Chương 9: Thạch Sanh ( 1 ) Chàng trai bán nước !

Khi mặt trời mới lấp ló chiếu những tia nắng ban mai hưu hắt xuống ngôi làng Vạn Lý này, dưới gốc đa kia đã có một chàng thanh niên lực lưỡng bê cái bàn, cái ghế tre kẽo kẹt đặt ở dưới gốc đa, chàng trai đó không phải ai khác mà chính là Thạch Sanh. Bố mẹ Thạch Sanh đều mất sớm, những gì họ để lại cho cậu ta cũng không nhiều, Thạch Sanh tuy nói là thất học, thế nhưng với sự cố gằng cần củ chăm chỉ. Ngày ngày vào rừng đốn củi, cộng thêm là cầy cuốc thuê và làm việc khuân vác mà cậu cũng đã dành dụm được một ít để dựng một túp lều nhỏ ngay bên cạnh gốc đa làng, đồng thời Thạch Sanh cũng mở thêm một quán nước nghỉ chân ngay tại gốc đa này vừa là để phục vụ bà con trong làng và đồng thời là để nếu như có ai đi qua cần phụ giúp gì có thể tìện hơn trong việc nhờ cậu.

Thạch Sanh sau khi đã chất xong đống củi nhỏ mà cậu lên rừng chặt được qua một bên thì cũng ngồi xuống trước bàn nước mà chuẩn bị. Xong xuôi đâu đó, Thạch Sang rút cây rìu bên hông ra và lấy vải ướt lau lại cho sạch. Chỉ một lúc sau, khi mà mặt trời đã lên cao, quán nước trà của Thạch Sang đã có một hai khách vãng lai, toàn là người trong làng cả. Họ ngồi đó nhâm nhi li trà, nhìn Thạch Sanh đang lau chùi cây rìu thì nói:

- Coi bộ cậu chăm chút cây rìu đó quá ha?

Thạch Sanh vừa lau vừa mỉm cười nói:

- Dạ, đây là thứ duy nhất mà cha cháu để lại cho, nên cháu quý nó lắm ạ.

Thạch Sanh lau rìu xong thì dắt lại vào bên hông và ngồi đó nói chuyện vui vẻ với khách uống nước. Câu chuyện về cây rìu của Thạch Sanh cũng khá là thú vị, chẳng là trước khi Thạch Sanh ra đời, một lần cha cậu có vào rừng để chặt những cành củi khô nhỏ về bán. Đang hăng say làm việc, bỗng cha của Thạch Sangh nghe thấy tiếng sắt va vào nhau tạo nên cái tiếng “keng” thanh tao mà vang xa lắm. Cha của Thạch Sanh như bị tiếng “keng” đó làm mê hoặc mà lần theo. Đi một lúc, cha Thạch Sanh đã tìm ra được nguồn gốc của tiếng “keng”, bác ta rất ngạc nhiên khi mà cái tiếng này là do bản thân cây rìu phát ra. Cha Thạch Sanh tiến lại nhìn kĩ, đây là một cây rìu nhỏ, cắm dựng đứng trên một thân cây đã được chặt. Bác ta đứng đây thì để ý thấy cái thân cây này cũng khác hoàn toàn so với những cậy khác, vỏ cậy như tự động tróc ra như lột da vậy, thêm vào đó là có một lọat đường sáng mầu tím cứ thế luồn lách dưới vỏ cây. Cây rìu cắm trên thân cây thì khác, ngay đoạn lưỡi rìu cắm vào thân cây có những đường đỏ lan ra khắp cây rìu như thể mạch máu vậy. Nghĩ là rìu thần, cha của Thạch Sanh đặt bó củi nhỏ qua một bên và tiến lại rút thử cây rìu lên, cứ nghĩ rằng cây rìu này chỉ cắm hờ vào thân cây nên có thể rút ra dễ dàng lắm, nào ngờ đâu, dù cho có phùng mang trợn mắt nhưng mà cha của Thạch Sanh vẫn không thể nào rút ra được.

Hì hục một lúc thấy không có hiệu quả, cha của Thạch Sanh ngồi xuống dưới gốc gây lau mồ hôi mà nghĩ thầm “Ước gì có được thằng con trai, kiểu gì nó cũng sẽ lấy được cây rìu này”. Lạ thay, cha Thạch Sanh vừa ước nguyện xong đứng lên tính xách bó củi đi về thì khi không cây rìu bật ra đổ ngay lên trên thân cây. Cha Thạch Sanh nghe tiếng động quay lại, bác ta ngạc nhiên nhưng cũng vui mừng khôn xiết mà cầm cây rìu về. Tối hôm đó, cha của Thạch Sanh nằm mơ thấy có người đến báo mộng và nói rằng nhất thiết phải đưa cây rìu này lại cho con trai của mình. Lúc đầu cha của Thạch Sanh còn bán tín bán nghi, thế nhưng mà không lâu sau khi bác ta biết vợ mình mang bầu thì ông ta đã bật khóc rất nhiều vì nghĩ rằng đó là ý trời đã ban tặng cho ông một đứa con trai và cây rìu thần này.

Trước khi mất, cha của Thạch Sanh có kể cho cậu nghe rõ về nguồn gốc cây rìu và nói cậu phải luôn mang nó bên người. Thạch Sanh vâng lời cha vẫn luôn mang rìu bên người, thế nhưng không phải vì nó là cây rìu thần mà đơn giản là vì nó là kỉ vật mà cha cậu để lại mà thôi. Thạch Sanh tuy nói rằng không tin vào chuyện của cây rìu mà cha cậu kể lại, thế nhưng mà cậu phải công nhận rằng đây là một cây rìu đặc biệt. Bằng chứng đó là việc dùng suốt mười mấy năm mà chưa một lần nào mà cậu phải mài giũa cả, cây rìu vẫn luôn luôn sắc bén như mới. Có một điều lạ mà Thạch Sanh để ý đó là mỗi khi vào đông, nếu cầm cây rìu thì cậu có thể cảm nhận được hơi ấm chuyền ra từ nó và đồng thời còn có thể cảm nhận được nhịp đập như thể nhịp tim của người sống từ cán cây rìu vậy. Ngồi ở quán nước đang chuyện trò thì bất ngờ mấy người trong làng ùn ùn kéo tới, Thạch Sanh hỏi:

- Có chuyện gì vậy mấy bác?

Một người đàn ông thở hổn hển chỉ về phía trong làng nói:

- Nhà ông … nhà ông Cửu … không biết làm gì trâu trọi mà nó đang sôi máu lên làm loạn kìa…

Nghe đến đây, Thạch Sanh không ngần ngại mà lao người ngay về phía nhà ông Cửu. Gia đình nhà ông Cửu vốn giầu có nhất nhì trong làng, thêm vào đó là nhà ông chuyên nghề trọi trâu. Cũng sắp đến mùa trọi trâu rồi, vậy mà không hiểu làm thế nào mà để trâu trọi lên cơn điên, nếu như không ngăn cản kịp thời thì nó sẽ phá tan cả cái làng này mất.

Thạch Sanh tới nơi thì người dân làng đã bu kín cả cái sân rộng lớn của gia đình ông Cửu. Thạch Sanh trèo lên một bờ tường nhìn vô thì thấy trong nhà là mấy người làm thuê đang cố tìm cách hạ gục con trâu điên. Bao nhiêu kiếm, đao, giáo đều bị nó dùng sừng làm cho gẫy hết, thêm vào đó binh lính của quan trên có mặt cũng bị nó hất tung nằm la liệt. Không trần trừ thêm một phút giây, Thạch Sanh nhẩy thẳng vào sân, con trâu điên như nhận ra có người mới vào cuộc, nó lấy đà và hướng mặt về phía cậu. Bất ngờ, con trâu tăng tốc húc đầu lao về phía Thạch Sanh, nhanh chư chớp, Thạch Sanh dùng hai tay tóm sừng ghì đầu nó lại, người dân như ồ lên khi mà một con trâu trọi to lớn lại có thể bị Thạch Sanh dùng tay trần ghì lại được. Mấy người làm thấy thế thì mới cầm kiếm với giáo lao tới, nhưng lạ thay, khiếm chém vào da con trâu thì không hề hấn gì, giáo đâm vào người nó thì gẫy làm đôi, cứ như thể da con trâu này làm từ sắt vậy. Nhanh như cắt, con trâu điên xoay người dùng hai chân sau đá văng hết mấy người kia ra. Thế rồi nó trụ lực hai chân sau, nhấc bổng người hất Thạch Sanh bay vào tường cái “rầm”. Thạch Sanh dù có đau đớn vẫn cố đứng dậy, cậu ta rút cây rìu bên hông ra, có lẽ cách duy nhất mà Thạch Sanh phải làm đó là hạ gục con trâu này thôi.

Thạch Sanh vừa đứng dậy thì con trâu điên đã lấy đà mà phi người về phía cậu. Thạch Sanh dơ rìu lên ra thế, nó vừa lao đầu tới thì cậu đã bổ cây rìu xuống, nhưng có lẽ con trâu này nhìn ra, nó chếch đầu qua một bên, kết quả là cây rìu của Thạch Sanh bổ xuống chém đứt một bên sừng của nó. Con trâu tức tối lồng lộn lên, nó quay người dùng hai chân đá mạnh vào người Thạch Sanh khiến cậu đập cả thân vào tường đến nỗi lở ra.Thạch Sanh nằm dưới đất buông rơi cây rìu, con trâu điên thì cứ thế đi lòng vòng trước cậu, trên đầu nó chỗ sừng bị chặt đứt thì máu cứ thể chảy ra. Bất ngờ con trâu lùi lại mấy bước, nó lấy đà thế rồi lao nhanh về phía Thạch Sanh đang nằm bẹp dúm góc tường. Cữ nghĩ rằng Thạch Sanh quả này toi mạng, ai ngờ cậu đã nhanh tay tóm lấy bên sừng bị chặt phăng đi của con trâu mà một tay ghì đầu nó lại. Mọi người ồ lên, con trâu này như có trí khôn nó cố nghiêng đầu để cái sừng còn lại cắm thẳng vào ngực Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng không vừa, cậu ta đã nhìn ra ý đồ của con trâu điên, một tay Thạch Sanh giữ đầu nó lại, một tay cố với lấy cây rìu. Lúc mà Thạch Sanh cầm chắc được cây rìu trong tay cũng là lúc mà sừng còn lại của con trâu điên đã cắm vào ngực cậu, máu tứa ra. Thạch Sanh trong đau đớn gồng người, cậu kéo nghiêng đầu con trâu, thế rồi thạch Sanh dùng rìu hét lớn mà bổ thẳng vào cổ nó. Lưỡi rìu ngập sâu vào cổ con trâu cho tới tận xương, thế rồi Thạch Sanh rút rìu ra, máu từ cổ con trâu tóe ra, chỉ thấy nó lùi lại mấy bước lúc lắc cái đầu.

Thạch Sanh từ từ đứng lên, cậu ta kinh hãi khi nhìn thấy con trâu điên bị mình bổ rìu vào cổ, lòi cả xương ra, máu chảy đầm đìa mà vẫn đứng vững. Trong thâm tâm Thạch Sanh như nhận ra có cái gì đó không phải ở đây, không thể nào một con trâu bình thường mà đến giờ này vẫn có thể đứng thẳng trên bốn chân được. Bất ngờ, từ cái cán rìu là phát ra nhịp đập nhanh mạnh, Thạch Sanh đưa rìu lên nhìn thì thấy những đường mầu đỏ như nổi lên khắp cắn rìu cho tới lưỡi rìu. Con trâu điên kia đứng đó lúc lắc đầu một lúc, thế rồi nó lại lao thẳng về phía Thạch Sanh. Bất ngờ, Thạch Sanh như dùng toàn bộ sức lực, cẩu nhẩy lên cao rồi cầm rìu bằng hai tay bổ xuống đầu con trâu. Thạch Sanh tiếp đất an toàn, chỉ thấy con trâu đứng đó bất động một giây, thế rồi nó đổ gục người xuống đất, đầu thì bị bổ ra làm đôi, máu văng tung tóe phòi cả óc ra ngoài.

Tiễng hò reo của dân làng đứng đó bỗng như vờ òa, mọi người chạy lại ôm lấy Thạch Sanh và hết lòng ca ngợi cậu ta. Sau khi đã chữa trị cho Thạch Sanh hay như những người khác, ông Cửu quyết định ban thưởng cho Thạch Sanh một món tiền lớn vì đã giúp ông ta hạ gục được con trâu điên, thêm vào đó ông Cửu còn tặng cho Thạch Sanh con trâu chết để giết thịt ăn. Thạch Sanh vốn bản chất hiền lành và thương người, cậu nhận được một khoản tiền thì cũng đủ để trang trải cuộc sống rồi, còn con trâu này thì cậu chỉ dùng rìu xẻ ra một cái đùi trâu cất đi, phần còn lại thì Thạch Sanh mang ra trước gốc đa và phân phát cho những người nghèo đói. Tuy nói rằng mọi việc đã xong xuôi và êm đẹp, thế nhưng mà Thạch Sanh trong đầu vẫn thắc mắc về việc con trâu điên đã chết, tại sao nó lại có thể có sức mạnh vô song như thế chứ? Chưa kể đến việc cứ nghĩ đến con trâu điên bao nhiêu, thi Thạch Sanh lại càng ngày càng tin vào những gì mà cha mình trước khi mất đã nói về cây rìu. Có lẽ bây giờ thì cậu đã tin rằng cây rìu này là cây rìu thần và chính nó đã cứu cậu thoát chết dưới mũi sừng nhọn của con trâu điên ngày nào. Chính vì vậy mà Thạch Sanh ngày càng nâng niu và giữ gìn cây rìu hơn.

Thạch Sanh có nhiều lần dò hỏi ông Cửu về lí do tại sao con trâu khi không lại phát điên lên như thế. Nhưng thay vì trả lời thẳng thắn, thì ông Cửu lại tỏ vẻ sợ hãi và tỏ vẻ che giấu một cái gì đó. Sở dĩ Thạch Sanh cố lần mò cho ra là vì câu lo ngại rằng còn có vấn đề gì đó sẽ làm nguy hại tới cả làng này, thế nhưng nếu như ông Cửu không nói thì Thạch Sanh cũng bỏ qua. Có một điều mà Thạch Sanh không ngờ được, đó là con gái ông Cửu cũng đã có mặt ở sân trước khi mà Thchj Sanh chiến đấu với con trâu điên. Sau cái lần đó, con gái ông Cửu, Thi đã đem lòng cảm kích và phải lòng Thạch Sanh. Như các bạn đã biết, cả làng này ai cũng yêu quý Thạch Sanh vì tính tình thật thà hiền lành và thương người. Trước đây Thi đã quý mến cậu ta, thế nhưng vì địa vị hai gia đình khác biệt quá xa mà cô nghĩ rằng mối tình của mình có lẽ sẽ không thành. Nhưng sau cái lần tiêu diệt con trâu điên đó, thì trong mắt cả làng này đã coi Thạch Sanh như là một vị ánh hùng, và có lẽ cái mối tình giữa Thi và Thạch Sanh đã có thêm được một cơ hội.

Tối hôm đó, Thạch Sanh chế biến cái đùi trâu làm mấy món nhậu, và đồng thời cậu dùng tiền để mua mấy hũ rượu thật ngon về mới mấy anh em thân thiết. Mà cũng tình cơ thay, Lý Thông chính là người bán rượu nổi tiếng trong làng. Lần này đích thân anh hùng Thạch Sanh mua rượu, trước đây Ly Thông cũng chẳng thèm để ý gì tới Thạch Sanh đâu, vì cậu ta quá nghèo khổ mà. Nhưng sau cái lần ở nhà ông Cửu, đích thân Lý Thông lại mang rượu tới với chủ ý là muốn kết nghĩa huynh đệ với Thạch Sanh. Lý Thông đến cũng là lúc tiệc rượu đã sẵn sàng, thế nên cũng được Thạch Sanh mời vào mâm mà đánh chén kết nghĩa anh em luôn. Đang giữa cuộc vui, thì Thi đi tới, và nói rằng có chuyện riêng muốn nói với Thạch Sanh. Mọi người thấy vậy thì cười đùa và bảo rằng Thi có lẽ đã thương thầm nhớ trộm vị anh hùng của làng Vạn Lý rồi khiến cho cả Thi và Thạch Sanh phải ngượng đỏ mặt. Cuối cùng Thạch Sanh phải cáo lỗi mấy người và cùng với Thi ra gốc cây đa để nói chuyện.

Cả hai người rồi dưới gốc cây đa, ánh trăng sáng vằng vặng soi rọi sáng cả một vùng, chiếc rìu bên hông Thạch Sanh cứ mỗi lần có mặt trăng chiếu vô là nó lại phát ra mầu đỏ sáng mập mờ như lửa. Thi ngồi cạnh Thạch Sanh để ý thấy vậy thì cô hỏi:

- Thạch Sanh có vẻ quý cây rìu đó ha, lúc nào cũng mang nó theo người hả?

Thạch Sanh rút cây rìu cầm lên nhìn, một tay vuốt ve nói:

- ừ, Thạch Sanh quý nó lắm, đây là vật duy nhất mà cha của Thạch Sanh để lại mà.

Thấy Thi cứ nhìn chằm chằm vào cây rìu đó, Thạch Sanh đưa cây rìu về phía Thi và nói:

- Thi muốn coi không?

Thi đưa tay ra đỡ lấy cây rìu, thế nhưng mà khi Thi vừa đỡ lấy cây rìu, cô ta như cảm nhận được nhịp đập từ cây rìu phát ra tựa như là nhịp tim. Thi đánh rơi cây rìu xuống đất, Thạch Sanh nhanh nhẹn nhặt cây rìu lên lau chùi, Thi đỏ mặt ngường ngùng ấp úng nói:

- Xin … xin lỗi Thạch Sanh…

Thạch Sanh mỉm cười cất cây rìu vào hông nói:

- Không sao, Thạch Sanh hiểu mà, Thi sợ đánh rơi là vì cây rìu này có nhịp tim đập đúng không nào … cây rìu này là cây rìu thần đó.

Thi nghe thấy vậy cũng ậm ừ, hai người ngồi im lặng một lúc, thế rồi Thạch Sanh hỏi:

- Thi qua đây gặp Thạch Sanh là có chuyện gì thế?

Thi lúc này mới chợt nhớ ra, cô ta quay qua nói với Thạch Sanh:

- Thạch Sanh còn nhớ con trâu điên ngày nào ở nhà Thi mà Thạch Sanh đã hạ gục chứ?

Thạch Sanh nhớ lại mới nói:

- Thạch Sanh nhớ chứ, con trâu đó có gì lạ lắm…

Thi nhanh nhẩu nói:

- Thạch Sanh thấy lạ cũng đúng thôi, vì con trâu đó bị bỏ thuốc…

Thạch Sanh nhìn Thi nói:

- Bỏ thuốc? ý Thi là sao?

Thi lúc này mới kể cho Thạch Sanh nghe, chẳng là gần làng Vạn Lý, trong khu rừng sâu thẳm có một ngôi đền thờ cổ, những vị tu sĩ trong đền thờ này đều mặc áo khoáng chùm đầu mầu đen rất huyền bí, họ dường như là tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Không biết vì lí do nào, mà có lần ông Cửu và Thi đã vô tình tới được nơi đó, không biết ông Cửu đã nói gì, mà khi đi ra thì Thi nhìn thấy cha mình cầm một gói nhỏ. Về đến nhà, Thi có rình cha mình thì thấy chính tay ông Cửu trộn thứ bột đó vào lúa cho trâu trọi ăn. Chính con trâu điên ngày nào mà Thạch Sanh hạ gục chính là con trâu bị ông Cửu cho thử thuốc. Thi nói:

- Dựa vào cảm nhận riêng của Thi thì Thi biết mấy vị tu sĩ ở đó không phải người tốt, thêm vào đó cả ngôi đền thờ cổ mang cái không khí nặng nề u ám lắm. Thi có tìm hiểu thì biết rằng có nhiều người ở các làng bên cũng có tới lấy thuốc… sợ rằng việc dữ chẳng lành, nay thấy Thạch Sanh là người hào hiệp, sức khỏe vô xong…. Thi mong Thạch Sanh tới đó coi thử xem sao, nếu đúng họ là người xấu thì có thể báo lên quan quân ngăn chặn hậu họa sau này…

Thạch Sanh nghe thấy Thi nói vậy thì suy ngẫm một lúc, thế rồi cậu nói:

- Được, Thạch Sanh hứa với Thi, sáng sớm mai Thạch Sanh sẽ tới đó coi thử sao.