* CHIẾM NƠI HIỂM YẾU*
Hai ngày sau. đại quân của Quan Xuân Bá đã chỉnh binh hoàn tất, một vạn quân tiên phong được đại tướng Phùng Khắc Đăng và Ngô Cát dẫn dắt chia hai đường đi, một nam một bắc đi về Trùng Khánh.
Lần này Nguyễn Khắc Tuân vượt sông Quây Giang nam chinh, với tiên phong là đại tướng Lưu Khắc Hải, do Nguyễn Khắc Tuân đích thân thống lĩnh đại quân. Còn phía giáp với Nguyên Bình thì do con trai thứ của hắn Nguyễn Khắc Nghiệp và đại tướng Đoàn Quốc Việt tiếp tục tấn công, nhưng binh lực chỉ có hai vạn. chủ yếu binh lực đều tập trung để vượt sông nam chiến. Nguyễn Khắc Tuân từ Diên Châu vượt sông, sau khi vượt sông nghỉ ngơi chỉnh đốn hết ba ngày rồi lại lập tức tiếp về phía nam. Lúc này đại quân của Nguyễn Khắc Tuân đã từ Cam Châu đi qua Trung Châu và Hạ Châu đi vào khu vực Nội địa. Kỳ thực phải mất khoảng năm ngày, nhưng Nguyễn Khắc Tuân rất cẩn trọng, hắn cũng chẳng vội vào kinh, mà chỉ phái người vào kinh để liên hệ với các tâm phúc tại Kinh thành của mình như bọn Hoàng Hải, Ứng Thuận Long, để hiểu cục diện phát triển của Cao Bình. sau đó mới tìm cơ hội vào Kinh. Nhưng Nguyễn Khắc Tuân vào Hạ Châu chưa được bao lâu thì đã nghe nói đại quân của Quan Xuân Bá đi đến Nà Pài. Tin này khiến hắn cảm thấy hồi hộp. Hắn không ngờ cả Quan Xuân Bá cũng đã đến đây, , xem ra sẽ khó mà tránh được một trận ác chiến. Nếu nói Bắc Đại Việt vẫn còn đối thủ khiến hắn phải nể thì có lẽ chỉ còn quân Ảnh Vệ của Quan Xuân Bá. Hắn đã đã từng thấy Ảnh Vệ giao thủ nhiều năm. năm xưa Quan Xuân Bá với thân phận hiệu úy vào Kinh thành thăng long, đã chỉ huy 800 người cầm cự với hai vạn quân của Trịnh Sâm tại hành cung tử trầm, nếu không phải Trịnh Cán lưu lại hậu chiêu, chỉ sợ khi đó, cả hai cha con Trịnh Cán đã chết. Nếu Nguyễn Khắc Tuân biết được tương lại sẽ có một ngày Quan Xuân Bá trở thành địch thủ mạnh nhất của mình thì chắc năm xưa hắn sẽ bất chấp thủ đoạn giết chết Quan Xuân Bá. tuyệt không cho hắn cơ hội. Thời gian không thể quay lại được, Nguyễn Khắc Tuân hối hận không kịp chỉ có thể phấn chấn tinh thần, chuẩn bị quyết chiến thắng bại một trận cùng Ảnh vệ, Kỳ thực đây cũng là trông chờ trong lòng hắn, nếu hắn có thể đánh bại Quan Xuân Bá, vậy thiên hạ này hắn còn phải sợ ai? Hắn sẽ có thể quét ngang thiên hạ. một chân đập bay tông tộc Lê thị. Nguyễn Khắc Tuân hắn sẽ lên ngôi vua. kiến lập một vương triều mới. Đây là giấc mơ kể từ khi hắn chiếm được tĩnh tây.
Đại quân của Nguyễn Khắc Tuân đóng tại Hạ Châu, do quân Quân Xuân Bá đến đây mà hắn không tiếp tục nam hạ mà chuẩn bị đương đầu quyết sống chết một trận . Nguyễn Khắc Tuân đứng trên tường thành nheo đôi mắt nhỏ của mình ngắm nhìn địa hình bốn phương. Đây là vùng đồi núi, đâu đâu đều có đồi núi đèo cao, phía trước vài dặm còn có dòng Quây Giang, nước sông rộng khoảng năm trượng, thấp thoáng thấy được cây cầu nối hai bờ nam bắc. Giờ đương là mùa hạ. thời tiết nóng bức, trên mặt sông như được phủ lên một lớp khói dầy đặc.
Nguyễn Khắc Tuân chau mày, chỉ tay nói: “Phái người đi tháo gỡ cây cầu kia cho ta. Chỉ nhìn thôi đã chướng mắt."
Lúc này, đại tướng Thẩm Bằng Phu người dân tộc Lự (1) bên cạnh cẩn trọng kiến nghị: “Đại soái, thuộc hạ cho rằng nơi đây không phải là nơi tốt để quyết chiến cùng Quan Xuân Bá."
“Vì sao?" Nguyễn Khắc Tuân lườm hắn hỏi.
“Vì thuộc hạ cảm thấy địa hình vùng này bất lợi, nếu không có thành trì chống địch, lại không có núi hiểm để dựa dẫm. một tòa tiểu thành lại không phải đường chắc chắn phải đi ngang khi vào Cao Bình. Đại soái trấn thủ tại đây tuy là chờ địch đến, nhưng giả sử Quan Xuân Bá không đi qua đây mà lại chờ chực lại chúng ta trên đường vào Cao Bình ở phía đèo Mã Phục thì sao?"
Thẩm Bằng Phu là đại tài văn võ song toàn dưới trướng Nguyễn Khắc Tuân, hắn nhìn ra được Nguyễn Khắc Tuân có phần sợ hãi trước Quan Xuân Bá. Trong khi bóng của Quan Xuân Bá còn chưa thấy thì đã phái người đi dỡ cầu. Chỉ hành động này đã để lộ sự sợ hãi của hắn. nên hắn không dám nam hạ. chỉ dám trấn thủ tại tiểu huyện này để có thể ở gần Quây Giang hơn, đợi một khi bỏ chạy thì cũng nhanh nhẹn hơn. Nhưng Quan Xuân Bá thì làm sao lại có thể ngoan ngoãn mà đến đây? Đó là việc chắc chắn không có, hắn nhất định sẽ giành chiếm lấy vùng địa thế có lợi, như Đèo Mã Phục., sau đó sẽ chực chờ lại quân Tĩnh Tây đi qua. Chỉ tiếc là Nguyễn Khắc Tuân tuy qua sông sớm hơn Quan Xuân Bá, nhưng lại cứ sợ trước sợ sau, hành quân chậm chạp đế Quan Xuân Bá giành tiên cơ. Chưa giao chiến với nhau bao giờ, chỉ vì năm xưa thấy hắn chỉ huy chiến đấu ở Hành cung mà đã như vậy.
Nguyễn Khắc Tuân mãi không thốt lên được lời nào, mưu sĩ của hắn đã khuyên hắn nam hạ càng sớm càng tốt, nhưng hắn đã không nghe, giờ Thẩm Bằng Phu lại khuyên như thế, Nguyễn Khắc Tuân thật có phần lung lay. Lúc này, chỉ thấy một đội kỵ binh xích hầu từ xa đến. chỉ một chốc đã đến dưới thành, người quân quan đi đầu đã lớn tiếng hô hào:
“Nguyễn Đại soái, Đại quân Quan Xuân Bá đã dừng lại đóng quân tại Nà mạ, chiếm lấy Mã Phục, không còn tiếp tục bắc tiến."
Thẩm Bằng Phu thầm thở dài. quả nhiên như hắn đã dự liệu!
Cũng giống như Nguyễn Khắc Tuân coi trọng Quan Xuân Bá. Quan Xuân Bá đồng thời cũng cực kỳ coi trọng Nguyễn Khắc Tuân, cực kỳ coi trọng trận chiến này, trận chiến này hắn không thể thua. Đây là một trận chiến ngang tài ngang sức, là một chiến dịch coi trọng thiên thời, địa lợi. nhân hòa, nếu có chút sơ sẩy, đều sẽ là nguy hiểm trí mạng.
Lần này Nguyễn Khắc Tuân mượn cớ con chết tấn công ồ ạt vào Cao Bình, tuy chưa phất cờ tạo phản, nhưng thật sự đang làm việc phản nghịch, trước là ngang nhiên tấn công Trùng Khánh, sau là vượt sông. dã tâm lang sói của hắn đủ tỏ rõ như ban ngày, người trong thiên hạ không ai không biết. Danh không chính tắc ngôn không thuận, danh nghĩa của việc xuất binh cực kỳ quan trọng, cho dù Nguyễn Khắc Tuân có thể che mắt bịt tai, bất chấp sự dị nghị của thiên hạ. nhưng binh thủ hạ của hắn thì sẽ canh canh trong lòng, chưa chắc chịu theo hắn tiến hành hành động phản nghịch, không chịu dốc sức liều mạng cho hắn. cứ như vậy, sĩ khí và sức chiến đấu của quân đội hắn sẽ giảm mạnh, đây là điều tất nhiên, thủ hạ của Nguyễn Khắc Tuân chưa hẳn hoàn toàn là Người Quảng Đông binh, đại bộ phận vẫn là Người việt binh, tướng lĩnh người Việt cũng không phải là ít. tạo phản, là tuyệt đối không đắc nhân tâm được.
Tuy nhiên Quan Xuân Bá lại không dám lơ là. hắn phái người đi quanh vùng ra sức tuyên truyền hắn là phụng chỉ thảo phạt Nguyễn Khắc Tuân. để cầu lấy được sự ủng hộ của dư luận, đồng thời phái người đi châu huyện khắp nơi liên hệ quan phủ địa phương, khuyên nhủ dân chúng sơ tán. một mặt khác, hắn lại phái ra một lượng lớn xích hầu kéo đến các nơi, nhất là đi dán chặt mắt vào ba quân đang giằng co ở Kéo Mác, để phòng ngừa bọn họ từ phía sau lưng tập kích mình.
Lúc này thái dương nóng như lửa, ánh nắng nóng cháy nấu chảy mặt đất, thân mang khôi giáp vũ khí mấy chục cân hành quân, sẽ cực kỳ hao tổn thể lực, thời tiết như vậy, ai có thể nhàn nhã chờ chực, kẻ đó sẽ chiếm lấy thiên thời. Từ lúc bất đầu. Quan Xuân Bá bèn phát hiện Nguyễn Khắc Tuân đã phạm phải một sai lầm. hắn lại ở Hạ Châu chờ đợi mình, mà không đi chiếm cứ địa thế có lợi nhất là Nà Mạ.
Đèo Mã Phục hiện đại chính là giao giới giữa huyện Hòa An và Huyện Trà Lĩnh của Cao Bằng, là con đường bắt buộc phải đi qua, nếu muốn xuống Cao Bình, địa thế rộng mở, tiến có thể công, lùi có thể thủ, ở vị trí cao mà ngóng xuống, chiếm cứ địa hình có lợi nhất. Tin tức hiện tại là. tiên phong của Nguyễn Khắc Tuân vẫn chưa đi tới Mã Phục , để nhanh chân một bước chiếm lĩnh địa hình có lợi nhất nơi này, đại tướng quân tiên phong Phùng Khắc Đăng suất quân dọc đường chạy nhanh, vòng qua mấy dãy núi. ngày đêm hành quân, nhất định phải nhanh hơn quân tiên phong của Nguyễn Khắc Tuân. chiếm lĩnh tòa quan ải quan trọng nhất này.
Cùng lúc đó, phó tướng Lương Thanh Hồng của Nguyễn Khắc Tuân cũng phái thủ hạ đại tướng Nguyễn Hoàng Thao dẫn quân một vạn bay nhanh đến Mã Phục, cũng với ý đồ chiếm lĩnh vùng quan ải này.
Trời vừa tờ mờ sáng, tiên phong quân Quan Xuân Bá đi tới Ma nu. ngót năm mươi dặm xa phía tây bắc Mã Phục. nhân số khoảng hơn bốn trăm hộ, có thể xem là một tòa đại trấn. tròi sáng khá sớm. trong trấn đã vô cùng náo nhiệt, khắp nơi là nông dân dậy sớm vội đi ruộng mạch phía đông thị trấn thu hoạch, mắt thấy đã sắp đến mùa thu hoạch, trong ruộng mạch đã là một màu vàng óng. Khi một vạn quân Quan Xuân Bá tiến vào thị trấn, ngôi trấn nhỏ này bỗng chốc im phăng phắc, nhà nhà đóng cửa bế hộ, mọi người lo sợ từ khe cửa nhìn ra ngoài, e sợ toán quân đội này xông vào dân trạch mặc sức cướp bóc vơ vét. có người trong số họ nhận được tin tức, ở phía đông. đêm qua gặp phải sự cướp bóc của một đoàn quân đội. gian dâm đốt giết. bốn thôn trang phụ cận gần như đều trờ thành ngôi thành ma. chỉ có mười mấy thanh niên trai tráng bơi qua sông mới có thể may mắn thoát khôi. Dần dần. dán chúng trên trấn đã thả lòng tâm trạng căng thẳng, toán quân đội này hình như vẫn xem như quân kỷ nghiêm minh, không quấy nhiễu bọn họ, rất nhanh, bọn họ bề đã biết được rằng, toán quân đội này lại là Quân triều đình, ít ra ở vùng này, thanh danh của quân triều đình vẫn xem như tạm được