Chương 29: Chương 10.3

“Được rồi, đệ sắp thành anh vợ ta còn gì.” Tề Đằng vừa nói vừa giội liên tiếp hai ba gáo nước, đến khi tay Chu Tử Tần sạch bong mới chịu buông tha, quăng gáo nước dặn dò: “Tử Tần có biết đồ dùng của phụ nữ bẩn thế nào không? Đệ không nhìn thấy thôi, bề mặt dính toàn thứ bẩn thỉu đấy. Ta có một người bạn, thường mân mê chiếc vòng của người yêu mà âm thầm tưởng nhớ, một lần mãi xem chưa rửa tay đã cầm trái cây ăn, kết quả vừa nôn vừa mửa vừa đi tả, suýt nữa thì mất mạng. Về sau mới biết người yêu của huynh ấy mua cái vòng từ tiệm cầm đồ, nghe nói là mấy tên vô lại đáng chết tháo nó từ một cái thây chết trôi đem đi cầm, đệ giữ khư khư vật này bên mình, còn vừa cầm xem vừa ăn, chẳng phải bẩn lắm ư?”

Chu Tử Tần cười gượng, sờ sờ chiếc vòng qua lớp áo: “Tề đại ca, chiếc vòng này của đệ… còn mới, không phải lấy từ xác chết trôi đâu….”

“Cẩn thận vẫn hơn! Chiều nay ta rảnh, để ta dắt đệ lên núi Minh Nguyệt xin Mộc Thiện đại sư ít tinh thủy, thanh tẩy cái vòng này mới được!”

Nói rồi hắn lại bưng chồng công văn lên đi thẳng vào nha môn.

Chu Tử Tần lè lưỡi lẩm bẩm: “Sao lúc trước không nhận ra huynh ấy cũng mắc bệnh sạch sẽ nhỉ…”

Hoàng Tử Hà nhìn chiếc bánh gạo bị ném xuống rãnh rồi trầm tư ngẩng lên, gặp ngay ánh mắt Lý Thư Bạch.

Tự biết y chắc chắn không làm chuyện ấy, cô đành nhăn mặt gật đầu.

Ba người vừa đi ra, chợt Hoàng Tử Hà ối một tiếng, cáu kỉnh vẩy chân lia lịa: “Giẫm phải phân chó rồi.”

Chu Tử Tần quan tâm hỏi: “Không sao chứ?”

“Không sao, may mà khô rồi, để tôi ra rãnh nước cọ đi.”

Đoạn cô chạy thẳng về phía rãnh nước bẩn. Chu Tử Tần ơi ới gọi với theo: “Nhanh lên, ta đợi.”

“Thôi đừng đợi, chúng ta đến tàu ngựa trước đi.” Lý Thư Bạch nói rồi xăm xăm đi thẳng.

Chu Tử Tần ngoái lại nhìn cô, rồi hấp tấp đuổi theo y.

Hoàng Tử Hà đến bên rãnh nước, vờ cọ đế giày, song mắt lại đảo quanh, thấy không có ai bèn nhặt một cành cây dưới đất chọc vào miếng bánh gạo vớt lên. May mà bánh gạo rơi xuống tảng đá nên chưa bị chảy nhũn ra.

Cô ngắt một lá cải thảo, bọc bánh gạo vào cầm trong tay đi đến tàu ngựa gặp Lý Thư Bạch và Chu Tử Tần.

Địch Ác vẫn đang được vỗ béo, vừa đắc ý ăn đậu vừa hằm hè bắt nạt những con ngựa khác. Cạnh đó là Na Phất Sa đang nằm giữa đống cỏ dưỡng thương, giương cặp mắt to nhìn quanh.

Lý Thư Bạch và Hoàng Tử Hà tuy đã hóa trang nhưng sợ Địch Ác nhận ra mùi nên cố ý đi đến tàu ngựa đối diện, chọn hai con ngựa bình thường.

Đúng lúc họ cưỡi ngựa băng qua đường thì mộ con chó gầy gò dữ tợn từ trong ngão lao rã sủa ông ổng. Đang muốn ngủ lại có người dâng gối, Hoàng Tử Hà tiện tay ném bánh gạo gói trong lá cải thảo ra. Con chó nọ hít hít mấy cái rồi ngoạm ngay một miếng, ăn cả lớp cải thảo bọc ngoài.

Chu Tử Tần càu nhàu: “Ta không đời nào cho chó dữ ăn!”

Hoàng Tử Hà đáp: “Tôi đang còn một con chó.”

“Để làm gì thế?”

“Mũi chó rất thính, nếu huấn luyện thuần thục có thể hỗ trợ phá án. Nhìn dáng dấp con này, chính là giống chó Tế* thuần chủng đó.”

(*Chó Tế: một giống chó săn ở Trung Quốc từ thời xưa, chủ yếu bắt nguồn từ đất Tế (khu vực cả tỉnh Sơn Đông và Thiểm Tây))

Chu Tử Tần tức thì quay sang bảo thuộc hạ: “A Trác, mau bắt lấy nó cho ta!”

Bởi vậy, khi họ đến nghĩa địa, đã thành ra ba người và một con chó.

Lão quản trang thoạt trông thấy con chó gầy gò bẩn thỉu thì bật cười: “Thiếu bổ đầu muốn nuôi chó cứ bảo tôi! Con chó nhà tôi mới đẻ mấy con, xin hơn con này nhiều!”

“Lão thì hiểu gì? Nhìn con chó này xem, là giống chó Tề thuần chủng đấy!” Chu Tử Tần kéo dây buộc cổ, buộc nó vào cửa.

Ông lão không dám tin vào mắt mình, vội ngồi thụp xuống nhìn thẳng vào mắt con chó, hồi lâu mới làu bàu: “Con chó này mà cũng gọi là chó Tế à? Rõ ràng là chó cỏ.”

Chu Tử Tần sải bước vào nghĩa địa, thấy trong nhà xác đặt một thi thể phủ vải trắng, mấy bổ khoái đang đứng đó huyên thuyên, bên cạnh là mấy ông già bà cả mặt mày ủ rủ, hẳn là người thân của Thang Châu Nương.

“Lại đây, tham kiến Chu thiếu bổ đầu mau lên!” Các bổ khoái quát gọi, rồi lần lượt giới thiệu với Chu Tử Tần đâu là hàng xóm, đâu là con cháu Thang Châu Nương.

Chu Tử Tần nhanh nhẹn mở hòm đồ nghề ra, đeo găng tay vào, bắt đầu kiểm tra vết thương của Thang Châu Nương. Tay chân bà ta gãy nát, đầu bê bết máu, quả là bị ngã núi. Gương mặt cũng giập nát, chỉ còn nốt ruồi sau tai chứng minh thân phận.

“Đây là những thứ bà ta mang trên người khi rơi xuống núi.” Các bổ khoái lại trình len một tay nải.

Chu Tử Tần thuận tay giở ra xem, thấy chỉ có mấy bộ đồ để thay đổi và một nắm tiền lẻ. gã bèn bỏ đó nhận xét: “Xem ra quả là đi đường sẩy chân ngã xuosong núi.”

Hoàng Tử Hà sực nhớ ra một chuyện, liền hỏi: “Bà ta chết khi nào vậy?”

“Sáng hôm qua, khoảng… giờ Mão.”

Giờ Mão. Hoàng Tử Hà nhớ ngay đến việc Trương Hàng Anh va vào một thớt ngựa phi như bay, bị hất văng xuống núi, áng chừng cũng khoảng giờ Mão hôm qua.

“Phải rồi, Tử Tần, nghe nói gần đây vì chuyện Quỳ vương bị hành thích nên suốt dọc đường từ phủ Thành Đô đến Hán Châu đều có quân Tây Xuyên canh gác, dân chúng muốn đi vào cũng rất khó khăn phải không?”

“Đúng thế, đoạn đường đó vốn tập nập lái buôn, giờ quân Tây Xuyên lại nghiêm cấp cưỡi ngựa hoặc ngồi xe ngựa ra vào, những người đi bộ còn phải khám người, dân chúng oán than không ngớt.” Chu Tử Tần sực nhớ ra một chuyện: “Chẳng biết Trương nhị ca đã đến Hán Châu hay chưa? Ôi, Trương nhị ca thật đáng thương, thiên hạ rộng lớn biển người mênh mang, biết đi đâu mà tìm Tích Thúy đây!”

Hoàng Tử Hà ngồi xuống quan sát vết thương của Thang Châu Nương, thấy gáy bà ta cũng bị giập nát, quả là thê thảm không nỡ nhìn, bèn đứng dậy quay sang hỏi Chu Tử Tần: “Công tử có muốn biết Trương nhị ca bây giờ ở đâu không? Hay để tôi tiết lộ nhé?”

“Ta không tin!” Chu Tử Tần hừ mũi: “Lẽ nào Sùng Cổ có thiên lý nhãn thuận phong nhĩ, nắm được mọi hành động của Trương nhị ca ở tít tận Hán Châu ư?”

Hoàng Tử Hà cười đáp: “Tin hay không thì tùy. Tôi chẳng những biết Trương nhị ca ở đâu, mà còn biết tay phải huynh ấy bị trật khớp, đang ở quán trọ sắc thuốc cơ đấy…”

Chu Tử Tần tức thì nhảy dựng lên: “Cái gì cơ? Trương nhị ca đã bị thương, còn phải ở quán trọ sắc thuốc à?”

“Đừng cuống, không phải sắc thuốc cho mình, không nghiêm trọng thế đâu,” Vừa nói cô vừa mở tay nải xem kỹ kiểu dáng và hoa văn quần áo của Thang Châu Nương. Chu Tử tần nóng ruột, đành quay sang nắm tay áo Lý Thư Bạch nài nỉ: “Vương huynh cho tôi biết đi, là chuyện gì thế?”

Lý Thư Bạch nhìn Hoàng Tử Hà: “Trưa nay cứ theo chúng ta là biết.”

“Hai người… Các vị đúng là làm tôi tức chết mà!” Thấy Chu Tử Tần như kiến bò chảo nóng, Hoàng Tử Hà bất giác nhoẻn cười nhìn Lý Thư Bạch vẻ tán thưởng.

Thang Châu Nương góa chồng từ khi còn trẻ, người thân quen đến đây cũng chỉ có một đứa cháu và hai ba láng giềng.

Một người hàng xóm gầy gò ăn mặc chỉnh tề, tay đeo nhẫn vàng, cười rất khó coi: “Tiểu nhân là lý chính phố Tùng Hoa. Thang Châu Nương vốn dĩ là người Thành Đô, năm mười bảy tuổi mới gả đến Hán Châu. Vợ tôi chơi với bà ấy từ nhỏ, có kể rằng chồng bà ta mất sớm, cuộc sống rất khổ sở, phải đi làm công nhặt nhạnh từng đồng. Về sau thấy Phó cô nương loan tin muốn tìm người làm, tôi bèn bảo bà nó, người ta trông có vẻ tử tế, chắc cũng không khó hầu hạ, lương tháng nhiều mà việc lại nhẹ nhàng, bà thử hỏi Thang Châu Nương xem, nếu muốn làm thì để tôi giới thiệu.”

“Nói vậy thì ông chính là người giới thiệu Thang Châu Nương cho Phó Tân Nguyễn ư?”

“Đúng thế. Nào ngờ mới được một năm lại xảy ra chuyện… Ôi, nhắc tới chuyện ấy, tôi với bà nó còn hối hận đây này. Mọi người đều nói gian nhà đó có vấn đề, chẳng những có hai người tự sát bên trong, mà ngay cả Thang Châu Nương cũng gặp nạn bỏ mạng, chẳng phải quái dị lắm ư?”

Hoàng Tử Hà thấy sau lưng ông ta là một phụ nữ béo lùn phúc hậu, đang cúi đầu vần vò chiếc khăn tay, bèn hỏi: “Kia là người nhà ông ư?”

“Bà nó nhà tôi đấy, Thang Châu Nương lúc trước là hàng xóm của bà ấy.”

Hoàng Tử Hà liền hỏi bà ta: “Thang Châu Nương làm u già trong nhà họ Phó, có kể chuyện gì với các vị không?”

Người đàn bà kia rõ ràng còn chưa hết kinh hãi trước thi thể giập nát đáng sợ của Thang Châu Nương, lấy khăn tay chặm mắt nghẹn ngào đáp: “Không có. Ngày lễ tết bà ấy thường đem quà cáp cám ơn bọn tôi đã giới thiệu cho chỗ làm tốt. Nghe nói… Nghe nói Phó nương tử rất ôn hòa, đồ ăn thức mặc đều chia cho bà ấy một phần, chưa bao giờ cắt xén tiền lương, công việc hằng ngày cũng nhàn nhã, chỉ quét tước dọn dẹp, lo ba bữa cơm mà thôi.”

“Bà ấy có bao giờ nhắc đến khách khứa qua lại với Phó nương tử không?”

“Thưa không… Lúc trước phó nương tử nhờ chúng tôi tìm người, cũng nói phải tìm người kín miệng, chắc hẳn Thang Châu Nương được chủ dặn dò nên không bao giờ nói mấy chuyện đó. Huống hồ… Huống hồ cô ấy là người trong làng ca múa, chúng tôi làm sao dò hỏi về khách khứa nhà người ta được?”

Hoàng Tử Hà cho hai vợ chồng lý chính lui xuống, hỏi đến người tiếp theo.

Là một người phụ nữ trong niên mặt mày vàng vọt, đeo tạp dề xanh, búi tóc cắm một cây trâm bạc bám bụi. Trông bà ta hết sức lúng túng, tay chân lóng ngóng chẳng biết đặt vào đâu, rõ ràng chưa bao giờ gặp phải chuyện này: “Tôi… Nhà tôi ở ngõ Điền Gia Hán Châu, xéo nhà Thang Châu Nương. Năm mười bảy tuổi chị ấy được gả đến đó, hai chúng tôi xấp xỉ tuổi nhau, nhà cũng gần, tính ra thì tôi còn phải gọi Thang Châu Nương là chị dâu.”