Một buổi sáng rực rỡ giữa tháng sáu năm một nghìn năm trăm năm mươi chín, một đám đông ước từ ba đến bốn mươi nghìn người chen chúc đầy quảng trường Xanhtơ Giơnơvievơ.
Một người đàn ông vừa chân ướt chân ráo từ tỉnh lẻ tới, đột nhiên lọt vào giữa thành phố Xanh Giắc, vô cùng bối rối nghĩ rằng cái đám người thật đông đảo tụ tập trên địa điểm này của thủ đô nhằm mục đích gì.
Trời thật quang đãng: vậy không phải là buổi lễ rước thánh tích Giơnơvievơ như năm 1951 để cầu chấm dứt mưa.
Đêm trước, trời đã đổ mưa: vậy cũng không phải là lễ rước thánh tích Giơnơvievơ để cầu đảo như năm1556.
Người ta cũng không hoảng loạn về chiến trận khốc liệt như thảm hoạ Xanh Căngtanh (Xanh Căngtanh: là thị trấn của Pháp bị quân Đức chiếm ngày 28-8-1914, bị tàn phá một phần và được giải phóng ngày 2-10-1918.N.D), vậy cũng không phải người ta diễu hành lễ rước thánh tích Giơnơvievơ để cầu Chúa phù hộ.
Rõ ràng là đông đảo dân chúng kéo nhau tập trung trên quảng trường tu viện cổ này để dự một lễ trọng.
Nhưng lễ trọng gì đây?
Không phải ngày lễ hội tôn giáo vì, dẫu ta có nhận thấy đây đó trong đám đông vài tấm áo tu sĩ nhưng những bộ áo đáng tôn kính này không đủ số lượng để đem cho lễ hội tính chất tôn giáo.
Cũng không phải ngày lễ hội của quân đội vì số quân nhân rất ít ỏi, vả lại họ không mang theo cả thương kiếm lấn súng hoả mai.
Đây cũng không phải ngày lễ hội của giới quý tộc vì ta không thấy nhô khỏi đầu người những lá cờ nhỏ có đính huy hiệu của các quý tộc bay phơ phất hoặc những chiếc mũ có gắn những chòm lông của các lánh chúa.
Trong đám người đông nghẹt hàng ngàn màu sắc ấy, trà trộn quý tộc, thầy tu, kẻ cắp, thị dân, gái làng chơi, người già cả, những người làm trò ảo thuật, phù thuỷ, dân Bôhêmiêng, thợ thủ công, những ngừơi mang những vật vô giá trị, kẻ bán rượu bia; những người này cưỡi ngựa, những kẻ khác cưỡi lừa, cưỡi la, người ngồi xe ngựa (trong năm này người ta vừa sáng chế ra xe ngựa) thì số người đông đảo nhất đi đi lại lại, xô đẩy chen lấn nhau để đến được trung tâm quảng trường, theo chúng tôi là đám học sinh thuộc bốn quốc tịch: Êcôtxơ, Anh, Pháp, Ý.
Thật ra là thế này: đây là ngày thứ hai đầu tiên sau ngày lễ thánh Bacnabê(11-6) và chính là để đi tới lễ hội Lăngđi mà cả đám dân chúng đông đúc này đã tụ họp lại.
Có lẽ từ này thuộc ngôn ngữ thế kỉ thứ mười sáu không nói lên được điều gì với độc giả cả. Vậy chúng tôi xin giải thích về lễ hội Lăngđi là thế nào.
Xin độc giả thân mến hãy lưu ý! Chúng tôi xin nói về ngôn ngữ học, không hơn không kém một viện sỹ hàn lâm về tu từ và mĩ học.
Từ La tinh “indictum” có nghĩa là một ngày và một địa điểm được ấn định cho một cuộc hội họp nào đó của dân chúng. Chữ i trước hết được đổi thành ơ rồi thành a. Sau đó đáng lẽ người ta nói “anhddictum” thì lần lần người ta nói là “anhđich” rồi gọi lại là Lăngđi.
Tóm lại từ này có nghĩa là ngày giờ và địa điểm được ấn định cho một cuộc họp.
Vào thời Xaclơmanhơ, cứ mỗi năm một lần, ông vua người Đức này định đô ở Achxơ-La-Sapen lại cho những kẻ hành hương được nhìn thánh tích trong giáo đường.
Xaclơ nói những thánh tích này từ Achxơ về Pari và cứ mỗi năm một lần cho dân chúng được ngắm nhìn những thánh tích ấy trong một lễ hội được tổ chức tại đại lộ Xanh Đơnit.
Giới tăng lữ ở Pari rước những thánh tích tới đây và giám mục đến làm lễ ban phước cho dân chúng, nhưng đó là những phước như của cải tương lai hoặc hoa trái gần gặn: ông không có quyền ban phát chúng như ông muốn; còn giới tăng lữ ở Xanh Đơnit lại đòi hỏi chỉ họ mới có quyền ban phước trên đất đai của họ và lưu ý nghị viện Pari coi giám mục là kẻ tiếm quyền.
Sự vụ được tranh chấp quyết liệt và phe này kiện tụng phe kia thật hùng hổ đến nỗi nghị viện không còn biết phe nào trong hai phe có lý và trước vụ lộn xộn do họ gây ra đã có quyết định lầm lẫn là cho cả giám mục phe này lẫn tu sĩ phe kia đều được đặt chân đến lễ hội Lăngđi.
Riêng viện trưởng Viện đại học được hưởng những đặc ân đã công bố hằng năm, ông có quyền đến lễ hội Lăngđi vào ngày thứ hai trong tuần sau ngày lễ thánh Bacnabê để chọn giấy viết tại đây cho tất cả học trò của mình. Lệnh còn cấm các thương nhân đến lễ hội không được mua một tờ giấy nào trước khi ông viện trưởng đã mua đủ hàng cho ông.
Cuộc đi dạo này của Viện trưởng kéo dài trong nhiều ngày khơi gợi cho đám học sinh có ý nghĩ là đi theo ông: họ xin phép ông việc này. Họ được phép và kể từ lúc ấy, cuộc du ngoạn diễn ra hằng năm với tất cả vẻ trọng thể và hoa mĩ không tả xiết.
Các viên quản lí và học sinh cưỡi ngựa tập trung tại các quảng trường Giơnơvievơ để từ đây đi đến bãi cỏ lễ hội một cách trật tự. Đạo quân này đến địa điểm của họ khá yên tĩnh; nhưng một khi đến đây thì đoàn diễu hành nhận thấy, đến tiếp xúc với họ là tất cả mọi dân Bôhêmiêng, mọi kẻ phù thuỷ (vào thời này người ta tính ở Pari có tới ba mười nghìn), tất cả đám con gái và đàn bà mờ ám (về bọn này chưa bao giờ có con số thống kê) ăn mặc quần áo con trai, mọi tiểu thư ở thung lũng tình yêu ở Xô-gaya, ở phố Fria-Măngten: một đạo quân thực sự có vẻ gì đó giống như một cuộc di dân lơn vào thế kỉ thứ tư, do sự khác biệt này mà các mụ này đáng lẽ là những kẻ man rợ lại là rất văn minh.
Đến bãi cỏ Xanh Đơnit, từng người dừng lại, xuống ngựa, lừa, là của mình; rũ bụi bám vào ủng, giày nếu là đi bộ, hoà mình vào đoàn người đáng kính mà họ tìm cách tạo ra những âm thanh ồn ã. Họ ngồi ăn dồi lợn hoặc dăm bông, ba tê; họ uống để kéo dài đôi má ửng hồng của các bà với số lượng kinh khủng, bình rượu vang trắng của mọi vùng dân lân cận như Xanh Đơnit, La Britxơ, Epinay-Lê- Xanh Đơnit, Acgiăngtơi. Những cái đầu bốc lên về chuyện tình ái và đồ uống: thế là lọ bay đi, giăm bông lăn lông lốc. “Cậu gào đấy à! Đưa rượu Rutxơ không pha nước lại đây cho tớ!Rượu trắng nào! Dốc cạn đi, vì quỷ hãy dốc cạn đi! Trăm bàn tay hãy trao cho tửu bảo như Biariuyt để rót rượu không hề mệt đi! Lưỡi xúc tớ mất rồi, bạn ơi! Hãy can đảm lên!”. Người ta đã đưa vào chương năm cuốn Gacgantua vào hành động.
Trời đẹp, đúng hơn là không khí vui vẻ thích hợp như thời tiết mà Rabơle, linh mục Mơđông khi viết tác phẩm “Gacgantua và Brăngtom”, tu sĩ Buốcđây viết cuốn “ Những bà lẳng lơ”.
Khi đã ngà ngà say, họ hát hò, ôm hôm nhau, cãi nhau, thốt lên những lời điên rồ, chửi rủa những người qua lại. Họ cần được nô đùa thoả thích, thật quái quỷ.
Vậy là đối với những người đầu tiên rơi vào tay họ, họ mở đầu bằng những lời lẽ tuỳ tính cách từng người, nhưng cuối cùng đều dẫn tới những chuỗi cười giễu cợt, những lời thoá mạ hoặc những quả đấm.
Phải tới hai mươi nghị định của nghị viện để chấn chỉnh những vụ lộn xộn này, thêm nữa như để thử nghiệm, cuối cùng người ta buộc phải chuyển đổi lễ hội từ cánh bãi vào trong thành phố nhưng vẫn ở Đơnit.
Vào năm 1550, người ta đã ra quyết định rằng, tại lễ hội Lăngđi, mỗi người trong bốn trường trung học của bốn quốc tịch như người ta gọi vào thời ấy chỉ được cử mười hai đại diện tham dự kể cả các viên quản lý. Thế là lại xảy ra chuyện này:
Những học sinh không được phép đi dự lễ hội liền cởi bỏ đồng phục học sinh để mặc những bộ quần áo ngắn, đội mũ có màu sắc, đi giày bó, thêm vào đó, dựa vào các loại y phục phóng đãng ấy, thay cho thanh kiếm bị cấm đối với họ, họ được quyền đeo đoản kiếm và họ đến Xanh Đơnit bằng mọi ngả đường, theo câu phương ngôn: “mọi con đường đều dẫn tới La Mã”, và dưới những sự cải trang của họ, họ thoát khỏi sự kiểm soát ngặt nghèo của các thày giáo. Thế là tình trạng càng hỗn loạn hơn nhiều so với trước khi ban hành luật lệ chỉnh đốn trật tự ở đây.
Lúc này vào năm 1559, nghe được lệnh cho đoàn người bắt đầu giễu hành thì cách một trăm dặm, người ta đã nghĩ ngay đến những điều quái gở mà họ sẽ lao vào một khi tới địa điểm.
Lần này, như thường lệ, đoàn giễu hành kì cục chuyển động khá êm ả tiến vào thành phố Xanh Giắc không gây náo động lớn; nhưng vừa đến trước pháo đài Satơlê thì bật lên những tiếng hò la nguyền rủa hệt như chỉ những đám dân chúng ở Pari biết thốt lên những lời ấy( vì một nửa số thanh niên của đám dân này chắc chắn chỉ nghe phong thanh biết ở pháo đài này có những nhà giam ngầm dưới đất) và sau cuộc biểu dương như vậy luôn luôn là một sự khuây khoả nhẹ nhàng, đoàn diễu hành đi vào trong phố Xanh Đơnit.
Độc giả thân mến, chúng tôi đã đi trước đoán diễu hành, chiếm chỗ trong cái thành phố tu viện Xanh Đơnit và tham dự vào một hồi của lễ hội có liên quan tới câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho các bạn.
Lễ hội chính thức đúng là trong thành phố, đặc biệt là phố lớn mà các bác thợ cạo, những người bán rượu vang, bán thảm, bán hàng tạp hoá, bán quần áo,bán đồ thắng ngựa, yên cương, dây đai, đinh thúc ngựa, những thợ thuộc da, là giày dép, những người bán thùng, những kẻ đổi tiền, những thợ kim hoàn, những người bán hàng xén và nhất là những chủ quán, đã ở kín trong các căn nhà mà họ đã xây dựng cách đó hai tháng.
Những ai đã từng dự lễ hộ Bôke nổi tiếng cách đây hai mươi năm hoặc đơn giản là lễ hội Lôdơ thì có thể phóng đại cảnh tượng hai ngày lễ này gấp bội sẽ có được ý niệm thế nào là lễ hội Lăngđi.
Còn những ai tham dự đều đặn lễ hội Lăngđi hằng năm mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn tổ chức ở quận Sen thì trước cảnh lễ hội ngày nay không sao hình dung nổi lễ hội Lăngđi khi xưa như thế nào.
Thật thế, thay cho những áo chùng thâm u tối ấy giữa mọi lễ hội đã làm cho những người ít u uẩn nhất cũng phải rầu lòng coi như một kỉ niệm tang tóc, như một loại chống lại sự phiền muộn, bà chúa của cái xã hội khốn khổ ấy, chống lại niềm vui hầu như một sự tiếm quyền ở đây; là tất cả cái đám đông mặc y phục bằng dạ màu sắc rực rỡ, bằng vải dát vàng bạc, những áo lông thú có đường viền, có cài lông vũ, có dây đeo bằng nhung, bằng hàng cứng có viền vàng, bằng sa tanh dát bạc; tất cả cái đám dân chúng ấy lấp lánh dưới ánh mặt trời hầu như hất trả lại cho mặt trời những ánh sáng của những tia sáng chói lọi nhất của chúng. Chưa bao giờ có sự xa hoa đến thế, thực sự phô bày từ giới thượng lưu đến tầng lớp thấp hèn của xã hội, và mặc dầu từ năm 1543, đầu tiên là hoàng đế Frăngxoa đệ nhất, tiếp đến là vua Hăngri đệ tứ đã ban hành những đạo luật nghiêm ngặt nhưng những luật lệ này không bao giờ được thi hành cả.
Giải thích về sự xa hoa chưa từng thấy này thật hết sức đơn giản. Việc khám phá ra Tân thế giới của Côlông và Amêric Vetspuytxơ (Amêric Vetspuytxơ, là nhà hàng hải sinh tại Florăngxơ (Ý) đã bốn lần đến Tân thế giới sau khi Côlông đã phát hiện ra), những chuyến thám hiểm của Fecnăng, Cootedơ(Fecnăng Cooctedơ: đại uý người Tây Ban Nha xâm chiếm Mêhicô năm 1519, nổi tiếng tàn bạo) và Pigiarơ (Pigiarơ: nhà thám hiểm người Tây Ban Nha xâm chiếm Peru với sự giúp đỡ của anh em ông ta và bị địch thủ giết ở Lima)trong vương quốc Cathay nổi tiếng do Maccô Pôlô chỉ dẫn; đã ném một lượng lớn tiền bạc của toàn châu Âu khiến một văn sĩ thời ấy đã than phiền về sự xa hoa quá mức, về giá cả thực phẩm tăng lên, theo ông đã gấp hơn bốn lần trong tám mươi năm.
Vẻ đặc sắc của lễ hội trong thành phố khác hẳn ngoài bờ sông. Đúng là lệnh của nghị viện chuyển địa điểm lễ hội vào trong thành phố, nhưng lệnh của dân chúng còn mạnh mẽ hơn, lại chuyển địa điểm lễ hội đến bờ sông. Như vậy trong thành phố Xanh Đơnit chỉ là chợ phiên còn bên mép nước con sông mới thực sự là lễ hội. Không có gì để mua bán cả, chúng ta hãy tới bờ sông nằm dưới đảo Xanh Đơnit và khi đến đây rồi, chúng ta sẽ được thấy và nghe những gì sẽ xảy ra.
Cuộc diễu hành mà chúng ta đã thấy xuất phát từ quảng trường Xanh Giơnơvievơ đi theo phố Xanh Giắc, hò reo chào pháo đài Satơlê rồi đi dọc phố Xanh Đơnit vào trong nghĩa trang hoàng gia quãng giữa mười một giờ và mười một giờ rưỡi; thế là như đàn cừu đến đồng cỏ được thả rông, đám học sinh tách khỏi quản lí và toả ra, một số đi vào các cánh bãi, số khác vào thành phố, số còn lại đến bờ sông Sen.
Đối với những trái tim không âu sầu (những trái tim hiếm hoi nhưng vẫn có đấy) phải thừa nhận đây là một khung cảnh thú vị khi trông thấy đó đây dưới ánh mặt trời, trong chu vi một dặm các học sinh tươi trẻ độ tuổi đôi mươi nằm ngả nghiêng dưới chân các thiếu nữ xinh đẹp mặc áo ngắn bằng sa tanh đỏ có đôi má ửng hồng và chiếc cổ trắng mịn màng.
Đôi mắt Bôcatxơ(Bôcatxơ là thi sĩ và văn sĩ Ý, tác giả tác phẩm Đêcamêrông đã làm giàu ngôn ngữ Ý.) hẳn phải xuyên qua tấm thảm xanh rờn của bầu trời để âu yếm ngắm cảnh Đêcamêrông phi thường này.
Phần đầu lễ hội diễn ra khá tốt đẹp: ai khát thì uống, ai đói thì ăn; người ta ngồi, người ta nghỉ ngơi. Rồi những câu chuyện trở nên ồn ào, những cái đầu bốc hoả. Có trời mới biết được số bình rượu đầy, vơi, lại đầy, lại cạn rồi lại đầy và cuối cùng là vỡ tan để người nọ ném mảnh vỡ vào người kia.
Vào quãng ba giờ, bờ sông đầy những bình, lọ và đĩa, cái còn nguyên vẹn, cái thì vỡ, những tách rượu đầy và những chai rỗng; những đôi lứa ôm nhau lăn lộn trên thảm cỏ, những ông chồng lấy những người xa lạ làm vợ, những người vợ lấy nhân tình làm chồng. Bên mép nước, như chúng tôi tả, xanh tươi, mát mẻ vừa trước đó chói lọi như một làng ở các ven sông Acnô(Acnô: con sông từ Tôtcan(Ý) chảy qua Florăngxơ và đổ ra Địa Trung Hải.) thì giờ đây giống như quanh cảnh Tơniê (Tơniê: bức hoạ dân chúng trong các tửu quán, chợ phiên do Tơniê vẽ.)dùng làm khung cho một
chợ phiên xứ Flăngđrơ lầy lội.
Đột nhiên nổi lên một tiếng thét khủng khiếp:
- Quăng xuống nước đi! Quăng xuống nước đi!-Người ta la hét.
Mọi người đứng bật dậy; những tiếng la ó rộ lên gấp bội.
- Quẳng tên tà giáo xuống nước đi! Hãy quẳng tên tín đồ Tin lành xuống nước đi! Ném tên tà giáo Canvanh (Tin lành), con bò cái Côlat xuống nước đi! Quẳng xuống sông đi! Quẳng xuống nước đi! Ném xuống sông đi!
- Có chuyện gì thế?-Hai mươi tiếng, trăm tiếng, nghìn tiếng thét hỏi.
- Chuyện nó báng bổ phạm thánh! Chuyện nó nghi ngờ Thượng đế, nó đã nói bậy là trời sắp mưa đấy!...
Có thể lời buộc tội ấy lúc đầu là vô hại nhất thì nay tạo nên hậu quả lơn lao cùng cực trong đám dân chúng. Đám đông đang vui chơi bỗng nổi cơn thịnh nộ thấy những trò vui của họ bị xáo động bởi một cơn giông bão; đám đông đang mặc những bộ áo cánh diện ngày lễ hội của họ sẽ bị mưa làm hư mất.
Qua lời giải thích ấy, những tiếng gào thét la ó lại rộ lên hung hãn hơn. Người ta sán lại gần nới phát ra những tiếng la hét ấy và dần dân đám đông tại địa điểm này chật ních người đến ngay cả gió cũng khó lọt qua.
Đứng giữa nhóm này hầu như tự mình làm nghẹn thở một chàng trai độ tuổi hai mươi mà ta dễ dàng nhận ra là một học sinh cải trang hầu như chết ngạt bởi đám đông đang vùng vẫy, má tái xanh, môi nhợt nhạt nhưng bàn tay nắm chặt như chờ đón những kẻ tấn công gan dạ hơn những kẻ khác. Đáng lẽ chàng kêu la thì lại thủ thế như để chống lại tất cả những điều sẽ gặp phải trong hai khối người vũ trang bằng những nắm đấm khép chặt.
Đây là chàng trai cao lớn tóc hung hơi gầy và mảnh dẻ có vẻ như một thiếu nữ thanh lịch ăn mặc giả trai mà lát nữa chúng tôi sẽ nói tới. Đôi mắt chàng khi cụp xuống biểu lộ sự trong sáng đến kì lạ, nếu muốn dành cho một bộ mặt người sự khiêm nhường thì hẳn không thể chọn bộ mặt nào khác bộ mặt chàng trai này.
Vậy chàng đã phạm tội gì đến nỗi tất cả đám đông này đeo bám chàng, để cả đám người hung hãn này rủa sả sau lưng chàng, để mọi cánh tay của họ vươn ra với ý định quăng chàng xuống sông.