Đại lục Trung Hoa thời thượng cổ là một vùng đất vô cùng rộng lớn bạt ngàn và tài nguyên nhiều vô kể. Trước khi những gì con người xuất hiện và kiến tạo nên những kiệt tác như ngày nay thì hãy cùng với góc nhìn một người quan sát như ta để trở lại về thời hồng hoang thượng cổ năm xưa, nơi của những vị thần thời thượng cổ đã kiến tạo nên mảnh đất rộng lớn này.
Bàn Cổ Đại thần - vị thần theo như ghi chép của các thượng cổ thần từ thời hồng hoang thì người đó chính là vị thần đã khai thiên lập địa để tạo nên một thế giới như hiện tại và chia ra làm bốn vùng đất và được chia theo từng tên gọi khác nhau là Ðông Thắng Thần châu; Tây Ngưu Hạ châu; Nam Thiện Bộ châu; Bắc Cư Lư châu.
Chính Bàn Cổ đã tạo ra những vùng đất rộng lớn bằng việc khai thiên lập địa bằng việc dựng lên bốn cột trụ trời và sau đó ông ta chỉ về hai nơi khác biệt một ở trên cao, một ở dưới đất và từ đó đã xây dựng lên khái niệm "Trời là Cha, Đất là Mẹ còn muôn dân là con". Và chính ông ấy là người đầu tiên cai trị và tạo lên một thế giới vô cùng hùng mạnh và được đám hậu thế gọi theo với chính tên của ông ta là Bàn Cổ giới.
Sau khi Bàn Cổ quy tiên thì lần lượt những thiên hoàng, địa hoàng và nhân hoàng lần lượt thay nhau nắm quyền lực để cai quản tam giới lần lượt là thiên giới, âm giới và nhân giới. Còn về trái tim của Bàn Cổ thì sau khi người quy tiên thì được nhân gian truyền nhau đồn rằng "Nếu ai mà sở hữu được trái tim của ngài thì kẻ đó sẽ trở thành bá chủ Bàn Cổ giới" nhưng tính tới nay thì vẫn chưa có một ai có thể tìm được trái tim của người.
Bàn Cổ giới trước khi có được sự bình yên như bây giờ thì cũng đã trải qua rất nhiều những biến động vô cùng lớn, điển hình là trận chiến tranh để tranh giành quyền lực vào những ngày đầu mà từ đó được gọi lại thượng cổ đại chiến.
Từ đó xuất hiện ra rất nhiều kẻ có sức mạnh vô cùng to lớn mà điển hình trong đó là mười kẻ nổi bật nhất còn được gọi là Thập đại ma thần.
Bọn chúng không chỉ tàn độc mà thực lực của chúng lại vô cùng mạnh mẽ, điển hình như Binh Chủ Xi Vưu; Chiến thần Hình Thiên; Tinh Thần Khoa Phụ; Thủy thần Cộng Công; Phong Bá Phi Liêm; Vũ Sư Bình Ế; U Minh Song thần; Ma vương Hậu Khanh; Hạn Thần Nữ Bạt và Độc Thần Ngân Linh Tử nhưng nổi bật nhất trong đó là Binh Chủ Xi Vưu....
Đại ma thần này gắn liền với trận chiến kinh thiên động địa với Hiên Viên Hoàng Đế.
Tương truyền rằng, Xi Vưu là thủ lĩnh của hai tộc là Ngưu Đồ Đằng và Điểu Đồ Đằng, diện mạo của hắn trông vô cùng hung tợn như đầu trâu, sau lưng có mọc hai cánh. Hắn còn có 81 huynh đệ, ai nấy đều bản lĩnh phi phàm, tám tay chín chân và theo như một số ghi chép dã sử thì Xi Vưu có được sức mạnh như vậy là do hắn được hưởng thần khí từ Bàn Cổ Phù.
Khi Hiên Viên Hoàng Đế lần lượt đánh bại các bộ tộc và thành lập lên bộ tộc mạnh nhất lưu vực sông Hoàng Hà là Hoa Hạ tộc. Trước tình thế đó, Cửu Lê tộc của Xi Vưu kiên quyết không thuần phục mà còn liên tục ra mặt đối kháng lại và chính điều đó đã châm ngòi cho cuộc đại chiến giữa hai tộc. Vì có sức mạnh phi phàm cộng với sự giúp sức từ các đại ma thần khác là Hình Thiên, Khoa Phụ, Cộng Công và Bình Ế giúp sức.
Xi Vưu đã liên tiếp đánh bại Hiên Viên Hoàng Đế tận 72 trận. Phải đến khi Hiên Viên Hoàng Đế mời đến Nữ Bạt tham chiến trong trận Trác Lộc thì lúc đó Xi Vưu mới thua trận.
Có thể nói Xi Vưu là một kẻ vô cùng mạnh mẽ. Nhưng bất ngờ rằng sau trận tử chiến đó thì Hiên Viên Hoàng đế đã trở thành thần và còn được gọi là Hiên Viên Thánh đế.
Rồi một biến cố xảy ra, khi Hiên Viên trở về cõi tiên thì đã để lại hai sợi thần niệm của mình để đó mà tự sinh tự diệt và rồi một luồng ác nghiệp từ thế giới bên ngoài một vật ký sinh đã nhanh chóng bắt lấy rồi hấp thụ và đã tạo thành một kẻ có sức mạnh vô cùng khủng bố và được các vị thần tiên gọi là Hắc Trùng thiên đế hay Hắc Trùng.
Kẻ này nhanh chóng bắt đầu xây dựng quân đội từ đám tử thân và cùng với thế lực của mình là Ngũ đại quỷ tướng gồm Hồng Ma; Văn Lôi; Bích Khương Tử; Kiểm U và Vũ Khao, cùng với đội quân hung hãn của mình thì hắn đã phá hủy hầu như toàn bộ Bàn Cổ giới, giết hết bất kỳ kẻ nào ngáng đường hoặc là không thuần phục về dưới trướng mà làm tay sai cho hắn.
Trong hoàn cảnh đó, như không chịu được cảnh lầm than của sinh linh trước sự đàn áp của Hắc Trùng đế thì người đầu tiên đứng lên chống lại Hắc Trùng là đội quân của yêu tộc dưới sự lãnh đạo của hai huynh đệ kết nghĩa là Yêu Hoàng Đế Tuấn và Đông Hoàng Thái Nhất với tinh thần là sẽ có một trận chiến một mất một còn.
Sau này cùng với sự hỗ trợ của tiên tộc và một số tộc nhỏ khác cũng đã đứng lên để cùng với yêu tộc để đánh với đội quân của Hắc Trùng đế.
Hai bên đánh với nhau cả vạn năm, cuối cùng thì trong trận quyết định thì bước ngoặt đã xảy ra, Hắc Trùng đế do bị quây xung quanh bởi các cao thủ và do không còn cách nào khác nên hắn cũng đành phải xuống nước mà đánh với bốn người là Đế Tuấn, Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy thiên tôn và Hoàng Quy lão nhân.
Cả bốn vị thần tiên đứng đầu hai tộc đã cùng liên thủ với nhau nhằm hội đồng một mình Hắc Trùng nhưng cũng không thể chiếm lấy được thế thượng phong mà chỉ có thể đánh ngang bằng mà cầm cự giữ chân nhau. Tuy nhiên thế cuộc cũng đã định, với sự giúp sức của Thanh Phù tướng quân của Cửu Tinh giới từ việc đánh lén từ phía sau đã khiến cho Hắc Trùng đế bị thương ở bả vai và điều đó đã gần như làm hắn yếu đi rất nhiều.
Trong khoảng thời gian sau đó và đó chính là thời cơ ngàn năm có một đã tới và Đông Hoàng Thái Nhất đã không để nó vuột mất, sau khi một mình đánh lui hai tên Hồng Ma và Kiểm U, hắn liền lao lên và không bỏ lỡ cơ hội, hắn dùng phép rồi tạo ra một lỗ đen rồi cùng với bốn người kia vừa đánh để lừa cho Hắc Trùng đế lùi lại và trong tình thế tiến thoái lưỡng nan hắn đã mất đà mà ngã vào trong cái lỗ đen đó.
Sau khi Hắc Trùng bị rơi vào vòng phong ấn thì Thái Nhất tuy đã cố gắng đóng cánh cổng phong ấn Hắc Trùng lại nhưng do đã bị tiêu hao linh khí do đánh quá lâu và linh lực trong thể nội không đủ nên cũng chỉ có thể miễn cưỡng chống đỡ lại sự phản kháng từ bên trong của Hắc Trùng, thấy vậy thì bốn người Đế Tuấn, Lão Quân, Nguyên Thủy và Hoàng Quy đã dồn toàn bộ linh lực để còn lại để cùng nhau đóng cánh cửa phong ấn lại, nhận thấy không còn cơ hội để thoát ra, trong lúc đang bị phong ấn và trước khi không thể nhìn thấy ánh sáng nữa thì Hắc Trùng đã hét to:
- "Sẽ có ngày ta sẽ trở lại!!!."
Thấy chủ của mình đã bị phong ấn lại thì năm tên quỷ tướng kia đã tháo chạy cùng với đám tàn quân và mỗi tên đều đường ai nấy đi và chắc chắn bọn chúng sẽ trở lại vào một ngày không xa để đánh chiếm lại Bàn Cổ giới thêm một lần nữa.
Mọi việc sau khi xong xuôi thì một khoảng thời gian rất lâu về sau thì hai người Đế Tuấn và Thái Nhất đã cùng với đội quân yêu tộc của mình đã trở về Vạn Yêu quốc mà không có một lời từ biệt và có lẽ hai người đã có khúc mắc gì đó với tiên tộc nên từ đó tới nay các vị thần tiên khi tham chiến năm đó đã không một lần gặp lại hai vị này......
---------------
Sau này Thần Nông cùng với Nữ Oa nương nương đã cùng nhau, hai người đã nặn ra những con người đầu tiên từ những tàn dư của đống phế tích còn sót lại sau khi mà Nữ Oa phải vá đắp lại bầu trời do hai tên Thủy thần Cộng Công và Hỏa thần Chúc Dung đánh nhau to và đặc biệt là tên ngu ngốc Cộng Công.
Tuy hắn có mang danh nghĩa là một vị thần nhưng lại vô cùng ngu dốt.
Vì hắn thua to trước Chúc Dung và nghĩ rằng mình chẳng còn biết dấu mặt mũi vào nơi nào để sống trong cái trời đất nữa nên hắn đã lao thẳng đầu vào Bất Chu sơn mà quên mất rằng đó vốn là một cây cột trụ trời ở phía Tây Bắc nhưng may cho hắn là hắn lại không chết mà chính cái sự ngu dốt đó của hắn lại khiến cho chúng sinh dưới hạ giới phải chịu khổ ải bởi hậu quả do chính hắn gây ra.
Bởi vì không thể chịu nổi cảnh con dân do chính mình tạo ra phải chịu khổ nên Nữ Oa nương nương đành phải gồng mình vá lại màn trời để cứu chúng sinh. Bà đã hì hục cả ngày lẫn đêm, không quản tới sự mệt mỏi khi một mình đi kiếm tìm những viên đá ngũ sắc để đắp lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết tất cả các lỗ hổng trên bầu trời.
Mọi việc đã xong xuôi và trước khi rời đi khỏi Bàn Cổ giới thì bà cũng đã kịp để lại hai giọt nước mắt của mình lại trong núi Thái Sơn vì có vẻ dường như bà đã biết được rằng sau này hậu bối của mình sẽ cần dùng đến hai giọt nước mắt đó.
Để lại xong thì Nữ Oa cũng tan biến vào hư không vĩnh hằng để có thể tồn tại cùng với đất trời. Những con dân lúc đó khi nhìn thấy người mẹ đã đắp đất xây dựng nên thân xác của mình thì đã không thể kiềm chế được bản thân mình nên đã quỳ hết tất cả xuống để bái lạy người và từ đó nơi nơi cùng nhau lập ra những đền thờ Nữ Oa để mong cho ngày đêm được hưởng thái bình.
----------------
Vào thời điểm cả ngàn năm sau trận chiến khi xưa thì thiên đình cũng đã bắt đầu được xây dựng lên để quản lý tam giới.
Các chư vị thần tiên đều đã đề bạt đến bốn vị ngọc đế và chia ra mỗi người một phương trời để cai quản và đó chính là bốn vị Hạo Thiên Kim Khuyết Chí Tôn Ngọc Hoàng đại đế; Trung Thiên Tử Vi Bắc Cực Thái Hoàng đại đế; Câu Trần Thượng Cung Nam Cực Thiên Hoàng đại đế; Bắc Phương Vũ Đương Chân Vũ Phục Ma đại đế, đó chính là bốn vị đại đế với pháp lực vô biên được phần lớn các vị chư thần tiến cử chưởng quản tứ phương...
Tưởng chừng như dưới sự cai quản của bốn vị ngọc đế thì Bàn Cổ giới sẽ được bình yên mãi mãi nhưng không, lại có thêm những kẻ tới từ thế giới bên ngoài cũng như thế giới ngầm như Đại Khu quốc; Chiến Tử quốc; Long Thổ quốc... luôn luôn dòm ngó để thâu tóm hết tất cả mọi vùng đất của Bàn Cổ giới.
Mặc dù với sự giúp đỡ của Cửu Tinh giới nơi mà Cửu Long hoàng đế đã giúp sức cho Tam Hoàng và Ngũ Đế rất nhiều nhưng sau khi dẹp loạn xong thì bỗng một ngày, một vị sứ giả đại thần của Cửu Tinh giới khi đang tham dự yến tiệc bàn đào của Tây Vương Mẫu tại Lăng Tiêu điện linh cảm có điều chẳng lành.
Các vị thần tiên đang trong lúc thưởng yến thì vị sứ giả này đang ngồi chia vui với thiên đình thì hắn bỗng giật mình khiến cho cả điện trong lúc đang vui vẻ thì bỗng im lặng. Vị đại thần đó bấm đốt thì đã nhìn thấy được viễn cảnh trong tương lai là sẽ có một ngày cả Bàn Cổ giới và Cửu Tinh giới cùng với một số thế giới xung quanh sẽ chìm trong biển máu và hắn cũng có khuyên Ngọc Hoàng đại đế rằng là nên đoàn kết tất cả cửu giới lại để cùng nhau chống lại thế lực bên ngoài đó. Tuy nhiên thì Ngọc Hoàng đại đế lại chỉ khinh khỉnh đáp lại với hắn rằng:
- "Ta đã có thế lực rất mạnh và cũng đã đủ sức để có thể chống lại những kẻ ngoại xâm. Mong sứ giả đừng để bụng khi ta nói thẳng như vậy!!!"
Nói xong thì Ngọc Hoàng liền cười lớn rồi lệnh cho chư vị thần tiên tiếp tục yến tiệc trong Lăng Tiêu điện. Trong tiếng nhã nhạc cùng với tiếng cạn chén, pha lẫn những tiếng cười nói ồn ào của các vị tiên thì vị sứ giả của Cửu Tinh giới liền lắc đầu ngao ngán rồi hắn cũng chắp tay xin lui. Ngọc Hoàng chỉ tỏ vẻ không bận tâm cho lắm về những lời nói của vị sứ giả nên đã gật đầu để hắn có thể rút lui.
-------------------
Thời điểm mấy trăm năm sau ở nơi hạ giới, lui về phía nam rồi đến với vùng đất Xích Quỷ của tộc người Bách Việt thì lúc này, trên bầu trời đã đen đặc lại, mây gió vần vũ sau đó bắt đầu nổi lên rồi trời bắt đầu đổ mưa xuống nơi này. Nói thêm, do trận chiến năm xưa đã vương lại một luồng linh khí mỏng là tàn dư của những gì còn lại của những nhân vật đã ngã xuống trong trận chiến đó rồi trong cơn mưa như là một chất xúc tác đã khiến cho luồng linh khí ngày càng dồi dào hơn và biến vùng đất này dần dần trở thành nơi hội tụ linh khí của đất trời. Tuy rằng người bình thường nơi hạ giới vùng Xích Quỷ này không cảm thấy gì như đối với một vị thần cai quản một vùng núi rừng chập chùng rộng lớn có tên Tản Viên đã cảm nhận được luồng linh khí nơi phương bắc, cảm nhận một lúc thì ông ta cũng cười lớn lên:
- ''Hậu kiếp, là hậu kiếp!!!''
Tiếng cười của vị thần này vang lên như sấm rền và cũng góp một phần làm chao đảo cả một vùng...