Chương 12: Tình Yêu Định Mệnh - Chương 12: Hai Người Êcôtxơ

Rôbơc Stuya mà tiểu thư Xanh Ăngđrê đã nhận ra qua chấn song của phòng Biến hình đã rất nhanh nhẹn và lạ lung chui vào trong bóng tối; Rôbơc Stuya mà lúc đầu thiếu nữ đã có ý nghĩ độc ác tưởng là hoàng thân Côngđê, sau khi ném hòn đá thứ hai và bằng cách này gửi đến nhà vua bức thư thứ hai như chúng tôi đã nói, chàng liền bỏ trốn và biến mất.

Chàng rảo bước đến điện Satơlê, nhưng khi tới đây, chàng cảm thấy thoát khỏi sự theo dõi và ngoài việc chàng đã hành động với hai hoặc ba tên kẻ cắp gặp trên cầu nhưng chúng ngán khi nhìn thấy thanh kiếm của chàng đập vào gót chàng và khẩu súng ngắn đeo ở thắt lưng được giữ ở khoảng cách thích hợp, chàng lặng lẽ trở về nhà bạn và là người đồng hương của chàng là Patric.

Vừa về tới nhà bạn, chàng bình thản đi nằm. Cố vận dụng sức mạnh của bản thân nhưng sức mạnh ấy dẫu thật lớn cũng không thể điều khiển được giấc ngủ; đến nỗi trong ba hoặc bốn giờ, chàng trằn chọc xoay người qua lại trên giường, đúng hơn là trên giường bạn đồng hương của chàng mà vẫn không tìm được sự nghỉ ngơi đã trốn chạy chàng từ ba đêm nay.

Chỉ đến tảng sáng vào lúc thần chịu khuất phục trước sự mệt nhọc hầu như lìa bỏ cơ thể và cho phép giấc ngủ đến thay chỗ nó trong chốc lát. Nhưng lúc ấy cái cơ thể đó hoàn toàn lệ thuộc vào giấc ngủ, người an hem của Thần chết ấy, do sự mê mệt quá sâu của chàng, dưới mắt mọi người hầu như một cái xác từ bỏ hoàn toàn cuộc sống.

Đến chập tối, trung thành với lời hứa của mình, chàng đợi Patric, bạn chàng, nhưng người lính xạ thủ bị cấm trại ở Luvrơ do lệnh của chỉ huy mà anh đã nhận được lệnh trên nên không một ai ta khỏi điện Luvrơ ( ta đã biết nguyên nhân của lệnh này ) , lính xạ thủ không thể lợi dụng được bộ y phục của Rôbơc Stuya.

Vào hồi bảy giờ tối, không nhận được tin tức của bạn, Rôbơc Stuya liền đi về hướng điện Luvrơ và tại đây, chàng biết được những mệnh lệnh nghiêm khắc được ban ra và nguyên nhân đưa ra những mệnh lệnh ấy.

Sau đó chàng đi lang thang trong các phố ở Paris, tại đây chàng đã nghe kể hàng trăm chuyện khác nhau, trừ sự thật về vụ ám hại chánh án Mina mà cái chết làm chói sáng như thể chưa thể có một hành động nào trong đời chàng đã có thể làm được việc này.

Rôbơc Stuya thương hại những sự ngốc nghếch của những người này cũng như sự tò mò của những kẻ khác, đến lượt chàng căn cứ vào những lời người ta đồn đại, chàng cam đoan là cái chết ấy với tất cả những chi tiết xác thực và những hoàn cảnh thực tế đã đưa chàng đến đấy nhưng không cần phải là những người nghe không muốn tin một lời nào về câu chuyện của chàng.

Chúng tôi không đưa ra một lý do nào khác về sự không dễ tin này, nếu không phải câu chuyện này là sự thật duy nhất.

Ngoài ra, chàng biết pháp viện đã rất kiên quyết thực hiện bản án chống pháp quan Đuybuôc một cách mau lẹ và nghiêm khắc mà người ta tin chắc là việc hành hình sẽ diễn ra tại Grevơ ( quảng trường trước toà thị chính ở Pari thời này là nơi hành hình các tử tù.) trong bốn mươi tám giờ nữa.

Vậy là Rôbơc Stuya không còn phương sách nào khác trước sự ương ngạnh của những pháp quan hơn là lặp lại một cách chính xác hơn bức thư của chàng gửi nhà vua.

Sau phiên gác, bạn chàng, Patric cuối cùng ra khỏi điện Luvrơ, trở về nhà với những sải bước chân dài và nhanh nhất, trèo lên thang, lọt vào buồng mình kêu to:

- Bắn!

Anh tưởng rằng đó là cách duy nhất để đánh thức Rôbơc Stuya khi thấy tiếng động cửa mà anh đóng sập lại, cũng như tiếng động mà anh kéo ghế và chuyển chỗ cái bàn đã không đủ để kéo bạn anh ra khỏi giấc ngủ say mê mệt.

Tiếng Patric kêu, đúng hơn là nghĩa của tiếng hô ấy cuối cùng đánh thức Rôbơc; tiếng động đã tới tai chàng nhưng không phải là những ý nghĩ. Ý nghĩ đầu tiên của chàng là người ta đến bắt chàng nên chàng vươn tay với thanh kiếm đặt trong mép giường và rút ra khỏi vỏ.

- Này! Thế đó! Thế đó! – Patric cười kêu lên – Hình như cậu nghe tiếng kêu gọi chiến đấu hả? Stuya thân mến; chúng ta hãy bình tĩnh nào! Và nhất là đến lúc chúng ta dậy rồi đấy.

- A! cậu đấy à – Stuya nói.

- Đúng thế, mình đây. Mình cho cậu mượn phòng mình để cậu muốn giết mình khi mình trở về đấy à!

- Cậu muốn thế à! Mình ngủ mà.

- Mình thấy đúng như vậy và điều đó làm mình ngạc nhiên; cậu ngủ à?

Patric đến bên cửa sổ, kéo rèm lên:

- Này! – anh nói – hãy nhìn xem.

Ánh sáng ban ngày ùa vào phòng. Người lính xạ thủ nói:

- Chuông mười giờ đã điểm và chuông các nhà thờ ở Pari đã đỏ rền.

- Mình đã đợi cậu cả ngày hôm qua và cũng có thể nói là cả đêm nữa.

Người lính xạ thủ nhún vai:

- Cậu muốn gì nào! Một người lính chỉ là một người lính dù đó là xạ thủ người Êcôtxơ; chúng mình đã bị cấm trại ở Luvrơ suốt ngày và suốt đêm, nhưng hôm nay, như cậu thấy đấy, mình được tự do.

- Điều đó muốn nói rằng cậu đến để đòi lại căn phòng của cậu chứ gì?

- Không, mà yêu cầu bộ quần áo của cậu.

- A! Đúng thế, mình đã quên và pháp quan rồi.

- May thay nàng không quên mình, nàng có thể chứng tỏ cho cậu điều này bằng món ba tê thú săn để trên bàn và đang đợi niềm vui ngon miệng của chúng ta đây. Người của cậu đã tới chưa? Còn phần mình, đã hai giờ hắn ở vị trí: có mặt!

- Và để trở về đây vì bộ quần áo của mình…

- Đúng thế: này, cậu hiểu rằng bà pháp quan của mình không thích hợp với đồ mặc trắng như thế leo lên bốn tầng gác của mình.Không, món ba tê này chỉ là một sứ giả, nó là kẻ mang bức thư, thư này nói với chúng mình rằng người ta đợi mình vào giữa trưa, cái giờ mà pháp quan của chúng mình đang bơi tại pháp viện đến tận bốn giờ chiều là lúc ông ta trở về cái bến của tình vợ chồng. Vậy là vào hồi mười hai giờ năm phút mình sẽ ở nhà nàng và mình sẽ thưởng cho lòng trung thành của nàng bằng cách trình diện với bộ y phục không thể gây phương hại tới nàng, tuy nhiên nếu cậu vẫn sẵn sàng giữ ý kiến của cậu đối với bạn cậu chứ.

- Quần áo của mình thuộc quyền sở hữu của cậu, Patric thân mến ạ, như cậu thấy đấy và chỉ chờ đợi người chủ. Hãy trao cho mình quần áo của cậu để đổi và tuỳ cậu sử dụng bộ quần áo này.

- Lát nữa, còn trước hết, chúng ta hãy nói chuyện với món ba tê này, cậu không cần dậy để hoà mình vào cuộc trò chuyện này, mình sẽ đưa bàn lại gần giường cậu. Thế! Như thế này nhé!

- tuyệt vời, Patric thân mến.

- Bây giờ (Patric rút chiếc dao găm và đưa phía cán cho bạn) trong khi mình đi kiếm chút gì để tưới vào miệng, cậu hãy mổ bụng cái gã vui vẻ này và cậu sẽ nói xem bà pháp quan của mình có thật là người đàn bà đảm đang khéo tay hay không?

Rôbơc tuân theo sự chỉ đạo một cách đúng mực như người lính xạ thủ thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy anh ta, và khi Patric trở lại bàn, hai tay ve vuốt cái bụng phình của chiếc bình đầy rượu vang, anh thấy cái vòm của công trình nghệ thuật ăn uống hoàn bị bật lên.

- A! Lạy thánh Đunstan!- anh nói – Một con thỏ rừng trong hàng giữa sáu con chim đa đa. Còn xứ sở nào đẹp như xư sở mà kẻ sang người hèn sống thật đồng tình dịu dàng đến thế này! Ông Rabơle chẳng đã nói đây là xứ Lạc Thú sao? Rôbơc bạn hỡi, hãy theo gương mình: hãy yêu một người đàn bà quyền quý, bạn thân mến, thay cho đi yêu một người đàn bà cung kiếm và mình sẽ không cần phải vua Ai Cập nhìn bẩy con bò mộng trong mộng để đoán trước cho cậu thứ của cải phong phú gấp đôi của Trời và Đất. Hãy tận dụng chúng, Stuya thân mến ạ, hoặc là chúng ta sẽ không đáng đoạt được chúng.

Và thêm ví dụ cho sự chỉ đạo, người lính xạ thủ liền ngồi vào bàn và lấy miếng ba tê cho vào đĩa của mình, khẩu phần đầu tiên làm vinh dự cho điều mà anh gọi là tiền phong của sự ngon miệng của anh.

Rôbơc cùng ăn. Vào tuổi hai mươi, dù tinh thần có bận trí đến mấy thì người ta vẫn phải ăn.

Vậy là chàng ăn một cách lặng lẽ và băn khoăn hơn bạn chàng; chàng chỉ ăn.

Vả chăng, ý nghĩ đến thăm bà pháp quan của anh làm cho Patric ba hoa và vui vẻ cho cả hai người.

Chuông điểm mười một giờ rưỡi.

Patric vội vã rời bàn đứng lên, nghiến dưới hai hàm răng trắng như răng sói rừng miếng vỏ ba tê vàng cuối cùng, và bắt đầu khoác lên người bộ quần áo của người đồng hương của anh.

Ăn mặc như vậy anh có vẻ cứng đơ và khác thường y hệt như những người lính của tình yêu ngày nay rời bỏ bộ quân phục của họ để mặc thường phục.

Bộ mặt và dáng bộ người lính, thật vậy, dù ăn mặc thế nào vẫn tố cáo anh ta phần nào còn mang dáng dấp quân nhân.

Người lính xạ thủ không kém như vậy, sau khi mặc anh trở thành một kị sĩ đẹp trai có đôi mắt xanh và mái tóc hung, vẻ nhanh nhẹn linh lợi.

Anh tự ngắm mình trong một mảnh gương hầu như anh tự nói với mình:

- Nếu bà pháp quan của ta mà không hài lòng thì quả là nàng rất khó tính.

Tuy nhiên, hoặc bản thân tự ti, hoặc muốn thấy Rôbơc cùng ý kiến với mình, anh quay về phía bạn:

- Cậu thấy mình thế nào, anh bạn? – Anh hỏi.

- Bộ mặt và dáng điệu thật hoàn hảo và mình không nghi ngờ là cậu sẽ gây một cảm xúc sâu sắc cho bà pháp quan của cậu.

Đúng là điều Patric mong muốn và đáp ứng được mong muốn ấy.

Anh mỉm cười, sửa lại cổ áo và chìa tay cho Rôbơc.

- Này – anh nói - tạm biệt! Mình chạy đến để làm nàng vững tâm vì nàng hẳn gần kề cái chết, người đàn bà tội nghiệp! Đã hai ngày nàng không được gặp mình và chằng được một tin tức nào về mình cả.

Anh vừa nhấc chân định đi về phía cửa lại dừng lại nói thêm:

- Mình không cần nói với cậu rằng bộ quân phục của mình không kết án cậu phải ở lại đây. Cậu không bị cấm trại đến phiên thứ tư của mình như bản thân mình bị cấm trại ở Luvrơ hôm qua; cậu có thể tự do đi khắp thành phố giữa ban ngày nếu có mặt trời hoặc dưới bóng râm nếu không có mặt trời, miễn là cậu đừng dính vào một chuyện gây gổ nào dưới cái lốt của mình ( mình đưa ra với cậu lời khuyến cáo này vì hai lí do: thứ nhất là cậu sẽ bị bắt giữ,bị điệu đến nhà tù Satơlê và được nhận ra cậu đội lốt, thứ hai là mình sẽ bị phạt, người bạn vô tội của cậu, vì đã rời bỏ bộ quân phục của mình); miễn là, mình nhắc lại với cậu dưới bộ cánh của mình, cậu đừng nhận một cuộc cãi cọ xấu xa nào thì cậu tự do như một con chim sẻ lương thiện.

- Về mặt này, cậu không có gì phải lo sọ hết, Patric ạ - Người Êcôtxơ nói - bản chất của mình không có tính gây gổ.

- Hừ! Hừ! - người lính xạ thủ lắc đầu nói – mình không mong đợi chuyện ấy: cậu là người Êcôtxơ hoặc gần như thế và như mọi người có giáo dục ở bên kia sông Tuyt (con sông nhỏ chia cắt nước Anh với Êcôtxơ – N.D), cậu phải có những giờ phút tồi tệ là người ta giận giữ nhìn cậu. Vả lại, cậu hiểu đấy, mình cho cậu một lời khuyên, thế thôi. Mình nói với cậu đừng tìm kiếm sự gây gổ cãi nhau; nhưng nếu người ta gây gổ với cậu thì, thề trước Thánh Chúa của mình, cậu đừng tránh né! Ôn dịch! Quan hệ là bảo trọng danh dự và bộ quân phục và, nếu cậu không giết chúng kịp thời thì hãy hết sức chú ý, cậu đã có bên mình một thanh gươm dài và một đoản kiếm và tự chúng sẽ ra khỏi vỏ.

- Hãy bình tâm, Patric, cậu sẽ lại thấy mình ở đây như cậu đã chia tay mình.

- Nhưng không, mà không, mình không muốn cậu lo lắng – con người miền núi cứng đầu khẩn khoản - cậu sẽ chết vì héo hon trong căn phòng này là nơi mà buổi tối nhìn không thú vị gì, bởi vì không muốn nhìn thấy gì ở đây cả mà ở đây ban ngày ta chỉ thấy mái ngói và tháp chuông, khi có khói và sương mù còn ngăn cản không cho nhìn thấy chúng nữa.

- Điều này luôn như ở đất nước chúng ta là nơi có mưa – Rôbơc nói.

- Chà – Patric nói - vậy khi nào có tuyết rơi?

Và hài lòng đã khôi phục danh dự cho xứ Êcôtxơ dưới quan hệ thời tiết, cuối cùng Patric quyết định ra đi nhưng ở trên đầu cầu thang, anh dừng lại mở cửa.

- Tất cả những chuyện này chỉ là cách đùa vui mà thôi – anh nói- đi, đến, chạy, tranh luận, cãi cọ, đánh nhau, cậu cứ việc miễn là cậu trở về không có lỗ thủng trên da thịt và bởi vậy, với chiếc áo chẽn của mình, mọi việc sẽ tốt đẹp; nhưng bạn thân mến ạ, mình sẽ có một lời khuyến cáo nghiêm chỉnh với cậu mà cậu cần suy nghĩ sâu sắc.

- Gì thế?

- Bạn ạ, xét tầm quan trọng của hoàn cảnh chúng ta đang sống và những sự đe doa mà những kẻ giáo đồ Canvanh ô nhục tự cho phép làm đối với nhà vua; vì vậy mình buộc phải trở lại điện Luvrơ vào đúng chín giờ; tối nay người ta đã ra lệnh triệu tập về trại sớm hơn bình thường một giờ.

- Cậu sẽ gặp mình ở đây khi cậu trở về.

- Vậy cầu Chúa phù hộ cho cậu!

- Và mong rằng niềm vui thú đưa các cậu đi!

- Vô ích – người lính xạ thủ phác một cử chỉ của kẻ yêu đương đắc thắng – nó đang đợi mình.

Lần này anh đi ra, nhẹ nhõm và đắc thắng như một đức ông đẹp trai trong triều khẽ hát một bài ca của xứ sở anh hẳn là vẳng tới tận Rôbơc Brutxơ (vua xứ Êcôtxơ, người đã giành lại tổ quốc khỏi sự đô hộ của Anh quốc năm 1314- N.D).

Người lính Êcôtxơ tội nghiệp vào giờ này sung sướng hơn người em họ của vua Nava, hơn ông hoàng trẻ và đẹp trai Lui- đờ- Côngđê.

Vả lại trong chốc lát nữa, chúng ta sẽ biết hoàng thân nói và làm gì trong lúc ấy, nhưng chúng tôi buộc phải nán lại làm bạn với ngài Rôbơc Stuya.

Người này, như chàng đã nói với bạn, có hai vấn đề suy nghĩ nghiêm trọng để không e ngại cho tới bốn giờ chiều; vậy là chàng giữ lời trong khi chờ đợi bạn chàng.

Từ bốn giờ đến năm giờ, chàng còn đợi bạn nhưng hết sức sốt ruột.

Đó là giờ mà chàng tính đợi ở cổng pháp viện để có những tin tức sốt dẻo, không phải là việc kết án pháp quan Anơ Đuybuôc nữa mà là quyết định nơi hành hình ông.

Vào năm giờ rưỡi, chàng không thể kìm mình và đến lượt chàng ra đi, tuy nhiên chàng để lại cho người đồng hương của chàng một mảnh giấy trong đó nói anh hãy bình tĩnh và rằng, đúng bảy giờ tối, chàng sẽ mang trả lại anh bộ quân phục.

Màn đêm bắt đầu buông xuống, Rôbơc đi như chạy tới cổng pháp viện.

Có một đám rất đông tụ tập tại quảng trường, phiên họp của Tối cao pháp viện vẫn kéo dài.

Điều này giải thích cho chàng sự vắng mặt của bạn chàng là Patric, nhưng việc này không nói được điều gì với chàng về cuộc tranh luận trong pháp viện.

Mãi tới sáu giờ, các pháp quan mới ra về.

Kết quả của phiên họp đến tai Rôbớc thật thê thảm.

Cách thức hành hình đã được quyết định: pháp quan phải chịu hoả thiêu sống.

Chỉ có điều người ta không biết đích xác sẽ là vào ngày mai, ngày kia hoặc ngày tiếp sau tức là hai mươi hai, hai mươi ba, hoặc hai mươi bốn sẽ diễn ra cuộc hành quyết.

Có thể người ta sẽ hoãn việc hành quyết chậm lại vài ngày để hoàng hậu Mari Stuya khốn khổ là người bị thương hôm trước có thể tham dự cuộc hành hình.

Nhưng trong trường hợp vết thương quá nặng thì cuộc hành hình có hoãn cũng không quá một tuần lễ.

Rôbơc Stuya rời quảng trường pháp viện với ý định trở lại phố Battoa- Xanh- Ăngđrê.

Nhưng từ xa chàng nhìn thấy một người lính xạ thủ người Êcôtxơ đến trước giờ tập hợp cấm trại đi vào điện Luvrơ.

Lúc ấy, chàng nảy ý nghĩ: đó là thâm nhập Luvrơ dưới bộ quân phục của bạn chàng để có được nguồn tin xác thực về nữ hoàng trẻ mà sức khoẻ hẳn có ảnh hưởng khủng khiếp tới mạng sống của người tử tội.

Chàng còn gần hai giờ và chàng đi về hướng Luvrơ.

Chàng không gặp một khó khăn nào kể cả cổng thứ nhất lẩn cổng thứ hai. Vậy là chàng đã ở trong sân.

Vào lúc đó người ta báo có một phái viên của pháp viện. Người phái viên này muốn nói với nhà vua nhân danh đơn vị lừng danh mà ông là sứ giả.

Người ta đưa Đăngđơlô đến.

Đăngđơlô tới nhận lệnh của nhà vua.

Mười phút sau, ông trở lại, tự mình chịu trách nhiệm đưa viên pháp quan vào

Rôbơc Stuya hiểu răng với một chút kiên nhẫn và khôn khéo, chàng sẽ biết những gì chàng muốn biết khi viên pháp quan đi khỏi. Vậy là chàng đợi.

Viên pháp quan ở lại với nhà vua gần một giờ.

Rôbơc Stuya đã chờ đợi khá lâu và chàng quyết định chờ đến phút chót.

Cuối cùng viên pháp quan đi ra.

Đăngđơlô dẫn ông đi có vẻ rất buồn, còn hơn buồn, mặt tối sầm lại.

Ông nói rất nhỏ vào tai viên chỉ huy đội cảnh binh Êcôtxơ và rút lui.

Những lời ấy rõ ràng có quan hệ tới sứ mệnh của viên pháp quan.

- Thưa các ông- viên chỉ huy đội cận vệ Êcôtxơ nói với những người của ông – các ông sẽ được báo trước rằng ngày kia sẽ có một công vụ đặc biệt là hành quyết pháp quan Đuybuôc ở quảng trường Grevơ.

Rôbơc Stuya đã biết điều chàng muốn biết và chàng cũng nhanh chóng bước vài bước về phía cổng, nhưng chắc hẳn chàng suy nghĩ điều gì vì chàng đột ngột dừng lại và sau vài phút suy nghĩ sâu sắc, chàng quay lại lẩn vào giữa những người bạn “lính” của chàng, một việc thật dễ dàng vì đông người và đêm quá tối.