cân bằng, điều chỉnh hướng thì Diêu thiếu hoàn toàn có thể gợi ý cho các nhà vật lý thực hiện các thí nghiệm đúng cách đúng đường nhanh chóng. Tất nhiên động cơ cho các Kinh khí cầu cũng được diêu thiếu nghĩ kĩ rồi, lại cũng không tránh được là phải sử dụng các động cơ turbine hơi đốt ngoài với nguyên liệu đốt là dầu hỏa. Cái này không phải là Diêu thiếu không muốn chế tạo động cơ đốt trong mà là lúc này công nghệ không đủ. Mặc dù trên thế giới đầy dẫy các nhà phát minh đang điên cuồng sáng chế các động cơ đốt trong như vào năm 1854 tại Anh, các nhà phát minh người Ý, Eugenio Barsanti và Felice Matteucci đã cố gắng sáng chế "Lấy động lực bằng vụ nổ khí", năm 1860, Jean Joseph Etienne Lenoir của Bỉ đã sản xuất một động cơ đốt trong chạy bằng khí.
Nhưng có đánh chết Diêu thiếu cũng không sử dụng các động cơ trên vào thời điểm hiện tại. Vì hạn chế của luyện kim cộng thêm công nghệ hóa dầu vẫn chưa hoàn thiện mà các động cơ này vừa yếu lại không ổn định, trục trặc là không thể tránh khỏi. Đôi khi trong một chiến dịch chỉ cần một chỉ một chút ngoài ý mốn đó cũng có thể ảnh hưởng toàn cục đấy. Tất nhiên các động cơ turbine hơi đốt ngoài với nguyên liệu đốt là dầu hỏa thì khoảng cách bay của các kinh khí cầu cứng nhỏ sẽ không thể xa được. Nhưng chún đâu cần bay đến vài ngàn km. Diêu thiếu chỉ cần các kinh khí cầu này có thể hoạt động trong phạm vì 300-400 km thì hắn đã lạy trời khấn phật rồi.
Lẽ dĩ nhiên Diêu thiếu không đam mê mà vùi đầu vào động cơ đốt ngoài, tất nhiên hắn phải nghĩ đến tương lai của động cơ đốt trong. Trong khi thế giới vẫn chưa có cái đánh giá chính xác về tiềm năng của động cơ đốt trong thì hắn sẽ vơ vét các chuyện gia về lãnh vực này cho bản thân sử dụng. Tất nhiên công nghệ chưng cất phân đoạn dầu mỏ cũng là điều kiện tiên quyết trong việc phát triển động cơ đốt trong. Chính vì lý do đó Diêu thiếu cũng muốn mình cung cấp các hiểu biết cần thiết của bản thân cho nền công nghiệp phát triển của Phổ nhằm nhanh chóng tạo ra được quy trình hóa dầu chuẩn hóa. Từ đó hắn và Phổ sẽ có thể đặt một bước chân vững chắc và tiên phong trong công nghệ động cơ đốt trong.
Cuối cùng là máy phát điện với công suất cực lớn. Cuối cùng thì mọi ý tưởng lần này của Diêu thiếu quanh đi quẩn lại vẫn không có nhiều cũng có ít liên quan đến động cơ turbine với công suất cực lớn. Các máy phát điện khổng lồ sẽ là mục tiêu sau cùng khi các kĩ sư Đức có được các kinh nghiệm nhất định khi chế tạo các động cơ nhỏ cho chiến hạm. Nhà máy điện công suất lớn để làm gì? Cái này thì còn phải hỏi, có quá nhiều công nghệ cần đến các nhà máy điện công suất lớn ví như lò huỳnh quang, điện phân nhôm v.v…. Nếu không điện phân sản xuất nhôm thì đừng mong các kinh khí cầu khung cứng có thể thành công cho được. Cuối cùng có thể nói lên một câu động cơ turbine hơi là một thứ xuyên suốt toàn bộ các kế hoạch trên, lúc này hẳn tất cả cũng có thể hiểu được sự quan trọng của một động cơ có thể thay đổi rất nhiều công nghệ của con người.
Kế hoạch là vậy, những thứ liên quan thì cũng đã nói rõ trong văn bản nhưng chi tiết cấu tạo của các chi tiết kia không thể công bố ngay lập tức được. Chỉ khi nào vua phổ cùng thủ tướng Bismarck đưa cho Diêu thiếu đủ lợi ích thì hắn mới nhả ra được.
- Các vị có thể thấy được các mục tiêu mà tôi đưa ra đều liên quan đến loại động cơ kia. Tôi hiểu các vị có nghi ngờ với kế hoạch vì nó quá sức vượt ngoài tầm tưởng tượng. Nhưng nói thật mô hình thu nhỏ của động cơ thì tôi đã có rồi. Chỉ cần các nhà khoa học của các vị ngồi xuống tính toán một chút là có thể dễ dàng tính ra các thông số mà thôi. Nói thật công nghệ của chúng tôi không đủ để trong thời gian ngắn có thể nghiên cứu chế tạo ra những thứ đó. Nhưng với cong nghệ của Phổ quốc thì không hề khó khăn, chỉ cần tôi dành ra một thời gian để hướng dẫn các nhà khoa học của các vị là đủ….
Nghe thấy câu nói này của Diêu thiếu thì cả thủ tướng Bismarck và Vua Wilhelm I đều cảm thấy hơi choáng váng mà mất đi bình tĩnh. Hóa ra cỗ máy kia đã có được nguyên mẫu nhỏ, chỉ cần có thể nguyên mẫu nhỏ hoạt động một cách hiệu quả thì việc tăng kích cỡ chỉ là vấn đề kĩ thuật chế tạo mà không hề liên quan đến phát triển công nghệ. Đây chính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Một bên là tỉ lệ thành công cực lơn, một bên là con đường mờ mịt vẫn chưa tìm thấy mục tiêu. Thêm một thông tin nữa khiến cho thủ tướng Bismarck và Vua Wilhelm I thở dài đó chính là theo giọng điệu này thì vị Thủ tướng trẻ tuổi Á Đông này mới là chủ nhân của các công nghệ chuẩn bị được phát triển trên. Điều này có gì kinh hoàng hơn, người Phổ đã có quá nhiều thời gian ở Vạn Ninh, họ thừa sức có thể hiểu được lịch sử của Vạn Ninh, Thái Nguyên cũng như của Đại Nam. Thủ tướng Bismarck và thủ tướng Bismarck và Vua Wilhelm I biết được 4 năm qua chính vị thủ tướng trẻ tuổi kia đã vực dậy cả một vùng đất lạc hậu phương Đông thành một cường quốc về công nghiệp. Tất nhiên Thái Nguyên không thể so sánh với Anh, Pháp, Phổ… nhưng Thái Nguyên lúc này còn hơn quá nhiều một số quốc gia Châu Âu rồi.
Một người mới chỉ 18 tuổi, tức là hắn bắt tay vào việc trấn hưng tổ quốc vào tuổi 13- 14, vào tầm tuổi này thì thủ tướng Bismarck và Vua Wilhelm I đang làm gì? Có thể chỉ là đang mài mông trong phòng gật gù với những bài giảng của giáo viên mà thôi. Nhưng 14 tuổi vị thanh niên này đã đi trên cong đường đinh hướng vĩ mô cho cả một dân tộc, một vương quốc. Không những hắn có thể là nhà định hướng đại mà còn là một nhà quân sự có bản lãnh khi đã lãnh đạo nhiều trận đánh, ngoài ra hắn còn là một nhà chính trị khá nổi bật với các đường lối mạch lạc cho quốc gia. Và bây giờ người thanh niên này lại đứng thêm một vị thế nữa đó là hắn có một bộ óc của các nhà khoa họ vĩ đại.
Vua Wilhelm I thật lắc đầu cho bình tĩnh lại, Diêu thiếu quá hoang hảo trong mắt của Wilhelm I. Tất cả các thanh niê đức mà Wilhelm I đều không có một ai có thể so sánh với người trẻ tuổi Á Đông đứng trước mặt ông lúc này. Bỗng nhiên một suy nghĩ bỗng nhiên lóe sáng trong đâu vị vua Phổ này.