Chương 1: Hai Bà Trưng

Ngày xửa ngày xưa, xưa ư là xưa. Cụ thể là hơn 2000 năm trước, nước ta bị nhà Đông Hán đô hộ.

Nhằm để dễ bề cai trị và đồng hóa dân tộc, họ đã chia lãnh thổ của nước ta thành 3 Quận, đốt sạch Trống Đồng và áp dụng nhiều chính sách hà khắc bóc lột.

Vốn lòng tham không đáy, “khác máu tanh lòng”, quân xâm lược phương Bắc bắt con dân Vua Hùng lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý hiếm để cống nạp cho chúng.

Kể từ khi mất nước và bị đô hộ, ngọn lửa căm thù đã loe lói trong dòng máu Lạc Hồng. Kết hợp với ách áp bức bóc lột tàn bạo của chúng, ngọn lửa ấy càng bùng cháy dữ dội hơn.

Chứng kiến lời kêu la thảm thiết của nhân dân, các Lạc tướng còn sót lại thuộc dòng dõi của Hùng Vương cảm thấy đau lắm. Họ rất muốn đứng lên lãnh đạo nhân dân. Nhưng đứng trước sức mạnh tuyệt đối của quân xâm lược, ngọn lửa căm thù ấy đành phải bị thu hồi lại và che giấu đi.

Tức nước thì vỡ bờ, không thể chịu đựng được nữa, nhân dân ta đã đứng lên phản kháng. Nhưng đây chỉ là những cuộc phản kháng độc lập và thiếu sự lãnh đạo, cho nên không bao lâu, những cuộc khởi nghĩa này đã bị quân Đông Hán dập tắt.

Nghe được những tin tức ấy, các Lạc tướng như nghe Sấm bên tai. Điều này đã kích hoạt huyết mạch Lạc Hồng trong họ.

Không muốn vì chờ đợi Tiên cơ mà khiến cho Dòng Dõi Lạc Hồng ngày càng thưa thớt, họ quyết định thực hiện một chính sách Nội-Ngoại.

Hiện tại, đứng đầu mỗi quận là Thái thú. Những người này sẽ trông coi việc chính trị. Còn Đô úy thì coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng sẽ trị dân như cũ.

Do đó, theo chính sách đã được đề ra, các Lạc tướng quyết định ngoan ngoãn thực hiện theo những gì mà các Viên Quan người Hán sai bảo. Còn đối với Nội, họ vẫn luôn âm thầm giúp đỡ các nhân dân và âm thầm xây dựng lực lượng vũ trang.

Nhờ có chính sách Nội-Ngoại, nhân dân ta cũng đỡ bớt một phần khổ cực.

Cứ ngỡ mọi chuyện sẽ được yên ổn cho đến khi Trưng Trắc và Trưng Nhị trưởng thành.

Tuy nhiên, vào năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này đã ra sức đàn áp vơ vét của cải và toàn bộ tài nguyên của nước ta. Điều này khiến cho nhân dân ta đã khổ này càng thêm khổ cực hơn.

- Không thể không đấu tranh. Không thể không đứng lên. Chúng ta thà đầu rơi máu chảy, chứ nhất quyết không làm nô lệ của chúng.

Thấu hiểu được tiếng lòng của nhân dân, chị em Trắc Nhị không thể đợi chờ được nữa và quyết tâm đứng dậy khởi nghĩa.

….

Năm 12, tại huyện Mê Linh.

Vùng trời ấy bỗng trong xanh một cách dị thường.

Đột nhiên, một tiếng “Đùng” oanh tạc khắp không gian nơi đây. Chớp mắt, từ trên trời, tia sét màu vàng giáng thẳng xuống mặt đất.

Ngay sau đó, trong một căn nhà, tiếng khóc của trẻ sơ sinh vang lên.

- Oe ~ oe ~ oe…

Bà Mụ đang sững cả người thì chợt bừng tỉnh khi nghe thấy một tràng khóc này.

Liếc mắt nhìn xuống bên dưới, trên gương mặt hơi nhăn nheo đó chợt xuất hiện nét bất ngờ.

- Sinh rồi. Lại còn sinh đôi. Mình đỡ đẻ hơn 20 năm rồi nhưng đây là lần đầu tiên gặp trường hợp sinh dễ như thế này.

- Vừa nãy, chuyện gì đã xảy ra?

Tuy nhiên rất nhanh chóng, những ý nghĩ này lập tức tan biến khi có một giọng nói yếu ớt cất lên:

- Bà Mụ. Con…con của con…

Hồi phục tinh thần, Bà Mụ ngẩng đầu lên và sung sướng nói:

- Phu nhân yên tâm. Đợi lão nô làm một vài bước đã.

Thanh âm của bà vừa dứt, thì có một giọng nói to từ bên ngoài vọng vào trong phòng:

- Bà Mụ, sao rồi?

Nghe giọng nói lo lắng kia, Bà Mụ lập tức đáp:

- Bẩm lão gia, mẹ tròn con vuông.

30 ngày sau.

Tại phủ Lạc tướng của huyện Mê Linh.

Hôm nay là ngày đầy tháng và cũng là ngày đặt tên của hai đứa bé đó. Sau một hồi đắn đo, cha của chúng đã đặt tên cho người chị là Trưng Trắc, còn người em là Trưng Nhị. (Hai cái tên này liên quan đến việc nuôi Tằm)

Khi khách đã rời đi hết, trong không gian yên tĩnh ấy chỉ còn có hai người, một già một trẻ. Không! Nói chính xác hơn, trên chiếc nôi kia vẫn còn có hai đứa bé sơ sinh đang nằm ngủ.

Không giấu nổi vẻ sung sướng trên mặt, người nam tử quay sang nhìn ông lão và hỏi:

- Mục lão! Lần trước, dị tượng xuất hiện, ông đã bói một vẻ và nói rằng “Dân tộc ta sẽ được giải thoát”. Liệu có liên quan gì đến hai đứa bé này không?

Lúc này, trên gương mặt của một già một trẻ đều lộ vẻ nhăn nhó. Ông thở một hơi dài và gật đầu đáp lại:

- Lão đã bắt mạch và xem xét thể trạng của chúng nó. Đan Điền của chúng nó lớn hơn rất nhiều so với những đứa trẻ khác.

- Đặc biệt là đứa trẻ bên trái. Cơ hồ, nó bằng với Đan Điền của Võ Sĩ.

Nói tới đây, Mục lão im lặng. Mắt của ông lộ vẻ u buồn và nhìn chằm chằm vào cơ thể của Trưng Trắc (đứa bé bên trái).

Thấy ông ngậm ngừng không muốn nói, Lạc tướng nhanh chóng hỏi:

- Cái này thì tiểu bối cũng biết. Đây chả phải là điều cực kỳ tốt sao? Hà kế gì Mục lão lại nhăn nhó?