Người đăng: KennyNguyen
Tiếp theo đám súng cối thì Diêu thiếu tham quan đến nhóm mười thanh đại bác Krupp C61. Những thiết bị này đều được sả suất từ những tháng đầu năm 1861 nên rất tân tiến và mới mẻ. Krupp C61 được đặt ngay cạnh các thanh pháo Amstrong của Thái Nguyên quân.
- Ngài Dominik. Tôi rất hài lòng về các thanh đại bác Krupp C61, hệ thống khóa nòng trượt ngang cộng xoáy dọc của các ngài là một tiến bộ. Nhưng có lẽ các ngài bị giới hạn bởi chất liệu thép nên chưa thể nâng cao kích thước?
Diêu thiếu nhìn những thanh pháo đại bác Krupp C61 12 pound mà nói với một người Đức có tên Dominik. Gã này chính là một kĩ sư của tập đoàn Krupp đi theo phái đoàn lần này với mục đích ghi lại những biểu hiện của nhóm vũ khí này trong chiến tranh. Việc Đại Nam đang chiến trận thì Robert cũng không dấu, nhưng hắn chỉ nói qua loa là có nội chiến mà thôi. Thêm vào đó đương nhiên là Robert tâng bốc phe “ của hắn” dành ưu thế tuyệt đối v.v…
Krupp C61 12 pound là một thanh đại bác nạp đạn cửa sau điển hình. Nếu chỉ xét sơ qua về bề ngoài thì chúng cũng chẳng khác mấy so với Amstrong đại bác. Nhưng có một nghịch lý đó là Amstrong chuẩn bị từ bỏ dòng pháo nạp đạn cửa sau để quay lại với dòng muzzle-loading nạp đạn cửa trước thì Krupp lại bắt đầu phát triển break loading nạp đạn cửa sau. Nhưng Krupp đã có cải tiến mang tính chiến lược ở bộ phận khóa nòng, với cả chốt ngang lẫn trượt vậy ra họ gần như đã loại bỏ được hoàn toàn nhược điểm của các thanh pháo Amstrong.
Krupp C61 12 pound có buồng đốt kín hơn, nên tốc độ đạn đầu nòng cực lớn, khả năng xuyên giáp mạnh mẽ. Thêm vào đó là tầm xa cũng tốt hơn Amstrong gun nhiều . Tầm xa của đạn pháo cực đại đã đạt đến 3000m tầm hiệu quả chính xác trong khoảng dưới 1,5km. Đạn pháo 12 pound, khả năng nổ ổn định do Krupp đã giải quyết được vấn đề điện tích trong buồng thuốc phóng. Nói chung tại thời điểm này thì Krupp C61 vượt trội vi đồng nhiệm người anh Amstrong cannon 12 pound.
- Ồ ngài Kenny công tước thật là tinh mắt. Chúng tôi đang phát triển mẫu 24 pound nhưng đúng là gặp khó khăn trong vấn đề chất liệu thép.
Thật ra công ty Krupp trong lịch sử đúng là gặp được vấn đề trong chất liệu thép khiến cho trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất họ không thể giảm được trọng lượng pháp bố trí trên chiến hạm. Chính vì lý do này họ đành phải chấp nhận với việc bố trí pháo bé để giảm trọng lượng của chiến hạm. Bên cạnh đó tâm lý tăng mạnh thiết giáp phòng thủ để tăng “ khả năng sinh tồn” của nhóm chiến hạm với số lượng không nhiều của mình khiến cho chiến Hạm Đức trong WWI trở thành các con rùa làm bia tập bắn cho Liên quân. Trong khi đó pháo nhỏ trên chiến hạm của Đức lại biến thành tăm xỉa răng để gãi ngứa cho đối thủ.
- Thật ra nếu ngài đã đi qua Vạn Ninh của chúng tôi thì có thể nhìn thấy nhà máy luyện gang thép tại đó. Tôi tin chắc công nghệ luyện thép này tốt hơn của các ngài một chút về chất lượng. Còn về số lượng thì năng suất sẽ cao hơn các ngài lúc này mấy lần. Tôi thí sẵn sàng chia xẻ công nghệ này với các ngài nếu chúng ta cùng ngồi lại bàn bạc một chút về công nghệ trao đổi giữa hai bên. Ngoài ra tôi còn có một mẫu thiêt kế vượt thời đại, có thể cho ra thép chất lượng siêu tốt, tuy rằng năng suất có hơi thấp hơn công nghệ của Vạn Ninh hiện tại nhưng vẫn là cao hơn Krupp lúc này. Có điều muốn có được công ghệ này thì khả năng hai bên chúng ta phải ngồi lại cùng đàm phán rất lâu.
Diêu thiếu tung luôn một đòn câu mang tính trí mạng đối với những công ty luyện thép như Krupp. Cái công nghệ mà Diêu thiếu muốn chia sẻ hiện tại dĩ nhiên là lò bessemer rồi. Dẫu biết làm như vậy Krupp sẽ thành vi phạm bản quyền của Bessemer nhưng Diêu thiếu mặc kệ. Để cho hai tên đó cãi nhau chán đê, mình ngồi hưởng lợi là được. Với dàn máy móc hiện tại Diêu thiếu mua về hăn hoàn toàn có thể từ từ tự chế tạo lò Bessemer cho bản thân rồi. Nhưng Diêu thiếu chắc chắn Krupp sẽ không ngu, họ có thừa kinh nghiệm và công nghệ để biến đổi Bessemer một chút sau đó sẽ lách luật mà sử dụng.
Còn công nghệ mà Diêu thiếu tâng bốc là vượt trội thời đại kia tất nhiên là lò luyện thép Martin rồi. Tất nhiên để Diêu thiếu vẽ ra chi tiết thì hắn chịu nhưng mà nếu mô tả sơ qua cái sơ đồ hai ống ga phun đối nghịc + thổi khí cao oxi nung thép thì Diêu thiếu thừa sức với kiến thức hóa học lớp 11. Chỉ cẩn có được định hướng thì Krupp dư sức nghiên cứu ra lò Martin trước cả mấy chục năm ( lò martin phát minh năm 1912). Nhưng nếu Krupp muốn có được thiết kế này của Diêu thiếu thì chắc chắn họ sẽ chảy máu không ít đấy. Nếu không đủ lợi ích thì thà Diêu thiêu dùng đội ngũ “ khoa học” của mình tự nghiên cứu cho xong. Chẳng nhẽ 10 năm không nghiên cứu ra được không được thì 20 năm. Nói chung vẫn sớm hơn lịch sử là có lời rồi.
- Ồ, xin trân thành cảm ơn ngài Công tước, tôi lần này đến phương Đông cũng là đại diện cho Krupp nên cũng có thể quyết định một số vấn đề không quá phức tạp.
Gã đàn ông người Đức có tên Dominik kia rất khẳng khái trả lời. Người Đức có tính kỉ luật cao, tính khoa học thực dụng, và cũng rất thẳng thắn. Dominik cũng không dấu diếm sự khao khát của mình đối với mồi câu của Diêu thiếu.
- Cũng không có gì nhiều, tôi chẳng qua cũng muốn là trao đổi công nghệ mà thôi. Tất nhiên những công nghệ quá sức độc quyền của Krupp thì tôi không đòi hỏi, Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngồi xuống cùng bàn về việc một số dây truyền sản xuất các thiết bị thép cơ sở.
Diêu thiếu chính là ý đồ muốn đánh đến nhưng dây truyền sản xuất cơ bản, thứ sẽ có thể chế tạo ra những thiết bị cơ bản cho các dây truyền sản xuất khác. Tầm nhìn của Diêu thiếu là cực xa, hắn không hẳn chỉ là tập trung vào lợi ích trước mắt.
- Tôi nghe nói công nghệ của ngài cũng là mua lại bản quyền, chính vì thế chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp nhận chúng. Vậy nên chúng tôi hoàn toàn có thể truy đến nguồn gốc của công nghệ kia mà đặt vấn đề mua bán. Vậy thì rắc rối của chúng tôi sẽ giảm thiểu hơn nhiều.
Dominik rất thẳng thắn, thẳng đến nỗi khiến cho Diêu thiếu phải nhức đầu. Không ngờ tên này không cho hắn một chút mặt mũi nào cả.
- Thật ra các ngài cũng không cần tìm cho mệt, công nghệ này là từ một công ty nhỏ miền đông nước Anh. Người này có tên Henry Bessemer, tôi mua công nghệ này khi Henry Bessemer còn khó khăn và công nghệ này chưa có chỗ đứng cùng sự công nhận. Nhưng nếu các ngài đặt vấn đề với Henry Bessemer lúc này có lẽ số tiền bỏ ra là một con số khổng lồ. Thêm vào đó tôi có thể đưa ra cho các vị một mô hình luyện thép siêu việt hơn. Quan trọng là sau khi thành công tôi cũng muốn sở hữu công nghệ đó ngang hàng cùng các vị. Ngoài ra các dây truyền chúng tôi muốn mua từ Krupp cũng sẽ bỏ ra cái giá thuyết phục cho quý công ty.
- Nếu như vậy thì chúng tôi xin sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán thưa Công Tước các hạ.
Dominik có được nhận định sơ bộ của Diêu thiếu thì cũng không già mồm cãi láo mà muốn ngồi xuống cùng nhau bàn điều kiện. Đây là sự vụ hết sức lằng nhằng nên cần nhân sĩ chuyên nghiệp như Robert đi thương thảo. Diêu thiếu còn rất nhiều thứ phải lo lắng đấy.
Lúc này đây thì có một sĩ quan của người Đức dùng tiếng Anh hết sức lưu loát mà hỏi Diêu thiếu:
- Thưa Công Tước, theo như tình hình chúng tôi biết thì phụ thân của ngài cũng là một Công tước ( chức tổng binh của hai cha con Họ Trần bị hiểu nhầm thành cát cứ phân quyền ở Châu Âu thì cũng có thể coi là một Công tước hay Bá tước). Vậy thì vùng đất ven biển mà chúng tôi đã đi qua là của ai. Va ngài dẫn binh đi đánh trận lần này là phục vụ cho Vương Quốc nào?
Những sĩ quan Prussia hẳn là không có nghiên cứu thực sự chuyên sâu về sự khác biệt giữa Quân chủ trung ương tập quyền và chế độ Phong kiến cát cứ phân quyền. Chính vì lý do đó bọn họ có cái nhìn hơi quá khó hiểu về Đại Nam lúc này. Thêm vào đó sự bưng bít của Robert và sự tiếp xúc không chính thống của phái đoàn Prussia khiến họ sẽ có nhiều nhận định không quá chính xác.
- Có thể hình dung như sau, toàn bộ vùng ven biển mà các vị đã tạm thời đi qua đó “thuộc về” phụ thân của tôi. Còn mảnh đất trước mặt đây là sẽ thuộc về tôi sau khi tôi chinh phạt nơi này.
Diêu thiếu nhìn xa xa về phía Thái Nguyên mà chỉ tay. Hắn nói là 7 thật 3 giả nên cũng khó phân phiệt đúng sai, chỉ là một cách chơi chữ mà thôi.
- Xin lỗi Công tước, các lãnh địa khác không có ý kiến sao?
- Cái này là mệnh lện từ hoàng đế Đại Nam quốc ban cho ta, ai ý kiến đây. Với lại tại Đại Nam quốc là tôi giàu nhất, binh sĩ của tôi hiện đại và tinh huệ nhất, ai có thể cản tôi. Nên nhớ Công tước Robert chỉ thỏa thuận với các vị là hỗ trợ 10 triệu £, nhưng tôi lại là người có thể quyết định con số này có thể tăng lên gấp 2 lần.
Diêu thiếu cười sảng khoái mà bá đạo đáp. Lời nói này làm nhóm sĩ quan Prussia quả thật tắt tiếng mà không nói được gì.
- Xin hỏi công tước. Vùng đất Phương Đông này có thể dễ dàng trinh phạt vậy sao?
Đây mới là mục đích chính của người Prussia, không ngờ miệng rất rộng nha, Diêu thiếu cười thầm, đúng là Châu Âu, không một thằng nào hiền cả. Prussia vì vật lộn với các cuộc chinh phạt của Napoleon, lại cộng thêm đau khổ dãy dụa trong việc thống nhất tộc German thành một quốc gia mà bỏ lỡ cơ hội thực dân. Nhưng có cơ hội là bọn họ sẽ dương nanh múa vuốt rồi.
- Các ngài mang bao nhiêu quân đến đây, bao nhiêu chiến hạm?
Vơi người Đức Diêu thiếu chẳng vòng vo cho mệt, cái dân tộc này 1+1=2. Nói thẳng, phù hợp thì làm, không phù hợp thì thôi. Vậy nên cũng chẳng đưa đẩy làm gì. Tên sĩ quan kia nghe Diêu thiếu hỏi thì hết sức vui mừng, hắn sợ nhất là kiểu bàn bạc như thương nhân, tốn thời gian, không khoa học. Là người thông minh thì không nên phí tế bào não vào những việc như vậy.
- Hạm đội của chúng tôi có 3 trung hạm, 14 tiểu hạm. Tổng cộng 600 bộ binh, 300 hải quân.
Diêu thiếu hơi nhăn mày, số lượng này không khỏi quá it điểm, xem ra người Prussia cũng không hi vọng gì nhiều đây, có lẽ nên tiêm cho họ một chút chất kích thích.
- Người đâu đem bản đồ ra.
Diêu thiếu cũng chẳng cần quay lại trướng bồng, hắn vẫn lững thững đi tuần sát doanh trại, theo sau là một đám người da trắng. Một tên thân binh vội vã mang tấm bản đồ khá lớn về khu vực Đông Á đến. Lúc Này màu vàng chỉ diện tích của Đại Nam là cực lớn. Một nửa Ai Lao, một nửa Cao Miên đều là Huế triều quản lý và lập thành châu, huyện. Cho người quản lý theo chính sách thôt ty. Dân chúng trong vùng được lập sách hẳn hoi. Nói một cách khác lúc này cả Cao Mien ( cambodia) và Ai Lao ( Lào) đều không có quốc gia chính quyền gì mà bị Xiêm và Đại Nam chia nhau cai trị.
- Nơi này có thể cắt cho Prussia các vị, nhưng công quốc hay bá quốc các người đóng nơi này phải thuần phục Đại Nam và có đóng thuế đầy đủ theo luật định. Tât nhiên chúng tôi có thể giảm thuế má trong giai đoạn đầu cho các vị nếu các vị khó khăn.
Sĩ quan Prussia há hốc mồm, một khoảng mà Diêu thiếu vòng là cực lớn. 900 quân Prussia đố mà quản lý nổi. Quan trọng là vị này nói ném là ném một mảnh đất như ném cái bánh quy vậy. Đòn này đập choáng cả sĩ quan Prussia lẫn Robert.
- Nhưng đây là đất của hoàng đế Đại Nam các ngài, đâu có thuộc về Công tước ngài mà có thể nói cắt là cắt.
Một vị sĩ quan không mấy tin tưởng mà thắc mắc.
- Ở Đại Nam quốc tôi chỉ tính ngang bằng một công quốc, nhưng lời tôi nói mới tính. Nơi này cho các vị. Tôi sẽ phái quân giúp các vị thu lấy. Còn về phía hoàng đế tôi sẽ nói chuyện. Chỉ cần các vị nhớ rõ điều này. Vùng đất đó vẫn phải phụ thuộc vài Đại Nam, nhưng chúng tôi sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của nó.
Diêu thiếu lại hố người một ván, binh lực hắn đưa đi rõ ràng sẽ là thủ hạ của Dương Tú Ninh. Có lẽ là một phần của Robert nữa. Đằng nào sức ảnh hưởng của Đại nam vói Cao Miên và Ai Lao đã quá nhạt, hằng năm chă thu được thuế gì có khi lại còn phải bù vào. Không bằng cắt một chút cho Prussia, một chút cho Robert, phần mình làm một chút. Dù sao trên danh nghĩa vẫn là Đại Nam quản lý, cũng chẳng khác bây giờ là bao.
- Ngài có thể chắc chắn về chuyện này?
- Tất nhiên tôi đảm bảo, nhưng các ngài cũng phải trả một cái giá nhất định. Một mảnh công quốc thuộc địa Phương Đông đưa lại cho các vị lợi ích ra sao thì không cần tôi nói nhiều nhỉ. Tôi sẽ phải chinh chiến nơi này một thời gian nên có lẽ phải xin lỗi vị chính sứ Prussia nên đến đây gặp tôi để bàn điều kiện. Như vậy thì tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.