Người đăng: KennyNguyen
Với lực lượng quân đội hùng hậu của Pháp như vậy thì Diêu thiếu làm sao có được phương án phòng ngực chiến. Quan trọng nhất đó là không biết quân Pháp sẽ tấn công vào vị trí nào trên cái dải đất Đại Nam toàn bờ biển như thế này. Đất Đại Nam đúng là con rồng thật, nhưng chính vì thế mà thiếu đi tính chiều sâu chiến lược, con mẹ nó cứ đổ bộ bất kì chỗ nào cũng có thể chia cắt con rồng này thành nhiều khúc. Chính vì vậy Đại Nam không có được lực lượng hải quân hùng hậu là khó có thể bảo vệ được đất nước ( nhắc nhở luôn ấy nhá… cần hải quân đấy).
Cũng may quân Pháp muốn trù bị cho một cuộc chiến dài hơi và tốn của như vậy thì cũng không thể ngày một ngày hai nói là có thể xông đến Đại Nam oánh nhau. Chính vì lý do này Diêu thiếu còn ít nhất là hơn hai tháng để chuẩn bị cho cuộc chiến. Hai tháng là nhiều hay là ít không quan trọng, quan trọng là Diêu thiếu quyết định làm liều. Đọ pháo đọ chiến Hạm thì quân Đại Nam chết chắc, dụ lên bờ đánh là đường lối quán triệt, và chiến tranh du kích là chiến lược mục tiêu. Pháo cối Đại Nam M62 là trọng điểm sản xuất. Nhưng Hải chiến là không thể bỏ, nếu như mất đi hoàn toàn quyền kiểm soát bờ biển thì sẽ rất bị động trong chiến cuộc.
Lúc này không phải là lúc so bì hơn, kém với triều đình Huế. Vạn Ninh tăng binh một cách điên cuồng, với 20 ngàn thanh súng Dreyse M1841 được người Prussian chuyển giao lần này thì Diêu thiếu quyết định tổng động viên tăng số quân bị toàn bộ cả Vạn Ninh và Thái Nguyên lên con số 25 ngàn người và tiến hanh huấn luyện gấp rút.
Tất nhiên thông tin tình báo về quân lực của Pháp cũng được Diêu thiếu báo về Huế một cách chi tiết nhất. Với lẽ đó Huế cũng sẽ không ngồi yên được, họ chắc chắn cũng điên cuồng tăng binh. Tất nhiên súng ống với quân Đại Nam lúc này lại không phải vấn đề lớn vì đống rách thải của người Prussian vẫn đang chất đống tại Huế.
Số là các thương nhân Đức mang đến quá nhiều súng 1835 Neue Korps-Jägerbüchse lỗi thời đã bị thải loại từ rất lâu ở Prussian. Súng này khá giống với Minire của Pháp nhưng là nòng trơn bắn đạn bi khoảng cách thực tế hiệu quả tầm dưới 200m, cũng may đây là súng điểm hỏa hằng hạt nôt mà không phải là súng hỏa mai. Lúc đầu thì Huế trung thành với Kammerlader 1842 của Na Uy nên chê ủng chê eo những thanh súng này mà không chịu nhập. Nhưng giờ đây khi nhận được tin tình báo chính xác từ Vạn Ninh thì họ lại cuống lên mà mua toàn bộ đống rác nay. Có bao nhiêu mua bấy nhiêu tầm 12 ngàn thanh 1835 Neue Korps- Jägerbüchse với giá 7 £ được mua toàn bộ để Huế có thể tăng binh nhanh chóng. Vậy là lệnh tổng động viên được ban ra toàn đế quốc Đại Nam. Vạn Ninh tăng binh 2,5 vạn. Huế gần 4 vạn, Nam ky vẫn là một vạn người như trước. Dù sao Tự Đức Vẫn cứ nghĩ đến an nguy của mình là trước tiên.
Việc trưng binh, huấn luyện tân binh ở Vạn Ninh hoàn toàn không cần Diêu thiếu phải bận tâm đến. Hệ thống quân sự ở Vạn ninh đã hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định. Và về cơ bản thì Diêu thiếu chỉ cần ban bố lệnh sẽ có người dưới thực hiện.
Các xưởng cơ khí thì lúc này Đại Nam nhiều lắm, mua hàng rác của người Đức, cướp đoạt của người Tây Ban Nha. Chính vì thế việc chế tạo những thanh cối M62 của Đại Nam được thực hiện rầm rộ. Diêu thiếu coi đây là vũ khí chiến lược bộ binh thay cho những thanh pháo kéo nặng nề.
3 xưởng sản xuất đạn pháo cối ở Vạn Ninh cùng một xưởng ở Huế đã đi vào hoạt động ngày đêm để bị chiến. Diêu thiếu cũng không keo kiệt mà chia sẻ một lượng lớn thuốc súng đen với triều đình. Trong lúc này hắn vẫn cố sống cố chết mua thuốc súng của người Anh.
Sách lược quân sự của Huế đó chính là nhường hoàn toàn các vùng biển dụ quân địch vào sâu nội địa và chiến đấu, ngăn chặn sự đổ bộ của các khu trục hạm vào nội địa bằng đường sông với thủy lôi của quân Vạn Ninh cung cấp. Đánh bom liều chết như Hoàng Diệu đã làm ở Nam kỳ, và đặt cối mai phục tấn công khu trục hạm của địch nếu cúng xâm nhập bằng đường sông.
Sách lược này phần chính là do Hoàng Diệu đưa ra, Diêu thiếu không ý kiến, àm có ý kiến cũng chẳng được. Tình hình quân sự ở Nam Kỳ và ở Huế khác hẳn tình hình quân sự tại Vạn Ninh. Huế chỉ cần bố trí pháo phòng thủ bờ biển khu cửa Việt một cách dày đặc là có thể ngăn chặn hiệu quả quân Pháp thâm nhập sâu. Nếu quân Pháp đổ bộ từ nơi khác mà đánh đến Huế thì 4 vạn quân của Huế cũng không ăn chay. Xem ra Huế rất tự tun cứng đối cứng cùng quân Pháp. Hếu dám làm vậy, bỏ đi hải phận mà quyết chiến trên bộ vì khu công nghiệp của họ xa bờ biển đến tận 15 km. Nhưng Vạn Ninh thì không làm như vậy được, Khu công nghiệp Tây Vạn Ninh chỉ cách bờ biển Vạ Cháy 4,5 km mà thôi, nếu để quân Pháp đổ bộ thì có chiến thắng được họ thì khu công nghiệp cũng cháy thành tro. Chính vì cái lý do chết dẫm về mặt địa lý này mà Vạn Ninh bắt buộc phải Hải chiến mà còn bắt buộc phải bố trí phòng thủ kín kẽ không cho quân thù đổ bộ tại Vạ Chay bãi biển.
Nhóm kĩ sư Krupp lần này qua Đại Nam để thực hiện nghiên cứu về lò Martin nhưng cuối cùng lại bị tận dụng hết thảy đi chế tạo Pháo, súng để phục vụ cho chiến tranh. Tất nhiên rất nhiều người lo sợ, rất nhiều người muốn rời đi đến Koh Kong để được quân đội Prussian bảo hộ. Nhưng Diêu thiếu bằng hết khả năng đã thuyết phục được những người này cùng với mức lương thời chiến cao đến chóng mặt. Để ổn định tâm lý của họ thì Diêu thiếu đã chuyển các kĩ sư này về hậu phương Thái Nguyên để sản xuất.
Tất nhiên chuẩn bị bao nhiêu cũng là không đủ vì chỉ có thể va chạm trực tiếp mới có thể xác định được ai mới là kẻ mạnh, chuẩn bị chiến của ai mới là hiệu quả.
Tháng 7 chiến tranh đã tới rất gần nhưng rốt cuộc là Robert sau sáu tháng dòng giã lang thang khắp nơi đã trởi về Vạn Ninh. Tất nhiên nhìn thấy bộ dáng mới của Vạn Ninh thì tên này thiếu chút nữa nghĩ mình đi nhầm tọa độ mà đến một khu công nghiệp Châu Âu nào đó. Nếu không phải có Diêu thiếu ra đón chào thì tên này có lẽ đã quay mũi tàu mà ra khơi tìm chân trời khác rồi.
Robert trở lại Vạn Ninh với 23 thương thuyền các loại, trong đó có năm chiếc là do chính bản thân hắn thuê mướn để chở vật tư, còn lại là thương thuyền của một số bạn bè thương gia người Mỹ phía Nam. Lần này không như dự đoán, Robert không thuyết phục được nhiều bạn bè tham gia vào phi vụ thực dân Cao Miên. Người Mỹ nghĩ đất nước họ quá lớn, còn có quá nhiều không gian phát triển nên không muốn mạo hiểm đi nửa vòng trái đất để đầu tư. Số bạn bè của Robert chấp nhận đến đây với lý tưởng “thuê Cao Miên” chỉ có 6 người mà thôi, trong đó phần lớn là các thương gia đang gặp không ít khó khăn tại Mĩ mà muốn tìm một hướng đi mới. Nhưng cũng có hai thương gia có thực lực nhưng tính tình ưa mạo hiểm nên muốn chơi một vố này.
Lần này Robert và nhóm hồ bằng cẩu hữu không ngờ tụ tập được một đội quân hỗn hợp đen trắng hai màu da với số lượng 1500 người. Tất nhiên những người da đen này vẫn là nô lệ, nhưng là nô lệ cầm súng. Họ xuất thân là nô lệ của các ông chủ miền Nam. Đội quân này có khá nhiều binh sĩ da trắng chính quy người Mỹ, họ có thể là những cựu binh, kẻ lang bạt, đào binh. Nhưng tựu chung lại thì đây là những tay có sức chiến đấu nhất định.
Tình hình Đại Nam không ổn Diêu thiếu không muốn liên lụy đám người này nên nhanh chóng tháo gỡ hàng hóa rồi đuổi chúng đi Koh Kong. Tất nhiên diêu thiếu cho Robert “thuê” lãnh địa bá tước của mình là phủ Tầm Vu bên cạnh Koh Kong. Tất nhiên nếu Robert có thể thay mặt Diêu thiếu quản lý được lãnh địa Khai Biên của Hầu tước Trần Quang Cán thì quá tốt, dù sao trong khoảng thời gian này Diêu thiếu và Quang Cán đều không thể tách ra khỏi Đại Nam cho được.
Vậy là không được bao ngày tại Vạn Ninh nghỉ ngơi thì Robert lại khăn gói quả mướp dẫn đội thuyền chạy tới Koh Kong. Tất nhiên đi theo phải có sắc lệnh tiếp quản Tầm Vu và Khai Biên cùng với một loạt các chuyên gia “Cao Miên học” nhằm giúp đỡ người Mỹ trong những ngày đầu đạt chân nơi này.
Hàng Hóa của Robert mang đến lân này cực lớn, 23 thương hạm trọng tải từ 3000-4000 tấn chạy từ Châu Mỹ đến không phải là chuyện đùa . Đúng như Diêu thiếu mong muốn lần này Robert dã nhập đến 21 ngàn tấm Diêm Tiêu của Chile, chính vì điểm này Vạn Ninh nói riêng và cả Đại Nam nói chúng sẽ không lo lắng quá về viêc thuốc súng đen trong thời gian tới. Tất nhiên ý nghĩ ban đầu của họ Trần là chế phân bón tăng năng suất cây trồng. Nhưng thời thế đã làm hắn phải thay đổi hoàn toàn kế hoạch. Những chiếc thương thuyền còn lại thì chứa đến 17 ngàn tấn hàng hóa các loại từ máy móc nhà xưởng cho đến các thiết bị thông tin liên lạc điện báo của người Mỹ. Tất nhiên lần này điện báo hệ thống cũng được Diêu thiếu thu gom một phần ở Tây Ban Nha, nhưng số lượng đó là khổng đủ với Vạn Ninh.
Nói chung lần này các máy móc thiết bị công nghiệp của nguwoi Mỹ mang đến thì chất lượng tốt hơn nhiều so với người Đức, dù sao họ mang đến cũng là thiết bị tối tân của Mỹ mà không phải hàng rác. Tất nhiên vì miền Nam Mỹ công nghiệp cũng không quá phát triển như miền bắc nhưng họ lại có thế mạnh về công nghệ dệt, may mặc, nhuộm vải v.v… Bên cạnh đó dây truyền ximang của người Mỹ cũng khá tốt, các dây truyền cơ khí của người Mỹ phía nam không quá đặc biệt và xuất sắc nhưng cũng đủ dùng. Diêu thiếu dự định sẽ cho vận chuyển chúng đến Thái Nguyên để thành lập khu công nghiệp thứ hai tại đây. Tất nhiên chiến tranh sẽ sớm xảy ra nhưng nó cũng không thể cản trở được người Việt tại hậu phương tiếp tục xây dựng quê hương của mình.
Những ngày qua à những ngày mà Diêu thiếu vùi đầu trong xưởng chế tạo cơ khí quân sự tại Vạn Ninh, hắn đã liều mạng rồi, cho dù công nghệ có chưa hẳn hoàn thiện với nhiều thiếu sót, nhưng hắn quyết tâm sẽ mang đến cho người Pháp những bài học đáng nhớ nhất trong đời họ.
Trong ba tháng việc xây dựng ở Vạn Ninh rầm rộ hơn bao giờ hết, dường như tất cả xi măng, cát sỏi, thép đều để dành cho việc xây các công sự phòng thủ bãi biển nơi đặt các siêu pháo phòng ngự biển naval 229 mm. Đay mặc dù là pháo đời cũ nhưng nó lại chính là nguyên tác cho các cải tiến mới của pháp naval gun sau này của tập đoàn Krupp. Những khẩu pháo nặng nề tới 2,2 tấn, tầm bắn lên tới 3km. với đầu đạn lên ddense18kg thuốc nổ. Đây là những thanh súng duy nhất có khả năng uy hiếp đến các thiết giáp hạm. Tất nhiên các thanh pháo này rất kém linh hoạt cũng như khó có thể thay đổi góc bắn để truy đuổi các chiến thuyền đang di chuyển. Cách duy nhất để sử dụng các siêu pháo naval này là căn chỉnh chúng bắn bao chùm vào một khu vực. Ví như ở Vạn Ninh hơn 40 thanh naval gun 229mm được xây dựng hoi lùi vào nội địa và phong tỏa toàn bộ khu vực có thể đổ bộ tại bãi Vạ Cháy. Cũng như một số lượng không nhỏ sẽ phong tỏa cửa Vào của vịnh Cửa Lục.
Nên nhớ vịnh Cửa lục là một cảng nước sâu, thiết giáp hạm cùng với sự hộ tống của tuần đương hạm cùng với tru trục hạm đều có thể xông thẳng nơi này. Nếu để thiết giáp hạm xông vào Vịnh Cửa Lục thì nó sẽ gây ra tàn phá không thể tưởng tượng được cho Vạn Ninh.