Hải Sâm Uy hay còn gọi là thành phố Vladivostok có nghĩa là người thống trị phương Đông hay chinh phục phương Đông. Đây là thủ phủ của khu biên cương Primorye của Liên Xô, cũng là thành phố lớn nhất vùng Viễn Đông của Liên Xô. Thành phố nằm ở nơi tiếp giáp của ba nước Hoa-Xô-Triều, có ba mặt giáp biển có vịnh biển đẹp tự nhiên và vị trí địa lý ưu việt, là hải cảng quan trọng nhất của Liên Xô ở Thái bình dương cũng là nơi đóng quân của hạm đội tư lệnh Thái bình dương của Liên Xô.
Ở khu trung tâm của thành phố có một tòa nhà rất nguy nga tráng lệ, đây là chi nhánh của ngân hàng trung ương Liên Xô chi nhánh Vladivostok. Thể chế của ngân hàng trung ương Liên Xô chính là sự tập trung cao độ, thực hành việc ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại cùng trong một thể chế. Ngân hàng trung ương Liên Xô chủ yếu do bốn ngân hàng hợp thành đó là ngân hàng nhà nước Liên Xô, ngân hàng đầu tư kiến thiết Liên Xô, ngân hàng dự trữ lao động nhà nước Liên Xô và ngân hàng ngoại thương Liên Xô.
Ngân hàng nhà nước vốn thuộc về bộ tài chính, bắt đầu từ năm 1959 do hội đồng bộ trưởng trực tiếp lãnh đạo và là cơ quan hạt nhân của thể chế ngân hành trung ương Liên Xô cùng với ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại phụ trách việc phát hành tiền tệ vạch ra kế hoạch tài chính thống nhất cho cả nước và giám sát các ngân hàng khác, nắm độc quyền nguồn vốn lưu động trong nghành công nhiệp và tín dụng toàn quốc cũng như các khoản đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngân hàng này hiện có hơn năm nghìn chi nhánh trên toàn quốc.
Ngân hàng đầu tư xây dựng cơ bản Liên Xô là một bộ phận của ngân hàng nhà nước, thành lập năm 1959 do sự hợp nhất giữa ngân hàng công nghiệp và một số ngân hàng nhỏ khác là ngân hàng chuyên trách việc đầu tư xây dựng cơ bản, phụ trách việc chi tiêu, quyết toán và các nhiệm vụ tài chính khác cho đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp.
Ngân hàng tích lũy lao động Liên Xô là ngân hàng lớn nhất và lâu đời nhất của Nga thành lập năm 1841 và đến năm 1963 thì chính thức trở thành một bộ phận của ngân hàng nhà nước Liên Xô, là ngân hàng duy nhất của Liên Xô trước khi cải cách làm nhiệm vụ tích lũy tài chính trong nhân dân.
Ngân hàng ngoại thương Liên Xô thành lập năm 1922 là một công ty cổ phần và phần lớn cổ phiếu là do nhà nước nắm giữ, ngân hàng này do bộ ngoại thương kết hợp với một số doanh nghiệp có buôn bán với nước ngoài tạo thành, ngân hàng này phụ trách độc quyền công tác kinh tế đối ngoại và ngoại thương của toàn Liên Xô.
Từ đấy có thể thấy ngân hàng nhà nước Liên Xô chiếm địa vị cao nhất trong thể chế tài chính của Liên Xô. Ba ngân hàng bên dưới không thuộc quyền quản lý của nó thì đa số cổ phần đều nằm trong tay nó. Là giám đốc ngân hàng nhà nước Liên Xô chi nhánh Vladivostok, là lãnh đạo cao nhất trong lĩnh vực tiền tệ của thành phố lớn nhất khu vực Viễn Đông, địa vị của Andelieye Abramovich trong thành phố thì không cần nghĩ cũng có thể tưởng tượng được.
Có điều hôm nay Andelieye Abramovich đến văn phòng với thần sắc có vẻ hơi bất an. Thư ký của ông ta để ý thấy rằng chỉ trong ba tiếng đồng hồ ngắn ngủi của buổi sáng mà ông ta đã có tới bảy lần đứng lên đi đến trước cửa sổ nhìn ra ngoài, có vẻ như là đang đợi ai đó. Điều này làm cho cô thư ký xinh đẹp của ông ta không khỏi tò mò, điều gì mà lại có thể làm cho giám đốc Andelieye Abramovich mong chờ như vậy? Cần phải biết rằng mấy ngày trước cho dù có thị trưởng thành phố Vladivostok đến thị sát thì Andelieye Abramovich cũng chẳng đến nỗi có bộ dạng đó.
Đến gần giữa trưa thì đã có đáp án, theo tiếng gót giầy vang lên trên nền nhà cẩm thạch Aso hon Kagetsu dưới sự hộ tống của mấy vệ sĩ cao to vạm vỡ đi vào sảnh lớn của ngân hàng nhà nước Liên Xô chi nhánh Vladivostok, hơn nữa dưới sự dẫn đường của giám đốc thuế đi thẳng đến phòng của giám đốc ngân hàng.
Andelieye Abramovich vẻ mặt tươi cười đi ra tiếp đón, tuy rằng nụ cười ấy nằm trên khuôn mặt đang bắt đầu có dấu hiệu già nua kia của ông ta có vẻ trông không được thuận mắt cho lắm.
-Cô Aso, tôi đã đợi cô cả buổi sáng rồi đấy. Aso hon rụt rè đưa tay ra nắm lấy tay ông ta, hai người đi vào phòng giám đốc để lại mấy người vệ sĩ ở phòng của thư ký.
Nhìn thấy thân hình cao ráo và khuôn mặt mỹ lệ của Aso, Andelieye Abramovich chỉ dám nuốt vội hai ngụm nước bọt chứ không dám biểu hiện ra ngoài. Người phụ nữ trước mặt này không phải là những cô nhân viên trong ngân hàng, hay cũng không phải là những cô “thư ký” mà những ông tổng giám đốc của mấy doanh nghiệp ở Liên Xô đang muốn cầu cạnh ông ta mang tới, mà là người đang nắm trong tay một số tiền đô la Mỹ khổng lồ!
Aso sao lại không nhìn ra ánh mắt muốn chiếm hữu kia của Andelieye Abramovich chứ, nhưng trong lòng cô lại càng cảm thấy khinh miệt. Trước khi đến đây cô đã tìm hiểu kỹ rồi, cái ông Andelieye Abramovich này tuy là đảng viên đảng cộng sản Liên Xô, nhưng phẩm hạnh thì cực kỳ thấp kém, có thể nói là một tên quỷ háo sắc. Không những đụng đến những nhân viên nữ trong ngân hàng nhà nước Liên Xô chi nhánh Vladivostok, mà cả những công ty, doanh nghiệp của Liên Xô muốn vay tiền ở đây cũng đều phải dâng phụ nữ lên cho ông ta. Chỉ có thể làm ông ta hài lòng chuyện này thì mới có cơ hội vay tiền ở đây, nếu như không có phụ nữ cũng không có ô dù đủ để áp chế quyền lực của ông ta thì đừng mong có thể vay tiền từ ngân hàng của ông ta.
-Giám đốc Andelieye Abramovich, tôi nghĩ là ông đã nhận được tin tức của ngân hàng của ông ở Nhật Bản rồi chứ? Aso hon thanh thoát ngồi xuống đối diện với Andelieye Abramovich nói thẳng vào vấn đề:
-Tôi muốn biết, đối với việc vay vốn của tôi quý ngân hàng có thể đáp ứng được không? Nếu như giám đốc Andelieye Abramovich không thể cho tôi được một câu trả lời thỏa đáng thì tôi chỉ còn cách đến một vài nơi khác hỏi thử xem sao. -Nhận được rồi, nhận được rồi! Andelieye Abramovich vội vàng gật đầu. Hai ngày trước văn phòng ngân hàng nhà nước Liên Xô đóng ở Tokyo Nhật Bản đột nhiên đưa đến một văn kiện khẩn cấp, người phụ nữ đang ngồi trước mặt yêu cầu được vay vốn ở ngân hàng chi nhánh Vladivostok một số tiền là năm triệu Rúp, đây thật sự là một số tiền lớn hiếm thấy, Andelieye Abramovich đã công tác ở ngân hàng nhà nước Liên Xô khu vực Viễn Đông này cả chục năm trời rồi, khoản vay vốn lớn thế này thật sự là vô cùng ít, đặc biệt là người vay vốn lại đến từ Nhật.
Việc vay vốn này của Aso đảm bảo làm cho Andelieye Abramovich thèm nhỏ dãi đến độ lưỡi dài ra ba tấc, được bảo đảm bằng một tài khoản tiết kiệm ở một ngân hàng của Mỹ với số tiền là một tỷ đô la Mỹ.
-Cô Aso, đối với yêu cầu vay vốn của cô tôi đã suy nghĩ rất kỹ. Tuy là chúng tôi đã kiểm chứng về số tiền bảo đảm ở ngân hàng của Mỹ nhưng tôi cũng không thể cho cô Aso vay một số tiền nhiều như vậy. Căn cứ theo tỷ suất hối đoái của nước tôi, tôi chỉ có thể cho cô vay nhiều nhất là hai tỷ Rúp mà thôi. Andelieye Abramovich làm ra vẻ tiếc nuối nói.
Aso hon làm ra vẻ kinh ngạc nói:
-Ông Andelieye Abramovich, xin đừng dùng tỷ suất hối đoái do chính phủ ông quy định để lừa gạt tôi, tôi biết rất rõ, nếu như tôi muốn đổi đồng Rúp thì có vô số người Liên Xô đồng ý đổi cho tôi một ăn sáu thậm chí là một ăn bảy một ăn tám. Một tỷ đô la Mỹ mà tôi chỉ yêu cầu vay có năm tỷ Rúp, như thế là cũng đã để lại một không gian khá thoáng cho ngân hàng các ông làm việc rồi. Nếu như quý ngân hàng vẫn không hài lòng, vậy thì rất tiếc tôi chỉ có thể đến các nơi khác thử hỏi xem thế nào, có thể đến các ngân hàng của các nước Đông Âu sẽ có người đáp ứng được yêu cầu của tôi. Nói rồi Aso hon toan đứng lên.
-Đợi một chút, đợi một chút đã cô Aso, có thể thương lượng, cơ thể thương lượng! Andelieye Abramovich vội vàng giơ tay ra ấn ấn nói. Ông ta thật không ngờ Aso lại thẳng thắn như vậy, mới không hài lòng một chút mà đã định đi rồi.
Đã công tác ở ngân hàng nhà nước rất nhiều năm nên Andelieye Abramovich hiểu rất rõ bây giờ thể chế tài chính của liên Xô đã đến mức nào. Đúng như những gì Aso hon Kagetsu nói, tuy rằng tỷ giá hối đoái do chính phủ quy định là 1,6 đồng Rúp đổi một đô la Mỹ nhưng ở chợ đen thì tỷ giá đó đã là một ăn sáu rồi. Yêu cầu của ông ta đối với một người quá hiểu về thị trường ngoại hối của Liên Xô thì thật sự là rất quá đáng.
Sở dĩ ở thị trường chợ đen, tỷ giá giữa đồng rúp và đô la Mỹ có khoảng cách lớn như vậy là vì theo nghiên cứu của những chuyên gia sau này phát hiện ra rằng, nguyên nhân của chuyện này cũng có một nguyên nhân rất sâu xa bên trong. Đặc điểm của kế hoạch kinh tế của Liên Xô chính là “trọng nặng khinh nhẹ”, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp nặng đặc biệt là công nghiệp quân sự mà coi nhẹ phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, điều này đã dẫn đến việc hàng tiêu dùng không đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Mà mục tiêu phấn đấu hàng năm về tiền mặt của ngân hàng nhà nước Liên Xô chính là bảo đảm sự cân bằng cho kinh tế vĩ mô, có nghĩa là thu nhập của nhân dân phải bằng đúng với mức tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng mà thị trường có thể cung cấp, nói cách khác là só tiền từ ngân hàng nhà nước thông qua doanh nghiệp chảy đến tay nhân viên theo hình thức lương bổng phải bằng đúng số tiền mua hàng hóa và sự phục vụ mà nhân viên đó sản xuất được trong doanh nghiệp. Nhưng dưới sự thiếu hụt của kinh tế, chính sách cân bằng kinh tế vĩ mô này căn bản là không thể thực hiện được, ở thập niên bảy tám mươi, hàng tiêu dùng của Liên Xô cung ứng không đủ từ năm này qua năm khác, nhưng nhà nước lại không cho phép thất nghiệp xuất hiện, vì thế ngân hàng nhà nước đành phải năm nào cũng in ra thật nhiều tiền mặt đề phát lương cho công nhân, kết quả của điều này là tiền mặt trong dân chúng tiếp tục tăng lên.
Theo một thống kê chưa hoàn chỉnh, đến hết năm 1982 trong tay nhân dân Liên Xô vẫn còn đến hàng trăm tỷ rúp, chỉ có điều thừa quá nhiều tiền rúp lại không hề mang đến cho nhân dân Liên Xô một cuộc sống an nhàn. Đoàn người xếp ngoài các cửa hàng thương mại quốc doanh càng ngày càng dài nhưng hàng trên giá của những cửa hàng thương mai này lại càng ngày càng rỗng tuếch, tỷ lện lạm phát ở các nông trang tập thể và thị trường chợ đen chỉ tăng chứ không hạ, không có hàng hóa để mua, không có con đường nào để đầu tư nên nhân dân Liên Xô chỉ còn cách đem những đồng tiền thừa thãi đó “cưỡng chế” gửi vào ngân hàng dự trữ. Nếu như không phải Liên Xô thực hiện chính sách quản lý giá cả chặt chẽ thì lạm phát đã sớm xảy ra rồi.
Nhưng nếu như đổi thành đô la Mỹ thì lại khác, vấn đề cấp bách về cần ngoại hối của chính phủ Liên Xô chính là thứ quyết định cho đồng đô La Mỹ có trong tay nhân dân, bọn họ có thể mua được những hàng hóa mà họ cần từ các cửa hàng đặc thù của những nhà buôn ngoại quốc. Tuy rằng cứ như vậy một hồi thì những đồng rúp có trong tay sẽ giảm giá trị, nhưng nếu cầm trong tay những đồng rúp không bị mất giá nhưng lại không mua được bất cứ sản phẩm thừa nào thì có khác gì là cầm đống giấy vụn?
Aso hon lại dựa lưng vào thành ghế, trên mặt giữ một nụ cười mà như không nói:
-Ông Andelieye Abramovich, đây là một khoản vay rất có lợi cho ngân hàng của ông. Tôi không hiểu không còn phân vân điều gì? Trong này có một bức thư của tổng giám đốc ngân hàng Anh Đào của nước chúng tôi, có thể sẽ làm cho ông Andelieye Abramovich đây an tâm hơn một chút nữa. Nói rồi Aso hon cầm bức thư đưa ra trước mặt Andelieye Abramovich.