Chương 1115: Quyển 5 Chương Muốn Hay Không Muốn?

Hồ Đức Chính cảm thấy vô cùng khó xử, tiến thoái lưỡng nan. Trong khu tư dinh ở ngoại ô thành phố, Chủ tịch Trần Trọng Quốc của bất động sản Thân Ý đang tiếp đón một vị khách quý đến từ thủ đô.

-Chủ tịch Trần, ông thật đúng là tìm được một nơi rất tốt ở Giang Nam! Tông Chính ngồi trong phòng riêng tràn ngập hương thơm mát, nhìn công viên nở đầy hoa ngoài cửa sổ, nâng chén lên mỉm cười nói.

-Được nha nội khen như vậy, thật là vinh dự cho tôi! Trần Trọng Quốc cười to nói.

-Cũng không biết ngài có bằng lòng vì việc này mà lưu lại một vài nét chữ rồng bay phượng múa không? Căn phòng này chính là điều làm Trần Trọng Đức tâm đắc. Nguyên nó được xây dựng giữa thời Thanh, tuy đã trải qua khói lửa chiến tranh, cơ bản cũng vẫn được giữ gìn bảo tồn lại. Vốn tất cả nơi đây đều thuộc về công ty điện lực quốc gia của thành phố Thượng Hải, nhưng sau khi Trần Trọng Quốc giàu lên, mua lại của công ty này với một khoản tiền lớn, lại bỏ ra khá nhiều tiền để tiến hành sửa sang, hiện giờ nơi này đã là một trong những phòng họp tư của những người nổi tiếng trong thành phố, đồng thời cũng là địa điểm chính để Trần Trọng Quốc giao thiệp với các nhân vật quyền quý cả nước.

Tông Chính đảo mắt qua một người đàn ông trung niên đang cười mà không nói gì đang ngồi bên cạnh ông ta. Cái miệng của y hơi nhếch lên, mặc dù rất nhiều người qua lại với Tông Chính đều không biết, y viết chữ bằng bút lông rất đẹp, đặc biệt am hiểu hành thư, còn việc thu thập các loại danh thiếp, tất nhiên cũng là một sở thích của y. Tuy nhiên, Hà Lạc trước mặt y đây là một trong những người rất biết thưởng thức, nên hiển nhiên, Hà Lạc nên là người đề xuất với Trần Trọng Quốc.

Đó là lí do mà quà gặp mặt Trần Trọng Quốc tặng Tông Chính chính là bản thư pháp với nét bút “rồng bay phượng múa”, thiên hạ đệ nhị hành thư (1) – “Tế chí văn cảo” (2) của Nhan Chân Khanh. “Tế chí văn cảo” là bản thiên tế nháp do thư pháp thời Đường Nhan Châu Khanh viết vì cháu của ông ta. Tường thuật hai cha con Thái Thú Thường Sơn khi An Lộc Sơn tạo phản, tự mình xuất binh, đóng giữ ở thành trì, kiên quyết chống cự, đến nỗi “phụ hãm tử tử, sào khuynh noãn phúc”(cha bị hãm hại con bị giết, tổ vỡ trứng rơi), vì nghĩa quên mình. Bởi vì lúc ấy tâm trạng Nhan Chân Khanh bi phẫn cực độ, chữ trong bài không những viết sai, nét lúc to lúc nhỏ, hơn nữa có nhiều chỗ viết rất nguệch ngoạc. Nhưng chính vì như thế, toàn bài viết lại tràn đầy cảm xúc, nét bút uốn lượn thần kỳ, phong thái bất ngờ, vô cùng chân thực, tự nhiên.

Thư pháp gia nổi tiếng triều Nguyên Tiên Vu Khu trong “Thư bạt” đã từng viết: “ Đường Thái sư Lỗ Công Nhan Chân Khanh thư ‘Tế chí quý minh văn cảo’, thiên hạ đệ nhị hành thư”. Lời bình luận này đã được rất nhiều nhà thư pháp ở nhiều thế hệ công nhận. Bây giờ một bức thảo nguyên gốc đang được lưu giữ trong viện bảo tàng cố cung ở Đài Loan.

Thiếp thư Trần Trọng Quốc tặng Tông Chính đương nhiên không phải là bản gốc, nhưng cũng là của thư pháp gia Tiên Vu Khu nổi tiếng triều Nguyên, cũng có giá trị lịch sử vô cùng lớn, hiển nhiên là làm Tông Chính vui cực độ.

-Nếu chủ tịch Trần không chê, tôi sẽ mặt dày viết thêm một chút! Nhìn phía trên đầu bức “Tế chí văn cảo”, Tông Chính đương nhiên không từ chối yêu cầu vốn đã làm ông ta vô cùng thích thú này.

-Ha ha, vậy thì tôi xin chúc mừng anh, Trần Trọng Quốc, bản vẽ đẹp, không phải ai cũng có vinh hạnh có được! Hà Lạc nâng chén nói. Trong mắt hai người Hà Lạc và Trần Trọng Quốc lộ rõ vẻ vui mừng.

Tuy rằng Chủ tịch quốc hội đã nghỉ hưu, nhưng con cháu của ông ta vẫn đang nhậm chức, hơn nữa Chủ tịch quốc hội đã tham gia lãnh đạo đất nước nhiều năm, học trò, bạn bè của ông ta, phần lớn vẫn còn đang giữ chức ở khắp mọi nơi trên đất nước, cho nên lực ảnh hưởng vẫn không thể coi thường. Tông Chính là cháu của ông ta, tuy không theo đuổi chính trị, nhưng mấy năm nay hoạt động kinh doanh, gia sản cũng vô cùng khấm khá, không ai biết rốt cuộc gia tài của y có bao nhiêu.

Nếu Trần Trọng Quốc có thể tặng Tông Chính một bức thư pháp, theo góc độ nào đó mà nói, không khác gì một tấm bùa hộ mệnh! Tuy không thể làm kinh sợ nhóm lãnh đạo trong giới quan trường, nhưng cũng có thể làm bọn họ phải e dè. Điều này đối với Trần Trọng Quốc mà nói, hiển nhiên là không còn gì tốt bằng.

-Ha ha, có Lạc Lạc anh trấn thủ, ở thành phố Thượng Hải này còn ai dám làm khó chủ tịch Trần, có phải không? Tông Chính ha ha cười nói. Cha của Hà Lạc là Phó Chủ tịch thường trực của thành phố Thượng Hải, nắm giữ kinh tế. Những năm gần đây, kinh tế thành phố vững bước tăng trưởng, con đường làm quan đương nhiên cũng sáng lạng. Cũng làm trong giới quan trường, nhiều người muốn có được chức Chủ tịch thành phố. Cho dù không có được, cũng phải đủ tư cách để làm Chủ tịch các tỉnh lị khác, thậm chí là Chủ tịch tỉnh ủy.

Hà Lạc có bảy phần trăm cổ phần trong bất động sản Thân Ý, điều này Tông Chính đã sớm biết.

-Anh đừng tâng bốc tôi! Hà Lạc đặt chén xuống, cười khổ nói.

-Ngọa hổ tàng long trong thành phố, nơi đâu cũng có người tài, Hà Lạc tôi có được coi là gì? -Ồ? Tông Chính cầm lấy chén rượu, như thoáng chút suy nghĩ nhìn Hà Lạc nói.

-Chẳng lẽ thật sự có người dám vuốt râu hùm sao? -Nha nội, không giấu gì anh, hạng mục lớn ngoài bến của thành phố bên cạnh tập đoàn bất động sản Thân Ý, hiện tại đã được an bài hết rồi, chỉ thiếu gió đông nữa mà thôi. Trọng Quốc lần này đầu tư rất lớn, dự định áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào để trở thành khu chung cư hiện đại hóa. Cố gắng nắm giữ, nhưng vào lúc này, khi ngày khởi công cận kề, hiện giờ thì đúng là ngày đó đã xa vời vợi. Hà Lạc thở dài một hơi nói.

-Vốn lưu động lớn đè ở trong tay, cũng không thể sử dụng, thật sự là sầu muốn chết! -Nguyên nhân do đâu? Phiền toái gì mà làm cho Hà Lạc anh cũng phải bất bình? Tông Chính nói có chút kinh ngạc. Với địa vị của Hà Trường An cha của anh ta ở thành phố Thượng Hải, thúc đẩy kiến thiết một khu nhà nhỏ, có thể nói là chuyện nhỏ như giết gà không cần dùng dao, kẻ nào mà có gan lớn đến như vậy, không ngờ dám kẹp cổ con trai của lãnh đạo chính quyền thành phố?

-Còn không phải là do chủ tịch tập đoàn Carrefour ở Hồng Kông đó sao! Trần Trọng Quốc căm hận nói.

-Tôn Chiếu Luân? Anh ta làm sao? Tông Chính càng cảm thấy khó hiểu. Hai người cùng làm trong ngành bất động sản, nhất là trong chuỗi các siêu thị, lẽ ra nên tránh xung đột với nhau mới đúng.

Hà Lạc cười khổ kể hết đầu đuôi sự việc, lúc này mới nói:

- Cũng không biết người Hồng Kông này rốt cuộc là do ai giật dây. Vừa rồi còn để ý đến đại lầu trong thiết kế quy hoạch của chủ tịch Trần, cuối cùng lại khiến chủ tịch Trần không thể không bỏ dở kế hoạch khởi công, đợi kết quả đàm phán của họ với chính phủ.

Tông Chính chép chép miệng. Với gia thế của y nếu bỏ ra bốn tỷ tệ để mua những tòa lầu cũ nát đó, cũng đúng là xót ruột như muối. Y tuy tiêu tiền rất thoải mái, nhưng bốn tỷ nhân dân tệ, đây không phải là con số nhỏ. Nếu để y đầu tư mua những tòa lầu cũ kỹ đó, dù thế nào chuyện này cũng không thể xảy ra.

Tuy nhiên, Tông Chính nghe cũng có thể hiểu được, ra giá bốn tỷ nhân dân tệ, mấy người Trần Trọng Quốc dám chắc có dụng ý bên trong, tám phần là cha con họ Hà cũng đã nhúng tay vào. Nếu không, bên thành phố chắc chắn không thể nhắm mắt đưa ra giá cao ngất ngưởng đến như vậy.

Cho dù giá nhà trong thành phố Thượng Hải mấy năm qua đã tăng lên rất cao, nhưng với giá cả nhà cửa hiện tại, với diện tích như nhau, những căn lầu ở cùng một nơi, cũng không thể bán được quá một trăm triệu nhân dân tệ. Còn về ý nghĩa lịch sử của những tòa lầu cũ đó, theo như Tông Chính thấy, đó chỉ là một lý do để tăng giá mà thôi. Nếu thật sự có ý nghĩa lịch sử như vậy thì vì sao mấy năm nay Ủy ban nhân dân thành phố vẫn chưa chính thức đầu tư tu sửa và đổi mới toàn bộ, ngược lại còn muốn dỡ bỏ chúng.

-Chúng tôi vốn ban đầu cũng có muốn cản trở họ, làm khó một chút, đương nhiên, tốt nhất là làm bọn họ biết khó mà lui, thế nhưng dường như theo như hiện tại thì lại tạo ra tác dụng ngược lại. Hà Lạc xòe hai tay ra nói.

-Tôn Chiếu Luân vẫn không tỏ thái độ gì, bên chính phủ cũng không tiện giục ông ta, mọi chuyện cứ kéo dài như vậy, Trọng Quốc thật sự là tiến thoái lưỡng nan. Chẳng thà lúc ấy xác thực, bất luận là có thể dỡ bỏ hay không, chung quy vẫn có thể thực hiện kế hoạch tiếp theo. Bây giờ lại bị kẹt ở đây! Tông Chính hiểu rõ nên chỉ cười cười, quả thật đúng là giống như những điều Hà Lạc đã nói, giống như đang bế tắc, thật đúng là không bằng vui vẻ thoải mái biết được kết quả cuối cùng, cho dù là phá bỏ hay không phá bỏ, đều có thể trù bị bước tiếp theo trong kế hoạch. Chứ không giống như hiện tại, khó xử, sửa rồi quy hoạch, nhưng Tôn Chiếu Luân lại không cần nữa, vậy chẳng phải là làm không công sao! Nhưng cũng lo nếu không quy hoạch… Có điều Tông Chính vẫn đang cầm chén rượu, lắc lắc, nhưng không tiếp lời. Chuyện này, có liên quan gì đến y? Hà Lạc tuy là có quan hệ rất tốt với y, Trần Trọng Quốc cũng vừa mới tặng y một bức thảo thư quý, nhưng trước đó Phương Minh Viễn cũng đã tặng ông ta một khoản tiền trị giá hàng chục triệu. Có những món quà đó hiển nhiên mềm tay, Tông Chính đương nhiên là không muốn tùy tiện tỏ thái độ.

Trần Trọng Quốc và Hà Lạc thoáng nhìn nhau. Tông Chính như đang câu cá, thật ra làm họ khó mà mở miệng.

Trong khoảnh khắc không khí có phần lạnh lẽo. Tông Chính cầm chén rượu uống một hơi cạn sạch nói:

- Lạc Lạc, anh nói những điều này với tôi là muốn tôi giúp anh sao?

Hà Lạc lập tức lộ vẻ vui mừng nói:

- Nha nội, chỉ cần anh ra mặt…

-Không không không, trước khi chưa làm rõ các vị rốt cuộc dự định tỏ thái độ thế nào với Tôn Chiếu Luân, tôi sẽ không ra mặt. Tông Chính giơ ngón trỏ tay trái ra, quơ quơ trước mặt Hà Lạc nói.

-Đầu tiên, tôi và Tôn Chiếu Luân không hề có bất kỳ ân oán gì, nước sông không phạm nước giếng. Tiếp nữa, Tôn Chiếu Luân là chủ tịch của tập đoàn Carrefour, mà tôi lại có qua lại với Phương Minh Viễn người đã sáng lập ra tập đoàn Carrefour, dù ít dù nhiều cũng phải nể mặt, giữ thể diện cho cậu ta vài phần. Tuy tôi không sợ cậu ta, nhưng cũng không có nghĩa là tôi sẽ đắc tội với cậu ta. Thứ ba, Lạc Lạc, chẳng lẽ cô không cảm thấy, chuyện như thế này, chẳng lẽ một mình Tôn Chiếu Luân có thể làm được sao? Tông Chính trong lòng hiểu rất rõ, một khoản kinh phí lớn như vậy, Tôn Chiếu Luân tuy là chủ tịch tập đoàn Carrefour, có thể điều động được hàng trăm triệu tài chính trong tay, nhưng tuyệt đối vẫn không thể làm được chuyện như thế này. Điều này chỉ có thể nói lên rằng, Tôn Chiếu Luân chỉ là người đại diện ra mặt nói giúp mà thôi. Sau lưng ông ta, nếu không nhầm thì chính là Phương Minh Viễn, nếu không thì cũng là nhà họ Quách ở Hồng Kông. Trần Trọng Quốc và Hà Lạc vẫn chưa đủ tư cách để đối địch với nhà họ Phương hay nhà họ Quách.

Trần Trọng Quốc và Hà Lạc vội cười trừ nói:

- Nha nội, chúng tôi không hề có ý gì khác, chỉ là muốn biết được tin tức xác thực, tòa lầu số mười tám ngoài bến này, Tôn Chiếu Luân rốt cuộc là có muốn hay không! ------

(1) Hành thư: hay Hành khải, tương truyền là thể chữ được hình thành vào cuối đời Hán.

(2) “Tế chí cảo”: tên đầy đủ là “Tế chí quý minh văn cảo”, được viết vào năm thứ nhất niên hiệu Càn Nguyên, của Đường Túc Tông (năm 758). Tác phẩm được viết trên giấy, trên tác phẩm có nhiều dấu ấn tín khác nhau, từng được cất giữ ở nhiều nơi khác nhau như Tuyên Hòa nội phủ (Tống), Nội phủ (Thanh),... hiện được lưu trữ trong Bảo tàng Cố cung ở Đài Bắc. “Tế chí cảo” là bài tế do Nhan Chân Khanh viết cho Nhan Quý Minh (cháu gọi ông bằng cậu) bị chết trong loạn An Sử. Năm Thiên Bảo thứ 14 (năm 755), An Lộc Sơn mưu phản, Thái thú Bình Nguyên là Nhan Chân Khanh liên lạc với anh họ là Thái thú Thường Sơn Nhan Cảo Khanh khởi binh để chống phản tặc. Vào tháng giêng năm sau, quân An Lộc Sơn tấn công vào Thường Sơn, hai cha con Cảo Khanh và Quý Minh bị bắt. Cảo Khanh vừa thấy An Lộc Sơn, liền trách mắng không ngừng. Lộc Sơn nổi giận, cho người lấy móc sắt rạch đứt lưỡi của Cảo Khanh, nhưng ông vẫn không ngừng mắng rủa. Thế là An Lộc Sơn ra lệnh xử lăng trì cả hai cha con. Dòng họ Nhan bị hại hơn 30 người. Vào năm thứ nhất Càn Nguyên, Chân Khanh cho người đến Hà Bắc tìm hài cốt của Quý Minh, đau lòng đứt ruột, cầm nước mắt mà viết nên bài tế này. “Tế chí cảo” không đẹp chỉnh tề, nét chữ viết có phần nguệch ngoạc, lại có nhiều chỗ sai sửa. Song, tác phẩm lại thể hiện sự căm phẫn của Nhan Chân Khanh đối với bọn phản tặc, phảng phất niềm đau mất người thân. Chữ viết trong bài chịu ảnh hưởng nhiều bởi tâm trạng của ông. Từng nét bút như tả tình, từng giọt mực như dòng lệ, khóc than không dứt.

Tác phẩm này vốn chỉ là một bản thảo chứ Chân Khanh vốn không định cho nó là tác phẩm thư pháp. Nhưng trong cái vô ý mà tuyệt tác được thành. Toàn bài có khí thế vững vàng mà lại sống động bay bổng, bút pháp hùng vỹ, thư thể truyền thần, đẹp 1 cách tự nhiên. Giá trị tác phẩm ở chỗ vẫy bút tự do, mà không nhập tâm vào gò nét chữ, tự do hào sảng, mực lệ giao hòa. Từ đó mà thấy được cái thần diệu tâm bút hợp nhất, vẫy mực vô ý mà nét nét có hồn.

Tác phẩm là một trong 3 bức bản thảo nổi tiếng nhất của Nhan Chân Khanh (bên cạnh “Tranh tọa vị cảo”, “Cáo bá phụ văn cảo”), từng được lưu trong những bản khác thời Tống, Minh, Thanh, được nhiều người mô phỏng học tập, khen ngợi không dứt.