THÀNH CÔNG BIẾN PHÁP
Trước cổng thành Tây Đô (1) có năm mươi mấy cái đầu người đang đung đưa trong gió, máu từ cổ vẫn còn chưa khô hẳn, cảnh tượng này khiến bất cứ ai đi qua cũng phải che miệng nôn khan. Đây chính là tác phẩm của Khâm Sai đại thần Đinh Tích Nhưỡng, phụng mệnh của Trịnh Cán, hễ là ai có ý giấu diếm cản trở Luật Cư Trú, và Luật Đất Đai, cùng với chính sách thuế mới, đều bị nghiêm trị, nhẹ thì đầy đi biên giới, nặng thì chính là Diệt tộc, chỉ trong vòng chưa đến nửa tháng, đã có hàng ngàn người bị chém, năm mươi mấy cái đầu này chính là của gia chủ các nhà chống đối và đám quan lại không thức thời, tất cả đều bị Định Tích Nhưỡng nhất loạt trảm thủ, dưới mùi huyết tanh này, đám sĩ tộc, thế khanh hoàn toàn hoảng sợ, đã có rất nhiều kẻ bắt đầu thỏa hiệp với Triều đình.
Sĩ tộc tan rã, tân pháp thi hành không gặp bất cứ trở ngại nào. Mặc dù rất nhiều hào môn địa chủ, trong lòng mười phần không muốn, nhưng cũng không thể chuyển đổi cục diện. có kẻ nào lại dám nói không với Đinh Tích nhưỡng, cho nên chỉ mấy ngày sau khi Đinh Tích Nhưỡng giết hai trăm người ở Thành Tây Đô, Mấy ngày sau đó, gần như trên cả nước, đám người chống đối bắt đầu ra trình diện. việc này Trịnh Cán lệnh cho các địa phương không nên làm khó bọn họ, nhất nhất theo tân chính mà làm.
Sự rộng lượng này của Trịnh Cán khiến đám hào môn này cảm tạ không ngớt, dưới sự hợp tác của họ và sự quyết đoán của Trịnh Cán, không tới mười ngày, đã có kết quả đo đạc thổ địa và thống kê dân số.
Cấm Thành Thăng Long
Lê Quý Đôn cùng Đinh Tích Nhưỡng đang đứng trước mặt trịnh cán báo cáo:
Lê Quý Đôn giở bản tấu ra đọc:
- Vương thượng, tổng điều tra bách tính đã có kết quả rồi, toàn bộ cảnh nội của Đại Việt tổng cộng có ba triệu chín ngàn chín trăm sáu mươi lăm người, trong đó độ tuổi quân dịch chiếm hơn một nửa, so với số lượng ở những lần trước đã tăng không chỉ gấp đôi,
Trịnh Cán gật đầu. ở hậu thế, hắn đã xem qua thời Lê Trung Hưng, có khoảng hơn bốn triệu dân, số lượng này cũng coi như chính xác.
Lê Quý Đôn vừa nói xong thì Đinh Tích Nhưỡng cũng lên tiếng
- Vương thượng, còn về đất đai, tổng cộng, có hơn một nghìn vạn mẫu đất canh tác! Nếu canh tác hết mà nói, hàng năm cũng thu được trên chín mươi vạn thạch
- Hả, hơn chín mươi vạn thạch sao?
Trịnh Cán cười tươi rói.
Nếu có thể thực sự thu được hơn chín mươi vạn thạch! quả thực nhanh chóng có thể giúp quốc khố khỏi cảnh khốn quẫn. Đến lúc đó, cấp bổng lộc cho các quan viên, dùng cho quân đội, vẫn còn dư không ít.
Lê Quý Đôn cười nói:
- Vương Thượng yên tâm, dưới bàn tay sắt của Đinh tướng quân, không ai dám chống lại, số lương nay có lẽ giữa sang năm hẳn toàn bộ có thể thu được
Trịnh Cán vui vẻ gật đầu,
- Đinh ái khanh, quả nhân tạ ơn khanh rồi
Đinh Tích Nhưỡng vội vàng chắp tay thi lễ, nói:
Vì Đại Việt cống hiến chút sức lực thần có chết cũng không từ
Trịnh Cán khẽ mỉm cười, Bảo tiểu thuận tử
- Ngươi lệnh cho thượng bảo tự soạn chỉ, Thăng Đinh Tích Nhưỡng làm Thái Tử Thiếu Sư, thưởng bạc năm trăm lượng, cho một con trai tập ấm, Cẩm y Tổng kỳ
- Vâng.
Đinh Tích Nhưỡng thì vội vàng quỳ gối xuống đất, hướng tới Trịnh Cán tạ ơn nói:
- Thần, đa tạ long ân
Trịnh Cán đứng dậy đi xuống đỡ Đinh Tích Nhướng dậy rồi nói
- Chỉ cần các ngươi có lòng vì Đại Việt, Đại Việt và quả nhân sẽ không phụ các ngươi.
…………………
Bước đầu tiên thi hành luật cư trú, luật đất đai, đem thế gia, sĩ tộc, dòng họ tàng trữ số lượng ruộng đất lớn phóng xuất, trực tiếp chịu quản lý của quan phủ. Đồng thời trong quá trình thi hành luật mới, thuận tiện giải quyết các thế lực cát cứ phú xưng địch quốc gây ảnh hưởng cho vương quyền.
Bước thứ hai là đo đạc thổ địa cả nước, thi hành tân thuế ruộng pháp, khiến ai ai cũng phải nộp thuế. Làm suy yếu những thế gia có thế lực lớn, sĩ tộc có tầm ảnh hưởng tập trung quyền lực tại trung ương. Thi hành triệt để trung ương tập quyền.
Bước thứ ba mà Trịnh Cán muốn thi hành, chính là dùng mọi nguồn lực để phát triển đất nước
Không có buôn bán quốc gia sẽ nghèo nàn.
Không có khoa học, quốc gia sẽ tụt hậu.
Không có văn hóa riêng biệt, quốc gia dễ bị đồng hóa
Cho nên, việc cấp bách chính là phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật.
khuyến khích mọi người đọc sách, đề cao thiên văn học, địa lý, vật lý, hóa học, y học và rất nhiều ngành học khác, khuyến khích cho thương nhân, lái buôn, tiến hành chế độ cải cách tiền tệ. Trịnh Cán ở hậu thế xuyên tới cho nên lại càng hiểu rõ đất nước mà trì trệ sớm muộn cũng bị thủ tiêu, phát triển bằng mọi cách, phát triển rồi, nhân khẩu tăng trưởng vọt, thực lực trong nước sắp tới sẽ tăng vọt. có thực lực cái gì cũng dễ nói chuyện.
Thời gian trôi qua, mắt thấy chỉ còn mười ngày nữa là đến tết nguyên đán, lúc này Trịnh Cán nhận được tin cuộc đán áp người hoa của Lưu Huệ đã căng thẳng đến cực điểm, Đô đốc Phạm Ngạn tử trận. Lưu Nhạc nghe ái tướng của mình chết đã nổi trận lôi đình, ông cho rằng đạo quân Hòa Nghĩa toàn là quân Thanh trá hình, rồi nổi giận ra lệnh phá nát khu người Hoa ở Gia Định để trả thù cho Phạm Ngạn.
Đọc xong tin do thám tử Chu Tước mang về. Trịnh Cán lập tức hắng giọng.
- Mau đi mời các bị đại thần vào cung, nói quả nhân có việc gấp cần thương nghị
Nửa đêm canh ba, trong Tử Cấm Thành, thượng thư phòng của Trịnh Cán đèn đuốc vẫn sáng choang. Ngự tiền thị về đi lại rầm rập ngoài cửa, trong thư phòng, Trịnh Cán ngồi chính giữa, bên tả là Lê Quý Đôn, Đoàn Thụ, Phạm Ngô Cầu, Định Tích Nhưỡng. Bên hữu là Lê Hữu Trác, Phan Huy Ích, cùng với rất nhiều các đại thần quân cơ, cả hai ban văn võ.
Hoàng Đình Bảo tâu trước,:
- Vương Thượng, lúc này Tây Sơn đang có thù trong giặc ngoài chính là thời điểm tốt để xuất binh, tuy nhiên theo thần nghĩ, chỉ cần điểm tới là dừng, không nên dục tốc bất đạt
Nguyễn Hữu Chỉnh cũng nói:
- Hoàng công nói chí phải, hiện nay cùng lắm chúng ta chỉ có thể làm suy yếu tây sơn mà chưa thể diệt được tận gốc, nếu như cố sức chỉ sợ được cũng không bằng mất.
Hai vị đại thần nói xong, ở dưới các vị khác cũng đồng loạt tán thành.
Ngồi trên chủ vị Trịnh Cán cũng nói:
- Điều này quả nhân biết. lần xuất binh này, quả nhân tính toán Đánh hạ thành Quảng Nam. Chiếm lấy trấn này, đánh đuổi Tây Sơn lui về đàng trong hơn nữa. duy chỉ có một điều, quân sỹ phải vượt đèo hải Vân, chuyện này không đơn giản.
……………………………..
Tu Tu Tu!
Trời còn chưa sáng, trong thành Thăng Long liền vang lên những hồi tù và kéo dài không dứt.
Lập tức từng đội quân mặc áo giáp sáng ngời cuồn cuộn không ngừng tuôn ra ngoài thành. Đây chính là năm ngàn quân tiên phong, kế đến là năm trăm voi chiến, năm ngàn kỵ binh, mười vạn bộ binh trong đó có hơn 1 vạn được trang bị súng tay và hoành đao. Súng này vẫn chưa được cải tiến, cho nên tốc độ xạ kích không cao lắm, thế nhưng Trải qua thời gian huấn luyện với cường độ cao, đám hỏa thương binh này cũng có thể xạ kích theo đội hình cơ bản coi ra hình ra dáng,. Lần đánh chiếm Quảng Nam này, Trịnh Cán ra lệnh cho Ngũ Quân Đô Đốc Phủ huy động mười vạn quân chủ lực, năm vạn quân địa phương, cùng với hơn ba mươi ngàn dân phu cho lần đánh này, ra nghiêm lệnh. Đúng mồng một tết phải đánh đổ Hải Vân Quan
Hơn một trăm ngàn đại quân, xếp thành sáu cánh quân, hùng hồn bước ra cổng rồi men theo đường bộ cuộn cuộn tiến thẳng về hướng Đàng trong. Để lại phía sau là một làn khói bụi mịt mù. Đại quân di chuyển, nhưng lương thảo đã vận chuyển từ cách đó mấy ngày, Trịnh Cán ra lệnh cho các địa phương mà đại quân đi qua phải hết sức hỗ trợ, đồng thời lệnh cho Trấn Thủ Thuận Hóa Hoàng Đình Thể, huy động quân lính dân phu, sẵn sàng chờ lệnh. Bánh xe chiến tranh của Đại Việt đã bắt đầu chuyển động.
Thành Tây Đô: Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam,