* ĐÁNH THÀNH CỬU GIANG.*
Cung Huỳnh Dương, thành Hoàng Đế (1).
Thành Hoàng Đế là nơi ở và làm việc của Vương triều Thái Đức Lưu Nhạc, cách phủ thành Quy Nhơn 18 dặm về phía bắc, tòa thành Hoang phế hơn ba trăm năm này, khi xưa gọi là thành Đồ Bàn kinh đô của vương quốc Chăm Pa.
Năm 1778 Lưu Nhạc xưng Vương, sau nhiều tính toán cân nhắc, hắn không chọn phủ thành Quy Nhơn vừa chiếm được để dựng kinh thành, mà lại chọn Đồ Bàn. Một trong những yếu tố quan trọng khiến hắn chọn nơi này định đô, đó là địa thế phòng thủ thiên nhiên kiên cố.
Thành Hoàng Đế dưới thời Lưu Nhạc nguyên là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi là 7400m. Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m rộng 370m. Bên trong Thành Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật dài 174m rộng 126m. xây dựng chủ yếu bằng gạch bát tràng và đá trắng Chăm Pa.
Kể từ khi cung Huỳnh Dương được khánh thành, Lưu Nhạc đã chuyển đến đây ở, còn phủ thành Quy Nhơn chỉ là nơi ở của quan đầu tỉnh mà thôi.. Bên trong Trung Cực điện, Lưu Nhạc, Lưu Huệ, Lưu Lữ, cùng với bá quan văn võ, đang tụ họp trước một tấm bản đồ Đàng Trong, cả đám đang nghiên cứu về chiến lược bình định Nguyễn Anh
Theo tin tức quân báo của Lưu Huệ, sứ giả của Nguyễn Anh, Châu Văn Tiếp, đã bí mật đi sang Xiêm La cầu viện, nếu hắn không nhầm, Nguyễn Anh định mượn quân Xiêm để lấy lại đất đai.
Lưu Nhạc không thể không lo lắng, trận chiến với Nguyễn Anh lần này quan hệ đến khí số, quốc vận của Tây Sơn, nếu giành chiến thắng thì từ nay sẽ không còn cảnh biên giới bị xâm phạm, nước Tây Sơn sẽ có thể tập trung toàn bộ quốc lực, binh lực để thảo phạt các nước Bắc Hà, cùng với các Vương Quốc phía bên kia dãy Trường Sơn (2). Nhưng nếu thất bại thì sẽ tình huống sẽ rất gay go, không thể giải quyết triệt để Nguyễn Anh, như vậy việc tranh giành Bắc Hà với Trịnh Cán sẽ trở nên hết sức khó khăn.
Thấy vẻ mặt Lưu Nhạc lo lắng, bồn chồn, Lưu Lữ khuyên nhủ:
- Hoàng huynh, binh lực và vũ khí của quân Tây Sơn ta đều mạnh hơn rất nhiều so với Nguyễn Anh, Tây Sơn thất hổ tướng rất có kinh nghiệm điều binh, hơn nữa Tam đệ dụng binh nhanh như thần, có thể nói không ngoa là bách chiến bách thắng., Nguyễn Anh tuy là một kẻ không dễ đối phó, nhưng hẳn sẽ không thể dễ dàng chiếm được lợi thế khi đối mặt với chúng ta, cuộc chiến ở Gia Định, thần đệ cho rằng Tây Sơn ta tất sẽ giành được chiến thắng.
Hoàng đế Thái Đức Lưu Nhạc gật gật đầu, nói tiếp:
- Nói thì như vậy, nhưng trẫm(3) vẫn rất lo lắng.
Lưu Nhạc còn nói xong, trước điện bỗng có một tên lính mặt mũi đầy bụi bặm, toàn thâm bê bết đất bùn mang theo một bức thư gấm, chưa vào đến điện đã ngã vật ra đất. chỉ kịp nói một câu:
- Hải Vân có biến
Lưu Huệ giật lấy tín thư từ tay tên thái giám, mở ra đọc, rồi vẻ mặt lập tức đen sạm lại
- Hoàng thượng, Thành Hải Vân đã mất, !
- Sao?
Lưu Nhạc nghe vậy vô cùng khiếp sợ:
- Hải Vân bại ư?
Các văn võ đại thần trong điện cũng nhao lên, vẻ mặt tỏ rõ là không thể tin nổi:
- Hoàng Thượng?
Lưu Nhạc đón lấy phong thư từ tay Lưu Huệ lật ra xem rồi ngửa mặt thở dài
Lưu Lữ đứng ở bên cạnh nhìn qua, chỉ thấy trên phong thư gấm viết rõ, quân Trịnh do Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy mang theo quân đánh chiếm Hải Vân Quan, toàn bộ bảy ngàn quân giữ thành bị giết, Phạm Ngao cùng Nguyễn Khuê tử trận, Tổng Đốc Lưỡng Quảng Lưu Thủ Nghĩa (Quảng Nam, Quảng Ngãi, không phải quảng đông quảng tây của nhà Thanh) , mang theo tám ngàn quân bản bộ tiếp ứng, nhưng đến lưng đèo Hải Vân thì bị Bùi Mân phục kích tổn thất thảm trọng, không đánh được đã bỏ chạy, lui về giữ Quảng Ngãi..Lưu Tổng đốc xin Lưu Nhạc cho một vạn quân đến cứu viện,,
Lưu Nhạc vẻ mặt âm trầm tới cưc điểm, phải khó khăn lắm, hắn m,ới chiếm được Quảng Nam, vậy mà… tên khốn Lưu Thủ Nghĩa thật đáng chết, Hải Vân Quan thất thủ. Mang lại cho Tây Sơn áp lực rất lớn, nếu có sơ suất gì thì Quảng Ngãi cũng nguy rồi, nếu Quảng Ngãi thất thủ thì Quy Nhơn cũng không xong!
- Không thể nào?
Lúc này, Lưu Lữ cũng không thể tin được, Hắn cho người lay tỉnh tên lính kia rồi hỏi:
- Mau nói cho bổn tướng, ngươi có nhầm không,từ Bắc Hà vào đến Thuận Hóa, sao thám báo quân ta lại không biết? quân Trịnh không thể mọc cánh bay tới Quảng Nam được
Tên lính kia sợ hãi nói:
- Tướng quân, thằng nhãi Trịnh Cán, hứa hẹn phong thưởng vô cùng trọng hậu, toàn quân hắn như ăn phải xuân dược, cả đám đều ngậm cỏ vào mồm, bịt vải vào chân ngựa, hơn nữa trong suốt mấy ngày hành quân không hề dừng lại nấu cơm mà chỉ ăn lương khô, quân tiên phong của bọn chúng chia thành từng toán nhỏ, tiến hành săn bắt thám báo quân ta, đợi khi Phạm tướng quân phát hiện ra, bọn chúng đã tới chân thành rồi.
- Khốn kiếp
Thái Đức nghe vậy lại kinh ngạc, Quân Trịnh đã mạnh như vậy từ bao giờ?!
Lưu Lữ cũng chợt biến sắc, nói như vậy thì đám quân của Trịnh Cán này không thể xem thường được, Trịnh Cán tuổi mới bao lớn mà đã có đảm lược như vậy, sau này chỉ sợ….
- Hoàng Thượng!
Lưu Huệ vội nói:
- Quảng Nam đã thất thủ rồi thì cũng thôi đi, nhưng Quảng Ngãi không thể dễ dàng bị chiếm mất, việc không nên chậm trễ, chi bằng nhanh chóng dừng việc đàn áp người Hoa lại điều đại quân đến chi viện cho Lưu Thủ Nghĩa!
- Phải nhanh lên mới được!
Thái Đức Lưu Nhạc nói với Lưu Huệ:
- Tam đệ, ngươi giao cho Lý Văn Bưu mười ngàn tinh binh lập tức xuất phát, bằng mọi giá phải đến được Quảng Nam trong thời gian ngắn nhất, sau đó đóng chắc tại Quảng Ngãi cho trẫm, rồi khanh mau chỉnh đốn lại rồi mang theo đại quân đi sau, việc người Hoa cũng phải giải quyết ổn thỏa mới được
- Thần đệ tuân chỉ! Lưu Huệ lĩnh mệnh bước đi.
Lưu Nhạc quay ra căn dặn bộ hạ:
- Người đâu, truyền lệnh trẫm, thám báo theo sát Nguyễn Anh, ngày hắn nói câu gì, hắt hơi mấy lần trẫm cùng muốn biết, Trịnh Cán cũng vậy.
………………………….............
Trên quan đạo, Nguyễn Hữu Chỉnh đang dẫn hơn năm ngàn tinh binh ngày đêm hành quân, tiến nhanh về phía Thành Quế Sơn.
Trận đánh này, ngay cả Lưu Nhạc ở thành Đồ Bàn xa xôi e là cũng đã biết được.
Hiện giờ, việc duy nhất mà quân Trịnh có thể làm chính là chạy đua với thời gian, tranh thủ khi quân Tây Sơn còn chưa kịp phản ứng, với khí thế sét đánh không kịp bưng tai nhanh chóng đoạt lấy toàn bộ Quảng Nam, sau đó phái quân chốt chặt các con đường trên bộ. trực đạo, quan đạo, sạn đạo và cả con đường tơ lụa trên biển. có lẽ cần phải xin Vương thượng điều thêm thủy quân Bắc Hà.
Một khi quân Trịnh chiếm được Quảng Nam thì tất sẽ chiếm được thế chủ động về chiến lược!
…………………………………
Cùng lúc đó, Trên đất Tư Lăng và các châu lân cận của Đại Thanh , lúc này đang chiến tranh liên miên.
Đồng thời với Trịnh Cán thảo phạt Hải Vân, Đại tướng của Trịnh Tông, Nguyễn Khắc Tuân cũng tự mình dẫn ba vạn năm ngàn quân chính quy, cùng với một vạn quân địa phương cùng sáu vạn dân phu quy mô đánh vào Quảng Tây của Đại Thanh quốc. Chưa tới nửa tháng, đại quân dễ dàng chiếm được Bách Đích, Mỹ Phong, Túc Lẫm, Hữu Sào, Ngọc Tỷ ở châu Bảo Lạc (Tuyên Quang); các động Đông Mông, Vô Cửu, Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên ở châu Vị Xuyên (Tuyên Quang) và 28 thôn ở các động ở châu Thủy Vĩ (thuộc Hưng Hoá), 25 thôn của động Trình Hàm ở châu Thủy Vĩ (thuộc Hưng Hoá). 4 động ở châu Quỳnh Nhai, 3 động châu Chiêu Tấn và các châu Quang Lang, Hoàng Nham, Hợp Phi (Hưng Hoá). quân tiên phong tiến thẳng tới Thủ phủ của quận Cửu Giang. Tổng Đốc Vân Quý Lý Thị Thiêu nghe tin vô cùng kinh hãi, cấp bách sai Đề đốc Vân Nam Ô Đại Kinh mang theo đại quân đến thành Cửu Giang cứu viện, đồng thời sai người cấp báo Thư thường,, xin giúp đỡ. Tình thế hết sức căng thẳng, quân Thanh vô cùng khinh địch khiến cho Nguyễn Khắc Tuân một hơi tiến lên, lúc này đã cách thành Cửu Giang chỉ còn hơn hai mươi dặm.
…………………….
Tại kinh thành Thăng Long, Trịnh Cán cùng mọi người đang nghị sự.
Về việc có phát binh tấn công Thành Bản Phủ hay không là một chuyện, khi đó giữa các chư tướng sẽ nảy sinh ra nhiều bất đồng nghiêm trọng.
Phạm Ngô Cầu chắp tay hướng về phía Trịnh Cán, nói rằng:
- Vương Thượng, ba trấn đó là đất đai của Đại Việt ta, nay nhân cơ hội này không đánh tan quân phản loạn còn đợi đến khi nào
Nói chưa dứt lời, Đinh Tích Nhưỡng liền lớn tiếng phản bác:
- Mặc dù Phạm công nói rất có lý, nhưng mà dù sao phía đó đang đánh đại thanh lấy lại đất đai đã mất. còn lại đối với chúng ta cùng là người Đại Việt, việc cõng rắn cắn gà nhà này là tuyệt đối không nên làm.
Trong đám văn võ có khá đông người nhất trí với ý kiến của Đinh Tích Nhưỡng, theo ý nghĩ của họ mặc dù Trịnh Tông, và Trịnh Cán tranh giành đại thống (4), thế nhưng chung quy vẫn là anh em một nhà, dù anh thắng hay em thắng cũng vẫn là hoàng tộc đại việt cầm quyền, thế nhưng nếu lần này Trịnh Cán nhân cơ hội quấy nhiễu Trịnh Tông e là toàn quân Nguyễn Khắc Tuân ở Cửu Giang sẽ bị giết, sau này sử sách ghi chép về Trịnh Cán chắc chắn sẽ không tốt đẹp,.
Ngồi trên bảo tọa cửu long, Trịnh Cán đưa mắt liếc xuống dưới nhìn Hoàng Đình Bảo
Bàn về sự từng trải, Hoàng Đình Bảo có thể không bằng lão tướng kia, nhưng về nhìn xa trông rộng hắn tuyệt đối đứng hàng thứ nhất.
Trịnh Cán hỏi:
- Đình Bảo, ngươi nghĩ sao?
Hoàng Đình Bảo suy nghĩ một lát, thi lễ nói:
- Vương Thượng, Dù sao Bắc Việt cùng với chúng ta gắn bó như môi với răng, vi thần cho rằng, lần này không nên bỏ đá xuống giếng,
Phạm Ngô Cầu nói:
- Dẫn đại quân tới Cao Bình, nhất cử đánh bại Trịnh Tông rồi sau đó, đích thân chống đối quân Thanh không hơn sao, cần gì phải lòng vòng như vậy?
Trịnh Cán phẩy tay áo, nói rằng:
- Việc đánh úp Thành Bản Phủ, quyết không thể làm. Huynh đệ quả nhân cho dù có bất hòa, cũng không đến lượt người ngoài thừa nước đục thả câu, việc trước mắt, chúng ta tập trung vào bình định phía nam trước đã. Việc ở Phía bắc cú để huynh ta lo vỡ đầu đi,
Trịnh Cán rút ra một lệnh tiễn, ra lệnh:
- Hoàng Đình Bảo nghe lệnh!
- Hoàng Đình Bảo bước lên hai bước, thi lễ nói:
- Có thần
Trịnh Cán, hô lớn:
- Truyện lệnh quả nhân giao cho Hoàng Phùng Cơ Dẫn theo ba vạn bộ quân, hai vạn thủy quân, xuôi xuống Quảng Nam hội họp cùng với Nguyễn Hữu Chỉnh, bảo bọn họ chốt chặt quảng Nam, tuyệt đối không cho quân Tây Sơn có cơ hội
Hoàng Đình Bảo, tuân lệnh hô lớn:
- Rõ!
Trịnh Cán lại nói
- Phan Lê Phiên nghe lệnh
- Có vi thần
Trịnh Cán, trầm giọng nói:
- Thay mặt quả nhân viết hai thứ, một quốc thư gửi Trịnh Tông, nói rằng quả nhân sẽ không nhân cơ hội đánh úp hắn, nói hắn cứ yên tâm mà đánh .việc tranh chấp tạm thời giảng hòa. Thứ hai là một bức lệnh chỉ xóa miễn toàn bộ thuế khóa cho dân chúng Quảng Nam, đồng thời mệnh lệnh Hoàng Đình Thể trấn thủ Thuận Hóa, kiêm đốc suất Quảng Nam tích cực thi hành tân chính, triệt để nắm vững quyền quân chính, nếu có sơ suất mang đầu đến gặp.
- Thần tuân chỉ
Hoàng Đình Bảo cùng Phan Lê Phiên đều quay mặt bước đi
Trịnh Cán đưa mắt nhìn đám còn lại
- Các tướng còn lại, nhanh chóng chuẩn bị, rất có thể Tây Sơn sẽ triển khai đại quân cướp lại Quảng Nam.
- Rõ
Đợi các tướng tá đi hết,. Trịnh Cán mới đứng dậy vỗ tay hai tiếng. lập túc sau màn một hắc y nhân đi ra:
- Ảnh vệ Chu Tước Kinh Dương tham kiến Vương thượng
Trịnh Cán gật đầu, nói với tên Ảnh vệ:
- Truyền khẩu dụ quả nhân tới Hoàng Đình Quyết, bảo hắn phối hợp với các thống lĩnh khác, triển khai hệ thống tình báo toàn diện tại đàng trong. Nếu không làm được, bảo hắn mang đầu tới gặp.
- Rõ
Tên ảnh vệ lắc mình, lại biến mất trong Tử Cấm Thành không để lại một chút dấu vết.
……………………
Sau đây để tiện cho ta tiếp tục câu truyện xin được thống nhất như sau, đất đai do nhà Lê và Trịnh Tông nắm sẽ gọi là Bắc Đại Việt, đất đai do Trịnh Cán nắm sẽ gọi là Nam Đại Việt, Đất Đai Lưu Nhạc nắm sẽ là nhà Tây Sơn, còn phần của Nguyễn Anh sẽ tạm gọi là Nhà Nguyễn. cùng với đó thời gian trong truyện vẫn theo niên hiệu của vua, lấy năm Cảnh Hưng để xác định thời gian. Đa tạ. Truyện của (KeoChuoi) đăng trên YY.
……………………………….
Bắc Đại Việt, Kinh đô
Đoan Nam Vương Trịnh Tông chắp tay sau lưng, đi qua đi lại trong đại điện, ngồi ở chủ vị chính là vị quân chủ trên danh nghĩa của Đại Việt Hoàng Đế Lê hiển Tông. Từ ngày chạy lên đây, Lê Hiển Tông đã mất toàn bộ quyền hành, trở thành một con rối không hơn không kém, dường như vị Hoàng đế này cam chịu rất khá, dù không có quyền hành gì nhưng người ta vẫn thấy ngài rất vui vẻ. trong sử sách sau này chính ghi lại câu nói của Lê Hiển Tông
“ Trời sai nhà Chúa xuống đây để giúp ta, chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui”
Quả thật là ý nghĩ của một vị hoàng đến buông tay rủ áo.
Lúc này thấy Trịnh Tông lo lắng, vị Hoàng đế này bèn hỏi:
- Vương hãy bình tâm ngồi xuống, trẫm nghĩ phía bên kia chắc sẽ không có động tĩnh gì đâu
Phía dưới hai người không xa, đứng đó lần lượt là Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Đĩnh, Bằng Vũ. Tiên Quân Luân, Hầu Triều Tông, Thường Chí Phúc, Dương Khuông, Bùi Huy Bích các đại tướng cùng văn võ bá quan. Mọi người sắc mặt đều ngưng trọng, tham chiến ở Ngoài biên giới việc hệ trong vô cùng, nếu lúc này quân Bắc Đại Việt thực sự bỏ đá xuống giếng sợ rằng,. Trịnh Khải tổn thất không nhỏ.
Trịnh Tông đột ngột nói:
- Không được, Bùi Huy Bích, nhanh phái sứ giả đi Thăng Long cầu Hòa?
Bùi Huy Bích chưa kịp nói gì, thì bên ngoài điện có một viên thái giám bẩm báo
- Hoàng Thượng, có sứ giả của Điện Đô Vương cầu kiến
………………..
A..
Lê Hiển Tông nhất thời rùng mình, lập tức quay đầu nhìn ra cửa rồi nói:
- Cho sứ giả của Điện Đô Vương vào
Bùi Huy Bích cùng đám, văn võ đại thần đều nhìn ra cửa, viên sứ giả của Trịnh Cán bước vào cung kính quỳ xuống lậy ba lạy rồi hô lớn:
- Sứ giả của Điện Đô Vương xin ra mặt bệ hạ, Bệ hạ vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế, Đoan Nam Vương thiên tuế,thiên tuế, thiên thiên tuế.
Lê Hiển Tông phất tay,
- Sứ giả mau bình thân, không biết sứ giả đến có chuyện gì
Thấy cả đám chăm chú nhìn mình, vị sứ giả rút trong người ra một bức thư rồi nói:
- Hồi bẩm Hoàng Thượng, phụng lệnh của Điện Đô Vương điện hạ, vi thần mang theo thư do chính điện hạ viết, mời Hoàng thượng ngự lãm.
Trịnh Tông sốt ruột nói
- Trình lên đây
Đối với của động phạm thượng này của Trịnh Tông, vua Lê làm bộ không để ý,
Trịnh Tông xé mở bao thư giở cuộn giấy làm bằng gấm đoạn vàng ra đọc, chỉ thấy chân mày hắn giãn ra rồi dâng lên vua Lê, Một tên thái giám đỡ lấy cuộn quốc thư rồi quỳ xuống, giở ra xoay lại dâng cho Lê Hiển Tông đọc, chỉ thấy trong đó viết
“ Bản Vương, Trịnh Cán xin tâu với Hoàng đế như sau, kể từ khi người bỏ bản vương lên vùng Cao Bình, bản vương vẫn ngày đêm mong nhớ, nay nghe được tin, Tuân Sinh Hầu, mang quân đánh Quảng Tây giành thắng lợi liên tiếp, thật là hồng phúc của Đại Việt ta. Nghĩ tình khi xưa tiên vương còn tại thế luôn dạy dỗ phải trung quân ái quốc, nay bản vương xin noi gương Tuân Sinh Hầu mà thay Hoàng Thượng ra sức vì phương nam, khi nào hoàn thành mới quay trở lên đó phục mệnh, xin Hoàng Thượng trăm ngàn lần giữ gìn sức khỏe, Bản vương ở Kinh thành Thăng Long ngóng đợi giai âm.”
Phía dưới bức thư còn ghi dòng chữ Cảnh Hưng tứ thập nhất niên và đóng một đại triện có bốn chữ Điện Đô Vương Tỷ.
Mặc dù không quan tâm chính sự, thế nhưng thuật đế vương của Lê Hiển Tông vẫn còn đó, lão dĩ nhiên hiểu những ý ngầm trong bức thư này. Đầu tiên Trịnh Cán xưng là bản vương mà không xưng thần là đã có ý ngang hàng với lão, không thừa nhận quyền lực của Vua Lê tại bắc hà, thứ hai hắn nói thay mặt Lê Hiển Tông bình định phương nam, hoàn thành mới về phục mệnh, nghĩa là người lo đất phía bắc của ngươi, ta lo đất phía nam của ta, hai bên không ai phạm ai, còn câu cuối ngóng đợi giai âm, thì không cần nói cũng biết có hai tầng ý nghĩa, một là Trịnh Tông giết chết lão, hai là ngược lại, tên Trịnh Sâm sao lại sinh được một tên quái thai như vậy, tuổi nhỏ mà dã tâm không hề nhỏ.
Thế nhưng cứ theo như bức quốc thư này, thì biên giới với Trịnh Cán tạm thời không cần lo lắng, điều này cũng khiến cho Lê Hiển Tông và Trịnh Tông yên tâm trong dạ, toàn lực thu hồi đất đai của tổ tiên ở phương bắc.
……………………
Trên cánh đồng cỏ bát ngát phía bắc Thành Cửu Giang, mười vạn đại quân Bắc Đại Việt đang ồ ạt bài binh bố trận
Đại kỳ phất phới tung bay trong gió, Nguyễn Khắc Tuân khoác trên mình nhưng y. ngạo nghễ cưỡi trên lưng con tuấn mã. Phía sau hắn, là một đám mười mấy viên lang tướng tay cầm binh khí xếp thành hàng ngang, còn lại là quân sĩ Đại Việt, cầm tinh kỳ tung bay trong gió, gần như che phủ cả trời xanh!
Nguyễn Khắc Tuân, nhìn tường thành Cửu Giang rồi vung tay phải lên,
- Truyền lệnh, nhanh chóng cắm trại.
Trong chốc lát, hơn trăm kỵ binh chạy như bay về phía sau, vừa phi ngựa vừa hô lớn:
- Đại tướng quân có lệnh, nhanh chóng dựng trại, Đại tướng quân có lệnh, nhanh chóng dựng trại ………….
Chỉ trong chốc lát, đại quân liền dừng lại.
Lập tức một đội dịch tốt liền tháo dỡ lều bạt, lương thực hòm xiểng. đám dân phu cùng sĩ tốt, nhanh chóng cắm cắm, lắp lắp. đội Hỏa Đầu quân nhanh chóng lấy nước đào bếp nấu cơm, nướng thịt, còn lại Nguyễn Khắc Tuân đi cùng đám thân bình tiền hô hậu ủng đi lên quả đồi đối diện nhìn vào thành Cửu Giang.
- Đại tướng quân, ngôi thành này thực sự không dễ đánh.
Nguyễn Khắc Tuân, bình thản nói:
- Có thể đánh được thì đánh, không đánh được lùi về giữ một phần Giang Châu, trận này chúng ta đã đại thắng, không cần liều mạng.
Một viên tham tướng nói
- Đại tướng quân anh minh .
Truyền lệnh bản tướng, toàn quân nghỉ ngơi, lệnh các tướng tiến đến đại trướng nghị sự.
1.Thành Hoàng Đế: nằm trên nền cũ của kinh đô Đồ Bàn của Chăm Pa xưa, ngày nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, Bình Định. Nằm cách thành phố Quy Nhơn hiện nay khoảng 20 km theo hướng tây bắc, thành nằm trên một vùng gò đồi so với xung quanh là đồng bằng.s au khi đánh bại chúa Nguyễn. hoàng đế nhà Tây Sơn và cho xây dựng kinh đô tại vị trí cũ của thành Đồ Bàn vương quốc Chăm Pa, đây là nơi của Hoàng đế ở nên gọi là thành Hoàng Đế
2.Gồm ba vương quốc Luang Phrabang, Vientiane, Champasak ngày nay là Lào và Camuchia
3.Lưu Nhạc xưng đế nên xưng Trẫm, còn lại ba người Trịnh Cán, Trịnh Tông, Nguyễn Anh đều chỉ mới xưng vương, nên khi nói chuyện đều dùng Quả nhân hoặc Cô.
4.Đại thống: Sự kế thừa hợp pháp có thứ tự. như ngôi vua truyền nối nhau gọi là hoàng thống, dòng máu là huyết thống,