Một Đất nước không thể quản lý hay kiểm soát được một lượng người đi lại trong lãnh thổ của mình là điều dễ hiểu. Đây là một thế giới nơi con người có nhiều khả năng đặc biệt mang trong mình những sức mạnh to lớn. Biên giới giữa các nước với nhau tồn tại để phân chia rõ lãnh thổ giúp các nước rõ ràng ranh giới tài nguyên mà thôi. Còn đối với người dân bình thường chỉ cần có sức mạnh sự khôn khéo họ có thể đi lại tự do giữa các nước mà không hề bị quân đội phòng thủ tuần tra biên giới phát hiện hay trong bản thân quốc gia đó cũng tồn tại các khu vực mà chính quyền không thể quản lý cũng như nhiều người thích cuộc sống hòa mình với thiên nhiên họ sống tách biệt với thành thị đông đúc, người dân như vậy chính quyền họ không thể kiểm soát được. Để đảm bào cho an ninh của các thành trì, thành phố của mình các nước liền nghĩ ra nhiều biện pháp để quản lý đám người không rõ ràng này.
Thẻ đi lại là một trong những biện pháp đó. Chính quyền cũng không thể cấm những người này không được ra vào thành trì được, vì việc này sẽ làm ảnh hưởng đếm việc buôn bán, những người này chiếm số lượng dân số không hề nhỏ trong bất kỳ quốc gia nào. Và những người này được tất cả các quốc gia gọi là “Du Dục Giả” hoặc “Ẩn Giả” để chỉ người sống ẩn dật, người sống không cố định ở một chỗ trong thời gian dài hay người nay đây mai đó lang thang khắp các đại lục mà không hề có chỗ ở cố định hay những người sống ở một chỗ nhưng lại nằm ngoài khu vực quản lý của chính quyền không có thân phận công dân.
Đình Chấn quốc dùng thẻ đi lại để kiểm soát các “Du Dục Giả” “Ẩn Giả” ra vào nội thành thẻ này cũng chia làm 5 cấp độ là xanh, tím, vàng, cam và đỏ. Thẻ đi lại cũng áp dụng với cả người ngoại quốc. Thẻ xanh biểu thị cho du mục giả không có năng lực gây ra tổn hại nguy hiểm cho thành trì. Thẻ tím biểu thi cho “du mục giả” có thẻ gậy tổn thất nhỏ cho thành trì. Thẻ vàng đại biểu cho “Du Dục Giả” có thể gậy hại mức cao cần được chú ý giám sát. Thẻ cam đại biểu cho “Du Dục Giả” có năng lực tạo ra tổn hại lớn mà chính quyền không muốn thấy hay gián tiếp dẫn đến các tổn hại này. Vũ Long chỉ là một Võ Đồ tầng 8 thì thuộc dạng không thể tạo nên sóng gió gì trong thành. Nhưng cậu lại được nhận thẻ cam, lý do mà Lý Quách làm vậy vì sự việc Vũ Long va trạm lúc trước ở khu vực ngoại vị và vị sư phụ của Vũ Long mà Lý Quách không rõ kia, đã để Lý Quách phải cẩn trọng. Thẻ cam này có hai tác dụng một là để chính quyền lưu ý giám sát, hai là để những kẻ sinh sự sẽ tránh gây sự với người mang thẻ cam. Đối với thẻ đỏ thì không còn nghi ngờ nhiều “Du Dục Giả” này là những người có sức mạnh khủng khiếp chính quyền cũng không thể không cho họ vào, tuy lo lắng sự bất ổn trong thành do những người này gây ra nhưng chính quyển không thể chỉ vì lo lắng mà cấm họ được. Nếu cấm sẽ cho thấy chính quyền đang sợ, dù là một kẻ nguy hiểm nhưng đó chỉ là cá nhân cho dù là một nhóm đi chăng nữa thì những “Du Dục Giả” này có thể so với quân đội của cả một thành trì sao.
Tuy nhiên những người nhận thẻ vàng, thẻ cam và đỏ phải nộp một khoản lệ phí nhất định mới được vào thành đặc biệt là những người mang thẻ đỏ họ phải trả một khoản phí rất lớn giống như một khoản tiền bảo đảm vậy. Khoản tiền này giúp chính quyến có thêm khoản thu ngân sách cho những công tác giám sát hay kiến thiết lại các thiệt hại trong trường hợp các “Du Dục Giả” mang thẻ cấp bậc nguy hiểm gây ra. Tuy nhiên để tránh có quá nhiều kẻ có tính nguy hiểm ra vào thành trì cùng lúc số lượng những thẻ cấp bậc nguy hiểm cùng lúc ở trong thành sẽ được giới hạn ở một con số nhất định nào đó mà chính quyền thành trì nơi đó có thể kiểm soát được.
Đi vào khu nội thành Vũ Long không có bị các cửa hàng bán đan dược, binh khí thu hút mà bị một mùi thơm lạ mà cậu chưa bao giờ ngửi thấy. Vũ Long đưa mắt tìm kiếm xem mùi thơm đấy là ở đâu.
Mùi thơm mới lạ này cuối cùng cũng được Vũ Long tìm ra nó xuất phát từ một của hàng đồ ăn ven đường nơi các thực khách ngồi ăn ngoài vỉa hè chứ không phải trong quán. Mùi thơm từ món ăn nơi quán bên vỉa hè kia chỉ thoảng qua thôi cũng đã làm Vũ Long có cảm giác đói bụng cồn cào.
Quán ăn nơi xuất phát mùi thơm mê hoặc Vũ Long là một quán ăn nhỏ do căn nhà quá nhỏ chỉ đủ làm nơi đặt bếp nên không có chỗ ngồi cho mọi người, chỉ còn có cách ngồi ăn trên vỉ hè mà thôi. Trên vỉa hè những chiếc bàn ghế gỗ đen tuyền khá đơn giản được kê gọn gàng.
Vũ Long để ý thấy phía trên cửa ra vào của quán có một tấm biển viết “Phở Bò Lão Lý”. Món ăn có mùi thơm hấp dẫn ấy hóa ra là món “Phở Bò” còn “Lão Lý” chắc là chủ quán rồi Vũ Long vừa suy nghĩ vừa tiến về phía quán “Phở Bò Lão Lý”.
Cậu ngồi ở cái bàn gần cửa quán, đang nhìn quanh xem gọi món ăn như nào thì có một người phục vụ chừng 20 tuổi đi đến hỏi: “Quý khách muốn ăn như thế nào?”
Vũ Long cũng không hiểu món ăn ở đây là thế nào liền hỏi: “Vị đại ca này ta lần đầu đến Gia Định thành cũng lần đầu vào quán lên không biết món ăn ở quán này thế nào, có thể giới thiệu cho ta một chút không”
Phục vụ khuôn mặt thư thái nhìn Vũ Long nói: “Cậu là lần đầu bước vào một quán Phở sao? Vậy để ta giới thiệu cho cậu một chút. Phở là một món ăn trong đó gồm có bánh phở, nước dùng cùng với thịt bò. Nước dùng được làm từ nước ninh xương cục, xương ống, xương vè của bò. Bánh phở thì được làm từ gạo. Trong bát phở còn có hành lá hay hành củ. Trước khi ăn người ta vắt thêm vào bát phở 1, 2 lát chanh tươi, cho thêm vài lát ớt tươi thậm chí một ít nước mắm vào bát phở cái này là tùy vào khẩu vị của mỗi người, ớt tươi thì có thể thay bằng tương ớt. Những người ăn phở theo cách truyền thống thì cho rằng ăn Phở với vài lát ớt tươi mới là đúng cách, họ cho rằng tương ớt khi được cho vào nước phở làm cho nước phở có màu đỏ đục cũng làm mất đị mùi vị đặc trưng, vị ngon của nước phở. À mà mải giới thiệu về nguyên liệu và cách ăn phở mà quên mất phở ở quán tôi có phở bò tái trần, tái lăn, chín…. Với người mới ăn phở lần đầu tôi khuyên cậu lên chọn phở chín vì phở bò chín cũng là món phở đầu tiên được làm ra.” Phục vụ nói đên đây không có nói thêm nữa mà đứng đợi Vũ Long gọi món.
Vũ Long thấy phục vụ khá chân thành và nhiệt tình khi giới thiệu món ăn cho mình nên cậu quyết định nghe theo lời khuyên của vị phục vụ này gọi một bát phở bò chín.
Phục vụ thấy Vũ Long lựa chọn theo lời khuyên của mình cũng khá vui vẻ đi vào bếp trong cửa hàng báo món.
Rất nhanh sau đó một bát lớn được bê ra đặt lên trên mặt bàn trước mắt Vũ Long. Khói bốc lên nghi ngút từ trong bát phở kèm them đó là mùi thơm đặc trưng của nước xương hâm, mùi thơm của bánh phở quyện với mùi thơm nhè nhẹ của hành hoa.
Vũ Long cầm 1 lát chanh vắt vào trong bát phở mùi chanh tỏa ra từ lắt chanh bị vắt, tuy chỉ vắt lắt chanh thôi không có trược tiếp nếm nhưng Vũ Long vẫn cảm nhận được vị chua trong hương thơm của chanh làm cho dạ dày của Vũ Long như thêm cồn cào.
“Vị chua luôn kích thích cảm giác thèm ăn của mọi người có lẽ vì vậy mà trước khi ăn phở người ta hay vắt 1, 2 lắt chanh để kích thích chính cảm giác thèm ăn của mình sao?” Vũ Long cảm nhận cái vị chua từ mùi thơm mà lát chanh tỏa ra tự hỏi mình. Nước bọt trong miệng cậu lúc này đã được nuốt xuống vài lần từ khi bát phở được bưng ra. Sau khi cho một chút tương ớt vào bát phở Vũ Long trộn đều mọi thứ trong bát lên cậu gắp vài sợi phở có hình chữ nhật dài khoảng 20 cm, dày hơn 1 mm nhưng chưa đến 2 mm, rộng 4 mm có màu trắng đục mặt ngoài của bánh phở láng mịn không rỗ mặt. Khi đưa những sợi phở đó vào miệng ăn Vũ Long có cảm giác vị bùi và ngọt không giống như khi ăn cơm nấu từ gạo. Mặc dù cơm và phở đều từ hạt gạo mà ra. Kèm theo đó là vị đậm đà của nước dùng nấu từ xương hầm đã thấm hay bám vào trên bánh phở càng làm cho vị của bánh phở trở lên ngon và ngọt hơn. Vũ Long gắp một miếng thịt chín đưa vào miệng mùi thơm ngậy của miếng thịt chín lan tỏa trong miệng cậu.