Người đăng: KennyNguyen
Ngày 16 cuối cùng đã đến. Giờ lành đã điểm, đội đưa dâu hoành tráng cờ xí hoa tươi đỏ dực cả một Quảng thành nhỏ bé. Lần này đúng là Diêu thiếu phải hoa hết tiền để lem một buổi lễ rước dâu hoành tráng lấy mặt mũi cho hoàng gia. Nói gì thì nói Nhàn Đức công chúa cũng có tiếng là hiền thục nết na, lại thêm thông tin bên lề nhận được là rất xinh đẹp. Tuy rằng là dầy cũ nhưng mà để Quang Cán xài nên Diêu thiếu không có quan tâm gì. Với lại tư tưởng hiện đại của Diêu thiếu không có cái chuyện cũ hay mới. Chỉ cần biết mình là thằng xài sau cùng và không có thằng khác đụng vào trong khoảng thời gian còn lại là ok.
Tất nhiên nếu theo lệ thường thì, đám cưới của công chúa thì phải được Bộ Lại, Bộ Binh lập danh sách 5 người là con cháu và chắt các công thần từ nhị phẩm trở lên, sau đó lạ chọn ra một người làm phò mã. Những chàng trai này phải là người thông minh, có ngoại hình ưa nhìn, không bị tàn tật. Khi “phò mã” đã được chọn, hôn lễ sẽ được cử hành tại cung Trường Sanh.
Nhưng con mẹ nó Quang Diêu là không có mặt, kinh thành Huế thì tan hoang, thế nên lễ này thành ra Diêu thiếu đại diện là con trai đến để rước “dì” về Vạn Ninh. Tất nhiên vì nghi lễ thay đổi nên có rất nhiều thứ phiền phức đi theo. Làm không khéo người khác lại tưởng Diêu thiếu cưới vợ thì bỏ mẹ. Tối qua Tự Đức trước khi về có hỏi một câu làm Diêu Thiếu tí xỉu:
- Cháu lớn rồi cần yên bề gia thất nhỉ.
Sợ Tự Đức lại vứt cho hắn một cô công chúa nữa thì bỏ mẹ. Thành ra Quag Cán và Quang Diêu thành anh em cốt trèo thì khổ. Vậy là Diêu thiếu thẳng thừng luôn:
- Thái thượng, thần không thể làm em rể ngài được.
Câu nói này rất là bối rối và bi thống, khiến chi Tự Đức cười không thôi.
- Ý Bác là nói ngươi vừa ý con cái nhà quan lại nào trong thành thì để ta mà chủ. Ngươi nhóc con nghĩ đi đâu đấy.
Đến lúc này thì Diêu thiếu mới vuốt ngực thở phào một hơi mà rút lui. Quả thật hoàng gia rất đáng sợ.
Cái tục lệ cưới ở Đại Nam là không có đắp khăn kín mặt như Trung Hoa thế nên Nhàn Đức công chúa đầu quấn voan phượng, trang điểm lộng lẫy, thân mặc hỉ phục công phượng đẹp đẽ vô cùng. Cũng may lúc này khí trời vẫn mát nếu không với bộ trang phục này Diêu thiếu đoán dì ghẻ phải chảy đi mấy cân mồ hôi.
Thật ra lễ cưới công chúa sẽ kéo dài rất lâu, gồm có sáu lễ, cứ mỗi ngày cử hành hai lễ, cách quãng nhau. Ngày thứ nhất gồm có lễ Nạp thái và lễ Vấn danh. Trong ngày này, gia đình phò mã sẽ đưa lễ vật vào cung gồm 1 con trâu, 1 con lợn, 2 mâm trầu cau, 2 vò rượu ngon, 2 cây nấm, 10 tấm lụa, 4 thỏi vàng, 1 đôi bông vàng, 1 mâm vàng, 1 chuỗi ngọc và 16 thỏi bạc. Sau đó có thêm 2 con trâu, 2 con lợn và 2 vò rượu. Ngày thứ hai gồm lễ Nạp trưng, lễ Nạp cát. Các lễ vật ở ngày thứ hai tương tự như lễ vật ở ngày thứ nhất. Ngày thứ ba là ngày quan trọng nhất, gồm lễ Điện nhạn và lễ Thân nghinh. Lễ vật trong lễ Điện nhạn gồm 2 hộp chỉ ngũ sắc, 100 đồng tiền, 2 con ngỗng nhốt trong hai cái lồng đều có dây đỏ buộc liền nhau chỉ sự thủy chung. Còn 100 đồng và hộp chỉ ngũ sắc tượng trưng cho sự giàu sang thịnh vượng, con đàn cháu đống.
Nhưng lần này gom tất cả trong một ngày làm cho xong. Kiểu như Tự Đức muốn ném vội cô em gái này ra khỏi nhà. Quả thật rất là uất ức cho Nhàn Đức công chúa. Nhưng thật sự có uất ức đến vậy không? Nhìn vẻ mặt rạng rỡ của nàng thì ai nói đây là uất ức. Nhàn thoại đâu đâu cũng có, ngày hôm hố chính Tự Đức nói người cưới Quang Cán là công chúa út Phục Lễ công chúa Gia Phúc. Nhưng sau một đêm gặp mặt riêng của Tự Đức và Quang Cán thì lại đổi thành Lạc Thành công chúa Nhàn Đức một vị công chúa dã quá lứa và có một đời chồng.
Thông tin thiên kì bách quái lan khắm Quảng Trị, có quá nhiều phiên bản cho vụ xi căn đan hoàng gia này. Phiên bản một, khẩu vị Cán đại tướng quân cực nặng, thích phụ nữ đã có chồng. Phiên bản thứ hai đó là Lạc Thành công chúa Nhàn Đức tuy đã quá lứa nhưng xinh đẹp vô cùng khiến Quang Cán tướng quân si mê, nói như vậy thì Phục Lễ công chúa Gia Phúc không đẹp bằng chị rồi. Phiên bản ba đó là, Phục Lễ công chúa Gia Phúc quá bé đi… cái chỗ ấy còn chưa nhú ra thì Cán anh hùng sao vừa mắt được. Nói chung thì còn nhiều nhiều nhiều phiên bản khác nhau còn quán đáng hơn nữa.
Không cần biết ra sao nhưng lần nay tranh dành là Phục Lễ công chúa Gia Phúc đã thua và đang lấy nước mắt lau mặt, còn Lạc Thành công chúa Nhàn Đức thì là người chiến thắng và hạnh phúc hôm nay. Nói đến Lạc Thành công chúa Nhàn Đức đã một đời chồng, đã quá lứa thì rất khó mong có được một đấng lang quân như ý. Nhưng Trần Quang Cán là ai, nếu tính toán theo chức vụ cũ đó là Đề Đốc một tỉnh tay nắm trọng binh. Mà theo như đồn thổi thì tên này chung thủy với vợ, vợ mất 10 năm chỉ nạp hai thiếp và quyết không cưới vợ mới. Cái tấm chân tình này thì người ngoài chỉ cần chịu tìm hiểu sẽ thấy, nhưng sự thật là Cán ca háo sắc bỏ mẹ ra ấy, chẳng qua là hắn háo đánh trận hơn nên bỏ bê sắc mà thôi. Còn một thông tin nữa về Cán ca mà cả Kinh sư đồn loạn, đó là tên này rất rất đẹp trai. Không tin hả nhìn hải tử của hắn đi, là Quang Diêu tướng quân ấy. Có đẹp trai không? Thế nhưng Quang Diêu vẫn còn kém phụ thân của hắn ba phần đây này.
Lúc này Quang Diêu đang mặc quân phục lẽo đẽo đi theo đoàn người hộ tống công chúa ra tới bến thuyền cửa Tây Thành Quảng để theo chiến hạm về Vạn Ninh. Cũng phải nói vì Quang Cán cử hết chiến hạm hơi nước trở 4000 địa chủ binh đến nơi này nên đường về của Diêu thiếu sẽ thuận lợi hơn nhiều. Diêu thiếu cũng không ghét bỏ gì thuyền gỗ, chúng không ồn ào tiếng đống cơ, không than bụi. Nhưng thuyền gỗ đi chậm quá lại hơi chật hẹp nữa.
Quảng thành đại đổi binh, 4 ngàn tinh binh địa chủ vào thay cho 1 ngàn Vạn Ninh quân. Vậy là 1 ngàn Vạn Ninh quân cùng 3 ngàn hải tặc cuốn gói về phương Bắc. Từ nay trung kỳ an tĩnh vô cùng với 10 ngàn tay súng, tất nhiên sau đó thì Tự Đức phải điều bớt súng vào cho quân Hoàng Diệu. Nhưng mà hoàn toàn không có vấn đề vì lần này đánh trận ở Huế thu được đến 7 ngàn thanh súng Minire Rifle của liên quân Pháp- Tây Ban Nha. Diêu thiếu chỉ lấy đi có 3 ngàn cho hải Tặc Vậy nên có đến 4 ngàn để lại cho triều đình. Số súng này thừa đủ để tăng viện cho Hoàng Diệu. Đúng là một công đôi việc.
Lần này đánh nhau tại Huế, quân Pháp phá hoại bốn phần, quân của Quang Cán và Quang Diêu lại phá đến 6 phần. Huế thành tan loang sửa lại ít nhất cũng tốn tầm 5-6 vạn lạng bạc. Nhưng Tự Đức vẫn ha ha vui vẻ. Có được Hạm đội hiện đại thì con số đâu chỉ là thế này vang bạc. Thêm vào đó súng ống, đại bác là nhiều không kể hết. Huế bị phá nên chạy về Quảng Trị lại càng dễ thực hiện kế phản gián. Nói như thế này có khi tái ông mất ngựa không phải chuyện xui hoàn toàn.
Hạm đội rước dâu ầm ầm di chuyển. Nhưng mà Quảng thành lại chưa thể yên ổn lại vì sứ thần Phổ chính thức đến rồi.
Phen tiếp xúc giữa sứ thần nước Phổ đại diện toàn quyền là Herbert von Bismarck và Đại Nam diễn ra rất suôn xẻ, hai bên đều tỏ ra rất hòa khí. Thậm chí Tự Đức còn ban cho Herbert von Bismarck một chức quan vinh dự tại triều đình Đại Nam. Tất cả đều tốt đẹp cho đến khi Tôn Thất Cúc được giao cho việc thương thảo các điều khiện để nhược lại Koh Kong.
Tất nhiên là tên Phụ chính theo trường phái siêu thực dụng này sẽ “hơi nâng” các hạng mục mà Diêu thiếu lên một ít, khiến cho người Phổ tí nữa choáng ngã. May sao ở Đại Nam thời gian cũng có đến hơn hai tháng nên Herbert von Bismarck hiểu được phong tục mặc cả nơi đây. Tất cả đều được thỏa thuận một cách tốt đẹp.
Đại Nam yêu cầu tiền thuê thì trả trong một hai lần mà thôi, thuế hằng năm thì khỏi cần. Giá cho thuê cũng không có đắt đỏ gì. Hai nhà máy dệt, một xây truyền sản xuất đạn pháo nổ. Một dây truyền xi măng chế biến. Tất nhiên Tôn Thất Cúc bị bịp chỗ này, dây truyền có lớn có nhỏ, co hiện đại có cũ kĩ. Đảm bảo một câu khi người Phổ đưa hàng qua thì chưa chắc Đại Nam đã có quả hồng để ăn. Chỉ có am hiểu như Robert, Diêu thiếu thì làm ăn với Châu Âu mới không chịu thiệt. Mà đến Diêu thiếu vẫn còn bị người Anh treo lên lừa đảo.
Vấn đề tiếp theo vướng mắc đó là đại pháo lắp bờ biển, thật ra người phổ cũng khong tiếc rẻ gì pháo cũ cả, vì họ đang đổi mới quân đội. Nhưng mà lượng pháo cũ phòng thủ bờ biển họ đã bán quá nhiều cho Diêu thiếu rồi. Phổ cũng cần phải có sự phòng thủ của minh trong lúc chờ pháo mới sản xuất chứ. Vậy nên người Phổ không thể chấp nhận số lượng 50 thanh siêu Pháo mà Đại Nam nêu ra.
Nhưng Herbert von Bismarck rất nhanh trí, chúng tôi không có đủ pháo cho ngài thì chúng tôi cho các vị một dây truyền sản suất. Về mà tự chế nhé. Tất nhiên là Tôn Thất Cúc đồng ý, hắn nghĩ nhập được dây truyền về mới là có lợi mà không nghĩ đến cái mà người ta thải ra thì có lợi ở chỗ nào. Nhưng đấy là chuyện của triều đình Đại Nam đang co rúc ở Quảng Trị. Lúc này Diêu thiếu đã ra khơi cùng hạm đội mà hướng về Vạn Ninh.
Tất nhiên là Nhàn Đức công chúa cũng được bố trí trên trung hạm này. Phải nói trung hạm của người Tây Ban Nha không tồi, ít nhất là rộng rãi và chạy nhanh hơn đồng cấp của Phổ nhiều. Lúc này thì khoang chỉ huy của chiến hạm này được dành cho để bố trí cho Công chúa Đại Nam cùng vài người nữ hầu. Đây là nữ hầu tuyển gấp trong dân gian với gia thể trong sạch để đi theo công chúa về nhà chồng đấy. Cũng may mà chiến hạm của người Tây rất ổn định cho nên Công chúa chỉ hơi thoáng không thoải mái mà không đến nỗi say sóng chết lên chết xuống. Nhưng nói là không say sóng thì cũng nằm bẹp trong phòng chỉ huy mà không ra ngoài nổi.
Diêu thiếu đứng ở mũi thuyền mà nhìn xa xa, hắn đã đến nơi này 3 năm thời gian rồi, tuy chưa làm được gì nhiều cho tộc Việt nhưng cũng đã trải qua rất nhiều chuyện. Đứng trên chiến hạm hùng dũng mà nhìn cả hạm đội thì Diêu thiếu bất giác thấy mình cũng có chút thành tựu nho nhỏ. Nhớ ngày đầu từ Hà Tĩnh đi ra Bắc xung quanh hắn cũng chỉ có chục chiến hạm gỗ nhỏ bé của người Việt cộng thêm một đoàn thương thuyền trở lính. Không ngờ này hôm nay hắn cũng có hạm đội thiết giáp của bản thân. Mà Vạn Ninh càng là quật khởi với tư cách là khu công nghiệp hàng đầu của Đại Nam.