Chương 166: Bắt Đầu Bị Chiến

* Bắt Đầu Bị Chiến*

Trong lúc Trịnh Cán đi thị sát đường trường sơn thì đàng trong, Vua Đại Nam, Nguyễn Anh nghe theo lời khuyên của Đặng Đức Siêu và Lê Văn Duyệt. lệnh cho Nguyễn Văn Thành cùng Lê Chất, Nguyễn Đình Đắc, Trương Tiến Bảo, chia ra làm ba đạo đánh lấy đồn Hội An ở Phú Yên, rồi kéo ra đánh ở Thị Dã. Vua Gia Long đích thân thống lãnh thủy binh tấn công hạm đội của Võ Văn Dũng ở Thị Nại.

Theo lệnh Nguyễn Anh, Toàn đất nước đều khẩn trương sửa soạn ra trận. bộ máy chiến tranh bắt đầu khởi động, Nguyễn Anh cũng lệnh cho cai đội Ba-la-di (Barisy) tụ họp thuyền bè, dự bị quân nhu, chiến cụ đợi lệnh. Đồng thời lại hạ chỉ lệnh cho Nguyễn Văn Chấn coi Phụng Phi Đại hiệu thuyền chở 50 đại bác, có Renon phụ tá. Tàu Long Phi của Nguyễn Văn Thắng có 57 đại bác, tàu Bằng Phi của Lê Văn Lăng có 30 đại bác, mỗi tàu chở trên 500 người.

Tháng 5 năm 1797 tức năm Vĩnh Hòa thứ 5, Nguyễn Anh thân chinh xuất quân giải vây thành Bình Định, để cứu lấy tính mạng của Võ Tánh và Ngô Tòng Châu đang bị Trần Quang Diệu vây trong thành Bình Định . Hắn để hoàng tử Cảnh trấn giữ Gia Định cùng với Nguyễn Văn Nhơn và Nguyễn Từ Châu. Hải đội xuất phát qua cửa Cần Giờ, Nguyễn Anh đem hoàng tử Hy và hoàng tử Đảm đi theo.

Cuối tháng 5/1797, Nguyễn Anh ra tới Nha Trang. Hoàng tử Hy ở lại Diên Khánh và Nguyễn Anh cho đánh Phú Yên. Tại đây, quân Tây Sơn đã dựng tới 80 cái đồn kiên cố, nhưng sau trận đụng độ bị phá hủy khá nhiều. Nhờ tướng Nguyễn Văn Thành lập thành tích, nên Nguyễn Anh xây dựng được nhiều kho quân lương tại Xuân Đài để tiếp tế cho đội quân của mình.

Quân Gia Định thắng một số trận, chiếm được Phú Yên, nhưng vẫn không sao tiếp cận được thành Bình Định. Thủy quân Gia Định của Nguyễn Anh lảng vảng ngoài biển năm sáu tháng trời. Đạo thủy vẫn chưa liên hiệp được với đạo bộ. Ở giữa vẫn còn mắc nhiều đồn quân Tây Sơn. Khiến cho hai cánh quân thủy bộ mạnh ai nấy đánh, không thể hợp nhất. Nguyễn Anh cho thủy quân đóng tại vịnh biển Cù Mông. Lúc này hắn rất sốt ruột mỗi khi quân mình ra trận, và những khi nghe bọn Thám báo trình báo tình hình bên địch.

Cuối tháng chín cùng năm, sau mấy tháng mỏi mòn chờ đợi, Nguyễn Anh dẫn một đoàn chiến thuyền từ vũng Cù Mông vượt ra, định tập kích Thị Nại trong đêm. Chẳng ngờ tới hòn Đất lại bị gió bắc thổi ngược, đành phải quay về. Không giải tỏa nổi thành Bình Định, Võ Tánh và Ngô Tòng Châu đành phải đau khổ cầm cự, tình trạng này kéo dài luôn một thời gian dài khiến Nguyễn Anh vô cùng bực tức. Trông thấy quân địch đội ngũ nghiêm chỉnh, đồn ụ vững vàng, Nguyễn Anh thở dài than: “Trời chưa muốn diệt giặc Tây hay sao? Cớ sao cứ bắt lương tướng của ta phải khổ mãi ở trong đó?”

…………

Đại trướng của Nguyễn Anh trên đảo Cù Mông

Lúc này Nguyễn Anh đang ngồi chủ vị, xung quanh là đám tướng tá có đến mấy chục người, cả đám đang vây quanh sa bàn đắp bằng đất, thể hiện xứ đàng trong, Lê Văn Duyệt đang thao thao nói:

"Hồi bẩm Hoàng Thượng, Thủy quân Tây Sơn do Võ Văn Dũng chỉ huy không phải tầm thường, thám báo đã xem qua, bọn chúng phòng ngự vô cùng kiên cố, Hôm qua Thám báo vừa mới báo về tin mới nhất Võ Văn Dũng cho hai chiến hạm Định Quốc trang bị đại pháo và hơn 100 chiến thuyền dàn ngay phía trong eo Thị Nại. Trên dãy núi Tam Tòa bên hữu và bãi Nhạn bên tả bố trí trận địa pháo phục sẵn, Chỉ cần chúng ta lọt vào là chỉ có cầm chắc con đường chết, Thị Nại dễ thủ khó công, hiện nay quả thực mạt tướng chưa tìm được ra cách nào.

Nguyễn Văn Chấn nhổ một cây cờ trên sa bàn, cắm vào một điểm khác trong đất liền rồi nói bằng giọng lơ lớ:

“ Bẩm hoàng thượng, theo ngu kiến của mạt tướng, hay chúng ta dùng kế “vây Ngụy cứu Triệu” đi vòng đánh Thành Phượng Hoàng trước. khi thấy chúng ta tấn công tất bọn chúng sẽ lui về bảo vệ, mặt này tất lộ sơ hở.”

Nguyễn Văn Chấn còn chưa nói hết, Nguyễn Anh đã nói:

“ Chấn khanh là người ngoại quốc, nghiên cứu binh pháp chắc chưa lâu, Nếu như lần này chúng ta đi vòng ra Phượng Hoàng Trung Đô, khanh biết đại quân sẽ có kết cục gì không”

“ Xin Hoàng thượng giải thích”

Nguyễn Anh gật đầu bước lại sa bàn, nhổ một nắm cờ đỏ tượng trượng cho Thủy quân và Bộ quân tây sơn lên, ném về chỗ thành Phượng Hoàng, điềm nhiên bảo:

“ Nếu không phá được thủy quân mà lại đánh Trung đô, Thủy Bộ của bọn chúng liên kết, chỉ cần chúng ta tới Trung Đô , bị quân Tây Sơn cả hai mặt thủy bộ ép lại thì chỉ có con đường chết.”

Cả đám tướng tá đồng thanh:

“ Hoàng thượng Anh minh”

Nguyễn Anh lắc đầu:

“ Anh minh thần võ thì để làm gì, đã mấy tháng rồi mà chưa tìm được cách đánh thủy quân, sáng nay kinh thành lại truyền tin, Cảnh nhi ốm nặng, lòng trẫm như lửa đốt”

Các tướng lại trầm mặt xuống, Hoàng tử Cảnh chính là thái tử tương lai mà nay ốm nặng. thảo nào khiến Hoàng thượng không vui. Đúng lúc này Nguyễn Văn Trương kích động đứng bật dậy làm đổ cả ly trà, mồm lão lắp ba lắp bắp mãi không thành tiếng:

“ Lê Văn Duyệt nói:

“ Nguyễn Quân sư sao vậy, ngài thấy không khỏe chỗ nào”

Nguyễn Văn Trương vỗ ngực cho hết sặc rồi nói:

“ Tìm ra cách rồi, có cách phá Thủy quân của bọn chúng rồi”

Nguyễn Anh nghe vậy vô cùng kích động, vội la lên:

“ Ái khanh mau nói”

Nguyễn Văn Trương đi đến sa bàn cầm gậy chỉ vào thị nại rồi nói:

“ Hỏa công, Hoàng thượng, muốn đánh Thị nại chỉ có thể dùng hỏa công, khi gió nam nổi lên chính là lúc Tây Sơn bị diệt’”

“ Tuyệt diệu”

Nguyễn Anh và Các tướng vùa nhìn sa bàn vừa gật đầu:

“ Kế này của Nguyễn quân sư quả thực quá diệu, nhưng khi nào mới có gió nam”

Lê Văn Duyệt hỏi, Nguyễn Văn Trường vuốt râu cười hả hả:

“ Lê tướng quân chớ lo, Tháng giêng trở đi là gió nam thổi mạnh, đợi đến tháng giêng chính là ngày chết của bọn chúng”

…………….

Giữa năm đó Nguyễn Anh nghe theo lời của quân sư Nguyễn Văn Trương, quyết định dùng hỏa công để đánh Thị Nại, để chuẩn bị cho đại chiến trên biển lão ra lệnh cho quân lính chuẩn bị thuyền nhỏ, chất sẵn những đồ dẫn hỏa, thuốc nổ, thao luyện lại binh mã, một mặt lệnh cho bộ binh tiếp tục dùng Phú Yên làm bàn đạp đánh ra các nơi, nhằm phân tán lực lượng của Lưu Huệ

……………….

Phượng Hoàng Trung Đô, kinh đô mới của Lưu Huệ sau khi lên ngôi đặt tại Đà Nẵng, (Đúng ra trong lịch sử nó đặt tại Vinh. Nghệ An). Lúc này Lưu Huệ đang ngồi cùng bộ tham mưu của mình để bàn phương án đánh giặc

Lưu Huệ đang hỏi: " Các ái khanh xem Nếu như là quân Nam chúng sẽ đánh như thế nào?"

Ngô Việt nói: "Hồi bẩm Hoàng gia, Nếu như Quân Nam không có cách nào phá thủy quân của ta để hổi họp với cánh quân bộ, để mặc cho quân ta tuỳ ý bố trí thì cuộc chiến sẽ nhanh chóng kết thúc, Còn nếu bọn chúng tìm ra cách đánh bại Võ Văn Dũng tướng quân thì chỉ sợ chúng ta phải lâm vào khổ chiến

"Hả?" Lưu Huệ cau mặt nói: "Khanh hãy giải thích rõ hơn".

Ngô Việt lại nói: "Bệ hạ hãy nghĩ xem. Nếu như quân Nam chỉ vòng vèo ở ven biển mà không vào sau được, quân ta hoàn toàn có thể vây chết thành Bình Định, rồi xé nhỏ quân đội của Nguyễn Văn Thành ra để đánh, do bọn chúng đã chia ra tới hơn tám mươi đồn lũy. Cuối cùng chúng ta mới họp với thủy quân đánh thốc về Vĩnh Long. Tới khi đó cho dù thuỷ quân của bọn chúng có dốc toàn bộ lực lượng thì sẽ rơi vào kết cục tan nát, có đến mà không có về, không phải trận chiến này quân ta nhất định thắng sao?"

Nghe vậy hai mắt Lưu Huệ nhất thời bừng sáng, hắn vui vẻ nói: "Đúng rồi, có Thị Nại không thể phá huỷ này, chúng ta tất thắng".

Nhưng Bùi Thị Xuân (1) Lại nói: "Thế nhưng không hiểu Ngô đại nhân có nghĩ tới không? Nếu chúng phá được thị nại?, hoặc như Võ Tánh cầm cự được một thời gian nữa. Coi như gắng gượng chống đỡ được, chỉ e quân ta cũng khó mà hội quân được, lúc đó rất khó tạo thành mới uy hiếp quá lớn với thuỷ quân của bọn chúng, hơn nữa đánh chiến Nam bàn, Nguyễn Văn Thành đã bổ sung một lượng lớn voi chiến vào biên chế. Một ngựa chỉ chở được hai người là cùng, nhưng voi lại có thể chở năm người mà dai sức hơn, tính cơ động của quân Nam lúc này cũng là một điều đáng xem xét, ngài lấy gì bảo đảm, khi đánh một đồn, các đồn khác không đến kịp".

Ngô Việt nói: "Điều này tại hạ đã nghĩ tới, đương nhiên chỉ dựa vào suy đoán tất không thể nói gì về chiến dịch này nhưng chúng ta hoàn toàn có thể vừa vây đánh thành, vừa chia giữ các nơi hiểm yếu đặt bọn chúng vào thế liên tục phải phòng bị, không biết chúng ta đánh từ hướng nào. Xuất kỳ bất ý đánh úp. Bùi tướng nghĩ sao?"

Bùi Thị Xuân gật đầu nói: "Thì ra là như vậy, nếu vậy thì không còn vấn đề gì nữa".

Lưu Huệ nhìn mọi người xung quanh nói: "Chư vị ái khanh còn có diệu kế nào không?"

"Thần cũng có một kế" Vũ Văn Thành bước ra khỏi hàng nói: "Ngoài hai chiếc Định Quốc và 100 thuyền nhỏ án ngữ ở cửa Giã . Hoàng thượng sao không sử dụng thêm chiến thuyền dùng xích kết lại với nhau để tăng tính phòng ngự, ? Chiến thuyền liên hoàn khổng lồ sẽ biến mặt nước như đồng bằng.. Một khi như vậy thì chỉ với mười mấy vạn thuỷ quân, Quân Nam căn bản không chịu nổi một đòn".

"Liên hoàn chiến thuyền?"

Nghe vậy Lưu Huệ giật nẩy mình, "Chiến thuyền liên hoàn đương nhiên có thể biến mặt đất thành đồng bằng nhưng nếu một chiếc chìm chẳng phải kéo theo cả đám còn lại".

"Không thể nào" Vũ Văn Thành tự tin nói: "chúng ta thiết kế xích có thể tháo rời, bất kỳ chiếc nào không trụ được, chúng ta chỉ việc thả xích là xong".

"Hơn nữa Quân ta từ trong vịnh tấn công ra ngoài, nếu không có thủy triều còn đỡ. Nếu có thủy triều, tốc độ xúc kích của quân nam sẽ nhanh gấp bộ. Nếu không liên kết chiến thuyền thì đội hình sẽ không giữ được.

Lưu Huệ cau mày nói: "Nếu như vạn nhất lúc đó có biến cố gì đó thì sao?"

"Cái này…"

"Không thể có việc nào là tuyệt đối" Lưu Huệ nói: "Hơn nữa không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất".

Vũ Văn Thành vội vàng nói: "Thần suy tính không kỹ, xin bệ hạ lượng thứ".

"Không" Ngô Việt lại nhảy ra nói: "Bệ hạ, cách của Vũ tướng quân đáng thử. Thế nhưng để đề phòng vạn nhất, thần cho rằng có thể chỉ cho hai vạn đại quân lên chiến thuyền liên hoàn, và cùng chỉ kết liên hoàn khoảng năm mươi chiếc sát ngoài cửa biển thôi. phối hợp với thuỷ quân của Võ tướng quân, phát động tấn công

"Ồ" Lưu Huệ vui vẻ nói: ""Cách này được, chỉ cần không để chiến thuyền khả nghi tới gần, bọn chúng muốn dùng kế gì cũng chỉ còn cách phát động tấn công chính diện?"

Ngô Việt nói: "Đúng vậy thưa hoàng thượng".

Lưu Huệ âm thầm nghĩ. Nếu như thuỷ quân nam dốc toàn lực công kích bởi vì không có sự phối hợp của bộ binh trên đất liền. Kết quả của nó là cho dù dùng thuỷ quân tấn công toàn lực thuỷ trại quân Tây Sơn có hệ thống phòng ngự hoàn thiện dù chúng có thu hoạch gì thì cũng tổn thất vô cùng nặng nề.

Cuối cùng Quân Tây Sơn đẩy mạnh cuộc chiến công thủ trên mặt nước kéo dài. sẽ chỉ tổn thất một số ít quân bộ binh cùng với vật liệu gỗ vô cùng vô tận, trong khi đó thuỷ quân Nam tổn thất thuỷ quân tinh nhuệ cùng với chiến thuyền có hạn của mình. Bộ binh quân tây sơn hàng vạn người, thuỷ quân Nguyễn Anh lại có hạn vì vậy bên đầu tiên không kiên trì được chính là Nguyễn Anh chứ không phải là Lưu Huệ hắn.

"Được" Lưu Huệ vui vẻ nói: "Các tướng nghe lệnh".

Cả đám vội vàng, trầm giọng nói: "Có chúng thần".

Lưu Huệ nói: "Tất cả các khanh về chuẩn bị, sẽ có thánh chỉ tới sau, ba ngày nữa trẫm muốn mọi việc phải xong".

Đợi khi các chư tướng lĩnh mệnh rời đi, Lưu Huệ ngửa cổ lên trời đắc ý cười nói: "Trẫm xem lần này Nguyễn Anh chống đỡ như thế nào? Ha ha ha'.”

(1) Bùi Thị Xuân: Bùi Thị Xuân (Chữ hán: 裴氏春; 1752 – 1802) là một trong Tây Son Ngũ Phụng Thư, là vợ Thái phó Trần Quang Diệu và là một Đô đốc của vương triều Tây Sơn .

Bùi Thị Xuân con của Bùi Ðắc Chí gọi Bùi Ðắc Tuyên bằng chú, người thôn Xuân Hòa, một thôn nằm về phía đông Phú Phong (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, Bùi Thị Xuân sớm được học văn và học võ. Tương truyền, bà vừa có sức mạnh vừa có sắc đẹp. Nữ công khéo, chữ viết đẹp. Nhưng thích làm con trai, thích múa kiếm đi quyền

Năm Tân Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32, Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần thứ 6, tức năm 1771, Nguyễn Nhạc được các người cùng hợp tác và các nhân sĩ đồng bào địa phương tôn làm Tây Sơn Vương.

Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Nhạc lúc đó tổ chức lại cơ sở:

- Quân sự giao cho Lưu Huệ, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú.

- Kinh tế tài chánh giao cho Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân và Nguyễn Lữ.

- Dân sự (hành chánh, ngoại giao, tuyên truyền...) giao cho Võ Xuân Hoài và Trương Mỹ Ngọc.

Với tài nghệ (ngoài tài kiêm thuật bà còn giỏi bắn Cung, cưỡi ngựa và luyện voi) cộng với lòng dũng cảm, Bùi Thị Xuân cùng chồng nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc dựng nghiệp của Tây Sơn ngay từ buổi đầu.