Chương 6: Chương 6 Sông Ngầm Dậy Sóng

Sông Ngầm Dậy Sóng

Trong Phủ của Hân Quận công Nguyễn Đĩnh. Trịnh Tông xoay xoay chiếc bút lông giữa mấy ngón tay. Hắn định viết một bức thư pháp nhưng không sao tập trung cho được. Những câu mà tên tiểu nhị vốn là tai mắt của hắn ở phủ chúa báo về khiến hắn cảm thấy một nỗi lo sợ mơ hồ,

Hắn đường đường là con trai trưởng, vậy mà phụ vương lại không thích hắn bằng thằng nhãi Trịnh Cán, hắn khôi ngô tuấn tú, hắn văn võ đều thông thạo, tuy nhiên phụ vương hắn lại chẳng bao giờ hỏi đến, thậm chí còn cấm ngặt hắn không cho vào chính phủ, Theo lễ cũ năm lên bảy là hắn đã được phép ra ở riêng để học, nhưng cha hắn cũng phớt lờ, mãi đến khi hắn lên chín mới cho học, mặc dù được các đại thần tấu xin nhưng cha hắn cũng không cho hắn phủ đệ riêng mà lại bắt hắn đến nhà Nguyễn Đĩnh ở, lại truyền rằng khi có lệnh mới được vào triều. mọi điều hắn đều hơn hẳn Trịnh Cán, nhưng phụ vương hắn lại làm bộ không nhìn thấy. ngay từ nhỏ hắn đã không cam lòng, một ngày nào đó hắn nhất định sẽ ngồi lên ngôi Chúa, năm hắn mười hai tuổi uất hận của hắn đối với cha mình đã lên đến đỉnh điểm, hắn bắt đầu tích cóp thế lực cho mình.

Dưới sự trợ giúp của Hân Quận công, vây cánh của Trịnh Tông dần mở ra rất rộng, hắn bí mật chiêu hiền đại sĩ, lúc nào cũng tỏ ra là một người con tốt, trong mấy năm ngắn ngủi, dã có rất nhiều đại thần ngả theo như Nguyễn Lệ Trấn thủ Sơn Tây, Nguyễn Khắc Tuân Trấn Thủ Kinh Bắc, Ngự Sử đài Nguyễn Thướng, Vũ Huy Đĩnh và nhiều đại thần khác ủng hộ. Lúc này Thị Quỳnh, Nhũ mẫu của Trịnh Tông tiến vào mang theo một bát canh gà, bà là người đã nuôi vương tử từ nhỏ nên tình cảm rất tốt, bình thường gặp thế tử không phải làm lễ. thấy thế tử nhăn mày nhíu mặt, bà liền đặt bát canh gà xuống trước mặt Trịnh Tông rồi ôn tồn khuyên bảo:

“ -Vương tử bất tất phải nhọc lòng, nhất định sau này Đức bề trên sẽ nhận ra tấm lòng của vương tử.”

Trịnh Tông ném cây bút xuống bàn rồi nói:

“Quỳnh nhũ mẫu, ta vẫn không hiểu tại sao, ta cái gì cũng cố gắng mà phụ vương vẫn không hề để ý. “

Thị Quỳnh cũng không biết nói thế nào cho phải đành phải nói:

“Vương tử hãy dùng canh đi đã, những chuyện đó hãy để sau rồi tính .”

Trịnh Tông gật đầu, cầm lấy bát canh gà, nhưng hắn mới múc được hai thìa thì ngoài đại môn quận công phủ, có một tên trực nhật chạy vào bẩm báo:

“Kính lạy vương tử, Đức bề trên cho người mang Lệnh(1) đến”

Trịnh Tông vội bỏ bát canh xuống rồi nói;

“Mau mời Hân quận công cùng ta nhận lệnh của phụ vương”

Rồi lại quay sang Thị Quỳnh:

“Quỳnh nhũ mẫu mau giúp ta chuẩn bị áo mũ.”

Đợi gia đinh chuẩn bị xong áo mão hương án, bấy giờ thái giám truyền lệnh chỉ mới tiến lên trước hương án, hô lớn:

-“Vương tử Trịnh Tông tiếp lệnh chỉ”

Cả Nguyễn Đĩnh lẫn Trịnh Tông đều quỳ xuống ứng thanh:

-Có Nhi thần ( thần) .

Lúc này Thái giám truyền lệnh bắt đầu mới nâng cao lệnh chỉ lên quá đầu hướng về phía phủ chúa vái một vái, sau đó mới hạ xuống tuyên đọc, nội dung dài dòng trường thiên đại luận, tóm lại là Lệnh chỉ của Đô Nguyên Soái, Tổng Quốc Chính, Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm trách phạt Nguyễn Đĩnh dạy dỗ vương tử không nghiêm phạt bổng lộc ba năm, lại trách tội Trịnh Tông không để ý học hành, dám ngang nhiên ăn nói càn rỡ, mượn xưa nói nay khiến dân tâm bất ổn, phạt đóng cửa trong nhà đọc sách một năm, không có lệnh triệu cấm ngặt không cho vào triều kiến. lại lệnh cho hắn phải làm một tờ biểu tạ tội. để chúa xem xét.

Mặc dù cảm thấy mình bị Trịnh Cán chơi đểu nhưng Trịnh Tông và Nguyễn Đĩnh vẫn phải khấu đầu lĩnh chỉ tạ ơn

Truyền chỉ xong xuôi. Viên thái giám nói với Tông

“Vương tử nên nhanh chóng làm biểu là hơn. Ngày hôm qua từ lầu Ngũ Phượng trở về Đức bề trên đã vô cùng giận dữ.”

Nghe nhắc đến nơi ở của Tuyên phi Đặng Thị Huệ, Trịnh Tông đã nhận ra ngay nguyên cớ của lệnh chỉ trách phạt này đến từ đâu. Hắn không có nói gì mà thò vào trong ngực áo mong ra một đĩnh vàng dúi vào tay tên thái giám, cười giả lả;

“Trần công công, sau này mong công công chiếu cố. Tiểu vương tất có báo đáp.

Trần công công nhìn thấy đĩnh vàng sáng loáng trong tay thì đã vui đến mức cười sái cả quai hàm, gã lạy tạ rồi nói chuyện bằng một giọng cung kính có thừa, :

“Vương tử cứ yên tâm, cho dù là gió thổi cỏ lay trong đó, nô tài cam đoan Vương tử sẽ là người đầu tiên được biết.”

Trịnh Tông cười ha hả:

“Hay lắm, trăm sự đều trông vào công công cả.”: hắn quay sang Quỳnh nhũ mẫu nói với bà:

“Lát nữa nhũ mẫu hãy sai người đem thêm một chút đồ hiếu kính mang vào trong cung để Trần công công ủy lạo anh em.”

Trần công công là lão hồ ly bực nào, gã chỉ nghe qua là đã đoán biết được Trịnh Tông vương tử muốn mượn tay hắn đưa bạc mở rộng mối quan hệ trong phủ chúa và bên cấm cung của Vua Lê. Chuyện này trong gia đình vua chúa rất thường xảy ra, gã cũng không thấy chỉ làm lạ. liền thay mặt anh em thị vệ, cung nữ thái giám trong cung cảm tạ ân điển của Đại vương tử. thế còn việc có đặt mối quan hệ hộ đại vương tử hay không, Trần công công hắn lại còn phải xem xét hướng đi của các thế lực trong triều, chỉ cần đứng nhầm chỗ thôi, đợi đến khi tân chúa lập lên, cho dù hắn có mọc thêm mười cái đầu cũng không đủ để chém. Trịnh Tông cũng biết như vậy cho nên cũng không vội thúc dục, cả hai nói thêm vài câu nữa rồi Trần công công cáo từ trở về phủ chúa phục mệnh.

Trong khách sảnh chỉ còn lại Tông và Nguyễn Đĩnh. Lúc này Nguyễn Đĩnh mới nói với Tông:

“Gần đây Đức bề trên bỏ bê chính sự, suốt ngày sủng hảnh Đặng Thị Huệ, lần này Vương tử chỉ nói sai một câu, lẽ ra không đến mức phải thế, nhưng ta chắc chắn do bà ta xúi bẩy, đức bề trên mới nặng tay với người như vậy.”

Trịnh Tông im lặng ngồi xuống ghế, tay hắn giở lệnh chỉ ra xem. Trên đó còn đóng một con dấu triện thể hiện 4 chữ “Tĩnh Đô Vương Triện” đại biểu cho quyền lực của chúa vẫn còn tươi rói, hắn lấy tay nhẹ nhàng sờ miết vào dấu triện một lát rồi mới bảo Nguyễn Đĩnh:

“Nay phụ vương ngày một yếu đi, lại vô củng sủng ái Trịnh Cán, vừa hôm trước ta mơ thấy mình mặc áo chầu chàm, đội mũ chữ đinh, đứng chầu ở trước phủ đường, ta e rằng đó là điềm triệu trong cung nay mai có biến. chúng ta có lẽ không còn nhiều thời gian.”

Nguyễn Đĩnh đã lờ mờ đoán được ý của Trịnh Tông những lão vẫn hỏi lại;

-Ý của Vương tử là….?

Trịnh Tông nắm chặt cuộn lệnh chỉ, gằn giọng nói:

“Hôm nay là đóng cửa trách phạt, ai biết ngày mai sẽ là hạ ngục chém đầu, tiên hạ thủ vi cường mới chính là thượng sách.”

Hắn ngẩng đầu lên nói với vị Hân Quận công còn đang trợn mắt há mồm. :

“Nhà ngươi mau cho người đi suốt ngày đêm, triệu Trấn thủ Kinh Bắc và Trấn Thủ sơn tây bí mật cho thân tín hồi kinh gặp ta, dặn bọn chúng phải thật cấp tốc, thế sự khó lường rồi…..”

……………………

Trong Huỳnh Dương cung nơi ở của Thái Phi mẹ của Trịnh Sâm, cả hai người có vẻ như đang đối chọi gay gắt, Thái phi đang ngồi trên chiếc ghế trạm trổ vô số con chim phượng, trên người của đức thái phi mặc một bộ áo dài trước ngực và sau lưng cũng thêu hình chim phượng lúc này bà đang nói với Trịnh Sâm;

“Đức bề trên xem xét lại, Tông nhi chẳng qua chỉ mắc một lỗi nhỏ, vậy mà lại bị trách phạt nặng nề như vậy, ta thấy không thỏa đáng. Tông với Cán đều là cháu nội của già này, nhưng già này nghĩ rằng Tông đã trưởng thành mà Cán thì còn quá nhỏ, lại đau yếu luôn, già này chỉ mong vương thượng coi trọng tôn miếu xã tắc, hãy tạm để khuyết ngôi kế tự, chờ xem Tông có tự răn mình mà sửa lỗi hay không, nhược bằng không thì hãy đợi đến khi Cán đã lớn cùng chẳng có gì là muộn.”

Trịnh Sâm không nhanh không chậm trả lời:

“Mẫu hậu bớt giận, Tên Cán và tên Tông là đối với mẹ là cháu, chưa bằng đối với nhi thần là con. Người xưa nói biết con không ai bằng cha. Nhi thần cũng chưa đến nỗi mê mệt, vả lại triều đình bàn bạc chung chứ cũng chẳng phải nhi thần yêu quý con nhỏ mới bày ra việc này. Mẹ há chẳng biết rõ rồi hay sao. Nếu không sớm định người kế tự, thì lũ tiểu nhân dòm nom, không biết tai họa đến lúc nào. Việc lớn nhà nước, chỉ cốt phó thác được người xứng đáng. Đã coi tôn xã làm trọng, thì dẫu con đẻ ra cũng không được tư túi, lẽ nào nhi thần lại tư túi với con nhỏ. Nếu bệnh của Cán vẫn không khỏi, thì thà rằng lập quận Côn, để trả lại cơ nghiệp cho ngành cả của nhà bác, chứ không đành lòng phó thác cho đứa con bất hiếu làm hỏng cơ nghiệp của tổ tiên.”

Thái Phi nghe đến đây thì đã biết Trịnh Sâm đã quá mê mêt Thị Huệ rồi, cái gì mà không tư túi con nhỏ, nếu là người bình thường sao lại có ý định phế trưởng lập ấu. bà toan định khuyên bảo thêm thì Trịnh Sâm đã ngăn không cho bà nói:

“Mẫu hậu hãy tạm nghỉ ngơi. về chuyện này Triều đình tự có bàn bạc, cho dù nhi thần có tự chủ trương, bọn ngự sử chó điên chưa chắc đã nghe cơ mà.”

Bà nghe vậy thì thở dài mà không nói gì nữa, chỉ nhắc nhở Trịnh Sâm:

“Mong vương thượng lấy xã tắc làm trọng, để già này lúc chết còn có mặt mũi đi gặp liệt tổ liệt tông nhà họ Trịnh.”

“Mẫu hậu cứ yên tâm, quả nhân tự có chủ kiến.”

…………………..

(1)Lệnh chỉ: Thời Lê – Trịnh các chính lệnh do vua Lê ban gọi là Chiếu chỉ, còn do Chúa Trịnh ban gọi là Lệnh chỉ.