Vân Nhị trở về ngôi nhà ở ngoài Tuyên Vũ môn, cả tòa phủ vốn ủ ê trầm lắng, lập tức biến thành bừng bừng sức sống.
Đã ba năm rồi không gặp Lão Liêu, từ lúc Vân Nhị bước vào nhà, tầm mắt Lão Liêu chưa từng rời Nhị gia, bất kể là bưng trà rót nước, hay là hầu hạ Nhị gia tắm rửa đều tự mình ra lệnh.
Văn Tín hầu phủ ngoại trừ những cây nhỏ đã lớn hơn, tỏa nhiều bóng mát hơn thì không có gì thay đổi, Vân Nhị kiểm tra phòng ngủ và thư phòng của đại ca, mọi thứ vẫn sẵn sàng để dùng, không dính chút bụi, vô cùng hài lòng.
Lão Liêu thì cứ cười suốt: - Lão gia, phu nhân đều thích sạch sẽ, đến chuyện này mà lão nô còn không làm được thì mặt mũi nào mà làm quản gia nữa.
Vân Nhị thấy trong thư phòng có thêm rất nhiều sách, nói: - Tô lão tam hay tới đây lắm à?
- Vâng ạ, Tô tam công tử thích xem sách trong thư phòng lão gia, vài ba ngày lại tới đây ở.
- Hoa Nương tỷ tỷ có tới không?
Lão Liêu lắc đầu: - Không ạ, Hoa Nương phu nhân lúc nào cũng ở nông trang, rất ít khi vào Đông Kinh, còn Tiếu Lâm đạo trưởng hình như không ở Đông Kinh, không biết đi đâu, lão nô là hạ nhân không dám hỏi chuyện chủ nhân.
- Thông gia cữu công có tới một lần, đi thăm vườn nhà ta, chẳng nói gì, chỉ bảo đợi lão gia về sẽ bái phỏng.
- Làm gì có chuyện để trưởng bối tới bái phỏng vãn bối, ông đi chuẩn bị một phần hậu lễ đưa tới phủ tiết độ sứ, cùng với bái thiếp của đại ca ta, nói ngày kia ta sẽ tới thăm.
Lão Liêu vâng lời đi chuẩn bị lễ vật.
Vân Nhị về tiểu viện của mình, mô hình Hoàng Hà cực lớn vẫn ở đó, nước vẫn róc rách chảy từ đầu thú ra, bánh xe nước vẫn quay đều đều.
Chắc là trục quay thiếu dầu nên kêu kẽo kẹt, Vân Nhị lấy ít dầu đồng cho vào, chẳng mấy chốc tiếng kêu không còn, guồng nước quay êm ái hơn không ít. Vì không cho cát vào nước, cho nên con sông này trong vắt, trừ hình dạng giống Hoàng Hà ra thì chẳng có chỗ nào.
Trước kia Vân Nhị cứ thấy thời gian trôi qua sao mà chậm chạp, hận không thể lớn lên sau một đêm, để giúp ca ca.
Giờ thực sự trưởng thành rồi, có cả con rồi, hắn lại có chút lưu luyến thủa còn nhỏ, bất kể là lúc khó khăn ở Đậu Sa quan hay trong căn nhà đông đúc ở Thành Đô, đại ca cho hắn một tuổi thơ hoàn mỹ. Kỳ thực nhiều kỳ Vân Nhị muốn gọi đại ca một tiếng "cha!", mà hắn chưa bao giờ có ai để gọi.
Từ cha này với Vân Nhị mà nói là đại biểu cho một sự bảo hộ và bao dung, hai điều ấy đại ca đều làm rất tốt.
- Tâm Nhi, gọi cha, gọi cha đi! Giọng Triệu Uyển từ sau lưng truyền tới:
Vân Nhị quay người lại, thấy Triệu Uyển đang bế nhi tử ra sức dụ khị nó, Tịch Nhục ở một bên cầm chăn của Vân Tâm khích lệ.
- Hôm nay các nàng ở lại hoàng cung không về cơ mà.
- Tâm Nhi thấy lạ, cứ khóc suốt, thái phi không dỗ được, sợ nó khóc quá thành bệnh, cho nên thiếp về Tịch Nhục trở về. Triệu Uyển giao nhi tử cho trượng phu: - Chàng không biết, đứa bé này trên đường cứ khóc, khóc suốt thôi, làm thiếp và Tịch Nhục sốt hết cả ruột, nhưng vào nhà một cái là không khóc nữa, chàng xem, giờ nó cười tươi chưa?
Vân Nhị cúi cầu cọ cọ trán với nhi tử không răng đang cười ngốc nghếch, hắn cũng có chút lạ lẫm, có lẽ còn chưa quen với vai trò mới này: - Về cũng tốt, phong thủy hoàng cung không tốt, ta cũng không muốn các nàng ở đó.
- Không phải đâu, hoàng cung là nơi có phong thủy tốt nhất thiên hạ, nghe nói năm xưa thái tổ vốn định chọn Kim Lăng là quốc đô, về sau vì tiếc nơi phong thủy này nên mới không nỡ bỏ lại Khai Phong mà đi. Triệu Uyển sinh ra trong hoàng cung, cho nên không muốn người khác nói xấu nơi đó:
Vân Nhị đưa một tay ra nhéo cằm nàng: - Nàng không biết rồi, nàng cho rằng vì sao kiến trúc hoàng gia đều tường cao viện lớn, ngay cả hành lang cũng sâu hun hút, phòng ốc âm u, đều là vì tăng cường cảm giác sợ hãi cho mọi người, có sợ hãi nên mới sinh ra uy quyền, trẻ con mẫn cảm, nên không thích nơi đó.
- Hừ, Tâm Nhi là con chàng, chàng nói gì nó cũng không phản đối. Triệu Uyển giận dỗi nói:
Vân Nhị kéo Tịch Nhục tới hôn một cái: - Nhi tử của ta tất nhiên là nghe ta, lão bà của ta cũng phải nghe ta, dù ở nhà hay hoàng cung, cũng phải sống cho thoải mái mới được.
Tịch Nhục rất không quen thân mật với Vân Nhị trước mặt Triệu Uyển, líu ríu nói một câu đi chuẩn bị bữa tối rồi chạy biến mất tăm.
Triệu Uyển bĩu môi: - Hôm qua mới về kinh, nhà còn chưa về đã tới hoàng cung, vừa về nhà là chàng vội trêu ghẹo Tịch Nhục.
- Ta đón các nàng ở Phú Xuyên, hai ta trốn trong khoang thuyền ba ngày không ra, đám thuyền lão đại cứ tới tối là trốn hết ra mũi thuyền, không dám vào khoang thuyền, nàng còn chưa thỏa mãn à?
Triệu Uyển mặt đỏ rực, không dám nghĩ tới ba cái ngày hoang đường đó, nhéo tay Vân Nhị: - Còn chẳng phải chàng hại người ta thành trò cười.
- Cười cái gì, người ta nói tiểu biệt thắng tân hôn, chúng ta hơn một năm chưa gặp, gặp lại khó tránh khỏi nhiệt tình một chút... Vân Nhị nhìn bầu ngực vì nuôi con mà nở nang rõ rệt của Triệu Uyển nuốt nước bọt nói:
- Phải rồi quên không hỏi chàng, có nữ nhân nào bên ngoài không?
Vân Nhị ngẫm nghĩ: - Không có, ta giữ mình như ngọc, sao, nàng muốn ta dẫn thêm vài nữ nhân về cho vui cửa vui nhà à?
- Chàng dám! Giọng Triệu Uyển cao vút:
- Sao thế, trước kia nói mấy chuyện này, nàng chẳng bận tâm cơ mà.
Triệu Uyển nhìn quanh không thấy ai thì thầm bên tai Vân Nhị vài câu.
- Cái gì, đại ca rốt cuộc cũng họa hại Ngỗi Minh rồi?
- Chàng nhỏ giọng một chút được không? Người ngoài nghe thấy thì sao?
Vân Nhị chẳng sợ: - Nghe thấy thì sao, đại ca đã ngủ với Ngỗi Minh thì tất nhiên không để người ta thua thiệt, trốn trốn tránh tránh để nữ nhân thiệt thòi không phải cách làm của Vân gia.
- Đại ca đương nhiên không bạc đãi Ngỗi Minh, chẳng những đích thân đặt tên cho Ngỗi Minh, còn giao toàn bộ sản nghiệp ở thảo nguyên Điền Tây cho cô ta.
Vân Nhị nghe ra giọng điệu Triệu Uyển khác thường: - Nàng không hài lòng?
Triều Uyển lắc đầu: - Thiếp cứ thấy đại ca quá mềm lòng, thảo nguyên Điên Tây có tác dụng lớn với nhà ta, dễ dàng buông tay như vậy thật uổng, đâu cần tốt với cô ta như thế, bao nhiêu là tiền.
Vân Nhị nâng mặt Triệu Uyển lên nói rành rọt từng chữ: - Trong nhà này, không được nghi ngờ hành động của đại ca, ta không cho phép, cũng đừng nhắc tới tiền bạc thiệt hơn, không bao giờ.
Triệu Uyển thấy sắc mặt Vân Nhị khó coi, chột dạ cúi đầu xuống, nữ nhân sinh con rồi, tạo thành gia đình hoàn chỉnh rồi, khó tránh khỏi sinh ra những ý nghĩ khác.
- Chuyện này không trách nàng, vì trước kia ta chưa nói rõ, gia sản của không phải do cha mẹ để lại, năm xưa ta và đại ca từ trong rừng ra, tới một xu cũng không có, tiền bạc trong nhà đều là do đại ca và đại tẩu kiếm về, muốn dùng thế nào là do đại ca và đại tẩu, người khác không được xen vào. Nói xong thấy Triệu Uyển rơm rớm nước mắt, biết mình nói nặng lời, nhưng Vân Nhị không giải thích nhiều, kéo nàng tới kho mới xây.
Khúc Chung ở trong gian phòng nhỏ cạnh kho, đang dùng nước thuốc rửa chân cho nhi tử quỳ của mình, Mai thị thì phơi quần áo, một cảnh tượng hết sức bình thường, nhưng ai biết với họ bao gian nan.
Ra hiệu cho Khúc Chung không cần thi lễ, chỉ cần mở cửa kho là được.
- Nhân sâm, to thế này sao, lại còn da điêu đen, đông châu... Triệu Uyển nhìn đống của cải chất cao như núi mà choáng váng: - Chàng nói sao, đều là của chúng ta à?
- Đừng kém cỏi như thế, dù gì cũng là công chúa cơ mà, đều là của nàng hết đó, ta không cần cái gì hết, hừ, sau này còn lải nhải chuyện tiền bạc trong nhà, ta đánh nàng.
- Thiếp không dám nữa.
Vân Nhị tốn rất nhiều công sức mới kéo được Triệu Uyển ra khỏi kho, con đói khóc ầm ĩ rồi mà nàng còn lục lọi túi đông châu.
Ra ngoài rồi mắt nhìn chằm chằm chìa khóa đeo bên hông Khúc Chung, nếu không phải Vân Nhị kẹp nàng kéo đi, nói không chừng nàng sẽ đòi Khúc Chung đưa chìa khóa.