Chương
30:
Tổ Ấm Nơi Tận Cùng Thế Giới - Chương 2-17
“Nó đây,” Bobby nói. Clare ngờ vực nhìn quanh. Chị đã không ngờ đến
một thứ quá tầm thường như thế, dù chúng tôi đã làm hết sức để chuẩn bị tinh
thần cho chị.
Chúng tôi ra khỏi xe và bước trên mảnh đất trống, dưới cái nhìn đăm đăm ngơ ngác, kì quặc của một thằng bé tóc đỏ vẫn đang dào đất bằng một cái thìa từ lúc chúng tôi dừng xe. Khi chúng tôi bước đến đó, Bobby nói: “Chỗ này trước kia là cửa ra vào. Và, ờ, ngay đây là phòng khách. Bếp ở đằng kia.”
Chúng tôi đứng một lúc trong ngôi nhà giờ chỉ còn là ảo ảnh, nhìn ngó xung quanh. Nó đã hoàn toàn biến mất, đã bốc hơi thực sự. Mặt trời chiếu sáng lên mặt đất trống. Clare cúi xuống nhặt một anh lính bằng nhựa màu be bé xíu đang khom mình với một khẩu súng bazooka.
“Anh nghĩ đây là phòng giải trí,” Bobby nói. “Hay nó nằm ở đằng kia nhỉ?”
Chúng tôi đi qua con mương ngăn cách khu đất với nghĩa địa, nhảy qua dòng nước màu nâu đang lững lờ trôi. Bobby nhìn một lúc vào bức tượng thiên thần bằng đá đang cheo leo trên đỉnh một bia mộ, đó là ngôi mộ cao nhất so với xung quanh. Cô đang rướn người về phía trước, kiễng chân, đôi cánh tay thon thả giơ lên với thái độ kích động nhiều hơn là nghiêm trang. Tôi không nghĩ rằng người chạm khắc bức tượng lại định biến cô thành một biểu tượng về giới tính.
“Ở đây từng có một hàng rào,” Bobby nói với vẻ tự hào dè dặt. “Sân sau nhà bọn anh, em biết đấy, kín đáo hơn thế này.”
Tôi nhớ ra rằng thiên thần này đã nhô lên phía trên đỉnh hàng rào nhà Morrow, lơ lửng giữa những cành cây.
“Ừm,” Clare nói. Chị đã trở nên trầm lặng hơn từ khi chúng tôi tới Cleveland. Tôi không thể hiểu được chị đang nghĩ gì.
Bobby dẫn chúng tôi đi thẳng tới chỗ những ngôi mộ của gia đình cậu. Chúng tôi nằm hơi xa so với vị trí ngôi nhà, trong một khu mới hơn của nghĩa đại. Những hàng bia mộ tiếp tục trải dài khoảng mười lăm mét, và xa hơn nữa chúng tôi có thể thấy ranh giới nơi dãy bia mộ kết thúc và đám cỏ liền mạch đang nằm chờ đợi những người, lúc đó, vẫn còn sống.
“Nó đây,” Bobby nói. Bia mộ của bố mẹ và anh trai cậu đều làm bằng đá hoa cương, nhẵn bóng và xám xịt, trông ẩm ướt, chỉ được khắc mỗi tên và ngày tháng năm sinh, năm mất. Chúng tôi đứng trước những ngôi mộ trong im lặng. Bobby nhìn chằm chằm vào những tấm bia mộ với sự kính trọng giản dị và gần như khách quan, như một du khách đến thăm một điện thờ. Đến bây giờ, nỗi đau thương trong lòng cậu đã qua và cậu đã bớt đau xót trước sự qua đời liên tiếp của những người trong gia đình cậu. Họ đã ra đi, cả ba người, và bỏ lại mình cậu ở đây. Một lúc sau, cậu nói: “Đôi khi mình băn khoăn không biết liệu có nên, cậu biết đấy, khắc vài kiểu thông điệp trên bia mộ của họ không. Cậu không thể nhận ra bất cứ điều gì về họ, trừ việc họ là những người thân.”
“Cậu muốn kiểu thông điệp nào?” Tôi hỏi.
“Mình không biết,” cậu nói. “Chỉ là... Ôi, Chúa ơi. Mình không biết nữa.”
Tôi nhìn sang Clare, chị đang nhìn Bobby với vẻ vừa băn khoăn vừa do dự. Tôi nghĩ cho đến lúc đó chị mới nhận ra cậu là người hoàn thiện, độc lập, với một quá khứ mất mát và những mong ước lớn lao. Trước đây, trong mắt chị, cậu là một bộ sưu tập của những điều kì cục và những tiềm năng chưa được khai thác – chị gần như đã tạo ra cậu. Giống như một nhà thôi miên coi đối tượng của mình là một cánh đồng để gieo vào đó những ám thị, có lẽ Clare đã coi Bobby là một dự án mà thành công hay thất bại của nó đều chỉ ảnh hưởng đến riêng mình chị. Chị là người phụ nữ duy nhất mà cậu ngủ cùng. Chị chọn quần áo và cắt tóc cho cậu. Những cuộc hôn nhân sắp đặt có lẽ cũng giống như thế này. Cô dâu mới còn quá trẻ và non nớt đến nỗi dường như cô đã hấp thu sự hợp nhất vào trong da thịt, những khuynh hướng của chồng cô đã xâm chiếm và trở nên không thể phân biệt được với những khuynh hướng của cô. Clare, với vai trò người chồng, chắc hẳn bây giờ mới lần đầu thấy rằng Bobby từng có một cuộc sống bên ngoài tầm ảnh hưởng của chị. Tôi không biết liệu chị đang hài lòng hay thất vọng.
Một lúc sau, chúng tôi rời nghĩa địa. Đáng lẽ chúng tôi nên nói hoặc làm gì đó, nhưng những người đã khuất là chủ đề khó. Điều ấn tượng nhất về họ là sự bất biến. Một nghìn năm nữa họ vẫn chỉ là những người chết như thế này. Tôi đang quen dần với điều đó vì cái chết của bố tôi. Lúc ông còn sống tôi đã nghĩ đến việc rồi đây chúng tôi có thể thay đổi trong mắt nhau. Nhưng bây giờ chúng tôi không thể tu sửa bản thân được nữa. Ông đã mang theo khả năng đó vào ngọn lửa lò thiêu.
Chúng tôi trở vào xe. Tôi sờ vào hai cái khuyên bạc đeo trên tai, nhìn xuống quần áo của mình. Tôi là một người đàn ông đang mặc quần jean màu đen và đi đôi giày cao bồi. Một bên cổ tay tôi đeo mười cái vòng cao su cũng màu đen. Tôi vẫn có thể đi đây đi đó, thay đổi công việc và đọc Turgenev. Tôi có thể có bất cứ loại tình yêu nào.
“Điểm dừng tiếp theo, thành phố New York,” Bobby nói từ sau vô lăng. Nếu không hơi ủ rũ, cậu cũng sẽ trở nên bần thần – đó là phản ứng quen thuộc của cậu trước nỗi buồn. Giọng cậu đã mất đi nhạc điệu và sự du dương, khuôn mặt cậu trở nên uể oải. Tôi chưa bao giờ thấy người khác có những biểu hiện tương tự như thế. Bobby có thể co mình lại khỏi bề mặt của làn da, và khi cậu làm thế, bạn ngờ rằng nếu bạn lấy kim châm vào đầu cậu, bạn phải đợi mũi kim xuyên vào khoảng hai phân thì cậu mới thét lên. Trong trạng thái trống rỗng này, cậu không nói và làm gì khác với bình thường. Lời nói và những hành động của cậu vẫn vậy. Nhưng thứ gì đó trong cậu đã mất đi, sự hăng hái sinh động đã tắt, và cậu bỗng có cái vẻ ù lì mà những người không hiểu cậu lắm có thể nhầm tưởng là ngốc nghếch.
Tôi hỏi liệu cậu có muốn ghé qua tiệm bánh để gặp ông chủ cũ không và cậu bảo rằng không. Cậu nói việc đó sẽ rất mất thời gian, như thể chúng tôi cần tới được New York vào đúng một thời điểm chính xác vậy. Tôi xoa xoa vai cậu khi chúng tôi rẽ vào đường cao tốc. Tôi nghĩ chúng tôi đều cảm thấy bối rối bởi Cleveland, bởi những mục tiêu thông thường và những triển vọng đang tăng lên một cách khiêm tốn của nó. Có lẽ những người khác có một trải nghiệm dễ chịu hơn khi họ thăm lại quê nhà: những người vừa mới thoát ly khỏi những khu nhà ổ chuột công nghiệp hay bị tuột dốc khỏi những đỉnh điểm của sự giàu sang hay hạnh phúc. Có lẽ họ có thể nói một cách dễ dàng rằng: “Tôi từng ở đó nhưng giờ tôi đang ở nơi khác.”
Chúng tôi đều im lặng suốt một tiếng đồng hồ tiếp theo. Clare quá khép mình đến nỗi tôi phải hỏi liệu có phải chị lại buồn nôn không, và chị bảo rằng “không” bằng một giọng bực bội. Pennsylvania hiện ra với những căn nhà kho màu trắng nhấp nhô và những ngọn đồi yên ả trải dài. Chúng tôi như đang lái xe trong một nhà kính nhỏ chứa đầy sự ảm đạm.
Không hề mào đầu, khi chúng tôi tiến đến một tấm biển đề “Bắp rang pho mát của Jay-Dee,” Bobby nói: “Mình đang nghĩ. Hai người có bao giờ muốn, ờ, có một ngôi nhà ở ngoại thành không? Một ngôi nhà mà tất cả chúng ta có thể sống chung ở đó ấy?”
“Ý cậu là cả ba bọn mình?” Tôi hỏi.
“Ừ.”
Clare nói: “Công xã giờ đã lỗi thời rồi.”
“Chúng ta sẽ không trở thành một công xã. Ý anh là, chúng ta giống một gia đình hơn, em không nghĩ vậy sao?”
“Mình cho là thế,” tôi nói.
“Chúng ta chẳng có gì giống một gia đình cả,” Clare nói.
“Dù có thích hay không,” Bobby bảo chị, “bây giờ cũng chẳng lùi lại được nữa.”
Clare nói nhỏ: “Dừng xe.”
“Gì cơ? Sao vậy?”
“Chị bị say xe à?”
“Dừng xe. Hãy dừng xe.”
Bobby đỗ xe ở ven đường, cho rằng chị sắp nôn. Chúng tôi đang ở một nơi thực sự hẻo lánh, trong một dải đất nông nghiệp bị bỏ hoang, với những cánh đồng đầy cỏ dại vào vương vãi rác rưởi. Một tấm biển của trạm xăng Texaco lung linh ở khúc cua của con đường phía trước.
“Cưng à,” tôi nói. “Chị có sao không?”
Chị đã mở cửa gần như trước khi Bobby dừng hẳn xe. Nhưng thay vì thò ra ngoài để nôn thì chị nhảy ra khỏi xe và bắt đầu đi bộ, với một sự kiên quyết dữ dội, dọc theo dải đất ven đường đầy bụi cây rậm rạp. Bobby và tôi ngập ngừng, không biết phải phản ứng thế nào cho thích hợp.
“Sao thế nhỉ?” Tôi hỏi cậu.
“Mình không biết.”
“Chúng ta nên đi theo chị ấy.”
Chúng tôi ra khỏi xe và chạy đuổi theo chị. Một chiếc xe tải mười tám bánh chạy qua, làm khuấy tung bụi cát và một cơn bão rác quanh chân chúng tôi.
“Này,” Bobby nói. Cậu chạm vào khuỷu tay chị. “Này, sao thế?”
“Để tôi yên,” chị nói. “Làm ơn hãy quay trở lại xe và để tôi yên.”
Có thể chị định, một cách tùy tiện, bỏ chúng tôi ở Pennsylvania. Có thể chị định đi nhờ xe về, hay bắt đầu một cuộc sống mới với việc đi lang thang khắp đất nước, làm công việc phục vụ bàn và thuê phòng nghỉ trong những khách sạn ở các thị trấn. Chính tôi cũng đã từng ấp ủ những thôi thúc như thế.
“Clare,” tôi nói. “Clare.” Tôi nghĩ giọng nói của tôi sẽ làm chị bình tĩnh. Tôi là người bạn thân nhất, là người bạn tâm giao của chị. Chị ngoảnh lại. Mặt chị sa sầm, giận dữ.
“Để tôi yên,” chị nói. “Đi đi. Cả hai người.”
“Sao thế?” Bobby hỏi. “Em thực sự bị ốm à?”
“Đúng thế,” chị nói. Để thoát khỏi chúng tôi, chị rời khỏi lề đường và đổi hướng băng qua dải đất hoang bằng phẳng bụi bặm. Những cái lốp xe bị cắt vụn nằm rải rác, và tấm da dẹt của một con gấu trúc bắc Mỹ đã khô quắt lại sau bao mùa mưa nắng. Chúng tôi vẫn cứ đi theo sát bên sườn chị.
“Clare,” tôi nói, “sao thế? Chuyện quái gì đang xảy ra thế?”
Giọng chị rít lên: “Tôi đang mang thai. Được chưa?”
“Mang thai?”
“Chúng mình sắp có con à?” Bobby noi. “Em và anh?”
“Im đi,” chị nói. “Làm ơn im ngay cái miệng khốn kiếp lại. Tôi không muốn có đứa con quái quỷ nào hết.”
“Em muốn mà.”
“Không. Ôi, chết tiệt. Tôi đã để nó được hơn ba tháng rồi. Tôi chưa bao giờ bị ốm nghén cả. Lần trước khi tôi mang thai, tôi đã phá bỏ nó trước khi bất cứ thứ gì như thế này xảy ra.”
“Em muốn có đứa bé này mà,” Bobby nói.
“Không. Tôi chỉ... tôi cũng không biết nữa. Lười biếng và ngớ ngẩn.”
“Đúng. Chúng ta có thể có nó. Cả ba chúng ta có thể có nó.”
“Anh điên rồi. Anh có biết anh điên đến mức nào không hả?”
“Một đứa con,” Bobby nói với tôi. “Này. Bọn mình sắp có con đấy.”
“Không phải là bọn mình,” chị nói. “Tôi mới là người có thể có con. Hoặc là không.”
“Cưng ơi, chị có chắc không?” Tôi hỏi.
“Ôi, chắc chắn. Tôi hoàn toàn chắc chắn.”
Chúng tôi đã băng ngang qua nửa cánh đồng, bước mông lung về phía trước. Chẳng có gì ở đó ngoài một hàng cây màu xi măng trơ trụi bao quanh một cánh đồng thứ hai. Tuy nhiên, Clare vẫn đi thẳng về phía đó như thể câu trả lời cho những câu hỏi của chị đang chờ đợi ở nơi chân trời. Ánh nắng nhàn nhạt rọi xuống qua một làn mây mỏng.
“Clare,” Bobby nói. “Dừng lại đi.”
Chị dừng lại. Chị nhìn quanh, và có vẻ lúc này mới nhận ra rằng chị đang ở giữa một vùng đất rộng lớn, không có điểm đến hợp lý nào gần đó cả.
“Tôi không thể làm như thế này được,” chị nói. “Tôi chỉ nên yêu một người, hoặc nuôi con một mình.”
“Em chỉ đang sợ thôi,” Bobby nói.
“Tôi mong là thế. Tôi thà sợ hãi còn hơn là tức giận. Và xấu hổ. Tôi thấy mình như một đứa ngốc vậy. Chúng ta sẽ làm gì, đăng ký những lớp học sinh nở cùng nhau à? Cả ba chúng ta ấy?”
“Em nghĩ thế,” tôi nói. “Sao lại không chứ?”
“Tôi không lạ đời đến thế đâu,” chị nói. “Dù mái tóc của tôi có kì quặc thế nào.”
Chị nhìn Bobby và rồi nhìn tôi với một vẻ mặt vừa khinh khỉnh vừa van nài. Chị đã bốn mươi, mang thai, và yêu hai người đàn ông cùng lúc. Tôi nghĩ thứ khiến chị không thể chịu đựng nổi là điều trớ trêu của cuộc đời chị. Giống như nhiều người trong số chúng ta, chị đã lớn lên với hi vọng có được một mối tình đàng hoàng, không lệch lạc.
“Can đảm lên,” tôi bảo chị. Bobby và tôi đứng trước mặt chị, bối rối, bơ vơ và chẳng biết làm gì, bị ám ảnh bởi một tình yêu đau đớn mà hỗn loạn, không chịu tập trung theo cách thông thường. Những phương tiện giao thông gầm rú đằng sau chúng tôi. Một chiếc xe tải bóp còi hơi, một âm thanh dữ dội. Clare lắc đầu, không phải để phủ nhận mà là vì bực tức. Vì không thể nghĩ ra điều gì khác để
Chúng tôi ra khỏi xe và bước trên mảnh đất trống, dưới cái nhìn đăm đăm ngơ ngác, kì quặc của một thằng bé tóc đỏ vẫn đang dào đất bằng một cái thìa từ lúc chúng tôi dừng xe. Khi chúng tôi bước đến đó, Bobby nói: “Chỗ này trước kia là cửa ra vào. Và, ờ, ngay đây là phòng khách. Bếp ở đằng kia.”
Chúng tôi đứng một lúc trong ngôi nhà giờ chỉ còn là ảo ảnh, nhìn ngó xung quanh. Nó đã hoàn toàn biến mất, đã bốc hơi thực sự. Mặt trời chiếu sáng lên mặt đất trống. Clare cúi xuống nhặt một anh lính bằng nhựa màu be bé xíu đang khom mình với một khẩu súng bazooka.
“Anh nghĩ đây là phòng giải trí,” Bobby nói. “Hay nó nằm ở đằng kia nhỉ?”
Chúng tôi đi qua con mương ngăn cách khu đất với nghĩa địa, nhảy qua dòng nước màu nâu đang lững lờ trôi. Bobby nhìn một lúc vào bức tượng thiên thần bằng đá đang cheo leo trên đỉnh một bia mộ, đó là ngôi mộ cao nhất so với xung quanh. Cô đang rướn người về phía trước, kiễng chân, đôi cánh tay thon thả giơ lên với thái độ kích động nhiều hơn là nghiêm trang. Tôi không nghĩ rằng người chạm khắc bức tượng lại định biến cô thành một biểu tượng về giới tính.
“Ở đây từng có một hàng rào,” Bobby nói với vẻ tự hào dè dặt. “Sân sau nhà bọn anh, em biết đấy, kín đáo hơn thế này.”
Tôi nhớ ra rằng thiên thần này đã nhô lên phía trên đỉnh hàng rào nhà Morrow, lơ lửng giữa những cành cây.
“Ừm,” Clare nói. Chị đã trở nên trầm lặng hơn từ khi chúng tôi tới Cleveland. Tôi không thể hiểu được chị đang nghĩ gì.
Bobby dẫn chúng tôi đi thẳng tới chỗ những ngôi mộ của gia đình cậu. Chúng tôi nằm hơi xa so với vị trí ngôi nhà, trong một khu mới hơn của nghĩa đại. Những hàng bia mộ tiếp tục trải dài khoảng mười lăm mét, và xa hơn nữa chúng tôi có thể thấy ranh giới nơi dãy bia mộ kết thúc và đám cỏ liền mạch đang nằm chờ đợi những người, lúc đó, vẫn còn sống.
“Nó đây,” Bobby nói. Bia mộ của bố mẹ và anh trai cậu đều làm bằng đá hoa cương, nhẵn bóng và xám xịt, trông ẩm ướt, chỉ được khắc mỗi tên và ngày tháng năm sinh, năm mất. Chúng tôi đứng trước những ngôi mộ trong im lặng. Bobby nhìn chằm chằm vào những tấm bia mộ với sự kính trọng giản dị và gần như khách quan, như một du khách đến thăm một điện thờ. Đến bây giờ, nỗi đau thương trong lòng cậu đã qua và cậu đã bớt đau xót trước sự qua đời liên tiếp của những người trong gia đình cậu. Họ đã ra đi, cả ba người, và bỏ lại mình cậu ở đây. Một lúc sau, cậu nói: “Đôi khi mình băn khoăn không biết liệu có nên, cậu biết đấy, khắc vài kiểu thông điệp trên bia mộ của họ không. Cậu không thể nhận ra bất cứ điều gì về họ, trừ việc họ là những người thân.”
“Cậu muốn kiểu thông điệp nào?” Tôi hỏi.
“Mình không biết,” cậu nói. “Chỉ là... Ôi, Chúa ơi. Mình không biết nữa.”
Tôi nhìn sang Clare, chị đang nhìn Bobby với vẻ vừa băn khoăn vừa do dự. Tôi nghĩ cho đến lúc đó chị mới nhận ra cậu là người hoàn thiện, độc lập, với một quá khứ mất mát và những mong ước lớn lao. Trước đây, trong mắt chị, cậu là một bộ sưu tập của những điều kì cục và những tiềm năng chưa được khai thác – chị gần như đã tạo ra cậu. Giống như một nhà thôi miên coi đối tượng của mình là một cánh đồng để gieo vào đó những ám thị, có lẽ Clare đã coi Bobby là một dự án mà thành công hay thất bại của nó đều chỉ ảnh hưởng đến riêng mình chị. Chị là người phụ nữ duy nhất mà cậu ngủ cùng. Chị chọn quần áo và cắt tóc cho cậu. Những cuộc hôn nhân sắp đặt có lẽ cũng giống như thế này. Cô dâu mới còn quá trẻ và non nớt đến nỗi dường như cô đã hấp thu sự hợp nhất vào trong da thịt, những khuynh hướng của chồng cô đã xâm chiếm và trở nên không thể phân biệt được với những khuynh hướng của cô. Clare, với vai trò người chồng, chắc hẳn bây giờ mới lần đầu thấy rằng Bobby từng có một cuộc sống bên ngoài tầm ảnh hưởng của chị. Tôi không biết liệu chị đang hài lòng hay thất vọng.
Một lúc sau, chúng tôi rời nghĩa địa. Đáng lẽ chúng tôi nên nói hoặc làm gì đó, nhưng những người đã khuất là chủ đề khó. Điều ấn tượng nhất về họ là sự bất biến. Một nghìn năm nữa họ vẫn chỉ là những người chết như thế này. Tôi đang quen dần với điều đó vì cái chết của bố tôi. Lúc ông còn sống tôi đã nghĩ đến việc rồi đây chúng tôi có thể thay đổi trong mắt nhau. Nhưng bây giờ chúng tôi không thể tu sửa bản thân được nữa. Ông đã mang theo khả năng đó vào ngọn lửa lò thiêu.
Chúng tôi trở vào xe. Tôi sờ vào hai cái khuyên bạc đeo trên tai, nhìn xuống quần áo của mình. Tôi là một người đàn ông đang mặc quần jean màu đen và đi đôi giày cao bồi. Một bên cổ tay tôi đeo mười cái vòng cao su cũng màu đen. Tôi vẫn có thể đi đây đi đó, thay đổi công việc và đọc Turgenev. Tôi có thể có bất cứ loại tình yêu nào.
“Điểm dừng tiếp theo, thành phố New York,” Bobby nói từ sau vô lăng. Nếu không hơi ủ rũ, cậu cũng sẽ trở nên bần thần – đó là phản ứng quen thuộc của cậu trước nỗi buồn. Giọng cậu đã mất đi nhạc điệu và sự du dương, khuôn mặt cậu trở nên uể oải. Tôi chưa bao giờ thấy người khác có những biểu hiện tương tự như thế. Bobby có thể co mình lại khỏi bề mặt của làn da, và khi cậu làm thế, bạn ngờ rằng nếu bạn lấy kim châm vào đầu cậu, bạn phải đợi mũi kim xuyên vào khoảng hai phân thì cậu mới thét lên. Trong trạng thái trống rỗng này, cậu không nói và làm gì khác với bình thường. Lời nói và những hành động của cậu vẫn vậy. Nhưng thứ gì đó trong cậu đã mất đi, sự hăng hái sinh động đã tắt, và cậu bỗng có cái vẻ ù lì mà những người không hiểu cậu lắm có thể nhầm tưởng là ngốc nghếch.
Tôi hỏi liệu cậu có muốn ghé qua tiệm bánh để gặp ông chủ cũ không và cậu bảo rằng không. Cậu nói việc đó sẽ rất mất thời gian, như thể chúng tôi cần tới được New York vào đúng một thời điểm chính xác vậy. Tôi xoa xoa vai cậu khi chúng tôi rẽ vào đường cao tốc. Tôi nghĩ chúng tôi đều cảm thấy bối rối bởi Cleveland, bởi những mục tiêu thông thường và những triển vọng đang tăng lên một cách khiêm tốn của nó. Có lẽ những người khác có một trải nghiệm dễ chịu hơn khi họ thăm lại quê nhà: những người vừa mới thoát ly khỏi những khu nhà ổ chuột công nghiệp hay bị tuột dốc khỏi những đỉnh điểm của sự giàu sang hay hạnh phúc. Có lẽ họ có thể nói một cách dễ dàng rằng: “Tôi từng ở đó nhưng giờ tôi đang ở nơi khác.”
Chúng tôi đều im lặng suốt một tiếng đồng hồ tiếp theo. Clare quá khép mình đến nỗi tôi phải hỏi liệu có phải chị lại buồn nôn không, và chị bảo rằng “không” bằng một giọng bực bội. Pennsylvania hiện ra với những căn nhà kho màu trắng nhấp nhô và những ngọn đồi yên ả trải dài. Chúng tôi như đang lái xe trong một nhà kính nhỏ chứa đầy sự ảm đạm.
Không hề mào đầu, khi chúng tôi tiến đến một tấm biển đề “Bắp rang pho mát của Jay-Dee,” Bobby nói: “Mình đang nghĩ. Hai người có bao giờ muốn, ờ, có một ngôi nhà ở ngoại thành không? Một ngôi nhà mà tất cả chúng ta có thể sống chung ở đó ấy?”
“Ý cậu là cả ba bọn mình?” Tôi hỏi.
“Ừ.”
Clare nói: “Công xã giờ đã lỗi thời rồi.”
“Chúng ta sẽ không trở thành một công xã. Ý anh là, chúng ta giống một gia đình hơn, em không nghĩ vậy sao?”
“Mình cho là thế,” tôi nói.
“Chúng ta chẳng có gì giống một gia đình cả,” Clare nói.
“Dù có thích hay không,” Bobby bảo chị, “bây giờ cũng chẳng lùi lại được nữa.”
Clare nói nhỏ: “Dừng xe.”
“Gì cơ? Sao vậy?”
“Chị bị say xe à?”
“Dừng xe. Hãy dừng xe.”
Bobby đỗ xe ở ven đường, cho rằng chị sắp nôn. Chúng tôi đang ở một nơi thực sự hẻo lánh, trong một dải đất nông nghiệp bị bỏ hoang, với những cánh đồng đầy cỏ dại vào vương vãi rác rưởi. Một tấm biển của trạm xăng Texaco lung linh ở khúc cua của con đường phía trước.
“Cưng à,” tôi nói. “Chị có sao không?”
Chị đã mở cửa gần như trước khi Bobby dừng hẳn xe. Nhưng thay vì thò ra ngoài để nôn thì chị nhảy ra khỏi xe và bắt đầu đi bộ, với một sự kiên quyết dữ dội, dọc theo dải đất ven đường đầy bụi cây rậm rạp. Bobby và tôi ngập ngừng, không biết phải phản ứng thế nào cho thích hợp.
“Sao thế nhỉ?” Tôi hỏi cậu.
“Mình không biết.”
“Chúng ta nên đi theo chị ấy.”
Chúng tôi ra khỏi xe và chạy đuổi theo chị. Một chiếc xe tải mười tám bánh chạy qua, làm khuấy tung bụi cát và một cơn bão rác quanh chân chúng tôi.
“Này,” Bobby nói. Cậu chạm vào khuỷu tay chị. “Này, sao thế?”
“Để tôi yên,” chị nói. “Làm ơn hãy quay trở lại xe và để tôi yên.”
Có thể chị định, một cách tùy tiện, bỏ chúng tôi ở Pennsylvania. Có thể chị định đi nhờ xe về, hay bắt đầu một cuộc sống mới với việc đi lang thang khắp đất nước, làm công việc phục vụ bàn và thuê phòng nghỉ trong những khách sạn ở các thị trấn. Chính tôi cũng đã từng ấp ủ những thôi thúc như thế.
“Clare,” tôi nói. “Clare.” Tôi nghĩ giọng nói của tôi sẽ làm chị bình tĩnh. Tôi là người bạn thân nhất, là người bạn tâm giao của chị. Chị ngoảnh lại. Mặt chị sa sầm, giận dữ.
“Để tôi yên,” chị nói. “Đi đi. Cả hai người.”
“Sao thế?” Bobby hỏi. “Em thực sự bị ốm à?”
“Đúng thế,” chị nói. Để thoát khỏi chúng tôi, chị rời khỏi lề đường và đổi hướng băng qua dải đất hoang bằng phẳng bụi bặm. Những cái lốp xe bị cắt vụn nằm rải rác, và tấm da dẹt của một con gấu trúc bắc Mỹ đã khô quắt lại sau bao mùa mưa nắng. Chúng tôi vẫn cứ đi theo sát bên sườn chị.
“Clare,” tôi nói, “sao thế? Chuyện quái gì đang xảy ra thế?”
Giọng chị rít lên: “Tôi đang mang thai. Được chưa?”
“Mang thai?”
“Chúng mình sắp có con à?” Bobby noi. “Em và anh?”
“Im đi,” chị nói. “Làm ơn im ngay cái miệng khốn kiếp lại. Tôi không muốn có đứa con quái quỷ nào hết.”
“Em muốn mà.”
“Không. Ôi, chết tiệt. Tôi đã để nó được hơn ba tháng rồi. Tôi chưa bao giờ bị ốm nghén cả. Lần trước khi tôi mang thai, tôi đã phá bỏ nó trước khi bất cứ thứ gì như thế này xảy ra.”
“Em muốn có đứa bé này mà,” Bobby nói.
“Không. Tôi chỉ... tôi cũng không biết nữa. Lười biếng và ngớ ngẩn.”
“Đúng. Chúng ta có thể có nó. Cả ba chúng ta có thể có nó.”
“Anh điên rồi. Anh có biết anh điên đến mức nào không hả?”
“Một đứa con,” Bobby nói với tôi. “Này. Bọn mình sắp có con đấy.”
“Không phải là bọn mình,” chị nói. “Tôi mới là người có thể có con. Hoặc là không.”
“Cưng ơi, chị có chắc không?” Tôi hỏi.
“Ôi, chắc chắn. Tôi hoàn toàn chắc chắn.”
Chúng tôi đã băng ngang qua nửa cánh đồng, bước mông lung về phía trước. Chẳng có gì ở đó ngoài một hàng cây màu xi măng trơ trụi bao quanh một cánh đồng thứ hai. Tuy nhiên, Clare vẫn đi thẳng về phía đó như thể câu trả lời cho những câu hỏi của chị đang chờ đợi ở nơi chân trời. Ánh nắng nhàn nhạt rọi xuống qua một làn mây mỏng.
“Clare,” Bobby nói. “Dừng lại đi.”
Chị dừng lại. Chị nhìn quanh, và có vẻ lúc này mới nhận ra rằng chị đang ở giữa một vùng đất rộng lớn, không có điểm đến hợp lý nào gần đó cả.
“Tôi không thể làm như thế này được,” chị nói. “Tôi chỉ nên yêu một người, hoặc nuôi con một mình.”
“Em chỉ đang sợ thôi,” Bobby nói.
“Tôi mong là thế. Tôi thà sợ hãi còn hơn là tức giận. Và xấu hổ. Tôi thấy mình như một đứa ngốc vậy. Chúng ta sẽ làm gì, đăng ký những lớp học sinh nở cùng nhau à? Cả ba chúng ta ấy?”
“Em nghĩ thế,” tôi nói. “Sao lại không chứ?”
“Tôi không lạ đời đến thế đâu,” chị nói. “Dù mái tóc của tôi có kì quặc thế nào.”
Chị nhìn Bobby và rồi nhìn tôi với một vẻ mặt vừa khinh khỉnh vừa van nài. Chị đã bốn mươi, mang thai, và yêu hai người đàn ông cùng lúc. Tôi nghĩ thứ khiến chị không thể chịu đựng nổi là điều trớ trêu của cuộc đời chị. Giống như nhiều người trong số chúng ta, chị đã lớn lên với hi vọng có được một mối tình đàng hoàng, không lệch lạc.
“Can đảm lên,” tôi bảo chị. Bobby và tôi đứng trước mặt chị, bối rối, bơ vơ và chẳng biết làm gì, bị ám ảnh bởi một tình yêu đau đớn mà hỗn loạn, không chịu tập trung theo cách thông thường. Những phương tiện giao thông gầm rú đằng sau chúng tôi. Một chiếc xe tải bóp còi hơi, một âm thanh dữ dội. Clare lắc đầu, không phải để phủ nhận mà là vì bực tức. Vì không thể nghĩ ra điều gì khác để