Chương 206: Đặng Siêu

* Đặng Siêu*

Năm 1806, Nội các phụ thần Lê Quý Đôn, lâm bệnh qua đời. hưởng thọ 80 tuổi. Trịnh Cán vô cùng thương tiếc, hắn chuẩn bị tang lễ cho Lê Quý Đôn rất long trọng, bố cáo thiên hạ đồng thời bãi triều ba ngày, thi thể ông được đưa về quê nhà Hà Nam an táng, Trịnh Cán còn ban cho ông thụy hiệu là Văn Trung (1), trừ con trai đầu Lê Quý Kiệt phạm lỗi ra, ba con trai sau của Lê Quý Đôn đều được tập ấm, gia quan tấn tước. (2).

Một năm sau

Bóng đêm bao phủ cả Cấm Thành thăng long. Tất cả quan lại đã trở về phủ, trong cung cấm liền trở nên yên tĩnh. Trong trời đêm chỉ còn nghe thấy tiếng công trùng và tiếng bước chân của thị vệ đại nội mà thôi, Ngự Thư Phòng của Trịnh Cán, ánh đèn vẫn còn. Trịnh Cán còn chưa ngủ. Hôm nay, chính vụ đột nhiên trở nên bận rộn hơn bình thường. Có hơn chục bản tấu chương khẩn cấp cần hắn phê duyệt. Ánh sáng trong phòng mờ mịt, mặc dù đã được thắp đến máy ngọn nến, Trịnh Cán thở dài không biết khi nào thì mới có điện. hắn đang chăm chú phê duyệt tấu chương. Tấu chương để ở một bên đã xếp thành một chồng dày. Từ buổi sáng tới hiện tại, hắn đã xử lý hơn phân nửa. Chỉ còn lại mười bản, nhiều nhất là một canh giờ, hắn có thể xử lý hết. Lúc này một tên thái giám đi vào cung kính lên tiếng bẩm tấu:

“- Hoàng Thượng, Người đã tới. “

“- Bảo y vào đi!”

Trịnh Cán không có ngẩng đầu, tiếp tục phê duyệt tấu chuyện.

Vương Lâm, dẫn đầu Thần Phong Đoàn của Chu Tước Doanh đầy tâm sự đi vào phòng. Y muốn biết đã muộn như vậy Hoàng thượng còn gọi mình tới làm gì? Bình thường Hoàng Thượng sẽ không gọi y tới. Trực giác nói cho Vương Lâm biết, Hoàng Thượng tìm mình chắc hẳn có liên quan đến Đại Nam.

- Tham kiến Hoàng thượng

Trịnh Cán ngẩng đầu nhìn y một cái, cười hỏi:

- Chắc hẳn hôm nay khanh thấy lạ phải không?

Vương Lâm yên lặng gật đầu,:

“- Hoàng Thượng chẳng hay cho gọi thần có việc gì trọng yếu”

Trịnh Cán lại mỉm cười khen ngợi. Hắn đứng lên, đi tới trước mặt của Vương Lâm, vỗ vỗ bờ vai của y, nhìn chăm chú nói:

- Ta muốn ngươi tới Đại Nam, mang theo người, nhất định phải tìm cách lũng đoạn tiền tệ, ta đã quyết định sẽ bắt đầu bị chiến. Thần phong đoàn của ngươi ở đó ,làm ra chiến tích tới. Đợi khi đại công cáo thành, trẫm sẽ phong ngươi làm Tổng Đốc phong cương đại lại. Vương Lâm quỳ xuống nhận lệnh. Vào lúc ban đêm của ngày hôm sau, mười mấy chiếc xe ngựa do một đoàn người tùy tùng hộ vệ đi ra khỏi Thăng long,. Trước khi cửa thành đóng, xe ngựa đã ra khỏi thành Phủ thuận thiên, đi về phía nam, đoàn xe của Vương Lâm lấy danh nghĩa là đoàn buôn vải…

…………………..

Năm mới sắp đến, bên trong thành Thăng Long đã bắt đầu rất lạnh. Giống như các thành trì khác trên toàn cõi đại việt, Kinh Thành cũng tràn ngập trong không khí năm mới. Dưới mái hiên của từng ngôi nhà đều treo đầy gà sấy khô và thịt muối. Từng cây nêu trúc dài được dựng lên, đang tung bay trong gió. Thỉnh thoảng có thể thấy người đút thuốc pháo vào trong ống trúc rồi ném đi. Một lát sau thì ống trúc nổ bung vang lên tiếng. Người xưa ném pháo trúc như vậy là có ý nghĩa trừ tà vào năm mới. Hoa đào ở khắp nơi, những nôi luộc bánh chưng đang sôi sùng sục, Trịnh Cán cải trang vi hành nhìn qua xe ngựa, hắn thầm nhủ, đã có đến mười mấy năm ở đây rồi, không biết thời hiện đại, người thân của hắn ra sao rồi việc hắn thay đổi lịch sử như vậy, tương lại đổi mới thế nào, đã có hơn một lần hắn muốn được trở lại, tuy nhiên đó chỉ là mơ ước hão huyền, bây giờ hắn chỉ có hai lựa chọn, thôn tính Đại Nam, hoặc bị Đại Nam thôn tính, nghĩ đến đại nam, đôi mắt hắn dần dần nheo lại, từ khi Lê Quý Đôn chết đến nay, hắn đã đẩy nhanh tiến độ, hắn sợ rằng nếu cứ dông dài, sợ rằng hắn cũng sẽ chết mà không nhìn thấy đại việt thống nhất, mấy ngày trước, hắn đã cử Vương Lâm mang theo người vào Nam tiến hành nhiệm vụ, trước đó nữa một toán Ảnh vệ của Ẩn Sát Đoàn cũng đã tiến vào do thám, một toán nữa, phụ trách rải truyền đơn thực hành tâm lý chiến, có thể nói lần này Trịnh Cán đang bố cục một ván cờ tối hậu, nếu thắng hắn sẽ là Hoàng Đế Đầu tiên của Đại Việt sở hữu lãnh thổ rộng lớn như vậy,. Nhưng nếu thua, kết cục của hắn chắc hẳn sẽ vạn kiếp bất phục, Thế nhưng đâu phải mình hắn biết bố cục, Nguyễn Anh cũng đã bắt đầu không nhịn được. gần đây lão đang bị ốm, lão cũng lo sợ rằng sẽ không kịp thống nhất giang sơn, cả hai đều đang hoặc ngấm ngầm, hoặc công khai điều binh khiển tướng.

…………….

Đại Nam, Thành Gia Định

Sáng sớm ngày mùng một tết, Phường Khán Xuân im lặng hơn thường lệ. Từng nhà đều đang bận rộn chuẩn bị đồ cúng tổ tiên. Một người tiểu nhị thò đầu, hướng hai bên nhìn nhìn, xác định không có gì dị thường, mới quay đầu lại vẫy vẫy tay. Một người nam tử cao gầy cưỡi ngựa nhanh như gió đi ra từ ngõ hẻm, chạy về cửa chính của phường Khán Xuân. Người nam nhân này chính là Đặng Siêu. Tối hôm qua y ngủ lại trong kỹ viện của Khán Xuân Phường. Người mà tối hôm qua ngủ qua đêm với Đặng Siêu chính là hoa khôi của thanh lâu này. Từ cuối năm đến giờ tuy vẫn ăn chơi đàng điếm, nhưng thế Họ Đặng vẫn không có một ngày được yên ổn. Y nợ Đồng Mã Kỳ của sòng bài Tứ Phương một khoản nợ lớn. Mà hậu trường của sòng bạc này lại là họ Hoàng, một dòng họ giúp đỡ tiền của cho Nguyễn Anh nhiều nhất, rất có tiếng nói, là thế lực mà y không thể động vào. Mắt thấy lãi mẹ đẻ lãi con càng ngày càng nhiều, đã ép tới y không thở nổi. Không chỉ là thiếu nợ đánh bạc, mà y còn thiếu nợ gần một nghìn lượng bạc trắng ở Thanh Hoa Lâu. Còn có mấy thanh lâu, đổ trường khác, y đều có khoản nợ. Không lâu trước, y mượn được một số tiền lớn là một nghìn đồng tiền vàng từ một người thần bí. Y dùng số tiền khổng lồ này trả khoản nợ ở thanh lâu. Nhưng sòng bạc Tứ Phương nhận được tin tức, bắt đầu truy bức Đặng Siêu. Gần như bức Đặng Siêu tới đường cùng. Đặng Siêu vừa mới ra khỏi cửa chính, bỗng nhiên từ ngã rẽ xuất hiện một đội hơn chục người mặc áo màu đen, , nháy mắt đã bao vây Đặng Siêu lại.

Đặng Siêu sợ tới mức như muốn nhũn ra. Đây là đám chuyên đòi nợ thuê của họ Hoàng, đám này nổi tiếng ở lòng dạ cay độc. Đã không biết có bao nhiêu người chết trong tay của bọn chúng. Khiến người Gia Định nghe đến mà biến sắc. Mấy ngày nay, Đặng Siêu chính là liều mạng trốn tránh bọn chúng. Không nghĩ tới vẫn là bị bắt được. Lúc này, một tên quản sự mặt đen cầm đầu tiến lên, chắp tay nói:

“- Đặng tướng quân gần đây khá bận?”

Đặng Siêu khắc chế sự khẩn trương trong lòng, nuốt nuốt nước miếng, cũng chắp tay nói:

“- Hôm nay là đến phiên ta trực cho nên ta đang định tới Đông cung làm việc. Thỉnh cầu Hoàng Quản gia nhường đường. Nếu không sẽ làm trễ nải công vụ của ta, thái tử quở trách!”Hoàng Quản Gia cười lạnh một tiếng nói:

- Là ta nhớ nhầm à.. Đêm nay mới là phiên trực của tướng quân, giờ còn sớm lắm!

Sắc mặt của Đặng Siêu đại biến. Ngay cả thời gian trực của mình bọn chúng đều điều tra ra được. Chẳng lẽ bọn chúng muốn bức tử mình sao? Trong lòng y đột nhiên tức giận.

“- Hoàng lão rốt cuộc ngươi muốn thế nào?”

Hoàng Quản Gia không chút hoang mang nói:

“- Thiếu nợ thì trả tiền, thiên kinh địa nghĩa. Ngài thiếu chúng ta tiền đánh bạc nhiều như vậy, cũng nên có vài lời hứa hẹn chứ! Hay ngài nghĩ chủ nhân của chúng ta có thể quỵt được”

“- Hiện tại ta không còn một đồng nào, ngươi bảo ta trả kiểu gì? Cho dù là ngươi bức tử ta, ta cũng không có cách nào.”

“- Không có tiền, ngươi còn dám nói ra lời này?”

Hoàng Quản Gia cười lạnh một tiếng nói:

- Vậy số tiền trả cho đám thanh lâu, ở đâu ra, Hay ngài cảm thấy mặt mũi chủ nhân của ta còn chưa đủ phân lượng’”

Hoàng Quản Gia uy hiếp trắng trợn khiến Đặng Siêu khó thở. Y nhớ tới hậu trường của sòng bạc, đó là thế lực mà ngay cả Thái Tử cũng không dám đắc tội chứ đừng nói tới một tiểu nhân vật như mình. Nếu chuyện này mà truyền tới tai của Thái Tử, vậy thì mình khó có thể ở lại Đông cung làm việc.

“- Thực sự bây giờ ta không thể xoay sở ra tiền để trả. Không bằng Hoàng Quản Gia cho ta thư thả ba ngày được không?”

“ Cái này rất dễ, bất quả ngài nên nhớ, hôm nay là năm mới rồi đấy nhé, nể chỗ chúng ta cũng coi như quen biết, nếu hôm nay ngài trả xong nợ, coi như xong, còn nếu là ngày mai ngày mốt - Hừ! lãi lúc đó sẽ tăng gấp đôi. Ngươi có biết lúc đó sẽ là bao nhiêu không? Khuôn mặt của Đặng Siêu trở nên trắng bệch. Y chậm rãi cúi đầu, vô lực nói:

“- Ta biết!”

“- Thế thì được, chúng ta đi”

Đặng Siêu chờ bọn chúng đi xa, mới thở phào nhẹ nhõm. Nhưng vừa nghĩ tới món nợ kia, y cảm giác như muốn chết đi cho hết chuyện. Làm sao bây giờ? Đặng Siêu cắn môi một cái, quay đầu ngựa chạy thật nhanh về nhà./.

Định Nghĩa Thụy Hiệu: Trong Hán tự, thụy nghĩa là tốt, thụy hiệu nghĩa là tên tốt. Theo sử Ký Tư Mã Thiên, tên thụy còn gọi là hiệu bụt. Đối với các vị vua, thụy hiệu được gọi là thánh thụy, tức tên của ông vua mới băng hà, được vua kế vị hay các quan trong Bộ Lễ đặt để tránh tên húy. Thụy hiệu có hai loại: công thụy và tư thụy. Công thụy do vua hay triều đình đặt, tư thụy do con cháu trong gia đình, bạn bè, môn đồ đặt cho người quá vãng. Thánh thụy thuộc loại công thụy bắt đầu có từ thời nhà Chu. Chu Văn Vương có thụy hiệu là Văn. Chu Vũ Vương có thụy hiệu là Vũ. Ðến đời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng bãi bỏ lệ đặt tên thụy vì cho rằng con cái phê phán cha, bầy tôi bàn luận về vua là điều không đúng. Nhưng đến đời Hán, lệ đặt tên thụy lại được tiếp tục. Công thức của thụy hiệu gồm 2 phần: phần đầu là một hay nhiều từ chỉ tên thụy, phần hai là từ hoàng đế hay từ vương.

Nguyên Tắc Chọn Thụy Hiệu: Cách giải thích và đặt thụy hiệu gọi là thụy pháp. Đối với công thụy, hành vi được đánh giá theo ba cấp: xấu, trung bình, tốt.

a. Thụy hiệu xấu: Triều đình Trung Quốc chọn các chữ: Lệ, U, Hôn, Dạng để đặt thụy hiệu xấu. Theo Từ Ðiển Hán Việt của Ðào Duy Anh thì Lệ có nghĩa là tàn bạo, U: tối tăm; Hôn: tối tăm, mê loạn; Dạng: ốm đau, bệnh hoạn. Chu Vương Cơ Hồ vì thống trị tàn bạo, sau khi chết có tên thụy là Lệ Vương. Sách Thụy Pháp Giải cho rằng tàn sát kẻ vô tội gọi là Lệ. Cơ Vung Niết cũng tàn bạo nên có thụy hiệu là U Vương. Theo Thụy Pháp Giải, U có nghĩa là làm đảo lộn lễ nghi, loạn luân. Tiên Bảo Quyền, sau khi lên ngôi, sống đời hoang dâm phóng túng, nên có thụy hiệu là Đông Hôn Hầu. Chữ Hôn nói lên bản tính tăm tối, tàn bạo, dâm dật. Trần Thúc Bảo và Dương Quảng đời Tùy đều hung tàn bạo ngược, là hôn quân nên được đặt thụy hiệu là Dạng Đế. Sách Tự Trị Thông Giám của Hồ Tam Tỉnh giải thích ham gái, xa lễ, bạo ngược với dân gọi là Dạng.

b. Thụy hiệu trung bình: Các triều đại Trung Quốc dùng chữ Bình để đặt thụy hiệu trung bình. Cơ Nghi Cữu, vua thứ nhất của Đông Chu, tuy không có công gì nhiều, nhưng được dân thương xót nên có thụy hiệu là Bình Vương. Sách Thụy Pháp Giải nói trị nước mà không có lầm lỗi lớn thì được gọi là Bình.

c. Thụy hiệu tốt: Tuyệt đại đa số các vua Trung Quốc đều có thụy hiệu tốt. Trước thời nhà Tần, thụy hiệu có một chữ: hoặc là Văn, hoặc là Vũ. Chữ Văn dùng để biểu lộ khả năng về mặt văn hóa, chính trị lương hảo. Chữ Vũ để biểu lộ khả năng quân sự. Sang triều Hán, người ta dùng 2 chữ mà chữ đầu bao giờ cũng là chữ Hiếu nên thụy hiệu của Lưu Triệt là Hiếu Vũ Đế. Sang đời Tấn, Đường, không dùng thụy hiệu 2 chữ nữa mà dùng nhiều chữ để ca ngợi công đức của vua. Ví dụ hoàng đế Thuận Trị đời Thanh có thụy hiệu 25 chữ là: Thế Thiên Long Vận, Định Thống Kiến Cực, Anh Duệ Khâm Văn, Hiển Võ, Đại Đức Hoằng Công, Thánh Nhân Thuần Tôn Chương Hoàng Đế.

Thụy Hiệu Của Các Vua Chúa Việt Nam: Các vua chúa Việt cũng áp dụng chế độ đặt thụy hiệu. Theo sử gia Lê Văn Hưu, vua và hoàng hậu khi mới băng, chưa chôn vào lăng tẩm, thì triều đình vẫn dùng đế hiệu để gọi vị vua ấy. Khi chôn rồi, triều đình họp lại, xem đức hạnh của vua tốt hay xấu mà đặt thụy hiệu. Trước thời Lê Đại Hành (980-1005), không thấy sử cũ ghi thụy hiệu của vua nào. Đại Việt Sử Lược ghi thụy hiệu của Triệu Đà là Vũ Đế, nhưng ông này là người Tàu, không phải người Việt. Sử gia Lê Văn Hưu, trong Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, ghi thụy hiệu vua Lê Ðại Hành là Đại Hành. Nhiều vua Việt áp dụng đúng nguyên tắc ban đầu của thụy hiệu là dùng một từ: Ví dụ:

Vua Lê Thái Tông có thụy hiệu là VĂN, miếu hiệu là Thái Tông Văn Hoàng Đế

Vua Lê Nhân Tông có thụy hiệu là TUYÊN, miếu hiệu là Nhân Tông Tuyên Hoàng Đế

Vua Lê Thánh Tông có thụy hiệu là THUẦN, miếu hiệu là Thánh Tông Thuần Hoàng Đế

Bình Định Vương Nguyễn Huệ có thụy hiệu là VÕ, miếu hiệu là Thái Tổ Võ Hoàng Đế.

Vua Minh Mạng có thụy hiệu là NHÂN, miếu hiệu là Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế.

Vua Thiệu Trị có thụy hiêu là CHƯƠNG, miếu hiệu là Hiên Tổ Chương Hoàng Đế.

Tuy nhiên, cũng có vị vua bắt chước vua Tàu, dùng nhiều từ để đặt thụy hiệu. Ví dụ khi vua Trần Thái Tông mất năm 1234, triều đình đặt thụy hiệu với 20 chữ: Thống Thiên Ngự Cực Long Công Hậu Đức Hiền Hòa Hựu Thuận Thần Văn Thánh Võ Nguyên Hiếu Hoàng Đế.

(2). Lê Quý Đôn có 4 người con, người con cả phạm tội gian lận thi cử nên bị biếm làn thứ dân, trong vụ đó còn có Vương Lâm, Trịnh Cán vì muốn Vương lâm theo mình nên không trọng dụng Lê Quý Kiệt.