Chương 149: Đại Nam Cải Cách

* Đại Nam Cải Cách*

Hoàng Cung Đại Nam.

Sau trận chiến vây thành Quy Nhơn thất bại, Nguyễn Anh đã cho toàn quân lui về diên khánh, biến nơi đây thành một căn cứ hậu cần vững chắc, để làm bàn đạp tấn công ra bắc sau này, Nguyễn Anh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "Gặp nồm thuận thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng".

Dân chúng vùng miền Trung khi này, sau nhiều năm mệt mỏi bởi chiến sự liên tục, nên cũng mâu thuẫn trong việc nên ủng hộ Nguyễn Anh hay Tây Sơn. Một số quay sang ủng hộ Nguyễn Anh, trong dân gian lưu truyền một câu ca dao : "Lạy trời cho cả gió nồm,/Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra". Số khác thì vẫn ủng hộ nhà Tây Sơn, thể hiện qua câu ca dao: "Lạy trời cho cả gió lên,/Cho cờ vua Định phất trên kinh thành" (Định ở đây là Biình Định, nơi phát tích nhà Tây Sơn,. Việc tồn tại 2 câu ca dao trái ngược nhau cho thấy lòng dân khi đó khá mâu thuẫn về việc nên ủng hộ bên nào.

Mặt khác ở trong nước Nguyễn Anh cũng ra sức cải cách thể chế, nhiều thứ lão học từ Trịnh Cán, nhiều thứ lão tự nghĩ ra. như cái Viện Nghiên Cứu ngày hôm nay là một ví dụ,

Ở Trong điện, các đại thần Trương Đăng Nho, Tôn Thất Thành và Ngô Văn Hải đang bàn luận gì đó rất sôi nổi. Thấy Nguyễn Anh đi vào 3 người liền vội vàng hành lễ nói:

- Tham kiến Hoàng Thượng.

- Miễn, miễn.

Nguyễn Anh xua tay liên tục hỏi Ngô Văn Hải:

- Thế nào?

Ngô Văn Hải không kìm nổi hưng phấn mà nói:

- Hoàng thượng, Hạ quan đã cùng các vị đại nhân đi khảo sát. Vùng đồng bằng sông Cửu Long quả thực đất đai rất tốt, chúng thần đã. đã tính toán nếu canh tác hợp lý, lương thực chúng ta không lo thiếu.

- Xưởng công binh thì sao?

Nguyễn Anh lại hỏi:

- Việc chuẩn bị xây dựng xưởng Công binh thế nào rồi?

Nguyễn Anh quan tâm nhất là vấn đề của xưởng Công binh. Việc trang bị súng trường luôn là việc cấp bách để tăng cường sức mạnh của Trung Ương Quân. Hắn đã nhìn rõ sự lợi hại của hỏa thương doanh bên phía Trịnh Cán. Lúc nào xưởng Công binh được đi vào sản xuất thì quan quân Đại Nam thoát khỏi tình trạng thiếu thốn về súng ống, chân chính bước vào thời kỳ quá độ lên vũ khí lạnh. Khi nào sản lượng của xưởng Công binh tăng lên cũng là ngày tận thế của Trịnh Cán, thời gian để khôi phục lại Đại Việt sẽ không còn xa nữa

Nói đến xưởng Công binh, sắc mặt của Ngô Văn Hải trầm xuống cười khổ nói:

- Hoàng thượng, chúng ta đều không có thợ mộc lành nghề. Bọn họ không đủ năng lực để chế tạo ra loại súng nó nòng xoắn đó. Không phải là chọn nhân tài không đúng mà là bào ra trục xoay không thẳng hoặc là không đủ độ bóng. Nếu dùng thường xuyên chưa đến mấy ngày đã bị hỏng rồi. Thời bấy giờ vì công nghệ chế tạo còn nhiều hạn chế. Xưởng công binh chỉ có thể dùng máy khoan sức nước bằng gỗ. Ngoài mũi khoan để khoan nòng súng ra thì những bộ phận còn lại như trục cái, móng khung, bánh xoắn, còn có giá đỡ… hầu như đều làm bằng gỗ. Gỗ gia công dễ dàng nhưng cũng dễ hỏng, hơn nữa còn yêu cầu người thợ mộc phải có trình độ tay nghề rất cao. Đặc biệt là trục chính, thợ mộc không có đến mười mấy năm kinh nghiệm thì không thể bào tròn được! Mà nếu trục gỗ này không tròn khi quay sẽ có nhiều rắc rối, không những ảnh hưởng đến tốc độ khoan không chính xác mà có thể còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của trục xoay. Giống như một chiếc máy khoan sức nước cho một thợ thợ thủ công lâu năm trong xưởng Binh khí làm, có thể sử dụng được nửa năm. Còn thợ thợ thủ công ở ở đây thì sử dụng được chưa đến nửa tháng.

Nguyễn Anh thoáng chau mày, tuy Ngô Văn Hải không trả lời thẳng nhưng hắn cũng đã biết đáp án. Xưởng Công binh còn đang trong giai đoạn xây dựng căn bản là không có khả năng sản xuất. Nếu muốn xưởng Công binh sản xuất súng trường còn phải cần ít nhất một năm. Điều này có nghĩa là đến lúc quyết chiến, Nguyễn Anh chỉ có được 5 ngàn khẩu súng kíp, chỉ đủ trang bị cho một Hỏa Thương doanh. Nguyễn Anh còn phải trải qua những ngày tháng căng thẳng. Nghĩ đến đây, việc chuẩn bị xây dựng xưởng Công binh lại không cần phải vội vã như vậy.

Nguyễn Anh có ý tưởng viện khoa học hắn sắp mở có vài chục vị quan đến từ Pháp, đến khi Viện Khoa học chính thức mở cửa, đương nhiên sẽ cần một khoản tiền trợ cấp kếch xù, không thể để cho bọn họ ngày ngày dạy triết học gì đó, mà phải có việc cho bọn họ làm. Nguyễn Anh quyết định để cho họ đến hết xưởng công binh nghiên cứu chế tạo cỗ máy, máy tiện, máy bào, máy mài nhẵn… Cần nhất là máy mài nhẵn, một khi đã tạo ra được máy mài nhẵn bằng sức nước thì công nghệ làm pháo của triều Đại Nam sẽ tăng đột biến. Tầm bắn của Hồng Di đại pháo sẽ tăng lên rất nhiều. Kết cấu của những máy móc đó không có gì khó khăn, bất kể là ở Châu Âu hay Đại Nam cũng đã xuất hiện những kiểu máy tương tự. Bọn họ cần phải làm là chuyển thiết bị của những cỗ máy đó từ gỗ thành sắt.

Nguyễn Anh cau mày, Ngô Văn Hải tự trách nói:

- Hoàng thượng, đều tại ty chức vô dụng, không làm tốt chuyện này.

- không thể trách ngươi được.

Nguyễn Anh khoát tay, lạnh lùng nói:

- Không nói chuyện này nữa, 3 khanh. Ta cho các khanh thành lập một tổ chuyên môn.

- Hả?

Ba người đó ngơ ngác nhìn nhau.

Nguyễn Anh mỉm cười nói:

- Ta chuẩn bị mở một Viện khoa học. trẫm chính là viện trưởng, ba khanh là viện phó Ta cho các ngươi hơn 30 giáo sĩ người tây phương làm trợ thủ. Bọn họ trông vậy thôi chứ đều là nhân tài đấy, các ngươi phải tận dụng cho tốt

Ngô Văn Hải nói:

- Viện khoa học này là nha môn kiểu gì, chúng ty chức nên làm những gì?

Nguyễn Anh mỉm cười không đáp,:

- Tôn Thất Thành nói:

“ Hoàng thượng, nơi này hẳn là nha môn phụ trách nghiên cứu chế tạo cải tiến quân giới?

“- Ha hả, khanh chỉ nói đúng phân nửa.

Nguyễn Anh cười nói:

“- Chức trách của Viện khoa học đúng là nghiên cứu chế tạo cải tiến quân giới, tuy nhiên chức năng nhiệm vụ không chỉ có thế thôi đâu, còn phải bao gồm nhiều chức năng nhiệm vụ khác, lần này xây dựng Xưởng công binh là nhiệm vụ đầu tiên của Viện khoa học .”

Nói xong, Nguyễn Anh hướng về ba người Ngô Văn Hải nói tỉ mỉ tư tưởng của mình. Nghe xong Nguyễn Anh nói, Ngô Văn Hải trợn mắt há hốc mồm nói:

- Hoàng thượng minh giám, như vậy chỉ sợ rất khó làm ạ. Nói về trục chính kia, đúc một kim loại tròn thành cây sắt là không vấn đề gì, nhưng lấy cái gì để bào nhẵn bào tròn nó? Sắt tinh dù sao cũng không phải là gỗ, ngay cả thợ rèn có kinh nghiệm cũng không có khả năng mài nhẵn thành tròn được.

Nguyễn Anh mỉm cười nói:

- Việc này viện sĩ Tây phương sẽ nghĩ biện pháp, Ngô khanh, ba khanh chỉ cần quản bọn họ, nói cho họ biết nên làm gì, không nên làm gì, chuyện còn lại để những viện sĩ Tây phương đi làm. hiện tại các ngươi cần phải làm là ở đây tìm khu vực tốt để xây dựng nơi làm việc, sau đó đi gặp mặt ba mươi mấy vị viện sĩ tây phương, để làm quen lẫn nhau, giao lưu lẫn nhau chút thành quả học thuật, mặt khác cũng thừa dịp trong khoảng thời gian này học vài câu tiếng Anh giao tiếp, để giao lưu.

Nguyễn Anh lại nói:

“ Bá Đa Lộc đã nói với trẫm về khoai tây, sản lượng của loại nông sản này cao hơn hạt thóc và lúa mì. Một mẫu sản lượng của thóc và lúa mì tuy được mấy trăm kg nhưng khoai lang và khoai tây có thể thu được đến hơn 1000 kg. Nếu chăm sóc tốt, đất đai phì nhiêu sản lượng có thể lên đến 2000 kg! ba khanh hãy tính xem một mẫu 1000 kg thì 500 ngàn mẫu là bao nhiêu kg?

Tôn Thất Thành nói:

- Năm trăm triệu cân! Đủ cho 1 triệu người ăn trong 1 năm, chia đều ra có 1 mẫu đất có thể nuôi sống hai trăm nhân khẩu.

Ngô Văn Hải lẩm nhẩm:

- Tổng hợp lại con số ước khoảng 260 vạn thạch. Năm được mùa giá trên thị trường 1 thạch khoai 10 đồng,! Nếu gặp phải năm mất mùa, tiền lãi ít đi hai lần! Ừ, nếu tính toán như vậy khoai tây quả là không kém nhiều so với trồng dâu nuôi tằm, hơn nữa lại nhàn hơn nhiều.

- Nhưng không bán ra được.

- Sao lại không bán được?

Tôn Thất Thành lại nói:

- Hiện có vài nơi đang mất mùa. Mấy trăm vạn nhân khẩu thiếu ăn, uống ít. Vùng chiến sự có vô số nhân khẩu trôi dạt khắp nơi đang chờ cơm ăn. Sau này chắc chắn quân ta phải dụng binh ở Quảng Ngãi và một số vùng khác. Đến lúc đó, mấy chục vạn đại quân phải ăn cơm, sao lại không bán được.

Ngô Văn Hải nói:

- Chúng ta trồng được người ta cũng sẽ trồng theo. Mấy năm nữa sẽ không bán được.

- Cứ để người ta trồng theo.

Nguyễn Anh nói:

- Ta định trồng cái này trên toàn quốc, sau này triều Đại Nam ta sẽ không còn người chết đói nữa.

Ngô Văn Hải lại nói:

- Cứ như vậy chẳng phải kẻ thù của chúng ta cũng đầy đủ quân lương sao?

Nguyễn Anh nói”

“- ba khanh đừng quá lo lắng. Việc mở rộng diện tích trồng khoai tây vẫn cần ít nhất 5 đến 10 năm. Lúc đó giặc Tây Sơn đã sớm bị trẫm bình định rồi.