Chương 7: Hứa Cảnh Minh và Lê Miểu Miểu (3)

Hứa Cảnh Minh rời khỏi phòng ngủ, đi xuống tầng hầm. Nơi này rộng hơn 100 mét vuông, trên tường có treo ba cây trường thương. Hứa Cảnh Minh tiện tay cầm cây trường thương màu xám bạc, dài 2,5 mét, trên đầu thương còn có bọc một lớp đệm. Mặc dù lúc nói chuyện với Phương sư huynh, hắn vẫn tỏ ra bình thản tự tại, nhưng sau khi dùng bữa và trò chuyện với người anh em tốt của mình là Lưu Xung Viễn vào tối hôm đó, trong lòng Hứa Cảnh Minh chợt bùng lên một ngọn lửa giận.

"Tiểu Bạch, bật hệ thống giám sát huấn luyện."

Hứa Cảnh Minh lên tiếng.

"Tiểu Bạch đã rõ."

Tầng hầm sáng bừng, nguyên dàn camera bắt đầu di chuyển.

Hứa Cảnh Minh dùng cả hai tay kéo căng cây thương, bỗng một tiếng ‘chát’ vang lên. Thường thì trong các tư thế cầm thương truyền thống, tuyển thủ sẽ sử dụng tay phải để giữ phần đuôi trường thương, còn tay trái để giữ phần thân. Nhưng Hứa Cảnh Minh lại giữ phần thân trường thương bằng tay phải và phần đuôi bằng tay trái, tư thế này được gọi là phản khung.

(*) Tìm hiểu thêm tư thế này với từ khóa “southpaw”

Hắn nhanh chóng bước về phía trước, vừa đi vừa giải phóng sức mạnh của mình, ngọn thương trong tay lao ra.

Phốc! Phốc! Phốc!

Ngọn thương giống như mũi tên, liên tiếp có bảy tám mũi tênlao ra, như thể muốn xuyên thủng tất cả kẻ thù phía trước. Mỗi một thương đều mang theo tiếng thét xé rách không khí.

Quang ảnh trên vách tường hiển thị từng dữ liệu- "18,2 m/s", "18,6 m/s", "17,9 m/s", "18,1 m/s" ... tốc độ tối đa của mỗi thương được xuất ra.

Đoành!

Ngọn thương trong tay Hứa Cảnh Minh đột nhiên đâm thẳng về phía trước, một tiếng nổ chát chúa vang lên, hình dáng của trường thương cũng trở nên mờ ảo. Dữ liệu xuất hiện bên trong quang ảnh trên vách tường: "25,3m/s".

Tuyệt chiêu nổi tiếng nhất của Hứa Cảnh Minh: Vô Ảnh Thứ! (Đâm không thấy bóng)

Những người trong giới võ thuật chắc chắn biết rõ tốc độ của một thương này kinh hoàng như thế nào. Trong lúc cận chiến, nếu có thể tìm được cơ hội thi triển một chiêu này, ngay cả những tuyển thủ hàng đầu thế giới cũng không thể cản nổi.

Từ Kính Minh đi đến một bao cát cỡ lớn cách đó hai bước chân. Bao cát này nặng 300 ký, phần eo của nó có thể di chuyển, trông giống như một bánh răng cưa khổng lồ đang chuyển động. Đây chính là bao cát có trọng lượng đặc biệt được làm theo yêu cầu. Hắn bắt đầu vận sức trên hai cánh tay, trường thương đổ ập xuống, đập vào bao cát đang được treo lơ lửng.

"Bùm!"

Một tiếng động trầm đục vang lên. Sau đó, quang ảnh trên vách tường hiển thị dữ liệu: "625 kg".

Một cú đánh tùy tiện vẫn ẩn chứa sức mạnh ngàn cân kinh hoàng, cho nên mới có thể đánh bay cán thương của đám đội viên kia một cách dễ dàng như vậy!

Hứa Cảnh Minh di chuyển, một thương lại một thương đánh vào bao cát cỡ lớn treo bên trên. Mỗi khi hắn quét bố, phát đánh, một âm thanh trầm đục mạnh mẽ lại vang lên. Bao cát 300 kg lắc lư không ngừng bởi trận pháo kích này, quang ảnh trên vách tường hiển thị liên tục các dữ liệu: "656 kg", "689 kg", "630 kg" ...

Hứa Cảnh Minh đột nhiên ngừng lại, sau đó tiến lên một bước, toàn thân giống như một viên đạn pháo, tựa như hòa thành một khối với trường thương, mũi nhọn của viên đạn pháo đâm vào bao cát đang treo lơ lửng kia.

"Bùm ~~"

Bao cát cỡ lớn bị oanh tạc, nó trượt dọc theo đường ray treo đến đầu bên kia rồi từ từ di chuyển lên cao.

Quang ảnh trên vách tường hiện lên con số : "1138 kg".

Một tuyệt chiêu khác của Hứa Cảnh Minh : Phá Sơn!

Dưới sự hướng dẫn của cha mình, từ nhỏ Hứa Cảnh Minh đã học Bác Cực, Trạc Cước, luyện Lục Hợp Đại Thương!

Trong xã hội hiện đại, các môn phái võ thuật tiếp thu tinh hoa lẫn nhau, và có luyện pháp tương tự nhau, giống như phản lực thốn kình và phản lực chỉnh kình.

(*) thốn kình (Cun Jịn - 寸劲): là kỹ thuật tấn công đối thủ ở cự ly cực gần, các cơ bắp đạt tốc độ cực đại trong chớp mắt để tạo lực đấm. Tương tự như tuyệt chiêu Nhất Thốn Kình của Lý Tiểu Long.

(*) chỉnh kình (Zheng Jin - 整劲): là một thuật ngữ võ thuật, chỉ về hiện tượng cường hoá động tác và ý niệm của bản thân thông qua ý thức một cách “tự động” nhưng vẫn thoải mái, tự nhiên và hài hoà, cuối cùng là đạt đến cảnh giới “bất tri bất giác” trong võ thuật.

Hứa Cảnh Minh ở tuổi 20 đã bị đối thủ dùng kiên đánh gãy chân trong Giải Đấu Võ Thuật Thế Giới năm đó. Sau đó hắn đành rút lui, vừa dưỡng thương, vừa dốc lòng nghiên cứu thương pháp.

Khi Hứa Cảnh Minh còn học đại học, chuyên ngành của hắn là vật lý học. Cho nên hắn đã phân tích các kỹ thuật võ cổ truyền dưới góc nhìn vật lý, vì hắn luôn tin rằng các phản lực đều có liên quan đến khoa học. Trong mắt hắn, xương cốt, các khớp nối và cơ bắp trên cơ thể chính là đòn bẩy, ổ trục, và nguồn phát động lực.

Dựa trên những kinh nghiệm sâu sắc mà hắn đã tích lũy từ khi còn nhỏ, cộng thêm kiến thức vật lý chuyên ngành, hắn đã không ngừng cố gắng tinh chỉnh các kỹ năng của mình dưới góc độ khoa học, cuối cùng đã thành công tạo ra tuyệt chiêu “Vô Ảnh Thứ” dựa trên nền tảng truyền thống của phản lực “thốn kình”.

Hắn còn sáng tạo thêm tuyệt chiêu Phá Sơn dựa trên kỹ xảo phản lực của “Bát Cực Thiết Sơn Kháo”, đồng thời cũng cải thiện các kỹ thuật phương pháp đến một mức độ nhất định, các động tác chặn, giữ, phá, chặt, quét… uy lực của mỗi chiêu thức đều trở nên mạnh hơn rất nhiều.