Chương 184: Lăng Trì

Lăng Trì

Ngày hôm sau, Kim Đỉnh Tự và ngôi làng dưới chân núi bị triệt hạ. Nhà cửa, tre pheo, cây cối, đền đài đình viện đều bị san phẳng thành bình địa. Bọn cướp hết thảy bị tử hình: đàn ông đều chém ngang lưng, đàn bà thì những thành phần hung ác bị đi đày miền biên cương, đám còn lại sung làm thị tỳ ở các nhà quan.

Trong lúc tìm kiếm đám lính còn bắt được một quyển sổ ghi từng năm một bao nhiêu vàng bạc, bao nhiêu tiền và vật hạng. Bao nhiêu người chết, làng giữ bao nhiêu, cống nạp lên Kim Đỉnh Tự bao nhiêu, Một số quân sĩ được lệnh trèo xuống vực sâu rồi thòng dây xúc hài cốt của những người vô tội lên thiêu hóa. Chỉ riêng việc này cũng đã làm ròng rã suốt ba ngày, đủ biết số lượng hài cốt nhiều đến cỡ nào. Hai tên quan phụ mẫu của phủ Ứng Thiên cũng bị chém đầu, gia quyến bị đày đi biên giới.

Còn lại ba tên Hòa thượng kia, sau ba ngày trốn chạy đã bị cao thủ của Chu Tước Doanh tóm được, Trịnh Cán nhận được tin bèn hạ lệnh không cần xét xử lập tức lăng trì,

Hôm nay chính là ngày ba tên hòa thượng phải đền tội cả ba bị tống lên một cái xe cũi, rồi một đoàn hơn một trăm lính dõng áp giải diễu phố thị chúng. Đám binh lính này mặt mày nghiêm nghị, sát khí đằng đằng, ai nấy thảy đều giương cung tuốt kiếm. trong tiếng thanh la phèng phèng mở đướng ầm ĩ, chúng chầm chậm đẩy xái xe tù đến giữa ngã tư giao nhau giữa hai trục dường chính trong thành.

Rất nhiều bách tính trong thành Thăng Long đã nghe phong thanh chuyện đích thân Hoàng thượng xuất tuần đã bắt được một ổ cường đạo, chẳng những vậy, những tên giặc này còn bắt cóc con gái nhà lành, thậm chí còn giết họ ăn thịt nữa. Bao nhiêu người mất tích mấy năm nay quá bán đều bị bọn chúng giết hại, thậm chí có bá tính từng ăn đồ của khu đó, bây giờ nghe nói sợ đến mức lăn ra bất tỉnh, thực là đáng băm vằm thành muôn mảnh.

Toàn bộ người trong thành đều nghiến răng căm hờn, chỉ hận không thể ăn thịt, lột da ba tên ác tặc này. Thấy bảo, chính ngọ hôm nay quan phủ sẽ lôi hắn ra xử cực hình, ai nấy đều rủ nhau tới xem. Đám người kín đặc như tường thành, nhốn nháo cả một biển người. Đến trên máy các căn lầu xung quanh cũng chật cứng những người là người, ai cũng muốn xem quan phủ sẽ xử trị đám ác tặc chuyên ăn thịt người ra sao. Chuyện này hậu thế viết hẳn thành một câu truyện lưu truyền, trong chính sử của họ Trịnh sau này cũng tôn vinh trịnh cán thành bậc mắt thần như điện

Trên pháp trường đã bày xong bàn giám trảm, giám trảm hôm nay chính là phủ doãn phủ thuận thiên, cùng tả đô ngự sử. Để đề phòng bọn xấu tới cướp pháp trường hoặc lũ phản loạn nhân lúc rối loạn ngầm lẻn vào, quan phủ đã phái quân phong tỏa các cổng thành, lại điều thêm mấy doanh tinh nhuệ, cầm hỏa khí ngầm phục ở xung quanh pháp trường chờ lệnh.

Thời này, khi hành hình phạm nhân, pháp trường hay để dặt ở đầu đường hoặc xó chợ, có ý để dân chúng tới xem cho xem cho biết phép nước uy nghiêm, không được khinh nhờn mà phạm tội. Nhưng thực tế thường khác hẳn mong muốn, việc hành hình nạn nhân lại trở thành một trò náo nhiệt,. Vào những giai đoạn trấn áp khỏi nghĩa của nông dân, quan phủ thường sử dụng các hình phạt tàn khốc hơn nhiều so với lúc bình thường, vì vậy mỗi khi pháp trường được dựng lên, dân tình đi xem nô nức như trảy hội đầu xuân. Có kẻ nhàn dỗi vô sự còn không quản vất vả đầu hôm mờ sáng, đến từ sớm để chếm chỗ gần xem cho rõ, nào có mấy ai thực sự để ý đến hình luật và vương pháp triều đình?. Trong hiện đại Trịnh Cán chẳng đã từng đọc một truyện gì đó mà người cha đã bỏ tiền mua cái bánh bao có ngâm máu của tử tù cho con mình ăn để khỏi bệnh hay sao, nên hắn cũng không tin chuyện răn đe này lắm, nhưng phép nước là như vậy hắn vẫn phải hạ chỉ. Hành hình.

Lúc này sau khi đã ăn đủ gạch đá và gậy gộc của người dân ném tới, ba gã hòa thượng bị dẫn lên pháp trường buộc vào cọc gỗ, ba tên đao phủ cũng nhanh chóng lên đài, khom lưng làm lễ với quan giám trảm rồi sau đó, phân biệt đứng bên cạnh ba tên Hòa thượng. xong đấu đó, vị phó giám trảm, giở thánh chỉ của Trịnh Cán ra tuyên đọc tội trạng, hình thức hành hình. Tuyên đọc xong, quáan giám trảm, rút một cái thẻ trong ống ra, ném xuống đất báo hiệu hành hình, một tiếng pháo hiệu đùng đoàng, biết là giờ ngọ ba khắc sắp tới.

Đám đao phủ chẳng nói chẳng rằng, lột sạch quần áo tù trên người ba gã hòa thượng, sau đó đứng một phía chờ nghe lệnh. Lúc ấy, tiếng pháo thứ hai vang lên, người xem xung quanh pháp trường đều biết rằng chỉ vài trong phút chốc nữa thôi, tên ác tặc sẽ bị xẻ phanh thành muôn mảnh, ai nấy chăm chú theo dõi, tiếng ràm rì lập tức lắng xuống.

phát pháo hiệu thứ ba nổi lên, đã đến giờ ngọ ba khắc liền lập tức động thủ hành hình. lưỡi đao hạ xuống, ba tên hòa thượng không chịu nổi bị cắt xé lên đau đớn, the thé gào lên thảm thiết. ba tên đao phủ không thèm để ý, cứ cắt lia lịa, thịt dưới chân họ dần dần có ngọn. chờ đến khi toàn bộ thịt trên người bị cắt hết, ba tên đao phủ vung một nhát đao cuối cùng, chặt đầu ba tên hòa thượng đó xuống, trong tiếng hò reo khoái chí của dân chúng,

………….

Ba ngày sau, Trịnh Cán cho bố cáo toàn thiên hạ chuyện ác của Kim Đỉnh Tự, đồng thời ra lệnh, cho Phủ ứng thiên phải xây dựng một ngôi chùa khác trên nền của Kim Đỉnh Tự cũ, làm nơi an trí cho đám cô nương và con cái của họ kia, tất cả đều nguyện ý xuất gia, nương nhờ cửa phật, một năm sau chùa Hoàn Thành, Trịnh Cán cho đặt tên là An Định Tự, Nhân cơ hội này Trịnh Cán lại quyết định nạp phi, việc đầu tiên sau khi hắn giết đám hòa thượng kia chính là phong cho Viên Vịnh Nhi làm Thục Phi, nghĩa là thấp hơn Vương liên một bậc, Vương Liên là nhất giai phi, còn Viên Vịnh Nhi là nhị giai phi(1),

Mấy tháng sau Trịnh Cán và cả vương triều nhận được tin vô cùng vui sướng, Như phi nương nương đã mang long thai của Trịnh Cán, truyện này khiến từ trong triều đến bá tánh đều vui mừng, Trịnh Cán cho nổ liền ba mươi hai phát đại bác để ăn mừng, cũng vì chuyện có thai này mà ấn tượng của Đặng Thị Huệ với Vương Liên tốt lên một chút,

Trịnh Cán lần đầu có con, vui sướng vô cùng, hắn liền sai thái y viện cẩn thận săn sóc cho Vương Liên, chỉ khổ cho Vương Liên vốn thích yên tĩnh, nhưng lúc này cứ mỗi ngày lại đến ba lần. Thái y dùng ống tre chìa lên bụng nàng để lắng nghe âm thanh của thai nhi. Vương Liên lúc đầu không chịu, nhưng Trịnh Cán cứ dỗ dành nghe như thế có thể đoán ra nam hay nữ. nàng muốn xuôi lòng. nhưng rất nhanh sau đó, nàng lại bắt đầu cảm thấy thắc mắc. mới mỗi ba tháng. bụng cũng chỉ hơi nhỏ ra thì làm sao nhìn giống con chim ưng già này có thể nghe được nam hay nữ?

“Liên nhi, Đây là Nguyễn nữ Thái y tố nhất thái y viện, nghe nói bà ấy giỏi nhất là trị thai lệch. Bà đã có kinh nghiệm đỡ đẻ bốn mươi năm. Nàng hãy chịu khó chút”

Nghĩ đến sự quan tâm của Trịnh Cán với mình, trong lòng Vương Liên đầy cảm kích. Hắn thật sự tận tâm tận lức muốn bảo vệ cho đứa con của mình.

“Hoàng thượng. thiếp hi vọng đứa con trong bụng mình là con gái." Vương Liên bỗng đâu thốt ra một câu không đầu không đuôi. Nàng vừa thốt ra khiến đám cung nữ thái giám đang hầu hạ sợ xanh mặt, chỉ sợ Trịnh cán sẽ nổi trận lôi đình, Nguyễn nữ thái y vội nói

“ Nương nương, ai ai cũng hy vọng có con trai, người xem đây hẳn là trưởng tử của Hoàng thượng”

Trịnh Cán cười nhạt. con gì cũng được, hắn còn trẻ nên cũng không đẻ ý lắm, hắn ngồi chơi một lát rồi nói:

“ Nàng ấy hơi mệt rồi để cho nàng ấy nghỉ một lát”

“Cung tiễn hoàng thượng”

Ra khỏi cửa một đoạn, tiểu thuận tử liền hỏi:

“ Hoàng thượng chúng ta đi đâu ạ”

“ Đến chỗ Thục Phi một chút”

-------------------

1.Cấp bậc phi tần của thời phong kiến như sau

- Hoàng quý phi

- Quý phi , Đoan phi , Như phi làm bậc nhất hay Nhất giai phi

- Thành phi , Trinh phi , Thục phi làm bậc nhì hay Nhị giai phi

- Quý tần , Lương tần, Đức tần làm bậc ba hay Tam giai tần

- Huy tần (, Ý tần , Nhu tần làm bậc bốn hay Tứ giai tần

- Nhân tần , Nhã tần Thuận tầnlàm bậc năm hay Ngũ giai tần

- Từ Lục giai Tiệp dư xuống đến Thất giai Quý nhân , Bát giai Mỹ nhân , Cửu giai Tài nhân , Tài nhân vị nhập giai và Cung nga, Thể nữ .

Vương Liên được phong Như Phi đứng hàng nhất giai, Viên Vịnh Nhi phong thục phi đứng hàng Nhị Giai

2.Lăng trì: Lăng trì còn được gọi với tên gọi khác là Tùng xảo hay xử bá đao. Đây là hình thức xử tội nhân vào bậc ghê rợn nhất trong các án tử hình. Lăng trì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến từ thời Ngũ đại Thập quốc (năm 907 đến 960), nó dần dần lan rộng dưới triều đại nhà Tống và triều đại Mãn Thanh.

Dưới chế độ phong kiến, hình thức này cũng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam dưới triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức để thi hành đối với những kẻ phản loạn

Hình thức của hình phạt này vô cũng dã man, phạm nhân sẽ được trói vào cột, đến giờ hành hình, khi hiệu lệnh của nhà quan được đưa ra bằng một tiếng trống hay thẻ bài, đao phủ sẽ thực hiện công việc của mình đối với phạm nhân, đó là xẻo một miếng thịt trên cơ thể phạm nhân xong lại dừng lại chờ tiếp hiệu lệnh tiếp theo. Trước khi bị xẻo những vùng thịt ở vai, đùi, phạm nhân sẽ bị xẻo những phần nhỏ trước như: mắt, mũi, tai, lưỡi, ngón tay, ngón chân.

Điều đặc biệt là khi lăng trì, phạm nhân không được sử dụng bất cứ loại thuốc có tác dụng giảm đau nào, do vậy phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng. Thậm chí, đao phủ trong quá trình hành hình không được phép để cho phạm nhân chết quá nhanh chóng mà phải sau bao nhiêu miếng xẻo thịt thì phạm nhân mới được phép chết. Thịt của phạm nhân sau khi được xẻo ra sẽ được trưng bày nơi đông người qua lại nhằm mục đích dăn đe những kẻ có âm mưu nổi loạn, phản động.

Đây cũng là hình thức ghê rợn vào bậc nhất trong các án tử hình, phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng, có trường hợp xẻo tróc nửa phần thịt trên cơ thể mà phạm nhân vẫn còn giãy dụa gào thét. Mức độ tàn bạo của nó thì không có gì có thể sánh nổi.