Sau đám giỗ bất ổn của ông Đồ Trương, nhiều người tín tâm cho rằng đó là điềm báo nhà ông Lữ sắp xảy ra biến cố nào đó.
Ông Lữ phơi sương cả đêm ở gò đất gần bờ sông, đến lúc Thanh Nguyệt rời đi thì ông không trụ được nữa, vào phòng ngủ một mạch đến tối. Cái chết của Xoan khiến ông trăn trở cả ngày lẫn đêm, chẳng mấy chốc mà sinh tâm bệnh, không còn là một ông Lữ đẹp trai phong độ nữa, nhìn ông lúc này hốc hác, da mặt xanh xao, đặc biệt mái tóc đen ngày nào giờ đã ngả sang màu bạc.
Thấy Chồng mình chỉ qua mười ngày mà già đi cả chục tuổi, Bà Lữ lo lắm, mời thầy thuốc đến xem bệnh, thầy lang có tiếng trong vùng đều nói giống nhau rằng bệnh của ông Lữ từ tâm mà ra, dù có dùng thuốc ngoài cũng không có tác dụng.
Bà Lữ hỏi chồng lo lắng chuyện gì mà sinh bệnh, có phải do con bé Thanh Nguyệt đột nhiên bỏ đi mới khiến ông ra nông nỗi này. Ông Lữ đâu dám thú nhận chuyện tối hôm giỗ ông đồ Trương, dù trời có sập, ông cũng quyết đem cái bí mật ấy xuống mồ.
“Không có chuyện tôi vì một con người làm mà nghĩ nhiều đến bạc cả tóc đâu, con bé đó có nói với tôi rằng nó cảm thấy áy náy với bà vì làm gián đoạn đám giỗ. Nó không còn mặt mũi nào gặp tôi với bà nên mới đột ngột bỏ đi nửa đêm.”
Nhắc đến chuyện cũ, bà Lữ đã nguôi ngoai phần nào.
“Con nhỏ này, đúng là không hiểu nó nghĩ cái gì lại bỏ đi như vậy? Người ngoài không biết lại cho rằng tôi đuổi nó khỏi nhà mình. Nhưng mà nói gì thì nói, nó đi rồi tự nhiên tôi thấy nhẹ hẳn đi ông ạ? Mỗi tội bỏ ra ngàn lượng thì tôi thấy không đáng chút nào”
Ông Lữ ậm ừ.
“Đi rồi thì thôi, không nhắc nữa. Thế vụ con Xoan thì sao? Đã tìm thấy nó chưa?”
Bà Lữ thở dài.
“Chưa, Tự dưng hai đứa người làm của nhà mình biến mất, tôi chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra cả. Con Nguyệt nó áy náy bỏ đi thì không nhắc tới, đằng này con Xoan, làm cho mình ba bốn năm rồi, tốt xấu gì cũng phải thưa gửi một tiếng chứ. Có khi nào nó xảy ra chuyện rồi không?
Ông Lữ vội hỏi.
“Chuyện gì là chuyện gì?”
Bà Lữ dè dặt đáp.
“Thì cái vụ giỗ cha của tôi ấy, xảy ra hỏa hoạn, ông thì đổ bệnh, hai đứa người làm không từ mà biệt. Mấy chuyện này, có thể liên can tới nhau, tôi định mời thầy pháp về nhà mình xem có phải là điềm báo gì hay không? Ông thấy thế nào?”
Nghe tới thầy pháp, ông Lữ lo lắm, chẳng may người đến là cao nhân thuật sĩ thật, gọi hồn người chết về truy vấn, rồi lộ ra chuyện giữa ông và Thanh Nguyệt thì hỏng bét.
“Thời buổi khó khăn, lắm kẻ lừa đảo chuyên buôn thần bán thánh để kiếm tiền. Mới qua được ít hôm, mọi chuyện đang dần ổn định trở lại, bà gọi thầy đến rồi bói ra ma ra quỷ chỉ khiến tâm mình lo lắng. Tôi nghĩ là không nên, người làm bỏ đi, thì mình tìm người khác, có gì đâu mà bà phải lăn tăn.
Bà Lữ ngoài mặt đồng ý với ông chồng, nhưng trong lòng của bà không an tâm. Ở Phương Quan có Thầy Cảnh, một người có kiến thức về tâm linh, phong thủy. dân làng thời tìm ông để hỏi ý kiến mỗi khi có ma chay, cưới hỏi… Thầy Cảnh hơn bà Lữ vài tuổi, tuy không chênh lệch nhiều nhưng thầy để râu, lúc nào cũng mặc quần áo dài, quấn khăn, làm thêm cái gậy nên khiến ông trông già và uy tín hơn hẳn.
Bà Lữ là người giàu có, thời gian quý báu chỉ dành thời gian cho việc làm ăn, chăm sóc gia đình. Cùng ở Phương Quan, nhưng đây là lần đầu bà Lữ đến nhà Thầy Cảnh để hỏi chuyện.
Thầy Cảnh tay cầm cầm cái lồng chim, niềm nở bước ra tận cổng để đón tiếp.
“Ôi chao, sao hôm nay Phượng lại đến nhà tôm thế này? Khách quý, khách quý…”
Bà Lữ cười đáp.
“Thầy Cảnh quá lời rồi, hôm nay tôi ghé qua đây, có chút việc muốn nhờ thầy coi giúp?”
Thầy cảnh suýt xoa.
“Để tôi đoán nhé, Bà Lữ đến tìm tôi có phải vì chuyện liên quan đến đám dỗ của Cụ Trương mấy ngày trước không?”
Bà Lữ gật đầu.
“Dạ đúng rồi, chuyện đó làm tôi cứ phải suy nghĩ mãi, liệu có phải cha tôi có chuyện muốn nói với con cháu hay không?”
Thầy Cảnh mời bà Lữ vào trong nhà, rót nước mời khách. Thầy chầm chậm nói.
“Hôm giỗ ông cụ, tôi cũng có mặt. Nhìn thấy việc đó xảy ra, tôi nghĩ nhà bà Lữ sẽ xảy ra chuyện. Nhưng ngẫm lại ông bà ăn ở nhân nghĩa với làng xóm, người tốt ắt có phúc báo. Tôi không nói ra vì sợ ông bà phiền lòng.”
Bà Lữ tò mò hỏi.
“Việc xảy ra hôm đó, thầy có thể lý giải cho tôi nghe được không? Liệu có phải nhà tôi làm chuyện gì khiến ông cụ tức giận.”
Thầy Cảnh Từ Tốn đáp.
“Ông cụ giận là đương nhiên, nhưng chắc không phải giận ông bà đâu, có thể là một người nào khác, tôi nghi là con người Hầu bê đồ lễ ở cạnh bà. Hình như nó không phải người vùng này.”
Bà Lữ gật gù.
“Dạ thầy nói phải, chẳng giấu gì thầy. Ông nhà tôi đi làm ăn, thấy con bé mồ côi, tội nghiệp nên thương tình mang nó về làm người hầu trong nhà. Sau cái hôm đó, con bé áy náy nên bỏ đi luôn.”
Thầy CẢnh quan sát sắc mặt của bà Lữ.
“Bỏ đi rồi à, bỏ đi thì tốt, như vậy sẽ không gây phiền phức gì cho bà nữa. Baà tới đây tìm tối, ngoài chuyện con hầu, ắt còn chuyện gì khác?”
“Vâng đúng là còn chuyện nữa, Chắc thầy cũng nghe tin ông nhà tôi đột nhiên đổ bệnh nặng, Tự nhiên già đi cả chục tuổi, tôi thấy lo quá. Thầy thuốc đã kê cho vài thang để bồi bổ, nhưng không ăn thua. Tôi muốn nhờ thầy xem liệu có phải phần âm nhà tôi bị động chạm thứ gì hay không, rồi thời gian tới nhà tôi liệu có xảy ra chuyện gì?”
Thầy Cảnh suýt xoa.
“Chà, việc này khó đấy. Bà có thể cho tôi xem lòng bàn tay được không?”
Bà Lữ đưa tay ra theo yêu cầu của thầy Cảnh, tay của người giàu mịn và mềm, huống chi bà Lữ từng là người đẹp nhất Phương Quan hồi còn trẻ, Thầy Cảnh từng đem lòng tương tư, cầm tay của bà Lữ, thầy Cảnh công tự chủ được mà mân mê một hồi khiến bà Lữ phát giác điều bất thường, rụt tay lại.
“Thầy có nhìn ra thứ gì không?”
Thầy Cảnh chột dạ.
“À… chuyện này… Tôi nói bà Lữ đừng giận. Theo như tôi xem bàn tay của bà, Gia đạo nứt gãy, tôi sợ phen này, bệnh của ông Lữ khó qua khỏi. “
Bà Lữ nghe tim mình đập mạnh một tiếng.
“thầy, thầy nói, chồng tôi sắp chết sao?”
Thầy cạnh nhanh miệng lấp liếm
“Tôi chỉ biết coi ngày, xem phong thủy với một chủ tướng số. Đạo hạnh trong giới huyền thuật thì quá thấp, không đáng nhắc tới. Có thể là tôi đoán nhầm thôi, nếu được thì bà hãy thử đi tìm thầy cao tay hơn xem sao.”
Bà Lữ đưa tay vuốt ngực mình, cái tin Thầy cảnh nói ra vẫn còn làm bà choáng váng.
“Được rồi, tự nhiên tôi nhớ là mình còn có chuyện, xin phép thầy tôi phải về bây giờ.”
Thầy Cảnh cũng biết mình lỡ miệng trù ẻo ông Lữ, nên không nói thêm câu nào nữa, lặng lẽ tiễn bà Lữ ra khỏi cổng.
Lúc này bà Lữ mới thấy ông chồng mình nói đúng, thà không đi xem thầy còn hơn, đi xong nghe thầy phán chồng sắp chết. Bà lại cảm thấy đứng ngồi chẳng yên. Bà rất muốn đi tìm ông thầy cao tay nào đó để tìm một câu trả lời đáng tin cậy hơn, nhưng thấy chồng khó khăn lắm khỏi bệnh lấy lại tinh thần, mỗi bữa ăn được hai chén cơm. Giờ mà gặp thầy bói ra ma ra quỷ lại khiến hai vợ chồng phiền lòng.
Nghĩ thế bà đành im lặng, cố gạt đi mấy lời nói của thầy Cảnh. Bà giành nhiều thời gian chăm sóc và nói chuyện với ông Lữ nhiều hơn, chuyện làm ăn bớt đi vài mối cũng không ảnh hưởng gì nhiều.
Hơn một tháng trôi qua, Ông Bà Lữ nhận được thư của con trai trên tỉnh gửi về, trong thư có một tin quan trọng. Thế nhân nói anh muốn lấy vợ, muốn đưa cô ấy về nhà ra mắt. Bà Lữ đem tin này khoe cho chồng.
“Đúng là cha nào con nấy, chỉ giỏi lấy lòng con gái nhà người ta, không biết cu cậu nhìn trúng cô gái nhà ai trên tỉnh rồi. Nó học cao, nên mắt nhìn người chắc sẽ không thấp đâu ông nhỉ.”
Trái với vẻ mặt hớn hở của bà vợ, ông Lữ trầm tư suy nghĩ, nhà của ông sắp có hỷ sự, việc này giống với lời tiên đoán của lão đạo sĩ. Lão từng nói dẫn Thanh Nguyệt về Phương Quan thì nhà ông Lữ sẽ loạn, và quả thực đã có chuyện lớn xảy ra, may mà ông Lữ đã kịp bưng bít hết mọi chuyện. Giờ đến việc con trai đòi cưới vợ, đây là chuyện tốt, nhưng theo lời đạo sĩ nói, đây cũng có thể là chuyện xấu. Điều này khiến cho ông Lữ không biết nên buồn hay vui.
Bà Lữ hồn nhiên hỏi chồng.
“Sao thế, con trai ông sắp lấy vợ mà ông không có phản ứng gì sao?”
Ông Lữ hững hờ đáp.
“ thì đã biết nó lấy ai đâu, nhỡ con dâu tương lai không vừa ý với bà thì sao.”
“Vừa ý với tôi hay không thì quan trọng gì, quan trọng là hai đưa nó hợp nhau, Tôi sẽ không ngăn cấm. giống như ngày xưa, thầy có ngăn cấm tôi với ông tới với nhau đâu.”
Ông Lữ hơi khó chịu khi nghe vợ nhắc tới ông đồ Trương.
“Sao lại không, ngăn cấm đủ đường ấy chứ. Chẳng qua bà chót mang thai thằng Thế Nhân nên ông ấy mới nhắm mắt cho qua thôi. Ngày xưa đâu giống bây giờ, thằng con mình đi học tít ở trên Tỉnh, mình đâu biết nó giao du với những người nào. Đấy cái hồi đám giỗ ông cụ, còn mở miệng nói là tập trung học hành đùng một cái đòi lấy vợ. Tôi thấy như vậy vội vàng quá.”
Bà Lữ hồn nhiên đáp.
“Biết đâu hai đứa quen biết lâu rồi, mà cu cậu giấu diếm. Giờ không giấu được nữa nên mới đòi cưới.”
Lời vừa dứt, bà Lữ chột dạ nhìn chồng. Ông Lữ cũng liếc nhìn bà.
“Không giấu được nữa? Chẳng lẽ…”
Hai ông bà đoán già đoán non về con dâu tương lai, càng nhiều suy đoán họ lại càng tò mò xem con trai mình chọn người như thế nào. Thế rồi cảm giác hào hứng, phấn khởi nhanh chóng bịt dập tắt, khi Lữ Thế Nhân trở về nhà. Đi bên cạnh của cậu là một cô gái trẻ trung xinh đẹp, gương mặt ấy, người trong nhà họ Lữ chẳng xa lạ gì.
Lữ Thế Nhân hãnh diện khoe cô gái bên cạnh mình
“Cha mẹ, đây là người mà con nhắc tới trong Thư, em ấy tên là Thanh Nguyệt.”
Ông Lữ còn níu giữ chút hi vọng thế gian này người giống người mà thôi. Giờ nghe con trai nói ra hai chữ Thanh Nguyệt, Ông Lữ suy sụp tinh thần, ngồi phịch xuống ghế, chén chè trên tay rung lắc giữ dội, nước bên trong tràn ra ngoài. Bà Lữ nhìn Thanh Nguyệt rồi, lại nhìn chồng, sắc mặt trùng xuống.
Thanh Nguyệt buồn bã cúi đầu
“Con chào ông chủ, con chào bà chủ ạ.”
Lữ Thế Nhân huých vai nhắc nhở.
“Sao lại xưng hô như vậy, phải gọi là cha mẹ chứ”
Bà Lữ hắng giọng.
“Thế Nhân, con không biết trước đây Thanh Nguyệt từng làm người hầu trong nhà mình sao?”
Thế Nhân thẳng thắn đáp.
“Dạ con biết, nhưng con không quan tâm thân phận của em ấy. Lúc con gặp cô ấy trên tỉnh, con biết đây chính là định mệnh của đời mình. Giống như ngày xưa, cha phải lòng mẹ vậy đó.”
“Hoang đường!“
Ông Lữ đập mạnh tay xuống bàn khiến mọi người ở trong nhà giật mình. Ông vội kìm nén cơn xúc động trong người.
“Ta thấy không khỏe trong người, hai mẹ con nói chuyện với nhau đi.”
Từ ngày đổ bệnh, ông Lữ đi lại phải mang theo một cái ba-toong, bước từng bước nặng nề, khi đi ngang qua cậu con trai, ông và Thanh Nguyệt không dám nhìn mặt nhau, mỗi người đánh mắt sang một hướng khác.
Thế Nhân hỏi mẹ với vẻ lo lắng.
“Bệnh tình của cha sao rồi mẹ?”
Bà Lữ thở dài.
“Gần đây ăn uống được chút ít nhưng vẫn còn yếu lắm. Hai đưa đi đường xa chắc mệt rồi, mau về nghỉ đi, có chuyện gì để mai nói.”
Nói xong bà Lữ cũng rời khỏi phòng để lại đôi trai gái lạc lõng giữa phòng khách rộng lớn. Lữ Thế Nhân nắm tay Thanh Nguyệt an ủi.
“Cho dù có chuyện gì xảy ra, ta sẽ không bỏ rơi em đâu. Để ta nói chuyện với mẹ trước, bà ấy đồng ý thì cha sẽ không phản đối.”
Thanh Nguyệt cúi đầu
“Em cảm ơn cậu chủ.”
Sau khi nhìn thấy mặt Thanh Nguyệt, bao nhiêu ký ức tối ngày hôm đó ùa về, Ông Lữ đứng ngồi không yên. Bà Lữ đi vào phòng ngay sau đó, thấy chồng đi đi lại lại, mặt mũi cau có. Bà đóng cửa buồng, rồi kéo một cái ghế ngồi xuống.
“Ông thấy chuyện này thế nào? Thanh Nguyệt bỏ đi không nói một câu, rồi đột nhiên quay về và định làm con dâu nhà này, con bé này, nó đang định làm trò gì vậy chứ?”
Ông Lữ hằn học
“Tôi không biết, nhưng tôi sẽ không cho thằng Nhân lấy nó làm vợ.”
Bà Lữ hùa theo.
“Tôi cũng không thích con bé này, Nhưng nếu con trai mình kiên quyết lấy con bé đó thì sao?”
Ông Lữ thở hắt ra.
“Bà đi nói với nó đi, con trai nghe lời của bà nhất. Bà nói chắc chắn nó không dám cãi đâu.”
“Được rồi để tôi qua gặp riêng nó, hỏi xem ngọn ngành như thế nào.”
Trong khi bà Lữ gặp riêng cậu con trai Thế Nhân thì ở phía bên này, Thanh Nguyệt cũng đi tìm gặp ông chủ. Cả hai người đều có chuyện phải nói với nhau. Nhất là ông Lữ, khó khăn lắm mới gạt Thanh Nguyệt ra khỏi nhà của mình. Nếu biết nó dám quay trở lại đây lần nữa, vậy thì ngày đó ông đã cho nó một cái xẻng rồi chôn với con Xoan cùng một hố.
Hai người gặp nhau tại góc vườn nơi Nguyệt đã trao thân cho ông Lữ và cũng là nơi đã cướp đi sinh mạng của Xoan. Ông Lữ lạnh lùng trách móc.
“Ta đã bảo con đừng quay trở lại đây, sao con còn dám quay lại, rồi còn bám lấy con trai của ta?”
Thanh Nguyệt ấp úng.
“Con… con không muốn vậy đâu, nhưng mà con có thai rồi, là con của ông chủ…”
Ông Lữ trợn mắt.
“Cái gì? Đừng ăn nói bậy bạ”
Thanh Nguyệt khẩn khoản nói.
“Dạ con không dám, con vốn định bỏ đi thật xa nhưng sau khi biết trong bụng mình mang giọt máu của ông chủ, con bất đắc dĩ mới phải quay về đây. “
Nhìn da thịt của Thanh Nguyệt, ông chủ cũng thấy có chút bất thường, là người từng trải nên biết lời nói của cô gái quá nửa là thật. Nhưng ông vẫn không dám chấp nhận sự thật này,
“Làm sao biết được trong bụng là con của ta? Đã vậy chuyện của con và Thế nhân lại là thế nào?”
Thanh Nguyệt thành thật đáp.
“Ông chủ có ơn với con như vậy, sao con có thể lừa ông chứ. Ngoài ông ra, con chưa đụng chạm với ai khác. Còn anh Thế Nhân, con tiếp cận là vì muốn quay trở lại đây. Con muốn đẻ đứa con này ra, con muốn sau này sẽ chăm sóc, phụng dưỡng ông lúc về già.”
Từng câu từng chữ ghim vào đầu, Ông Chủ Lữ càng nghe càng sôi máu, ông cầm cái ba toong vụt mạnh vào thân cây bưởi gần đó. Khiến lá cây rơi lả tả.
“Loạn… Loạn hết rồi.” Ông Lữ gầm lên không quan tâm có người nghe thấy cuộc đối thoại này. Ông Nhìn Thanh Nguyệt, cái vẻ mặt non nớt, ngây thơ một cách quá đáng của nó khiến máu nóng trong người ông nổi dậy.
“Mày… Tao sẽ không bao giờ cho phép mày bước vào cái nhà này nữa.”
“Cút… Cút mau.”
Tiếng quát tháo thu hút sự chú ý của mọi người trong nhà, vài người hầu dừng việc thò đầu ra xem, bà Lữ và cậu con trai Thế Nhân vội vã đi ra sau vườn, nhìn ông Lữ đang hung hăng quát tháo, phía đối diện Thanh Nguyệt cúi đầu chịu trận.
Bà Lũ chạy tới kéo tay của chồng.
“Ông, đừng nóng giận… không tốt cho sức khỏe… chuyện đâu còn có đó.”
Ông Lữ chỉ tay thẳng mặt Thanh Nguyệt mà quát.
“Tôi không chấp nhận cái thứ này ở trong nhà của mình, bà đuổi nó đi cho tôi.”
Thế Nhân đi ra trước che chở cho Thanh Nguyệt.
“Cha, em ấy làm gì sai mà cha lại mắng em ấy.”
Ông Lữ chỉ tay sang thế Nhân
“Mày nữa, nếu còn là con tao, thì cắt đứt mọi liên hệ với con nhỏ này ngay.”
Thế Nhân muốn ra mặt nói đỡ cho Thanh Nguyệt, Bà Lữ đã xua tay ra hiệu cho hai người tạm lánh mặt trước. Con Bà đi dìu ông Lữ sang chỗ khác để ông không thấy mặt hai đứa mà thêm giận.
“Ông làm sao thế, bao năm tôi chưa thấy ông to tiếng chửi mắng ai bao giờ?”
Ông Lữ hằn học.
“Kẻ hầu người ở mà dám mò lên giường chủ, Tôi không chấp nhận cái loại người ấy.”
Bà Lữ hạ giọng xuống.
“Tôi cũng như ông, nhưng chuyện đã rồi ông ạ. Thế Nhân bảo với tôi Thanh Nguyệt đã mang thai rồi, con của thằng nhân, là Cháu nội của ông đấy.”
Từng Câu từng chữ lọt vào tai, Nghĩ tới cái tình huống mà mình vướng phải, Hai mắt ông chủ trợn ngược, da mặt đỏ bừng bừng, miệng phun ra một ngụm máu, thân hình đảo qua đảo lại rồi ngã gục ở trong vườn.
Bà Lữ hô hoán người hầu mang ông vào trong nhà, đồng thời đi mời thầy thuốc tới khám cho ông. Bệnh ông Lữ thầy thuốc đã thuộc lòng rồi, cơ thể đã suy nhược, hôm nay vì kích động quá mức dẫn đến thổ huyết nên mới lả đi. Tạm thời chưa nguy hiểm đến tính mạng. Sau này cần chú ý tĩnh dưỡng bồi bổ thêm, và quan trọng nhất là đừng để ông cáu giận.