Chương 40: Chương 40 Hào Môn Nổi Loạn

* Hào Môn Nổi Loạn*

Còn hơn chục ngày nữa là đến tết nguyên đán, dân chúng đã bắt đầu sắm sửa để đón tết, ngoài kẻ chợ cũng như trên khắp đất đai đại việt, đèn lồng, hoa đào, tràng pháo đã được bày bán la liệt.

Giám mục người Ý Giovanni Filippo de Marini (1608-1682) đã miêu tả như sau “ phiên chợ miễn thuế mở khắp trong xứ, ai cũng được phép đem hàng tốt hạng nhất ra bày bán. Các phiên chợ này thu hút các lái buôn kéo đến với hi vọng bán được nhiều hàng, đây là dịp để dân gian từ quý tộc cho tới kẻ nghèo đều muốn mua sắm, trang hoàng cho gia đình trong dịp năm mới, thế nên “vì suốt năm không có phiên chợ nào đẹp và lắm tiền như thế nên cuộc tụ hội của dân chúng (đông) quá sức tưởng tượng”.

có lệ khi năm hết tết đến, là dàn xếp cho xong những chuyện xích mích của người nọ đối với người kia và đến giảng hòa với kẻ thù địch trước ngày Nguyên đán, hứa với nhau sẽ thành đôi bạn chân thật

Trong khi ấy, chốn công đường 15 ngày trước Tết không ai được kiện cáo nhau, công sở đóng cửa, nếu có việc cấp thiết hoặc ai gây tội đại ác thì “các quan thẩm phán xét đoán qua loa kết tội rất nặng rồi đuổi nguyên bị đi để cố sang năm mới không còn việc gì phải xem xét giải quyết nữa”; “ấn tín các sở đã đem khóa cất một nơi”.

cuối năm việc nợ nần phải giải quyết xong, vì “họ sợ chủ nợ ngày mồng Một Tết đến đòi nợ”, và nếu thế sẽ rất tai hại, là điềm gở cả năm.”

Thế nhưng năm nay tân chính sách được Trịnh Cán ban hành đã làm niềm vui sẵm tết của một số tầng lớp giảm đi quá nửa

Luật đất đai sửa đổi bổ sung quy định rõ ràng, phàm là đất canh tác trong cảnh nội Đại Việt, bất luận là thế gia, sĩ tộc, công hầu khanh tướng. hay dân nghèo đều phải giao nộp tiền thuế đất. Bất luận kẻ nào có ý giấu diếm diện tích khai man, lừa dối nhà chức trách, có ý định chống đối, tất cả đều bị nghiêm trị nhẹ thì xung quân, nặng thì chém đầu. nặng nữa thì tru di tam tộc

cả nước sau khi tân pháp ban hành thì bàn tán xôn xao. quan quân và dân chúng nghèo hèn đều tán thưởng. ra sức ca ngợi Trịnh Cán là vị minh chúa từ cổ chí kim, anh minh nhân nghĩa.

Ngược lại, đám hoàng thân quốc thích, danh gia vọng tộc các quận huyện, lại phản ứng kịch liệt, đám cố lại hào môn không ngừng oán trách. Toàn bộ Đại Việt lâm vào tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, bất kể lúc nào cũng có nguy cơ xảy ra bạo loạn.

Trịnh Cán cũng không ngờ rằng, ngoại trừ An Quảng ra, các nơi khác đo đạc lại ruộng đất, thống kê nhân khẩu lại khó khăn như vậy.

………………….

Đêm khuya, trong trang viên ở ngoại thành của Anh Quốc Công Trịnh Quyền

Ngồi phía bên dưới có Tiên Dung Quận Chúa chị em cùng cha khác mẹ với Trịnh Sâm, Ngọc Ma Hầu Nguyễn Luận anh em với Thái Phi Nguyễn Thị Ngọc Diễm bà nội của Trịnh Cán, Văn Thành Bá Trịnh Thanh, Tam Liêm Hầu Trịnh Tạo, Đông Sơn Vương Lê Duy Khiêm, Hoành Sơn Hầu Lê Duy Ký. Cùng bảy tám tôn thất nhà Lê khác, ngồi bên dưới còn có thiêm đô ngự sử, Ngô đô đường, Hữu tư nghiệp Quốc Tử Giám, , Quốc tử giám tế tửu, Thông chính sứ, Tham chính. Tổng cộng có đến bốn năm mươi nhà.

Anh Quốc Công đang ngồi trên ghế chăm chú xem xét văn kiện, phía dưới chếch bên tay phải là quận chúa Tiên Dung đang ngồi. cùng vài người họ Trịnh khác. Lúc này đêm đã khuya, nhưng đám người này vẫn phải tụ họp, bởi vì quyết sách của Trịnh Cán đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của họ:

Trịnh Quyền trầm giọng hỏi:

- Các vị, hơn năm mươi nhà trong Phủ Phụng Thiên đã đồng ý hợp tác với triều đình rồi, rốt cuộc Trịnh Cán cũng đã không nhịn được muốn khai đao với Hoàng thân quốc thích danh gia vọng tộc.

Trịnh Tạo hiền lắc đầu, nói:

- Chẳng những muốn diệt con đường phát tài của chúng ta, mà còn muốn đem chúng ta xuống ngang hàng đám tiện dân kia cùng nộp thuế lao dịch, thật là quá ngạo mạn. coi thường phép tắc tổ tông.

Một vài người khác cũng nói

- Trịnh Cán thật là cả gan

- Hắn ỷ vào đám người Hoàng Đình Bảo, Lê Quý Đôn ủng hộ mà làm càn.

Đông Sơn Vương Lê Duy Khiên cười nhạt

- Tự cho mình là đúng hay sao. Lần trước đuổi hoàng thượng lên Cao bằng, chúng ta vẫn nhẫn nhịn, nhưng lần này thì không thể nhịn được, bản vương cho rằng, chúng ta phải mau chóng đón Hoàng thượng về chủ trì đại cục\

Tuy rằng Lê Duy Khiêm không chạy theo Lê Hiển Tông lên cao bằng mà lựa chọn đầu nhập Trịnh Cán . nhưng những lúc này lão vẫn là nghĩ đến bảo vệ tôn thất đầu tiên

Văn Thành Bá Trịnh Thanh vung hai tay lên:

- Theo ta vẫn nên là lập Trịnh Bồng dòng chính của nhà chúa lên thì hơn

Lúc nhất thời cả mật thất trở nên ồn ào, nửa ủng hộ Lê hiển Tông, nửa ủng hộ Trịnh Bồng (1) ầm ầm không dứt.

Trịnh Quyền nhíu mày/ nghiêm nghị nói:

- Đủ rồi, trước hết cứ bắt được Trịnh Cán đã rồi quyết định cũng không muộn

- Anh Quốc Công bớt giận

Tiên Dung nhẹ nhàng nói, huynh trưởng bây giừ chúng ta nên làm thế nào.

Tiên Dung nghĩ đến tiền của, ruộng tốt bị cướp đi, nàng hận đến nghiến răng nghiến lợi

Trịnh Quyền vẫn im lặng, Hắn trước giờ với mọi việc làm của Trịnh Cán đều nhẫn nhịn, kể cả thống kê hộ khẩu, cải cách thuế phú, hắn đều không lên tiếng, nhưng giờ hắn không nhịn được nữa, Trịnh Cán đã chính thức muốn khai đao với công thần, huân quý, sĩ tộc thế gia. Việc này động đến căn cơ, liên quan đến tài phú, quyết không thể nhún nhường nữa. Trịnh Cán đã trở mặt trắng trợn. vị điện đô vương này hoàn toàn không giống với các tiên vương đời trước, .trong đầu hắn là cả một danh sách dài các sĩ tộc phản đối chính sách mới. hắn đang tự hỏi, liệu chỉ bằng vào số người này thì làm được gì, Trịnh Cán cố nhiên là phải tiêu diệt rồi, nhưng làm thế nào, nhất thời hắn không nghĩ ra được. hắn không hề biết rằng, trong lúc hắn còn đang mải miết suy nghĩ, thì một con bồ câu từ trong phủ của hắn đã bay ra, dưới chân buộc một cái ống trúc, màu xanh nhạt.

…………………..

Hoàng Cung Đại Việt.

Phạm Ngô Cầu đang quỳ dưới mặt đất tung hô thiên tuế, trên tay là một mẩu giấy nhỏ. Vẻ mặt của lão có vẻ hơi lo lắng:

- Điện hạ, thám báo chu tước ở phủ Anh Quốc Công báo về, đám người này liên kết với đám sĩ tộc Thăng Long dự định mưu đồ bất chính.

Lão nói xong thì đưa mẩu giấy cho Trịnh Cán, giơ ra dưới ánh nến, Trịnh Cán chỉ thấy trên đó viết khoảng hơn hai mươi chữ, đại ý là Trịnh Quyền định mưu giết hắn, lập Trịnh Bồng lên ngôi. Trịnh Cán mỉm cười, khiến cho Phạm Ngô Cầu rùng mình mấy lượt, nụ cười này lão đã thấy mấy lần, mỗi lần nhìn thấy thì đều phong vân biến động.

- Phạm Ngô Cầu

- Có vi thần

Nghe Trịnh Cán gọi, Phạm Ngô Cầu liền ứng tiếng:

- Quả nhân giao cho khanh làm tổng chỉ huy lần hành động này, khanh hãy đem lệnh bài của quả nhân đến Ngũ Quân Đô Đốc Phủ lãnh binh, lần này hãy quăng một mẻ lưới bắt gọn bọn chúng.

- Vi thần tuân chỉ.

Trong khi Phạm Ngô Cầu trên đường đi đến Quân Phủ thì Anh Quốc Công Trịnh Quyền cũng đã hạ quyết tâm, lão nắm chặt hai tay gằn giọng:

“Liên hệ với các nhà kia, chuẩn bị sẵn tư quân. Trước khi trời sáng phải làm chủ được Hoàng Cung, chúng ta chỉ có một lần cơ hội này, hạn các ngươi trong vòng một canh giờ nữa!”

…………………..

Cùng với lúc Trịnh Quyền hạ lệnh. Thì Hoàng Cung cũng đã bố trí xong xuôi, Trịnh Cán mặc áo bào tía, ngồi cạnh ngai vàng trong điện, hắn đang chờ đợi, bằng vào lần này, hắn tin là dư nghiệt chống đối hắn sẽ không còn bao nhiêu nữa. hẵn gõ ngón tay xuống mặt bàn,

- Tiểu Thuận Tử.

- Có Nô tài

- Nói với Phạm đại nhân, kẻ nào ngoan cố cứ giết chết không cần hỏi.

…………………………………

Trang viên mà đám người Trịnh Quyền bàn bạc nằm ở ngoại thành, chiếm một diện tích vô cùng lớn của Huyện Quảng Đức (2) chỉ riêng nông hộ làm cho trang viên này đã chiếm đến hơn mười thôn, đất đai của trang viên này chí ít cũng hơn ngàn mẫu. nơi này chính là sản nghiệp của Anh Quốc Công Trịnh Quyền. lúc đầu nó chỉ rộng chưa đến trăm mẫu nhưng sau này, hoặc do chiếm đoạt hoặc cưỡng bức mua lại mới có diện tích như ngày này, về chuyện ức hiếp dân lành này, tri huyện Quảng Đức cũng coi như không thấy, cho dù lão có định xử lý thì cũng làm được sao, ngươi ta chỉ nhổ một sợi lông là đủ đè chết lão. Cho nên trang viên ngày càng rộng lớn, mà tá điền thì ngày càng tăng lên, không có một ai có tên trong hộ tịch.

bên cạnh ruộng đất và cơ ngơi , là dãy nhà kho bát ngát, trong này chất đầy thóc lúa chính là tô thuế mà tá điền nộp,kho nào kho nấy cũng đều dựng rất kiên cố chắc chắn, trước mặt còn có hai tên gia đinh cầm gậy cầm đuốc canh gác trên tường rào là trang đinh bảo vệ ruộng cùng với gia nô bảo vệ trang viên, đám này thường ngày cậy thế anh quốc công luôn hoành hành bất pháp . mỗi tên đều cầm đao, hoặc thương, những thứ lẽ ra gia đinh bị cấm sử dụng. tất cả đám gia đinh trong này ước chừng cũng phải đến ba ngàn người, Anh Quốc Công quả thất là giàu sang phú quý. Từ Phía xa, Phạm ngô cầu, ngồi trên lưng ngựa nhìn vào trang viên, tuy điện hạ có chỉ nhưng lão vẫn do dự. dù sao trong này quy tụ rất nhiều hoàn thân quốc thích.

Một tên gia tướng tiến đến nhẹ giọng bẩm báo:

- Tướng quân, đã chuẩn bị xong.

Không còn cách nào khác, đành đắc tội đám hoàng thân vậy, lão giơ cao trường đao rồi đột ngột hạ xuống:

- Toàn quân tiến đên, kẻ nào ngoan cố chém không tha.

Năm ngàn tên binh sĩ âm thầm tiến tới gần trang viên, khi còn cách khoảng một trăm bước, Phạm Ngô Cầu, chỉ đao về phía trước hô hào,

- Toàn quân xông lên,

Đám binh sĩ lập tức ào ào lao lên, một tên tham tướng hô lớn

- Bắn cho ta! Bắn chết bọn chúng.

Phía bên trong phát hiện bị tập kích cũng bắn tên trở lại, nhất thời có mười mấy tên quan binh ngã xuống kêu gào.

- Lại có cả cường cung, Trịnh Quyền quả thực to gan

Phạm Ngô Câu quát lớn, tư binh tàng trữ vũ khí mà triều đình cấm, dù là ai đều liệt vào tội mưu phản.

- Mau phá cửa vào!

Tiếng thét thảm thiết không ngừng vang lên. Hai bên đều có người trúng tiễn ngã nhào xuống. nhưng quan binh dù sao vẫn là quan binh, rất nhanh họ đã ổn định lại trận thế, bắt đầu phản kích,

“Đùng!” Một tiếng vang động trời vang lên. cửa chính của trang viên chấn động dữ dội

Trong mật thất một tên gia nô vừa chạy vào vừa gào lớn:

- Quốc công không xong rồi!

…………

Trịnh Bồng là con của Uy Nam vương Trịnh Giang, sinh năm 1740, anh họ của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm và là bác họ của Đoan Nam vương Trịnh Khải. Khi cha con Trịnh Sâm cầm quyền, ông được phong là Côn Quận Công.

Huyện Quảng Đức một huyện của Kinh thành Thăng Long thời Lý-Trần – Lê không phải Quảng Đức của Thanh hóa.