Chương 266: Quyển 3 Chương Thuyết Phục Tô Hoán Đông

Khi Phương Minh Viễn ra khỏi nhà ông Tô đã là nửa đêm, cuộc hội đàm dài bốn tiếng làm Phương Minh Viễn cảm thấy mệt mỏi vô cùng, cả người dường như bị ai đó lột một lớp da ra. Sau khi lên xe, Phương Minh Viễn bèn ngả lưng ra sau xe, không cả buồn nói câu nào.

Tô Hoán Đông dù sao cũng có hơn mười năm kinh nghiệm trong quan trường chính trị, đối với thời sự, đối với năng lực nắm bắt tình thế quốc tế sẽ hơn xa so với người không trong ngành như Phương Minh Viễn. Nếu không phải ở kiếp trước, Phương Minh Viễn đã từng tìm hiểu tỉ mỉ tư liệu về Liên Xô và Đông Âu khoảng thời gian này thì chắc không thể ứng phó lại được với ông. Lần này ,ông mới chính thức biểu hiện một mặt khác của mình ra trước Phương Minh Viễn. Vấn đề bị hỏi vừa gấp vừa nhanh hơn nữa câu nào cũng đi đúng trọng tâm, Phương Minh Viễn phải vắt hết óc ra mà tìm dẫn chứng chứng minh ý tưởng của mình, còn luôn phải tự nhắc nhở mình không được nói lộ ra.Trở thành một nhà ngoại cảm lừa đảo hay là chuột bạch trong phòng thí nghiệm của viện khoa học Hoa Hạ, tất cả đều không phải là mục tiêu sống của hắn ở kiếp này.

Bốn tiếng đàm thoại này quả thực giống như bị giày vò vậy, làm Phương Minh Viễn bị rán đến độ trong sống ngoài khét, mấy lần suýt thì nói lộ ra. May mà cuối cùng vẫn kịp lấp liếm đi, không để cho Tô Hoán Đông đoán ra được. Đợi tới khi hắn ra khỏi cửa mới phát hiện mồ hôi ở lưng áo ướt rồi lại khô, khô xong lại ướt, dính chặt trên người vô cùng khó chịu.

Nhưng trong lòng hắn lại cảm thấy hưng phấn khó tả, qua một thời gian dài chần chừ và do dự, cuối cùng hắn cũng đem mấy chuyện làm chấn toàn bộ kinh thế giới đầu những năm 90 như Nam Tư tan rã, Tiệp Khắc chia rẽ, nước Đức thống nhất và Liên Xô chia rẽ, tổ chức hiệp ước Warsaw giải tán, lấy danh nghĩa là dự đoán của mình khéo léo nói lại cho Tô Hoán Đông nghe, còn về việc Tô Hoán Đông suy nghĩ ra sao về những dự đoán của hắn đã không còn nằm trong khả năng của hắn nữa. Nhưng hắn đã cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho đất nước có thể đạt được lợi ích lớn hơn trong bữa tiệc hỗn loạn này Do sự giải thể của Liên Xô ở kiếp trước mà sản sinh lợi ích chiến lược thật lớn, có thể nói phần lớn đều bị các nước Phương Tây thuận thế lấy đi, các quốc gia Đông Âu đều gia nhập và NATO, khiến xe tăng và cơ chiến của Mỹ đẩy vào biên giới Liên Xô cũ. NATO thì không ngừng áp bức không gian sống của Nga. Đến bảo vật trấn quốc của Nga là đầu đạn hạt nhân, trong thời gian hỗn loạn ấy cũng không biết đã bị mất đi mấy viên.

Mà bất luận là năng lực nghiên cứu khoa học khổng lồ kia của Liên Xô, hay là năng lực sản xuất quân sự thì trong khoảng thời gian này đều hoàn toàn bị lâm vào cảnh nguy khốn, không biết đã có bao nhiêu nhà khoa học và kĩ thuật quân sự, thông qua những con đường không ai biết và lưu lạc vào các nước phương tây. Phương Minh Viễn vẫn tin là trong kiếp trước, Hoa Hạ chắc chắn cũng nhờ đó mà được lợi không ít, nhưng nếu nói có thể chuẩn bị ngay từ bây giờ, chứ không phải đợi nước tới chân mới nhảy chắc chắn sẽ thu được càng nhiều lợi ích hơn nữa!

Phương Minh Viễn không lo lắng như vậy sẽ thay đổi được cái gì, các quốc gia Đông Âu đã bắt đầu Tây hóa, việc thống nhất của Đức đã bắt đầu, vậy thì Liên Xô giải thể cũng không có gì cải biến cả, có lẽ bên trong sẽ có một chút biến hóa nhỏ, nhưng cuối cùng thì kết quả vẫn không cách nào thay đổi được.

Bản thân hắn chỉ là một con bướm nhỏ, đứng trước con quái vật to lớn Liên Xô, dù có liều mạng thì cũng chỉ được chia một chút lợi ích nho nhỏ, nhưng nếu Hoa Hạ có chuẩn bị từ sớm và cuối cùng có thể nhận được bao nhiêu lợi ích từ Liên Xô, thì không ai có thể nói rõ được. - Đúng là thời kì hỗn loạn.

Phương Minh Viễn dựa người ra sau ghế, đột nhiên nghĩ tới điều gì đó, hắn quên chưa nói với Tô Hoán Đông một chuyện quan trọng khác. Đó là tháng tám năm nay, Iraq sẽ sử dụng vũ trang với Kuwait, từ đó sẽ mở màn cho cuộc chiến tranh vùng vịnh lớn nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sau trận chiến tranh này, tuy nói chủ quyền Kuwait được khôi phục, nhưng địa vị của Mỹ ở thế giới phương tây và khu vực trung đông được gia tăng mạnh mẽ, lợi ích dầu mỏ của các nước phát triển Phương Tây được sự bảo hộ; Cục diện Trung Đông bề ngoài hồi phục trạng thái trước chiến tranh.

Nhưng cũng chính nhờ cuộc chiến tranh này, sau này quân đội Mỹ nhân đó tiến công Iraq, xưng bá khu sản xuất dầu Trung Đông, viện cớ để nắm trong tay nguồn cung cấp năng lượng của thế giới.

Chiến tranh vùng vịnh không chỉ ảnh hưởng to lớn tới cục diện chính trị thế giới, nó cũng tạo ra ảnh hưởng vô cùng lớn tới giới quân sự toàn thế giới, trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của lĩnh vực tư tưởng quân sự và kĩ thuật quân sự, bị thay đổi bởi một loạt tính ảnh hưởng sau này được gọi là “cách mạng cải biến quân sự mới”. Trong đó, phương diện tác chiến tư tưởng được coi là có tính đại biểu nhất, nên được gọi là ba loại khái niệm tác chiến quân sự “tam phi”: phi xúc tác chiến tranh, phi đối xứng tác chiến và phi tuyến tính tác chiến.

Từ trận chiến tranh này, các nước trên thế giới lại một lần nữa nhận thức được địa vị và tác dụng của lực lượng quân sự, việc gia tăng thiết bị quân sự lại có cơ sở phát triển, mâu thuẫn giữa chiến tranh và hòa bình lại có thêm nội dung mới. Chiến tranh vùng vịnh cũng đánh dấu sự bắt đầu thời đại của kĩ thuật cao. Tuy nói trong mấy trận chiến tranh cục bộ trước khi xảy ra chiến tranh vùng vịnh, đặc trưng của chiến tranh kĩ thuật cao cũng đã bắt đầu manh nha, dấu hiệu đặc trưng nhất chính là việc sử dụng binh khí kĩ thuật cao, nhưng nói về tính sử dụng rộng rãi thì mấy trận chiến tranh đó không thể đánh đồng với cuộc chiến tranh vùng vịnh được.

Hai cuộc chiến tranh này coi như bắt đầu sự độc tài thế giới của Mỹ.

Cũng sẽ là một cơ hội cực lớn đối với Phương Minh Viễn

Đương nhiên, trong bốn giờ đồng hồ này, không phải chỉ hoàn toàn nói về biến hóa của Đông Âu và Liên Xô, Tô Hoán Đông cũng mang tới cho Phương Minh Viễn những tin tức vô cùng thú vị.

Tuy nói khi Phương Minh Viễn hiến mỏ vàng, không hề có bất kì yêu cầu cá nhân nào với Tô Hoán Đông và Trì Cảnh Ngọc, nhưng với cương vị lãnh đạo cấp cao của quốc gia, làm sao có thể không rõ đạo lí có công tất có thưởng, sai tất phạt, một phần đại lễ lớn như vậy và người có công đầu như Phương Minh Viễn nếu nói không thể thu hoạch được đủ lợi ích trong đó, vậy thì ngày sau nếu như lại có những tình huống an sinh như thế này, chắc chắn sẽ không có ai chủ động mang hiện vật tới nộp cho quốc gia.

Nhưng vì Phương Minh Viễn vẫn còn nhỏ tuổi, lại không phải loại người thích xuất đầu lộ diện, vì vậy những thể loại như gặp gỡ lãnh đạo, trao tặng huân chương danh dự gì đó đều không có ý nghĩa gì cả. Tô Hoán Đông vì biết rõ tính cách của hắn nên khi được lãnh đạo hỏi bèn thẳng thắn báo cáo với cấp trên. Nhưng cụ thể nên thưởng cái gì thì cấp trên lại bối rối. Cấp quan? Phương Minh Viễn một thiếu niên tuổi vị thành niên, nếu lên làm quan sẽ trở thành trò cười trong giới quan trường Hoa Hạ. Hơn nữa nếu thưởng chức quan thì nên thưởng chức quan gì? Hàm cấp ra sao? Thưởng tiền? Phương Minh Viễn từ nhỏ đã ngồi trên đống gia sản hơn trăm triệu tệ rồi, thưởng bao nhiêu thì thích hợp? Giá trị của mỏ vàng lên tới trăm tấn kia giá khoảng bao nhiêu? Còn về những phần thưởng kiểu như danh dự, thứ nhất Tô Hoán Đông đã khéo léo từ chối thay cho hắn, thứ hai là so với công lao mà hắn mang lại càng không đáng nhắc tới. Vậy không cần danh, không cần quyền cũng không cần tiền, vậy còn thưởng cài gì được nữa? Cuối cùng cấp trên để lại vấn đề này cho Phương Minh Viễn - Cậu muốn quốc gia báo đáp cái gì? Không phải vội, cậu có thể từ từ nghĩ.

Lời của Tô Hoán Đông dường như vẫn vang vọng bên tai hắn. Đúng vậy, cái mình muốn đoạt được quá nhiều quá nhiều, nhiều đến mức mình cũng không biết muốn cái gì bây giờ.

Xe của Phương Minh Viễn rời khỏi nhà ông Tô, Phương Minh Viễn không chú ý đến trước cửa sổ phòng Tô Hoán Đông, một đôi mắt sáng ngời đang chăm chú nhìn khi hắn rời đi.

-Sinh con phải như Phương Minh Viễn! Tô Hoán Đông buông rèm cửa xuống, than nhẹ một câu, lời bình này đã truyền đi khắp cấp trên của Hoa Hạ, Tô Hoán Đông hôm nay càng cảm nhận rõ ràng hơn vị thiếu niên này không chỉ có tài hoa kinh người mà người khác không thể sánh được, tài năng kinh doanh thiên phú vô song, tính mẫn cảm trong chính trị cũng không thể xem nhẹ được.

Có một số việc mà đến người có hơn mười năm kinh nghiệm quan trường như ông cũng tự thấy hổ thẹn là không sánh bằng.

Tuy nhiên chỉ là vài tiếng đồng hồ nói chuyện ngắn ngủi, Phương Minh Viễn cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi, những câu từ không xác định như tôi thấy, có lẽ, khả năng, nhưng không làm Tô Hoán Đông thấy được Phương Minh Viễn có suy nghĩ khá rõ ràng về cục diện chính trị của Liên Xô và Đông Âu trong tương lai, cùng với sự lo lắng bộc lộ trong lời nói .

Ban đầu nghe tới bốn chữ “Liên Xô giải thể”, phản ứng đầu tiên của Tô Hoán Đông là tuyệt đối không thể xảy ra. Với tư cách là quốc gia xã hội chủ nghĩa số một trên thế giới, tư cách là quốc gia có diện tích đất đai lớn nhất thế giới, tư cách là một phía của chiến tranh lạnh, Liên Xô bất luận là trên thực lực kinh tế hay thực lực quân sự, đều hoàn toàn xứng đáng là đứng thứ hai trên thế giới, nắm giữ số vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt trái đất đến trăm lần. Tuy nhiên mấy năm gần đây, cuộc đua về thiết bị quân sự đã làm chi phí quân sự của Liên Xô phải chi ra mức khổng lồ, phát triển về kinh tế của Liên Xô lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhưng tình hình trên thế giới thì lại có hướng dịu đi. Sự hằn học ban đầu của hai nước Mỹ Xô, quan hệ gay gắt giữa chiến tranh hạt nhân từng bước được hóa giải, thậm chí là cục diện hữu hảo khi tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Một quái vật to lớn như vậy, khi không có kẻ thù xâm lấn bên ngoài và chiến tranh sao có thể tự quyết giải thể? Quả thực là khó tin.

Nhưng sau khi nghe xong những dự đoán của Phương Minh Viễn, ông lại thấy việc Liên Xô giải thể không phải hoàn toàn không có khả năng phát sinh.

Phương Minh Viễn nói không sai, khi Liên Xô bắt đầu được thành lập thực chất đã để lại hiểm họa ngầm tương đối lớn, hiến pháp Liên Xô quy định rõ ràng, các nước cộng hòa liên minh có quyền rút ra khỏi Liên Xô, còn những nước cộng hòa liên minh này trước kia khi gia nhập Liên Xô, không phải tất cả đều cam tâm tình nguyện. Hơn nữa trong những năm cộng hòa Liên Xô nắm quyền, bất luận là xử lí trên lĩnh vực chính trị, hay chính sách dân tộc trong nước, đều có rất nhiều tai họa ngầm nghiêm trọng.

Ví dụ như Tô Hoán Đông nhớ mình đã xem qua một bài tư liệu, trong đó có ghi lại khi xử lí một số hạng mục kinh tế trong nước của Liên Xô. Liên minh trung ương thông qua từ nó trực tiếp quản lý bộ liên minh của bộ liên minh các nước cộng hòa, khống chế tuyệt đại đa số các nước cộng hòa về mặt xí nghiệp và tài sản. Như thời kì Stalin, những xí nghiệp thuộc liên minh chiếm tổng sản lượng giá trị công nghiệp, xí nghiệp thuộc các nước cộng hòa chỉ chiếm phần nhỏ; xí nghiệp thuộc liên minh và liên minh các nước cộng hòa thời kì Khrushchev chiếm đại đa số, xí nghiệp thuộc các nước cộng hòa chiếm số ít; thời kì Brezhnev xí nghiệp thuộc liên minh và liên minh các nước cộng hòa chiếm đại đa số, xí nghiệp thuộc các nước cộng hòa chiếm số ít. Tỉ lệ cách biệt như vậy thực sự làm cho người ta cảm thấy kinh người.

Quá quắt hơn là, chính phủ các nước gia nhập liên minh cộng hòa đến quyền lợi lấy tiền để xây dựng giường bệnh trong bệnh viện hoặc đầu tư các hạng mục trên bốn mươi nghìn rup cũng không có, mà các hạng mục mới liên minh trung ương xây dựng trong nội địa các nước gia nhập liên minh cộng hòa đều không cần thông qua phê chuẩn của chính phủ các nước này, cũng không cần thương lượng với họ. Đây không những tạo thành sự bất hợp lí trong cơ cấu phát triển kinh tế, làm lợi ích các nước gia nhập liên minh cộng hòa bị tổn hại nghiêm trọng, hơn nữa làm tổn thương tới tính tích cực của các nước này.

Ở trong tộc thì hỏi tộc trưởng, Liên Xô thi hành chính sách bộ tộc Nga một tộc lớn nắm quyền, tự ý thổi phồng dân tộc Nga là dân tộc vĩ đại của Liên Xô và là lãnh đạo dân tộc, không đếm xỉa tới địa vị và cống hiến của các dân tộc khác. Như việc họ tuyên bố Nga là “trung tâm” của liên minh các nước cộng hòa, tâng bốc Nga là lực lượng lãnh đạo các dân tộc khác của Liên Xô, là người Nga đã giúp đỡ những dân tộc khác khắc phục mấy trăm năm lạc hậu về kinh tế và văn hóa. Bất luận là chính trị hay kinh tế, đều áp chế sự phát triển của các dân tộc khác trong nước, và tiến hành cưỡng chế mở rộng tiếng Nga làm quốc ngữ của Liên Xô, kì thị ngôn ngữ của dân tộc thiểu số.

Có thể nói, những lãnh đạo Liên Xô sau nhiệm kì của Lenin đã dung túng thực hiện chủ nghĩa Nga, phá hủy nghiêm trọng tới nguyên tắc bình đẳng, trên thực tế khiến Nga nằm trong vị trí lãnh đạo liên minh trung ương, hưởng thụ đặc quyền về các mặt chính trị kinh tế, quân sự vv…, còn những nước dân tộc thiểu số thì bị liệt vào địa vị “dân tộc hạng hai”. Hiện tượng bất bình đẳng dân tộc diễn ra trong thời kì dài, kích nộ sự bất mãn của các dân tộc thiểu số đối với trung ương liên minh và đại dân tộc Nga, chủ nghĩa của phi dân tộc Nga tồn tại phổ biến khắp nơi.

Lãnh đạo Liên Xô hiện giờ, ông Gorbachev thi hành cải cách chính trị, phong cách nắm quyền mềm mỏng hơn, một khi có nước liên minh các nước cộng hòa nào đó đề nghị độc lập, sẽ dẫn tới hiệu ứng domino, từ đó Liên Xô bị giải thể cũng không phải truyện cổ tích nghìn lẻ một đêm!

Sau khi nghĩ thông suốt điều này, Tô Hoán Đông lập tức ý thức đến việc, một khi Liên Xô phát sinh biến động, vậy thì đối với toàn thế giới, đối với Hoa Hạ mà nói, đều sẽ bị ảnh hưởng lớn không thể bỏ qua được. Đồng thời cũng ý thức đến việc nếu việc Liên Xô giải thể có khả năng xảy ra, vậy thì nước Đức một lần nữa thống nhất, các nước Đông Âu rạn nứt, cũng không có gì là kì lạ cả. Chính quyền các nước này được hình thành hoàn toàn là sau khi chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô cưỡng ép thi hành chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, vì thế mà không hề bền vững chút nào.

Nếu tự thân Liên Xô đã khó bảo toàn, lực khống chế tự nhiện sẽ bị giảm sút, thay đổi chính quyền tại các quốc gia này cũng là điều đương nhiên.

Tô Hoán Đông đi đi lại lại mười mấy vòng trong phòng rồi mới hạ quyết tâm, trở về bàn làm việc của mình, rút một tập giấy viết bản thảo trong ngăn kéo ra, lại tìm một cây bút máy và viêt một dòng chữ ngay ngắn trên giấy: Luận về ảnh hưởng biến động tại Đông Âu và khả năng giải thể của Liên Xô.

Đôi cánh của con bướm lại vỗ thêm một lần nữa.